Báo cáo chuyên đề Phương pháp cải thiện việc dạy và học từ vựng - Ông Hoàng Oanh Thư

doc 8 trang Đăng Bình 08/12/2023 370
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo chuyên đề Phương pháp cải thiện việc dạy và học từ vựng - Ông Hoàng Oanh Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_chuyen_de_phuong_phap_cai_thien_viec_day_va_hoc_tu_v.doc

Nội dung text: Báo cáo chuyên đề Phương pháp cải thiện việc dạy và học từ vựng - Ông Hoàng Oanh Thư

  1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG Giáo Viên : Ông Hoàng Oanh Thư Trường : THCS Nguyễn Huệ Tổ : Ngoại Ngữ I. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG. Thời gian gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong các hoạt động học tập. Cụ thể trong giảng dạy bộ môn ngoại ngữ, những định hướng đổi mới này càng quan trọng và xác thực, bởi lẽ không ai có thể thay thế vị trí của người học trong việc nắm bắt các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong sinh hoạt và giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của họ. Giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ ở nhà trường phổ thông. Từ lẽ đó, giáo viên phải phối hợp, rèn luyện đồng thời bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết cho các em. Tuy nhiên để thực hành bất kỳ một kĩ năng nào, việc sở hữu một vốn từ vựng phong phú luôn là vấn đề cần thiết được đặt ra đối với mỗi học sinh. Việc học từ vựng tiếng Anh đối với học sinh THCS hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt là học sinh lớp 6. Phần lớn các em còn bỡ ngỡ với cách học phối hợp cùng lúc bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết ở THCS. Các em học chưa sâu, chưa có đủ vốn từ vựng để sử dụng cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày của mình. Đa số các em còn e ngại trong việc học từ mới, sử dụng từ còn nhiều hạn chế, viết sai chính tả, phát âm chưa chính xác, và sử dụng từ không phù hợp với ngữ cảnh Các em có thói quen học thuộc nghĩa của từ, nhưng việc vận dụng vào câu còn lúng túng; một số em học vẹt, mang tính chất đối phó để xung phong hoặc để kiểm tra lấy điểm, đến khi cần sử dụng thì quên mất hoặc không biết sử dụng từ như thế nào. Một số em cố học thuộc những từ mới mà các em bắt gặp, dẫn đến việc cảm thấy lo sợ và chán nản khi gặp phải những bài học có nhiều từ vựng mới. Từ đấy ta cần đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để giúp các em cảm thấy thoải mái, thích thú, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn và có thể vận dụng tốt hơn vốn từ đã học trong giao tiếp?” Do đó, việc cải thiện kỹ năng học từ vựng tiếng Anh đang trở thành mối quan tâm, và là điều trăn trở không những của các giáo viên dạy Tiếng Anh mà còn là sự băn khoăn của cả các bậc phụ huynh và các em học sinh. 1
  2. II. KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH. Trong các bài học môn tiếng Anh, đa phần các tiết học đều có phần giới thiệu từ vựng. Để đạt hiệu quả cao trong giờ học, học sinh phải nắm rõ cách phát âm cũng như cách sử dụng của từ. Muốn đạt được mục tiêu ấy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nhóm từ, trường nghĩa hay dạng bài để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng. Từ kinh nghiệm giảng dạy và tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau, dưới đây là bảng liệt kê một số phương pháp dạy và học từ vựng thông dụng mà các giáo viên thường ứng dụng, bao gồm: 1) Kiểm tra từ mới thường xuyên bằng cách viết lên bảng, giấy kiểm tra Giáo viên gọi học sinh lên bảng hoặc viết từ vựng đã học ra giấy kiểm tra nhằm giúp học sinh ôn lại mặt chữ, và ngữ nghĩa của từ. 2) Yêu cầu mỗi học sinh có một quyển vở ghi từ vựng. Mỗi học sinh cần chuẩn bị một quyển vở ghi từ vựng. Hằng ngày, mỗi từ các em có thể ghi 10-15 lần. Giáo viên có thể thu chấm theo định kỳ, khuyến khích lấy điểm bổ sung vào điểm kiểm tra miệng hoặc điểm mười lăm phút. Với phương pháp này học sinh có thể luyện tập sử dụng từ thường xuyên, giúp ghi nhớ từ lâu hơn. 3) Sử dụng hình ảnh trong quá trình giảng dạy. Khi học từ mới, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh liên tưởng đến một hình ảnh cụ thể về từ mình đang học để qua đó nhanh chóng nhớ được nghĩa của từ. Phương pháp này giúp học sinh vận dụng được các hình ảnh xung quanh, hoặc có được qua quá trình ôn luyện và học từ, nhờ đó học sinh có thể nhớ và hiểu nghĩa của từ nhanh hơn. * Ví dụ: A river A forest 2
  3. 4) Sử dụng điệu bộ. Giáo viên có thể thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ giúp các em học sinh dễ dàng ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng. * Ví dụ: Để dạy từ “happy”, giáo viên nở nụ cười thật tươi và nói: “I am happy.” Học sinh sẽ dễ dàng đoán ra “happy” là vui vẻ. 5) Sử dụng đồ vật thật. Giáo viên sử dụng những dụng cụ trực quan mà thực tế có được sau đó đưa ra từ vựng và yêu cầu học sinh đoán nghĩa. * Ví dụ: Để dạy từ “pen”, giáo viên sử dụng một cây bút máy và giới thiệu: “It’s a pen.” Từ đó, học sinh sẽ dễ dàng đoán ra “pen” là cây bút máy. 6) Sử dụng tình huống, giải thích và ví dụ. Giáo viên có thể dùng tình huống, giải thích hay đưa ra các ví dụ cụ thể có liên quan đến từ sắp học nhằm tạo sự tò mò và hấp dẫn, giúp học sinh nắm bắt từ mới một cách hiệu quả. * Ví dụ: Để dạy từ “(to) complain” giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào quá trình tự tìm nghĩa của từ bằng cách gợi ý: - “This room is too noisy and too dirty. I don’t like it at all.” - “What am I doing?” - “I am complaining.” 7) Dịch. - Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để cung cấp nghĩa từ trong tiếng Anh. - Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó. * Ví dụ: Để dạy từ “direction”, giáo viên chỉ có thể dùng thủ thuật Dịch. Giáo viên có thể hỏi học sinh : - How do you say “direction” in Vietnamese? 8) Đưa ra từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Giáo viên hoặc học sinh trong lớp có thể đưa ra một từ hoặc một nhóm từ rồi yêu cầu các bạn khác đưa ra từ trái nghĩa hay từ đồng nghĩa với từ đó. 3
  4. Với phương pháp này, học sinh có thể ôn tập hệ thống từ mà mình đã học trước đây một cách khoa học. Qua đó, học sinh có thể khắc sâu và nhớ lại những từ này một lần nữa. * Ví dụ: - Peaceful = Quiet (adj): yên bình, yên tĩnh - To learn = to study (v): học. 9) Học từ vựng theo chủ đề. Phương pháp này giúp học sinh có thể hệ thống lại các từ đã học xoay quanh một chủ đề cụ thể, từ đó củng cố và nhớ từ vựng lâu hơn. Đồng thời, giúp học sinh dễ dàng giao tiếp về đề tài đó. * Ví dụ: - Nature: river, lake, mountain, waterfall, cave, - School things: ruler, rubber, pen, bag, book, 10) Đưa ra từ gốc. Giáo viên hoặc học sinh có thể đưa ra một từ gốc bất kỳ, sau đó yêu cầu học sinh phát triển từ gốc cho sẵn thành những từ mới hoàn chỉnh có nghĩa. Với phương pháp này, học sinh không những phát triển được khả năng tư duy mà còn thiết lập được từ mới từ một từ gốc ban đầu hiệu quả. * Ví dụ: - Teach (dạy) - teacher (giáo viên) - Sing (hát) - singer (ca sĩ) 11) Nối từ với các định nghĩa, tranh hoặc nghĩa tiếng Việt. Với cách dạy này, giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp từ mới với các định nghĩa, tranh ảnh nhằm tiết kiệm thời gian trong hoạt động dạy từ. * Ví dụ: * Match the words in column A with its definitions in column B. A B 1. talkative a. having the ability to learn and understand things quickly and easily 2. clever b. talking a lot * Answer: 1-b, 2-a 4
  5. * Match the words with the pictures. 12) Thiết kế các trò chơi đố vui để học. Giáo viên có thể biến tấu các dạng bài tập trong sách giáo khoa thành những trò chơi đố vui để học. Phương pháp này gây được hứng thú và khơi dậy niềm đam mê học ngoại ngữ của các em rất nhiều. Vừa chơi - vừa học, không chỉ sôi nổi trong giờ học mà hiệu quả đem lại cũng vô cùng đáng kể. * Ví dụ: III. PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG DẠY VÀ HỌC TỪ VỰNG. Thứ nhất, với vai trò là người trực tiếp hướng dẫn cho các em, giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của việc dạy và học từ vựng tiếng Anh là giúp cho học sinh thực hiện tốt các kĩ năng như nghe, nói, đọc và viết. Học sinh cần phát triển được vốn từ vựng, có khả năng lựa chọn, biết sắp xếp câu, ý rõ ràng, rèn luyện khả năng tư duy, trí tưởng tượng và khả năng dùng từ của học sinh. Từ đó, gây hứng thú, tăng sự tự tin cho các em qua việc giao tiếp linh hoạt bằng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày. 5
  6. Thứ hai, từ thực trạng giảng dạy và học từ vựng tiếng Anh hiện nay, tôi xin phép được chia sẻ và đưa ra một số đề xuất trong việc cải thiện kĩ năng dạy và học từ vựng cho học sinh, cụ thể là học sinh THCS. a, Về phía người học: Trong các hoạt động kiến tạo kiến thức, cụ thể là trong việc học ngoại ngữ, chính bản thân các em học sinh phải là chủ thể chủ động, tích cực và tự giác. Để được như vậy, trước khi lên lớp học sinh cần xem lại bài học cũ, làm bài tập, thường xuyên ôn luyện từ vựng đã học và chuẩn bị nội dung mới cho bài học tiếp theo. Trong giờ học, giáo viên cần khuyến khích các em chủ động phát biểu, không ngại sai và đồng thời dạn dĩ hơn trong việc đặt câu hỏi hay đưa ra những vướng mắc để giáo viên kịp thời giảng giải và bổ sung thêm kiến thức. Như đã đề cập, phương pháp dạy và học từ vựng là đa dạng, từ cách học truyền thống cho đến hiện đại, mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều cách thức và phương pháp nhằm cải thiện từ vựng cho người học ngoại ngữ nhưng phải dựa trên năng lực, đặc thù hoặc cá tính của người học. Đối với một số học sinh thì việc học từ vựng qua phương pháp viết ra những mẫu giấy nhỏ tỏ rất hiệu quả, trong khi một số khác lại thích thú với phương pháp học từ vựng qua các sách song ngữ hay tranh ảnh Mỗi người học cần phải tự mình trải nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để tự lựa chọn cho mình một phương pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp bản thân tiếp thu từ vựng hiệu quả và hứng thú nhất. b, Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải có sự đầu tư vào chất lượng bài giảng, đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng điện tử. Giáo viên cần sử dụng các phương tiện dạy học bổ trợ như: máy chiếu, tranh ảnh, poster, plashcard để vừa tạo môi trường học tập linh hoạt, thu hút sự chú ý quan sát của học sinh vừa thực hành tiếng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng bao quát và quản lý chặt chẽ được quá trình học tập của học sinh. Từ kinh nghiệm thực tiễn qua một năm giảng dạy, tôi xin trình bày phương pháp “Dạy học trực quan” - một phương pháp giảng dạy từ vựng theo cách trực quan có sử dụng các phương tiện máy tính, máy chiếu. Dạy học trực quan là phương pháp mang lại hiệu quả cao, giúp cho người học phát huy dược nhiều giác quan cùng một lúc. Từ đó sẽ ghi nhớ được lâu và ứng dụng được ngôn ngữ hiệu quả hơn. Trong phương pháp này, cụ thể về phần học từ vựng, giáo viên 6
  7. sẽ gắn một từ với một hình ảnh nào đó, có thể là hình ảnh động để gây ấn tượng, hoặc chèn một đoạn phim ngắn nhằm mô tả từ vựng đó. Cụ thể hơn, trong thiết kế slide phần từ vựng, tôi sẽ chia nội dung slide thành 2 phần: + Phần thứ nhất là Visualise (Hình ảnh hóa). Trong phần này tôi sẽ gắn từ vựng với một hình ảnh động hoặc một đoạn phim ngắn nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ đến giác quan nghe, nhìn của học sinh, tạo cảm hứng vui vẻ cho các em. + Phần thứ hai là Link (Liên kết). Trong phần này, tôi sẽ minh họa hình ảnh bằng một câu tiếng Anh hoàn chỉnh có gắn với từ vựng đang học. Điều này sẽ giúp cho học sinh nắm chắc từ vựng trong một ngữ cảnh thực tế nhất định. * Ví dụ: Slide bài giảng từ vựng được chia làm 2 phần. VISUALIZE LINK He often plays football after school. Cam Ly waterfall is in Da Lat. IV. KẾT LUẬN. Từ vựng là một phần không thể thiếu trong việc tiếp thu cũng như sử dụng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Do đó, giáo viên cần giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng hàng đầu của việc học từ vựng, kết hợp giữa việc học tại lớp và tự học ở nhà. Trong đó, học sinh phải là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc lĩnh hội tri thức, đồng thời cũng cần từ bỏ những thói quen học từ vựng máy móc để tiếp thu kiến thức một cách sáng tạo hơn, cải thiện vốn từ, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh. 7
  8. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo, ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học, tránh gò bó, rập khuôn, máy móc. Giáo viên phải thường xuyên động viên học sinh, khuyến khích các em mạnh dạn tích cực hơn trong học tập bộ môn Tiếng Anh. Qua chuyên đề này, tôi mong được chia sẻ một vài phương pháp hữu ích nhằm cải thiện kỹ năng học từ vựng nhằm giúp học sinh có được sự yêu thích với bộ môn Tiếng Anh và vận dụng được những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tế hằng ngày. Cuối cùng, tôi mong nhận được những đóng góp ý kiến, chia sẻ từ các thầy cô đồng nghiệp, từ những người yêu thích bộ môn tiếng Anh để từ đó có thêm kinh nghiệm nhằm không ngừng cải thiện nghiệp vụ sư phạm của bản thân. Chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 20 tháng 11 năm 2016. Giáo viên thực hiện: ÔNG HOÀNG OANH THƯ 8