Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

doc 5 trang Đăng Bình 05/12/2023 750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – SINH 6 NĂM HỌC 2018 -2019 Câu 1: * Đặc điểm chủ yếu để phân biệt hạt một lá mầm và hai lá mầm ? TL: số lá mầm của phôi. Câu 2: Nêu các bộ phận cuả hạt? Các bộ phận của hạt gồm: – Hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. – Phôi cuả hạt gồm: rễ mầm, thân mầm,lá mầm,chồi mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ cuả hạt chưá trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ Câu 3: Có bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi, và chất dinh dưỡng dự trữ.Theo em câu nói của bạn có chính xác không? Vì sao? Câu nói của bạn chưa chính xác vì hạt lạc gồm 2 phần vỏ và phôi. Còn chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong lá mầm cuả phôi. CÂU 4: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?Trong các ngành thực vật ngành nào tiến hóa nhất? TL: Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, chúng có đặc điểm chung như sau: – Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép ) trong thân có mạch dẫn hoàn thiện. – Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của các cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau. – Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả. Câu 5 : Vai trò của thực vật đối với động vật và con người? -Cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người) -Cung cấp oxi cho hố hấp . -Cung cấp nơi ở và nơi sinh đẻ cuả một số động vật. VD: Nai ăn cỏ, chim làm tổ trên cây, . -Một số ít thực vật có thể gây hại như: hiện tượng nước nở hoa, cây duốc cá, Câu 6:Vai trò của thực vật đối với con người? -Cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp -Cung cấp thức ăn cho người -Dùng làm thuốc, làm cảnh -Cung cấp oxi cho quá trình hô hấp -Một số cây gây hại cho sức khoẻ con người như thuốc phiện, thuốc lá, cần sa . Câu 7: Tại sao nói rừng cây như lá phổi xanh của con người? “Rừng cây như một lá phổi xanh của con người”vì - Khi quang hợp, cây hấp thụ khí cacbonic và nhả khí oxi cung cấp cho sự hô hấp của con người. - Giúp điều hòa khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường , ngăn bụi và khí độc, diệt một số vi khuẩn tạo không khí thoáng mát, trong lành đảm bảo cho sức khoẻ con người.
  2. Câu 8: Em cần có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn thực vật xung quanh em? Biện pháp: – Tích cực trồng cây, chăm sóc cây. – Không phá hoại cây xanh – Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu về tác dụng của cây xanh để cùng nhau bảo vệ . Câu 9:Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thì phải làm thế nào? -Thức ăn bị ôi thiu là do bị vi khuẩn hoại sinh xâm nhập và sinh sản. -Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải giữ cho thức ăn không bị vi khuẩn sinh sản bằng cách: phơi khô, ướp muối, làm lạnh thức ăn Câu 10: Vì sao quần áo để nơi ẩm thấp sẽ xuất hiện những chấm đen ? Muốn quần áo không bị nấm mốc ta phải làm gì? - Khi quần áo để nơi ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển làm xuất hiện những chấm đen trên quần áo. + Muốn quần áo không bị nấm mốc phải làm như sau : - Thường xuyên giặt sạch quần áo. Phơi quần áo ra nắng. - Phơi kĩ quần áo trước khi cất đi. Để quần áo ở nơi khô ráo sạch sẽ Câu 11:Nêu vai trò của vi khuẩn? Vai trò của vi khuẩn? – chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ để cây sử dụng – góp phần hình phần hình thành than đá, dầu lửa. – nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp. – Bên cạnh đó cũng có nhiều vi khuẩn có hại: gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn. Câu 12: Xem lại hình vẽ và chú thích các hình sau: Hình 51.3 A: Cấu tạo 1 nấm rơm;Hình 52.2: Cấu tạo trong của địa y;Hình 37.1 Hình dạng và cấu tạo tế bào 1 phần sợi tảo xoắn; Hình 33.1 Một nửa hạt đậu đen đã bóc vỏ; Hình 33.2 Hạt ngô đã bóc vỏ;Hình 31: Quá trình thụ phấn và thụ tinh. CÂU 13: Những đặc điểm để phân biệt cây một lá mầm và hai lá mầm Đặc điểm Cây Hai lá mầm Cây Một lá mầm Kiểu rễ Thường rễ cọc Thường rễ chum Kiểu gân lá Đa số gân lá hình mạng Đa số gân hình cung Dạng thân Thân đa dạng: than gỗ, than leo, hoặc song song thân bò Thường thân cỏ, than Số cánh hoa 4 hoặc 5 cánh cột. Số lá mầm của phôi(chủ Phôi có 2 lá mầm 3 hoặc 6 cánh yếu) Cây dừa cạn, cây bàng Phôi có 1 lá mầm Ví dụ Cây rẻ quạt, cây lúa Câu 14: Trình bày thí nghiệm tìm hiểu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
  3. Thí nghiệm 1: - Tiến hành: Cốc 1: bỏ 10 hạt đỗ đen vào cốc Cốc 2: bỏ vào 10 hạt đỗ đen, đổ nước ngập hạt khoảng 6-7 cm Cốc 3:lót bông ẩm phía dưới, để 10 hạt đỗ đen lên trên. - Kết quả: Cốc 1: Hạt ko nảy mầm vì thiếu nước. Cốc 2:Hạt ko nảy mầm vì thiếu ô-xi. Cốc 3: Hạt nảy mầm vì đủ nước và ô-xi - Kết luận: Muốn cho hạt nảy mầm cần có đủ nước và không khí. Thí nghiệm 2: - Tiến hành: Cốc 4 lót bông ẩm phía dưới, để 10 hạt đỗ đen lên trên; lấy cốc để vào hộp xốp đựng đá. - Kết quả: Sau 3-4 ngày, hạt không nảy mầm vì nhiệt độ quá thấp. - Kết luận: Ngoài nước và không khí, cây còn cần nhiệt độ thích hợp để nảy mầm.  Cần thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? + Cốc 1 chọn 10 hạt đỗ có phẩm chất tốt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát + Cốc 2 chọn 10 hạt đỗ sứt sẹo, bị sâu mọt bỏ vào cốc và lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để vào chỗ mát. Sau 3- 4 ngày đem cả 2 cốc ra quan sát  Vì sao người ta giữ lại các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo để làm giống? – Chọn hạt to, mẩy, chắc vì: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khoẻ. – Chọn hạt không sứt sẹo vì: các bộ phận của phôi, chất dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. – Chọn hạt không bị sâu, bệnh để tránh những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.  Vận dụng những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt. - Sau khi gieo hạt, gặp trời mưa to, nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp - Trước khi gieo hạt, phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt. - Khi trời rét, ta phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo nhằm tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho hạt nảy mầm tốt. - Gieo hạt đúng thời vụ giúp cho hạt gặp được những điều kiện thời tiết phù hợp nhất như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng của đất phù hợp, hạt sẽ nảy mầm tốt hơn. - Phải bảo quản tốt hạt giống để bảo đảm cho hạt giống không bị mối mọt, nấm, mốc phá hoại, hạt mới có sức nảy mầm cao. Câu 15: Nguyên nhân và hậu quả sự suy giảm tính đa dạng thực vật ở Việt Nam?Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở VN?(hs tự làm) Câu 16: Nêu đại diện và Đặc điểm chính của các ngành thực vật. - Tảo (tảo xoắn, rong mơ): chưa có rễ, thân, lá; sống ở dưới nước là chủ yếu. - Rêu( rêu tường): Rễ giả, thân lá đơn giản; sinh sản bằng bào tử; sống ở nơi ẩm ướt. - Quyết (Cây dương xỉ): Rễ, thân lá thật; sinh sản bằng bào tử;. - Hạt trần (Cây Thông): Rễ thân lá phát triển; Cơ quan sinh sản là nón; sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn, sống ở các nơi khác nhau.
  4. - Hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng; cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả; môi trường sống đa dạng. Cho biết ngành nào tiến hóa nhất? Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Hạt trần và Hạt kín là gì?