Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_lich_su_lop_9_ma_de_209_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi: 209 Ngày kiểm tra: 28/10/2020 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Câu 1: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân đã bị sụp đổ về căn bản vào thời gian nào? A. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX B. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX C. Cuối những năm 60 của thế kỉ XX D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX Câu 2: Liên Xô bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế A. của người chiến thắng, nhưng phải chịu tổn thất nặng nề. B. thể hiện được vai trò và tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa. C. của nước chịu nhiều hậu quả to lớn về người và của. D. của người chiến thắng, không phải chịu tổn thất gì. Câu 3: Nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là: A. In-đô-nê- xia. B. Việt Nam C. Lào D. Xin-ga-po Câu 4: Sự kiện nào tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức. C. Mĩ đánh bại phát xít Nhật. D. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Câu 5: Thành tựu nào có ý nghĩa và nổi bật nhất của Liên Xô trong giai đoạn 1945- 1950? A. Nhiều xí nghiệp được phục hồi và đưa vào sản xuất. B. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử và phá vỡ thế độc quyền của Mĩ C. Sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. D. Sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Câu 6: Sự kiện tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La- tinh sau Chiến thanh thế giới thứ hai là A. các nước Mĩ La-tinh chuyển sang giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. B. tất cả các nước Mĩ La-tinh giành được độc lập. C. cách mạng Cu-ba thắng lợi. D. hàng loạt các nước Mĩ La-tinh giành được độc lập. Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là: A. sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. B. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. C. tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng. Trang 1/3 - Mã đề thi 209
  2. D. những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh. Câu 8: Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch 5 năm ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. viện trợ cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu B. xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp và quốc hữu hóa nền công nghiệp quốc gia C. xây dựng khối chủ nghĩa xã hội vững mạnh, đối trọng với Mĩ và Tây Âu. D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội Câu 9: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực A. giáo dục. B. công nghiệp vũ trụ. C. sản xuất nông nghiệp. D. công nghiệp nặng. Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á giành được độc lập bằng hình thức nào là chủ yếu ? A. Cầu viện sự can thiệp của quốc tế. B. Khởi nghĩa vũ trang. C. Nhượng bộ một số điều kiện để được trao trả độc lập. D. Các nước đế quốc tự nguyện trao trả độc lập. Câu 11: Năm 1949, nền khoa học kĩ thuật Liên Xô đạt được thành tựu quan trọng là A. chế tạo được tàu ngầm nguyên tử B. chế tạo thành công bom nguyên tử C. đưa người lên mặt trăng D. đưa người vào vũ trụ Câu 12: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao. B. Đồng minh tin cậy của phong trào cách mạng thế giới. C. Chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới. D. Nước viện trợ không hoàn lại giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới. Câu 13: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. B. Chủ nghĩa khủng bố. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 14: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX là gì ? A. Thực hiện chính sách đối đầu với Mĩ, lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa chống lại Mĩ. B. Chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, ủng hộ cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân. C. Hòa hoãn, bắt tay với Mĩ cùng thống trị thế giới. D. Coi Mĩ là đối tác chiến lược, cùng hợp tác phát triển. Câu 15: Tình hình nổi bật của châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập. B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân. C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ. D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập. Câu 16: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. 7/1996 B. 4/ 1994. C. 7/ 1995. D. 7/ 1994. Trang 2/3 - Mã đề thi 209
  3. Câu 17: Lĩnh vực nào được coi là trọng tâm trong đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978? A. Chính trị. B. Văn hóa-giáo dục. C. Khoa học-kĩ thuật. D. Kinh tế Câu 18: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là A. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc. B. hợp tác với các nước ASEAN để cùng phát triển. C. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới. D. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô. Câu 19: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở đâu ? A. Gia-các-ta (Inđônêxia) B. Băng Cốc (Thái Lan) C. Cua-la-lăm-pơ (Malaixia) D. Ma-ni-la (Phi-lip-pin) Câu 20: Việc Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999) thể hiện A. sự thành công của công cuộc cải cách mở cửa. B. khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc ngày càng phát triển. C. chính sách đúng đắn của Đảng cộng sản Trung Quốc. D. vai trò, địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày một nâng cao. PHẦN II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm) Hãy trình bày những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Câu 2 (3 điểm) Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với dân tộc? Là học sinh, em thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xứng đáng với vị thế của Việt Nam trong ASEAN hiện nay? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 209