Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 7 trang thuongdo99 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NHÓM LỊCH SỬ Trả lời các câu hỏi sau bằng cách tô đậm chữ cái đứng trước phương án đúng vào phiếu bài làm: A. NHẬN BIẾT. Câu 1: Ai là Tổng thống duy nhất của Liên Xô? A. En-xin. B. Gooc-ba-chop. C. Pu-tin. D. Khơ-rut-sốp. Câu 2: Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đã có cuộc gặp gỡ tại A. Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). B. Pa-ri (Pháp). C. I-an-ta (Liên Xô). D. Luân Đôn (Anh). Câu 3: Khu vực nào được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” trong phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Châu Á. B. Đông Nam Á. C. Châu Phi. D. Mĩ La-tinh. Câu 4: Trọng tâm trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 là gì? A. Chính trị. B. Quốc phòng, an ninh. C. Kinh tế. D. Văn hóa, giáo dục. Câu 5: Quốc gia nào sau đây thuộc nhóm 5 nước sáng lập Asean? A. In-đô-nê-xi-a. B. Bru-nây. C. Đông-ti-mo. D. Mi-an-ma. Câu 6: Tham vọng của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là gì? A. đem lại hòa bình cho thế giới. B. gây chiến tranh toàn thế giới. C. viện trợ cho các nước đồng minh. D. làm bá chủ thế giới. Câu 7: Quốc gia nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ nửa sau thế kỉ XX? A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Mĩ. D. Anh. Câu 8: Tổ chức do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc (6/1925) là A. Tâm tâm xã. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Tân Việt Cách mạng đảng. D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Câu 9: Tác phẩm nào dưới đây tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu, Trung Quốc? A. Nhật kí trong tù. B. Đường kách mệnh. C. Bản án chế độ thực dân Pháp. D. Hồ Chí Minh toàn tập. Câu 10: Giai cấp nào là lực lượng đông đảo, hăng hái nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản. D. Nông dân.
  2. Câu 11: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã chủ trương thành lập A. Mặt trận Thống nhất Đông Dương B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương D. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương Câu 12: Hai khẩu hiệu chính trị mà Đảng cộng sản Đông Dương đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì? A. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. B. Chống đế quốc và chống phát xít, chống chiến tranh. C. Giải phóng dân tộc và tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian. D. Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến và thả tù chính trị. Câu 13: Kẻ thù trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là A. Thực dân Pháp. B. Bọn phản động thuộc địa và tay sai. C. Địa chủ, phong kiến. D. Phát xít nói chung. Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội những nước Đồng minh nào vào Việt Nam để giải giáp vũ khí của phát xít Nhật? A. Liên Xô, Mĩ B. Liên Xô, Anh C. Trung Hoa Dân quốc, Anh D. Trung Hoa Dân quốc, Pháp. Câu 15: Đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương từ sau thất bại nào? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 16: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta trong những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (1946-1950) là A. kháng chiến toàn dân, toàn diện. B. kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài. C. phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia. D. toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)? A. Tìm cách phá hoại Hiệp định. B. Dựng lên chính phủ Ngô Đình Diệm. C. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. D. Giúp Việt Nam tổ chức Hội nghị hiệp thương giữa hai miền. Câu 18: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 -1925 là gì? A. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – cách mạng vô sản. B. Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng. C. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về Việt Nam. D. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 19: Ai là vị chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
  3. A. Tôn Đức Thắng. B. Trần Đức Lương. C. Võ Chí Công. D. Lê Đức Anh. Câu 20: Sau thất bại ở chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đơn phương. C. Việt Nam hóa chiến tranh. D. Đông Dương hóa chiến tranh. B. THÔNG HIỂU. Câu 21: Thắng lợi nào đánh dấu thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu”? A. Cách mạng Cuba năm 1959. B. Cách mạng Việt Nam năm 1975. C. Cách mạng Trung Quốc năm 1949. D. Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Câu 22: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ? A. để nhận viện trợ của Mĩ. B. giúp Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia Nhật Bản. D. cùng chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. Câu 23: Trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì lí do chủ yếu nào? A. Cách mạng Cu-ba thành công. B. Chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ. C. bùng nổ cao trào đấu tranh vũ trang mạnh mẽ. D. giành được độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, dân số tăng nhanh. B. sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh. C. nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao. D. nhu cầu đẩy mạnh sản xuất của các nước tư bản lớn. Câu 25: Chủ nghĩa A-pac-thai có nghĩa là gì? A. chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo của thiểu số người da trắng với những người da đen. B. biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới. C. chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. D. biểu hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ. Câu 26: Sự kiện nào chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925 bước đầu đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng? A. bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn. B. bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định. C. cuộc đấu tranh của viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì. D. bãi công của công nhân nhà máy rượu Hà Nội.
  4. Câu 27: Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919-1925? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Pháp bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh. C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917. D. Các nước thắng trận họp Hội nghị Véc xai Oa-sinh-ton. Câu 28: Ý nghĩa chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 – 1931 đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc là gì? A. Đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu B. Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng C. Tạo điều kiện cho Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời D. Phong trào như cuộc tập dượt đầu tiên cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này Câu 29: Điều kiện khách quan nào dưới đây tạo thời cơ cho nhân dân ta đứng lên giành độc lập trong tháng 8 năm 1945? A. Thắng lợi của phe Đồng minh. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. C. Sự đầu hàng của phát xít I-ta-li-a và phát xít Đức. D. Sự thất bại của phe Phát xít ở chiến trường châu Âu. Câu 30: Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với các phong trào cách mạng trước khi Đảng ra đời là gì? A. xác định nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc, thực hiện người cày có ruộng. B. tính triệt để, quy mô, hình thức phong phú, hình thành khối liên minh công nông. C. lần đầu tiên có các cuộc bãi công, biểu tinh quy mô lớn thu hút đông đảo nhân dân. D. Phong trào đã bước đầu xây dựng hình thức mặt trận thống nhất đầu tiên của dân tộc. Câu 31: Đảng và Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa thực hiện nguyên tắc cơ bản nào trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. không nhân nhượng chủ quyền quốc gia. D. giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình. Câu 32: Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 giành thắng lợi có ý nghĩa to lớn nào? A. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch. B. Bộ đội ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. C. giải phóng toàn bộ khu vực biên giới Việt – Trung. D. Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ. Câu 33: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là gì? A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta. B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch. C. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới. D. Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Câu 34: Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là
  5. A. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. C. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu. D. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 35: Một trong những nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam là gì? A. sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. B. hậu phương miền Bắc không ngừng mở rộng. C. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. D. lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Câu 36: Sự kiện nào dưới đây của quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) đã đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Phong trào “Đồng khởi”. D. Chiến thắng Vạn Tường. C. VẬN DỤNG. Câu 37: Sự khác biệt về bản chất chính quyền của nhà nước Liên Xô so với nhà nước Mĩ là gì? A. nền chuyên chính dân chủ. B. nền chuyên chính công – nông. C. nền chuyên chính dân chủ tư sản. D. nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Câu 38: Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quóc lần III (9/1960) để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam là A. tiến hành công nghiệp hóa nhanh, mạnh lên chủ nghĩa xã hội. B. xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. C. tiến hành công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. D. tiến hành công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tế đất nước. Câu 39: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng 8/945, bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? A. vừa mềm dẻo, vừa cương quyết. B. cương quyết trong đấu tranh. C. luôn mềm dẻo trong đấu tranh. D. nhân nhượng với kẻ thù. Câu 40: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 đến 1925 là gì? A. sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam. B. truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Việt Nam. C. chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự thành lập Đảng. D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: cách mạng vô sản. ─Hết─
  6. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học: 2018 - 2019 Ngày kiểm tra: 27/4/2019 Thời gian: 60 phút Với mỗi đáp án lựa chọn đúng, HS được 0,25 điểm. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu Đáp ND kiến Câu Đáp ND kiến thức Câu Đáp ND kiến án thức án án thức 1 B LSTG 21 B LSTG 37 B LSTG (chương I) (chương III) 1945-nay 2 C LSTG 22 A LSTG 38 D LSVN (chương IV) (chương III) 1954-2000 3 C LSTG 23 C LSTG 39 A LSVN (chương II) (chương II) 1945-1954 4 C LSTG 24 C LSTG 40 D LSVN (chương II) (chương V) 1919-1930 5 A LSTG 25 A LSTG (chương II) (chương II) 6 D LSTG 26 A LSVN (chương III) 1919-1930 7 C LSTG 27 C LSVN (chương V) 1919-1930 8 B LSVN 28 D LSVN 1919-1930 1930-1945 9 B LSVN 29 B LSVN 1919-1930 1930-1945 10 D LSVN 30 B LSVN 1919-1930 1930-1945 11 D LSVN 31 A LSVN 1930-1945 1945-1954 12 A LSVN 32 D LSVN 1930-1945 1945-1954 13 B LSVN 33 D LSVN 1930-1945 1945-1954 14 C LSVN 34 A LSVN 1945-1954 1954-2000 15 A LSVN 35 C LSVN 1945-1954 1954-2000 16 D LSVN 36 C LSVN 1945-1954 1954-2000 17 D LSVN 1954-2000
  7. 18 B LSVN 1954-2000 19 A LSVN 1954-2000 20 A LSVN 1954-2000 Tổng = 40 câu 20 câu (50%) 16 câu (40%) 4 câu (10%) DUYỆT ĐỀ Nhóm trưởng Tổ trưởng CM Ban giám hiệu Nguyễn Thị Tơ Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa