Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 43: Rễ cây (Tiết 1) - Trường TH Phù Lỗ B

doc 8 trang Thu Nguyệt 27/07/2023 1450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 43: Rễ cây (Tiết 1) - Trường TH Phù Lỗ B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_43_re_cay_tiet_1_truong.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Bài 43: Rễ cây (Tiết 1) - Trường TH Phù Lỗ B

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN SÓC SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ LỖ B THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Tự nhiên và xã hội – Lớp 3 – tuần 22 Bài 43 : Rễ cây (tiết 1) (Sử dụng PP BTNB ở 1 phần của hoạt động 1) Giáo viên thực hiện : Lê Thị Bích Hòa Ngày dạy : 22 tháng 10 năm 2013 I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : - Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, rễ phụ. - Phân loại được các rễ cây sưu tầm được. II. Chuẩn bị : - Soạn bài trên máy - Mỗi nhóm 1 cây rau dền và 1 cây hành - HS sưu tầm một số loại rễ cây - Khay đựng cây cho 4 nhóm. III. Tiến trình dạy học cụ thể : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC Phương SINH tiện A. Ổn định tổ chức - Để tiết học thêm vui, quản ca bắt nhịp - Quản ca bắt nhịp cả lớp hát cho các bạn hát 1 bài ! - Khen động viên học sinh B. KTBC: - Giờ trước lớp mình học bài gì ? - HSTL : “Thân cây” - Có ai đặt câu hỏi cho bạn để mình cùng - HS xung phong đặt câu hỏi. ôn lại bài cũ - Ai muốn trả lời câu hỏi của bạn ? - 1 HS khác - Xin mời 2 bạn cùng thực hành hỏi đáp. - 2HS thực hành hỏi – đáp, HS có thể nhận xét câu trả lời của bạn. M : + HS1 : Có mấy loại thân cây ? + có 2 loại theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo), theo cách mọc có 3 loại (thân thẳng, thân leo, thân bò) + HS2 : Nêu ích lợi của thân cây ? + Thân cây được trồng để lấy gỗ, nhựa, làm thức ăn, làm thuốc ,
  2. - GV nhận xét và khen HS nhớ bài rất tốt B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một bộ phận nữa của cây đó là “Rễ cây” Ghi bảng/ ghi vở 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài : * Hoạt động 1 : Đặc điểm các loại rễ cây 1.1. Rễ cọc và rễ chùm (Áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột) Bước 1: Tình huống xuất phát – câu hỏi nêu vấn đề - GV đưa 1 chậu cây (rau dền và cây hành - HS quan sát - 1 chậu – chiếu lên bảng) và hỏi : Các con có biết - Vài HS đại diện nhóm trả cây đây là những cây gì không ? lời (cây rau dền và cây hành) - Máy chiếu - GV nêu câu hỏi : + Các con nhìn thấy bộ phận nào của cây ? - HSTL : thân, lá + Còn bộ phận nào của cây các con chưa nhìn thấy ? - Rễ cây + Rễ cây ở đâu mà chưa nhìn thấy ? - Rễ cây nằm ở dưới đất - Theo con dễ cây có đặc điểm gì ? Chúng ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm của dễ cây. (Máy) Gb : 1. Tìm hiểu đặc điểm của rễ cây Bước 2 : Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh - Đưa phiếu (máy) : Đây là hình ảnh cây - Nghe hướng dẫn Phiếu rau rền và cây hành không có phần rễ, các con hãy suy nghĩ sau đó vẽ vào phiếu (giơ phiếu) hình vẽ mô tả rễ của hai cây này theo suy nghĩ của các con - Máy YC - cô mời 1 bạn đọc to yêu cầu : - 1 HS đọc yêu cầu (+ Làm việc cá nhân - Suy nghĩ, tưởng tượng về rễ cây. - Vẽ vào phiếu + Sau khi làm việc cá nhân xong các con hãy cùng nói cho bạn trong nhóm nghe suy nghĩ của mỗi con về rễ của cây hành và cây rau dền (Máy : Hoạt động nhóm 6) HD : Các con nhớ viết tên mình vào phiếu - Cô mời 4 nhóm trưởng lên nhận phiếu - Nhóm trưởng nhận phiếu & cho nhóm mình. phát phiếu cho các bạn - Khi nào vẽ xong con gắn bài lên bảng - HS suy nghĩ và vẽ rễ cho - bảng của nhóm mình (Đưa bảng cho 4 nhóm) cây rau rền và cây hành theo nhóm quan niệm và hiểu biết ban đầu của HS.
  3. - > HĐ cá nhân rồi HĐ nhóm - HS vẽ xong gắn bài vào bảng nhóm & trao đổi nhóm. mang bảng nhóm treo trên bảng lớp. - GV lấy 1 vài bài và mời HS có bài lên trình bày quan niệm của mình về rễ của cây hành và rễ của cây rau dền. Giá để ( HS vẽ xong, GV gắn một số bài mô tả rễ bảng cây trong các trường hợp : Đúng / sai / vừa nhóm đúng vừa sai (chiếu vài bài- mỗi nhóm 1 bài ) lên bảng và gọi HS lên mô tả. (GV có thể gắn theo nhóm theo mức độ Đúng / sai) - Hỏi cá nhân HS lên mô tả : + Con suy nghĩ tưởng tượng về rễ cây rau - 3 HS lên bảng chỉ vào hình dền và cây hành như thế nào ? của mình và mô tả về rễ cây . Vừa rồi các con đã suy nghĩ tưởng tượng về rễ cây. Có nhiều bạn tưởng tượng giống nhau, có nhiều bạn tưởng tượng khác nhau. * Bước 3 : Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thực nghiệm +) Đề xuất câu hỏi : HD HS so sánh cá ý kiến ban đầu : - Từ nhiều ý kiến giống nhau và khác nhau về rễ của cây rau dền và cây hành. Các Bảng con một lần nữa, nhìn tất cả các bảng nhóm, bút nhóm để nêu những bạn nào có suy nghĩ - HS nêu ý kiến dạ giống nhau và những bạn nào có suy nghĩ + Hướng 1 : Các bạn nghĩ là khác. cây rau dền có nhiều cái rễ bằng nhau, cây hành có 1 cái rễ to nhất và có những cái rễ ngắn xung quanh. + Hướng 2 : Các bạn nghĩ là cây rau dền có 1 cái rễ to và dài xung quanh rễ đó có nhiều rễ con, cây hành có nhiều cái rễ bằng nhau và mọc thành chùm. + Hướng 3 : Các bạn nghĩ cây rau dền và cây hành có rễ như nhau : Cùng có nhiều rễ bằng nhau hoặc cùng có 1 cái rễ to và dài. Qua quan sát bài vẽ của các con, cô thấy : các bạn vẽ & có suy nghĩ theo 4 dạng : cây rau dền có nhiều rễ bằng nhau
  4. hoặc có 1 dễ to và dài. Còn cây hành có 1 rễ và dài hoặc có nhiều rễ bằng nhau. - Từ những hướng suy nghĩ trên, các con - HS đặt câu hỏi : hãy đặt các câu hỏi nghi vấn về rễ cây rau + Có phải cây rau dền có 1 dền và cây hành. dễ to dài, xung quanh có Gb : (bên dưới ) nhiều rễ nhỏ ? + Có phải cây rau dền có nhiều cái rễ bằng nhau ? + Có phải cây hành có nhiều rễ bằng nhau ? + Có phải cây hành chỉ có 1 cái rễ to và dài ? +) Thiết kế phương án thực nghiệm: - Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta sẽ - Vài HS đề xuất phương án làm thế nào ? kiểm tra : Xem SGK, xem trên mạng, xem trên vật thật, . - Nhiều cách rất hay. Chúng ta chọn một cách đó là : Kiểm tra bằng cách xem trên cây thật kết hợp nghiên cứu SGK. Ghi bảng: Có phải cây hành có 1 rễ to, dài và xung quanh có nhiều rễ nhỏ ? cây rau dền nhiều rễ bằng nhau và thành chùm ? * Bước 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu Đưa YC HĐ nhóm 6 (M) : Máy chiếu ( Hoạt động nhóm 6 theo yêu cầu sau : - Các con tự tiến hành tìm tòi bằng cách nhổ cây của nhóm mình và cùng quan sát trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi đã đặt ra xem rễ những cây đó có đặc điểm gì ? Sau đó đối chiếu với dự đoán ban đầu xem có giống nhau không ? ) - Cô mời 1 bạn đọc to YC - 1 HS đọc to YC 4 chậu cây - Các con đã rõ YC chưa - HSTL - Cô mời 4 nhóm trưởng lên nhận lại bài - 4 nhóm trưởng nhận chậu và cây của nhóm mình cây và phiếu (GV đến từng nhóm nghe các nhóm thảo - HS thực hiện (có thể kết luận và có thể gợi ý thêm) hợp sử dụng SGK để nghiên cứu) * Bước 5 : Kết luận và hợp thức hóa kiến thức - Cô mời đại diện các nhóm lên báo cáo - Đại diện 2 (3) HS mang cây kết quả lên mô tả rễ cây (theo kết - HD : Các con cần so sánh lại với quan luận của nhóm) niệm ban đầu của mình ở bước 3 để xem Báo cáo kết quả đối chiếu
  5. nhóm có bao nhiêu bạn đã có suy nghĩ (trong nhóm con có bạn đúng như kết luận chung của nhóm. .(.tên) và bạn có suy nghĩ ban đầu đúng còn bạn chưa đúng - Nhóm còn lại cho ý kiến (nhóm mình giống hay khác Máy chiếu nhóm bạn, khác ở chỗ nào ?) GV kết luận (chỉ cây trên máy) + Rễ cây rau dền gồm 1 dễ to, dài và xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con. Loại rễ này được gọi là rễ cọc. ( Tất cả những cây có 1 rễ dài nhất và nhiều rễ khác xung quanh đều được gọi là rễ cọc. ) + Rễ cây hành có nhiều rễ mọc đều ra từ gốc tạo thành chùm. Loại rễ này được gọi là rễ chùm. (Tất cả những cây có rễ mọc ra từ gốc và khá đều nhau đều gọi là rễ chùm ) - Xem vài hình ảnh về rễ cọc và rễ chùm + Cây có mấy loại rễ chính ? - HSTL (có hai loại rễ chính -> Rễ cọc và rễ chùm là 2 loại rễ chính của là rễ cọc và rễ chùm) cây. (Máy) - GB : Có hai loại rễ chính – rễ cọc Rễ chùm - Rễ cọc và rễ chùm khác nhau ở điểm nào - 1 HS nêu, HS khác nhận ? (máy – kết luận) xét. Kết luận : + Các con ạ, đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc + Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều tạo thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm - Chuyển ý : Ngoài hai loại rễ chính, cây còn có một số loại rễ khác. 1.2. Rễ phụ và rễ củ : - Cho HS xem đoạn phim quay “cây ngũ - HS xem phim Máy chiếu gia bì” - GV : Cây gì xuất hiện trong đoạn phim ? - vài HSTL (cây ngũ gia bì ở trước phòng hiệu bộ của trường) - GV đưa ảnh : Đây là bộ rễ bên dưới của - HSTL : rễ cọc
  6. cây ngũ gia bì . Cây ngũ gia bì thuộc loại cây rễ gì ? (Máy : ảnh chụp cây ngũ gia bì – Chỗ có - Có các rễ mọc ra từ thân, nhiều rễ phụ) Hãy quan sát cây ngũ gia cành bì còn có gì đặc biệt ? Ngoài rễ chính, cây có rễ mọc ra từ thân hoặc cành được gọi là các rễ phụ. - Lắng nghe - Liên hệ : Cây ngũ gia bì xanh có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng. Sau giờ học, các con ra quan sát rễ phụ của cây. Nhớ đừng ngắt bẻ các các rễ phụ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. - Cho HS xem một số cây khác có rễ phụ - Xem hình ảnh - GV (đưa cây cải củ). Hỏi : Cây cải củ + Cô cầm cây gì ? - Cây cải củ + Rễ cây cải củ ở đâu ? - 1 HS lên chỉ + Rễ này có đặc biệt không ? Đặc biệt ở - HSTL chỗ nào ? - Các con ạ, rễ cây cải củ lạ ở chỗ : có rễ to hơn các cây bình thường, rễ phình to tạo thành củ. Trong củ chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng nên người ta hay ăn củ. Loại rễ này gọi là rễ củ. - Con biết thêm những loại rễ nào nữa ? - HSTL - Gb : còn có : - rễ phụ Rễ củ - GV đưa ảnh SGK và hỏi HS các cây thuộc loại rễ gì ? - GV nhận xét Hoạt động 2 : Phân loại các loai rễ cây sưu tầm - Nắm được đặc điểm của rễ cây, chúng ta sẽ dễ dàng phân loại được rễ cây. Chuyển sang HĐ2 - Khay Gb : 2. Phân loại rễ cây đựng cây - Cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 khay - HS nhận cây cho 4 (đưa cho từng nhóm – mỗi nhóm 6 cây). nhóm (+ Nhóm 1 : nhãn, cà rốt, lúa, rau cải, rau mùi + Nhóm 2 : , củ đậu, lúa, trầu không, rau cần tây + Nhóm 3 : nhãn, cải củ, lúa, rau răm , tỏi tây + Nhóm 4 : bưởi, su hào, lúa, hoa mười - 1 HS đọc to YC giờ, rau ngót) (Máy YC : Phân loại rễ cây vào đúng - HĐ nhóm 6 Máy chiếu nhóm). Mời 1 bạn đọc cho YC cho cả lớp nghe.
  7. - Mỗi bạn trong nhóm cầm 1 cây và giới thiệu cho nhau nghe về tên loại rễ cây mình cầm. 4 rổ ghi - (GV đưa ra 4 rổ ghi tên : Rễ cọc, rễ tên 4 loại chùm, rễ phụ, rễ củ) Cô có 4 rổ ghi tên rễ cây từng loại rễ cây. * Ai có rễ cọc, mang lên bỏ vào rổ. - HS mang cây có rễ cọc lên bỏ vào rổ - GV và HS cùng kiểm tra (tên cây, bạn - Nhận xét xếp có đúng không ?) Nếu là cây lạ thì giới thiệu tên và tác dụng của cây (- Hỏi : + Rễ gì vậy ? (+ rễ cọc + Tại sao con cho là rễ cọc ? + vì nó có một cái rễ dài và xung quanh nó có nhiều rễ nhỏ + Đây là cây gì ? + nhãn (bưởi) + Đây là cây gì ? -> họ hàng với cây cải củ + rau cải canh đấy + Cây gì ? (rau thì là, mùi . ) + rau mùi . + cây này có rễ gì ?) + Rễ cọc) * Chuyển sang cây rễ phụ (giơ rổ) - Cả 4 nhóm cùng mang cây lên và giới - Thực hiện YC thiệu để vào rổ - Nhận xét các bạn xếp có đúng không ? H : (giơ cây trầu không hoặc cây vạn niên - 1 HSTL và chỉ rễ phụ thanh) & H : rễ phụ đâu, chỉ cho cô . Nếu là cây lạ thì giới thiệu tên và tác dụng của cây Khen HS xếp đúng * (giơ rổ rễ chùm) & nói : Nhóm nào có - HS mang cây lên & để vào cây rễ chùm thì mang lên. rổ + (Giơ cây tỏi tây ) & H : cây gì ? + cây tỏi tây + (Giơ cây lúa ) & H : Có biết cây gì đây + Cây lúa không ? + Trồng cây lúa để là gì nhỉ ? + lấy thóc , làm ra gạo cho - HS và GV nhận xét chúng ta ăn hàng ngày. * Ai có cây có rễ củ thì giơ lên - N1,2 gt tên cây . - Mời nhóm 1,2 lên trước, giới thiệu tên - HS chỉ rễ cây cây - Lớp có nhất trí không ? Rễ của nó đâu ? - Mời 2 nhóm còn lại + Cây su hào Nếu cây lạ thì giới thiệu tên của cây. + không, thân phình to + (giơ củ su hào) & H : cây gì ? thành củ + Cây này có phải cây có rễ củ không ? Gọi là củ su hào thì theo thói quen thôi - Chốt : Thế giới thực vật rất phong phú.
  8. Cây có rất nhiều ích lợi . Chúng ta không nên ngắt lá bẻ cành, nhổ rễ cây một cách tùy tiện. - Cây su hào có rễ gì ? Vậy cây su hào đã có nhà để ở rồi (GV để vào rổ rễ cọc) (Nếu còn tg hỏi HS : củ su hào và củ đậu (- củ su hào : thân phình to khác nhau ở điểm nào ?) thành củ còn củ đậu : rẽ phình to thành củ 3. Củng cố- dặn dò : - GV : Tiết TNXH hôm nay chúng ta tìm - 1 HS nêu hiểu về những gì ? Khen HS học tập rất tốt - Dặn dò : VN thực hành cắt 1 cây rau sát gốc rồi trồng lại vào đất và theo dõi hiện tượng xảy ra với cây rau và ghi chép vào vở TNXH