10 Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân - Trường THPT Thái Phiên

pdf 49 trang Đăng Bình 12/12/2023 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf10_de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_giao_duc_cong_dan_truong_t.pdf

Nội dung text: 10 Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân - Trường THPT Thái Phiên

  1. ĐỀ I Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở A. tính quyền lực, bắt buộc chung. B. tính hiện đại. C. tính cơ bản. D. tính truyền thống. Câu 2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. Câu 3. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội. C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. Câu 4. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 5. Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu? A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3. B. Dưới 50 cm3. C. 90 cm3. D. Trên 90 cm3. Câu 6. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 7. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có quyền như nhau. B. đều có nghĩa vụ như nhau. C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 8. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị. Câu 9. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
  2. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về quyền lao động. Câu 10. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn A. việc làm theo sở thích của mình. B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. Câu 11. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng. B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái. Câu 12. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế. B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước. D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh. Câu 13: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con. Câu 14. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng A. trong tuyển dụng lao động. B. trong giao kết hợp đồng lao động. C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. tự do lựa chọn việc làm. Câu 15. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản chung. C. tài sản riêng. D. tình cảm. Câu 16. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
  3. A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ. C. Tích cực, chủ động, tự quyết. D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm. Câu 17. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. quyền bình đẳng giữa các công dân. C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước. Câu 18. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng. Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội. Câu 20. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 21. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây? A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo. Câu 22. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân. B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân. C. Quyền nhân thân của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
  4. Câu 23. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. Quyền tự do dân chủ của công dân. C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân. Câu 24. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học. B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau. C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy. Câu 25. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T. B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook. D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook. Câu 26. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ. B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do. C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Câu 27. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Đang thi hành án phạt tù. C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. Câu 28. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 29. Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình? A. Quyền bình đẳng. B. Quyền dân chủ. C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại. Câu 30. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
  5. A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền nhân thân. Câu 31. Điều kiện nào dưới đây là đúng về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp? A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật. B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. C. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên. D. Mọi công dân Việt Nam. Câu 32. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia. C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả. Câu 33. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển. Câu 34. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân? A. Quyền học tập không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Câu 35. Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào của quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động. B. Tư liệu lao động. C. Đối tượng lao động của ngành giao thông vận tải. D. Yếu tố nhân tạo. Câu 36. Ông N đã chế tạo ra hệ thống phun thuốc và tưới tự động điều khiển bằng điện thoại cho 0,8 ha đất trồng quýt. Vật nào dưới đây là đối tượng lao động của ông N được nhắc đến trong thông tin trên? A. Hệ thống phun thuốc. B. Đất. C. Điện thoại điều khiển. D. Quýt. Câu 37. Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó A. là đối tượng mua bán trên thị trường. B. thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
  6. C. mang lại lợi nhuận cho người sản xuất. D. được xã hội thừa nhận là hàng hóa. Câu 38. Giá trị của hàng hóa được xác định bởi hao phí lao động A. và công dụng của chính hàng hóa đó. B. và chi phí sản xuất đẻ tạo ra hàng hóa đó. C. cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó. D. xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó. Câu 39. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được lợi nhuận được gọi là A. hợp tác kinh doanh. B. cạnh tranh kinh tế. C. học hỏi kinh nghiệm. D. loại trừ đối thủ. Câu 40. Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định, tương ứng với A. số lượng hàng hóa, dịch vụ và chi phí sản xuất xác định. B. chất lượng, chi phí sản xuất và giá cả thị trường xác định. C. mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. D. mức lợi nhuận, chi phí và khả năng sản xuất xác định. ĐỀ II Câu 1. Từ ngày 15/12/2007, theo nghị định 32/CP/2007, mọi người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện A. nội dung của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật. C. bản chất của pháp luật. D. vai trò của pháp luật. Câu 2. Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam? A. Tính giai cấp và tính xã hội. B. Tính xã hội và tính kinh tế. C. Tính giai cấp và tính chính trị. D. Tính kinh tế và tính xã hội. Câu 3. Đặc trưng của pháp luật A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện. B. phù hợp với ý chí của nhân dân lao động do nhà nước đại diện. C. có tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung, có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lý. Câu 4. Thực hiện pháp luật là
  7. A. đưa pháp luật đi vào đời sống thực tiễn. B. quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân. C. làm những việc mà pháp luật quy định được làm. D. quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Câu 5. Ông Hà đi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân xã. Trong trường hợp này ông Hà đã A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 6. Bạn An không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Trong trường hợp này, bạn An đã A. không sử dụng pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không tuân thủ pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. Câu 7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân. Ông chủ tịch đã A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 8. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện công dân áp dụng pháp luật? A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm. D. Anh A và chị B đến Ủy ban nhân dân phường đăng ký kết hôn. Câu 9. Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý? A. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình. B. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc một bệnh nào khác làm mất khả năng nhận thức. C. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. D. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Câu 10. Pháp luật quy định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? A. đủ 20 tuổi trở lên. B. đủ 18 tuổi trở lên. C. đủ 16 tuổi trở lên. D. đủ 14tuổi trở lên. Câu 11. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện công dân thực hiện pháp luật với sự tham gia can thiệp của nhà nước? A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi đèn đỏ.
  8. B. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt. C. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. D. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Câu 12. Hành vi vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào? A. Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. C. Là hành vi không hợp pháp, hành vi trái pháp luật. D. Người vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý và phải có lỗi. Câu 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử bởi A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. B. thu nhập, tuổi tác, địa vị. C. dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. D. dân tộc, độ tuổi, giới tính. Câu 14. Học tập là một trong những A. nghĩa vụ của công dân. B. quyền của công dân. C. trách nhiệm của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 15. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình? A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình. B. Tự do chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. C. Thực hiện đúng giao kết hợp đồng lao động. D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các cá nhân. Câu 16. Hợp đồng lao động là gì? A. Sự giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. B. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương. C. Sự giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động. D. Sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Câu 17. Anh Quyết tự ý bán nhà của vợ chồng vì nợ nần mà không hỏi ý kiến của vợ. Vậy anh Quyết đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quan hệ A. sở hữu tài sản chung. B. sở hữu tài sản riêng. C. tình cảm. D. nhân thân. Câu 18. Luật lao động quy định nghỉ chế độ thai sản cho lao động nữ sinh đôi là A. 8 tháng. B. 9 tháng. C. 6 tháng. D. 7 tháng.
  9. Câu 19. Theo quy định của luật lao động, người dử dụng lao động là người ít nhất đủ A. 15 tuổi trở lên. B. 16 tuổi trở lên. C. 17 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên. Câu 20. Câu phát biểu sai là A. công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ hàng hóa gì, ngành nghề gì. B. kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật. C. công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh. D. kinh doanh là quyền tự do của mỗi người không ai có quyền can thiệp. Câu 21. Sau giờ học trên lớp, bạn Mạnh (dân tộc Kinh) giảng bài cho bạn Mị (dân tộc Chứt). Việc làm của bạn Mạnh thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc. C. sự tương thân tương ái của bạn Mạnh. D. quyền tự do, dân chủ của Mạnh. Câu 22. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là A. trong mọi trường hợp không ai có thể bị bắt. B. công an có thể bắt người nếu nghi là tội phạm. C. chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước. D. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Câu 23. Ai cũng có quyền bắt, giữ người trong trường hợp nào dưới đây? A. Bị nghi ngờ phạm tội. B. Chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. C. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. Câu 24. Cố ý gây thương tích cho người khác là hành vi vi phạm quyền nào? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 25. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Bình đẳng, trực tiếp và dân chủ. B. Dân chủ, công bằng và tự do. C. Tự do, dân chủ, bình đẳng và tự nguyện. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 26. Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Đang thi hành án phạt tù.
  10. C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. Câu 27. Người có quyền bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân ở nước ta là A. công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên. B. công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên. C. công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên. D. mọi công dân Việt Nam. Câu 28. Khi xác định người không được quyền bầu cử, nhận định nào sau đây là sai? A. Người chấp hành xong án phạt tù. B. Người đang bị tạm giam để điều tra xử lý vi phạm. C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của tòa án. D. Người mất năng lực hành vi dân sự. Câu 29. Chị Quyền đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói chị Quyền đang thực hiện quyền gì? A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền góp ý. D. Quyền bãi nại. Câu 30. “Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của nhà nước” là A. hình thức dân chủ trực tiếp. B. hình thức dân chủ gián tiếp. C. hình thức dân chủ tập trung. D. hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 31. Quyền học tập của công dân là A. mọi công dân được học tập suốt đời, học bất cứ ngành nghề gì. B. mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề gì, có thể học bằng nhiều hình thức, có thể học thường xuyên, suốt đời. C. mọi công dân đều có quyền học từ cấp học thấp đến cấp học cao. D. quyền học tập của công dân là không bị hạn chế. Câu 32. Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học là A. quyền được phát triển của công dân. B. quyền được học tập của công dân. C. quyền được sáng tạo của công dân. D. quyền được lao động của công dân. Câu 33. Nam tốt nghiệp THPT và dự định sẽ tiếp tục học lên đại học nhưng bố mẹ Nam đã quyết định không cho, với lý do học xong đại học cũng không có việc làm. Theo em, bố mẹ Nam đã vi phạm vào quyền nào sau đây của Nam? A. Quyền sáng tạo của công dân. B. Quyền học tập của công dân. C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền được lao động của công dân. Câu 34. Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung? A. Hàng tháng xí nghiệp dệt M sản xuất được 5 triệu mét vải để đưa ra thị trường.
  11. B. Quần áo của hãng thời trang Y được bày bán ở các của hàng thời trang. C. Các tỉnh ở Nam Bộ chuẩn bị thu hoạch cây ăn quả để xuất khẩu sang châu Âu. D. Gia đình ông Q cấy lúa, trồng rau, nuôi gà để ăn và biếu họ hàng. Câu 35. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là A. nhân tố cơ bản. B. động lực kinh tế. C. hiện tượng tất yếu. D. nền tảng quan trọng. Câu 36. Vũ 19 tuổi và Vân 13 tuổi quen nhau qua facebook, một hôm Vũ đã chở Vân đến nhà nghỉ quan hệ tình dục. Bố mẹ Vân biết chuyện nên đã gửi đơn tố cáo Vũ. Hành vi của Vũ phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. hình sự. C. kỷ luật. D. dân sự. Câu 37. Hai chị em Mai và Nam đều có nguyện vọng học lên lớp 10, tuy nhiên ông Tuấn (bố) cho rằng chỉ có Nam mới được học tiếp còn Mai là con gái không cần học cao. Theo em, ông Tuấn đã vi phạm A. quyền tự do. B. quyền sáng tạo. C. quyền học tập. D. quyền dân chủ. Câu 38. Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lý của người bị hại là vi phạm nội dung của A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể cua công dân. B. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân. C. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân. D. quyền được pháp luật bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân. Câu 39. Bạn An và bạn Bình đánh nhau trong giờ ra chơi. Theo em, 2 bạn đã A. vi phạm kỷ luật. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm dân sự. Câu 40. Nam 19 tuổi nghiện ma túy, cờ bạc, lô đè. Nam đã rủ Ân 16 tuổi đi cướp tài sản, hai tên đã dùng dao giết chết anh Mậu để cướp điện thoại di động và xe náy của anh. Tòa tuyên án Nam chung thân, Ân 12 năm tù. Theo em, tòa xử như vậy có đảm bảo sự công bằng không? A. Không công bằng vì hai người cùng thực hiện. B. Công bằng vì Nam là chủ mưu. C. Công bằng vì Nam đã 19 tuổi, Ân 16 tuổi nên phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. D. Công bằng vì Ân ít tuổi hơn. ĐỀ III Câu 81. Nội dung nào sau đây đề cập đến quyền tự do kinh doanh của công dân? A. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. B. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  12. C. Bảo vệ môi trường. D. Tự quyết về quy mô kinh doanh của mình. Câu 82. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân đạt độ tuổi nào sau đây có quyền bầu cử? A. Đủ 19 tuổi trở lên. B. Đủ 18 tuổi trở lên. C. Đủ 20 tuổi trở lên. D. Đủ 21 tuổi trở lên. Câu 83. Nội dung nào sau đây đề cập đến nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh? A. Tự quyết về quy mô kinh doanh của mình. B. Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm. C. Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào mà pháp luật không cấm. D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Câu 84. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. Đó là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 85. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Điều này thể hiện việc bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào sau đây? A. Xã hội. B. Kinh tế. C. Văn hóa, giáo dục. D. Chính trị. Câu 86. Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong A. phong tục tập quán. B. chủ trương của Đảng. C. Hiến pháp và luật. D. chuẩn mực đạo đức. Câu 87. Công dân có thể tham gia học ban ngày hoặc học buổi tôi tùy vào điều kiện của mỗi người. Điều này đề cập đến quyền nào sau đây của công dân? A. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào. B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. D. Quyền học không hạn chế. Câu 88. Quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là đề cập đến khái niệm nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 89. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là đề cập đến khái niệm nào sau đây? A. Chính trị. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Tín ngưỡng. Câu 90. Xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, sinh con và nuôi dạy con là mục đích của A. gia đình. B. tình yêu. C. tình yêu chân chính. D. hôn nhân. Câu 91. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Điều này đề cập đến quyền nào sau đây của công dân?
  13. A. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 92. Bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, xúc phạm người khác là hành vi xâm phạm đến A. danh dự, nhân phẩm của công dân. B. sức khỏe của công dân. C. chỗ ở của công dân. D. tính mạng của công dân. Câu 93. Pháp luật quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền của mình là biểu hiện cụ thể về A. vai trò của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật. C. chức năng của pháp luật. D. khái niệm của pháp luật. Câu 94. Trách nhiệm pháp lý được hiểu là A. nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện khi vi phạm pháp luật. B. nghĩa vụ của cá nhân phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. C. nghĩa vụ phải gánh chịu khi xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức gây hậu quả xấu. D. nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. Câu 95. Chị L tròng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền đã thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 96. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật? A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. B. Viết phiếu bầu, dán kín gửi qua đường bưu điện. C. Đề nghị những người trong tổ bầu cử viết phiếu bầu và bỏ phiếu hộ. D. Nhờ người thân viết phiếu bầu và bỏ phiếu hộ. Câu 97. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là A. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. C. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không bị xử lý.
  14. Câu 98. Công an bắt người trong trường hợp nào sau đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Bạn A nói xấu một bạn khác trong lớp. B. Hai học sinh cãi nhau trong sân trường. C. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy. D. Hai nhà hàng xóm cãi nhau. Câu 99. Trường hợp nào sau đây được xác định là tài sản chung? A. Tài sản được thừa kế, tặng, cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. B. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. C. Những thu nhập hợp pháp được vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. D. Tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn. Câu 100. Trường hợp thực hiện quyền bầu cử nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật? A. Bố mẹ đang đi công tác nhờ con đi bỏ phiếu bầu cử hộ. B. Vận động bạn bè, người thân bỏ phiếu cho một người. C. Không tự viết được, nhờ người viết phiếu bầu và tự bỏ vào hòm phiếu kín. D. Mang phiếu về nhà, suy nghĩ rồi quay trở lại điểm bầu cử để bỏ phiếu. Câu 101. Việc làm nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Tự ý bắt và giam, giữ người vì lý do không chính đáng. B. Bắt giữ người do nghi ngờ không có căn cứ. C. Bắt giữ người phạm tội quả tang. D. Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật. Câu 102. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế? A. Tăng trưởng kinh tế là mục đích của phát triển kinh tế. B. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện của phát triển kinh tế. C. Tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. D. Tăng trưởng kinh tế quyết định phát triển kinh tế. Câu 103. Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ A. tình cảm. B. nhân thân. C. gia đình. D. xã hội. Câu 104. Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này đề cập đến nội dung nào sau đây? A. Đặc trưng của pháp luật. B. Vai trò của pháp luật.
  15. C. Chức năng của pháp luật. D. Nhiệm vụ của pháp luật. Câu 105. Khi có giấy gọi đi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự, Hải tìm mọi cách để trốn tránh không đi. Hải đã không chấp hành đúng quy định của luật nào sau đây? A. Luật hành chính. B. Luật nghĩa vụ quân sự. C. Luật dân sự. D. Luật hình sự. Câu 106. Ông M đã bàn với vợ bán xe ô tô để đầu tư vào việc mở rộng trang trại chăn nuôi của gia đình. Việc làm của ông M thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ nào sau đây giữa vợ và chồng? A. Quan hệ tài sản. B. Quan hệ lao động. C. Quan hệ kinh doanh. D. Quan hệ nhân thân. Câu 107. Năm nay em vừa đủ 18 tuổi, bố em bảo em đại diện gia đình đi bầu cử vì bà nội già yếu, mẹ đau, bố bận việc không về được. Trong trường hợp này, em sẽ A. chỉ đi bỏ phiếu của mình. B. đi bầu cử phiếu của mình và báo cho tổ bầu cử biết. C. vâng lời bố, bầu thay cho bà và bố mẹ. D. chở mẹ và bà đi bầu cử. Câu 108. Ông Tuấn là nhân viên bảo vệ của Trường trung học phổ thông H. Một đêm, do uống rượu say nên ông quên khóa cổng. Kết quả là kẻ gian đã đột nhập trộm tivi và cây cảnh của nhà trường. Trong trường hợp này, ông Tuấn đã A. vi phạm hình sự. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm kỷ luật. Câu 109. Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa X, dân tộc Tày đã có 5 đại biểu trúng cử. Điều này đề cập đến nội dung nào sau đây? A. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước. B. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số đều được tôn trọng và bảo vệ. C. Các dân tộc được bình đẳng với nhau trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội. D. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số đều được tạo điều kiện phát triển. Câu 110. Thực hiện chủ trương xây dựng “Thành phố 4 an”, Đội quản lý đô thị quận X đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò nào sau đây? A. Quản lý xã hội. B. Quản lý đô thị. C. Bảo vệ đô thị. D. Quản lý hoạt động của công dân. Câu 111. Sau khi X tốt nghiệp trung học phổ thông, bố X bảo X thi vào trường đại học y khoa để theo nghề của bố mẹ, nhưng X đã quyết định thi vào trường sân khấu điện ảnh. Bạn X đã thực hiện quyền học tập nào sau đây? A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Học suốt đời. C. Học thường xuyên. D. Bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 112. Nghi ngờ X lấy cắp xe máy của mình, ông Y đã trình báo với công an phường. Dựa vào
  16. lời khai báo của ông Y, công an phường đã ngay lập tức bắt giam anh X. Việc làm của công an phường đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân? A. Quyền pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 113. Nếu thấy những hành động phá hoại trụ sở Phật giáo ở địa phương. Em lựa chọn cách xử sự nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật? A. Coi như không biết vì mình không theo tôn giáo. B. Báo với chính quyền địa phương để xử lý. C. Tự mình ngăn cản những hoạt động đó. D. Kêu gọi mọi người xung quanh ngăn hành động đó lại. Câu 114. Anh T mất một chiếc máy tính xách tay. Anh T nghi ngờ anh X lấy trộm nên đã vào nhà X để lục soát. Em có nhận xét gì về hành vi của anh T? A. Anh T vi phạm quyền đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng. B. Anh T vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Anh T vi phạm quyền bảo mật nơi cư trú hợp pháp. D. Anh T vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 115. Bạn X lái xe máy không đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản xử phạt hành chính vượt quá số tiền theo quy định của pháp luật. Nếu là bạn của X, em sẽ khuyên bạn X lựa chọn phương án nào sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật? A. Khiếu nại trực tiếp với người cảnh sát giao thông đó. B. Báo với chính quyền địa phương. C. Báo với cơ quan báo chí. D. Lên facebook để nói xấu cảnh sát giao thông. Câu 116. Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T (không mang thai) cũng yêu cầu được nghỉ như chị H vì cùng là lao động nữ. Em tán thành với cách giải quyết nào sau đây khi nói về yêu cầu của chị T? A. Chị T cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động. B. Chị T cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động. C. Chị T cũng được nghỉ vì sẽ không ảnh hưởng gì đến công việc chung. D. Chị T không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật. Câu 117. Mặc dù đã ly hôn nhưng người chồng cũ thường xuyên đến nhà chị H để chửi bới sau khi uống rượu. Trong trường hợp này, chị H nên chọn phương án nào sau đây để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
  17. A. Phản kháng lại. B. Im lặng, cam chịu. C. Nhờ sự can thiệp của người thân. D. Nhờ sự can thiệp của pháp luật. Câu 118. Bạn X rất có năng khiếu về ca hát. Gia đình đã tạo điều kiện cho X tham gia thi chương trình “Solo cùng Bolero” của Đài truyền hình Vĩnh Long. Bạn X đã thực hiện quyền nào sau đây? A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được phát triển. C. Quyền tác giả. D. Quyền được học tập. Câu 119. Sau khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, anh A đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp ngôi nhà của mình. Trong quá trình sửa chữa, có hai cán bộ phường đến kiểm tra, yêu cầu đưa tiền thì mới được tiếp tục thi công. Anh B là láng giềng của A biết được việc này và muốn phản ánh với cơ quan chức năng. Anh B cần phải chọn phương án nào sau đây cho đúng với quy định pháp luật? A. Gửi đơn khiếu nại lên Sở xây dựng. B. Gửi đơn tố cáo lên Ủy ban nhân dân quận. C. Gửi đơn tố cáo lên Ủy ban nhân dân phường. D. Gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân phường. Câu 120. Em K có năng khiếu và thi đỗ vào Trường văn hóa nghệ thuật. Mặc dù hoàn cảnh gia đình không đến mức khó khăn nhưng bố mẹ em bắt nghỉ học để phụ giúp gia đình. Em tán thành với nhận xét nào sau đây khi nói về việc làm của bố mẹ K? A. Bố mẹ K đã vi phạm quyền học tập và sáng tạo. B. Bố mẹ K đã vi phạm quyền sáng tạo và công dân. C. Bố mẹ K đã vi phạm quyền học tập và phát triển. D. Bố mẹ K đã vi phạm quyền sáng tạo và phát triển. . ĐỀ IV Câu 81. Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành A. quan hệ sản xuất. B. quá trình sản xuất. C. tư liệu sản xuất. D. lực lượng sản xuất. Câu 82. Người nào dưới đây có quyền khiếu nại? A. Chỉ có cá nhân. B. Mọi cá nhân, tổ chức. C. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên. D. Người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật. Câu 83. Các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo là nội dung cơ bản của pháp luật về A. quốc phòng, an ninh. B. phát triển kinh tế. C. phát triển các lĩnh vực xã hội. D. bảo vệ môi trường. Câu 84. Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. Quy định này thuộc về
  18. hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 85. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Điều này thể hiện việc bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào sau đây? A. Xã hội. B. Văn hóa, giáo dục. C. Kinh tế. D. Chính trị. Câu 86. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ A. thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin. B. được giải quyết bằng cảm tính. C. được giáo dục với hình thức phù hợp. D. bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Câu 87. Quyền học tập của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội. Điều này là đề cập đến quyền nào sau đây của công dân? A. Có quyền học bất cứ ngành nghề nào. B. Quyền học không hạn chế. C. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. D. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. Câu 88. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Quy định này thuộc về hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 89. Quy định nào sau đây không thuộc về nội dung của pháp luật? A. Những việc được làm. B. Những việc có thể làm. C. Những việc phải làm. D. Những việc không được làm. Câu 90. Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ như thế nào sau đây đối với tài sản chung? A. Người nào làm ra nhiều tiền hơn người đó quyết định tất cả. B. Chồng phụ thuộc vợ. C. Ngang nhau. D. Vợ phục tùng chồng. Câu 91. Đối với mỗi công dân, quyền tự do cơ bản quan trọng nhất là quyền nào sau đây? A. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 92. Trong một số trường hợp cần thiết cần phải bắt người thì những cơ quan, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo đúng A. những chuẩn mực đạo đức của xã hội. B. hướng dẫn của người lãnh đạo. C. trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. D. lương tâm của bản thân. Câu 93. Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã ban hành quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy
  19. điện, xe máy. Điều này thể hiện vai trò nào sau đây của pháp luật? A. Quản lý công dân. B. Bảo vệ lợi ích của mình. C. Bảo vệ quyền của công dân. D. Quản lý xã hội. Câu 94. Thi hành pháp luật được hiểu là cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. không cấm. B. quy định nên làm. C. cho phép làm. D. quy định phải làm. Câu 95. Nhận định nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Các điều kiện về vốn khác nhau nên kết quả sản xuất khác nhau. B. Trình độ về quản lí không giống nhau nên kết quả sản xuất khác nhau. C. Sự hỗ trợ như nhau của Nhà nước nên kết quả sản xuất không khác nhau. D. Môi trường sản xuất khác nhau nên kết quả sản xuất không giống nhau. Câu 96. Theo Luật bầu cử thì nguyên tắc nào sau đây không ràng buộc đến việc tự do và độc lập trong việc lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên? A. Bình đẳng. B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Phổ thông. Câu 97. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là A. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. B. công dân được hưởng quyền tuyệt đối từ Nhà nước và xã hội. C. bình đẳng về hưởng quyền trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. D. công dân thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước thao quy định chung. Câu 98. Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp phải được trả tự do ngay khi nào? A. Khi Ủy ban nhân dân ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt. B. Khi Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt. C. Khi Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt. D. Khi Ủy ban nhân dân ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt. Câu 99. Trong nội dung bình đẳng giữa bố mẹ và con, bố mẹ có nghĩa vụ A. chăm lo nhiều hơn cho con cả. B. không phân biệt đối xử giữa các con. C. yêu thương con trai hơn con gái. D. nghe theo mọi ý muốn của con. Câu 100. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây? A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do. D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.
  20. Câu 101. Công an được quyền bắt người trong trường hợp có quyết định của A. chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. B. hội đồng nhân dân các cấp. C. Tòa án nhân dân hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. D. thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động. Câu 102. Khi xem xét tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải A. lớn hơn tổng giá trị của hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. B. bằng tổng giá trị của hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. C. nhỏ hơn tổng giá trị của hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. D. tỉ lệ thuận với tổng giá trị của hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. Câu 103. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa bố mẹ và con? A. Bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuối. B. Bố mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. C. Bố mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. D. Bố mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con. Câu 104. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để Nhà nước A. quản lý công dân. B. bảo vệ lợi ích của công dân. C. bảo vệ quyền công dân. D. quản lý xã hội. Câu 105. Công ty X xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc làm của công ty X là đề cập đến nội dung nào sau đây? A. Bảo vệ nguồn nước sạch của công ty. B. Bảo vệ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. C. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất - kinh doanh. D. Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh. Câu 106. Anh D nghi ngờ vợ mình có quan hệ tình cảm với người khác nên thường xuyên kiểm tra nội dung tin nhắn và các cuộc gọi trong điện thoại của vợ. Việc làm của anh D vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ nào sau đây giữa vợ và chồng? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tình cảm. C. Quan hệ xã hội. D. Quan hệ tài sản. Câu 107. Nhân dân xã X biểu quyết công khai quyết định việc xây dựng nhà văn hóa xã với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng. B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
  21. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền công khai, minh bạch. Câu 108. Lê Văn Q đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi làm giả hạt nêm của nhãn hiệu X. Lần này, Q bị bắt quả tang khi đang tiếp tục làm giả hạt nêm với số lượng lớn có giá trị tương đương hàng thật là 30 triệu đồng. Trong trường hợp này, Q đã vi phạm và chịu trách nhiệm nào sau đây? A. Vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm hành chính. B. Vi phạm hình sự và chịu trách nhiệm hình sự. C. Vi phạm dân sự và chịu trách nhiệm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật và chịu trách nhiệm kỷ luật. Câu 109. Anh X theo đạo Thiên chúa, chị Y theo Phật giáo. Cả hai yêu nhau đã lâu và muốn kết hôn nhằm xây dựng gia đình. Nhưng bố anh X phản đối vì chị Y không cùng tôn giáo với nhà anh X. Hành vi của bố anh X vi phạm quyền nào sau đây? A. Bình đẳng giữa các dân tộc. B. Bình đẳng giữa các tôn giáo. C. Bình đẳng trong quan hệ xã hội. D. Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế. Câu 110. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với công ty sản xuất phân bón X vì công ty này không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để A. Nhà nước quản lý xã hội. B. công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. C. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 111. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại đông anh chị em nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chị H phải dành toàn bộ thời gian ban ngày đi làm phụ giúp gia đình. Buổi tối, chị H tham gia các khóa học để nâng cao trình độ. Việc chị H đi học vào buổi tối là đề cập đến quyền học tập nào sau đây? A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Bình đẳng về cơ hội học tập. C. Tự do lựa chọn trường để học. D. Học thường xuyên, học suốt đời. Câu 112. Do nghi ngờ N lấy cắp máy tính của mình, M đã tung tin nói xấu, xúc phạm đến N. Đây là hành vi xâm phạm đến A. danh dự và nhân phẩm của người khác. B. sức khỏe của người khác. C. lòng tự trọng của người khác. D. uy tín của người khác. Câu 113. Ông X là người dân tộc Dao, ký kết hợp đồng kinh doanh với ông V là người dân tộc Kinh. Khi ông X và ông V ký hợp đồng với nhau cần dựa trên nguyên tắc nào sau đây? A. Các bên cùng có lợi. B. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số. C. Đoàn kết giữa các dân tộc. D. Bình đẳng.
  22. Câu 114. Hai nữ sinh chưa thanh toán tiền thuê nhà theo hợp đồng, bà X là chủ nhà đã khóa trái cửa nhà và giam lỏng hai bạn nữ sinh gần 3 giờ. Sau đó, họ được giải thoát nhờ sự can thiệp của công an phường. Em có nhận xét gì về hành vi của bà X? A. Bà X vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. Bà X vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân. C. Bà X vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Bà X vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 115. Anh T trình báo với cơ quan chức năng về hành vi sản xuất rượu giả của gia đình ông K. Em đánh giá như thế nào về việc thực hiện pháp luật của anh T theo các hình thức thực hiện pháp luật sau đây? A. Anh T đã sử dụng pháp luật. B. Anh T đã tuân thủ pháp luật. C. Anh T đã áp dụng pháp luật. D. Anh T đã thi hành pháp luật. Câu 116. Anh Đ muốn bán xe ô tô, anh không bàn với vợ vì cho rằng anh là người đã mu axe, còn vợ ở nhà nội trợ, không đóng góp tiền vào việc mua xe. Nếu là vợ của anh Đ, em lựa chọn ứng xử nào sau đây? A. Xem chuyện mua bán tài sản là việc của anh Đ. B. Không đồng ý nhưng không nói gì cả. C. Không đồng ý và chia sẻ ý kiến cho chồng hiểu. D. Phản ứng gay gắt với quyết định của anh Đ. Câu 117. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị Y. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị Y làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò A. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ. B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị Y. C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ. D. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị Y. Câu 118. M có năng khiếu về chơi đàn và đã đạt được một số giải thưởng âm nhạc. M đã viết đơn và được Trường văn hóa nghệ thuật T đặc cách nhận vào học. Em có nhận xét gì về việc làm của Trường văn hóa nghệ thuật T? A. Thực hiện quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân. B. Thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. C. Thực hiện quyền được học không hạn chế của công dân. D. Thực hiện quyền sáng tạo của công dân. Câu 119. Ông N cho rằng, để bầu được người có đức, có tài, pháp luật nên quy định người có bằng cấp và học thức cao thì có nhiều phiếu bầu hơn vì ý kiến của họ cần được đánh giá cao hơn. Ý kiến của ông N trái ngược với nguyên tắc nào sau đây của Luật bầu cử? A. Phổ thông. B. Bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 120. Gặp trường hợp bạn cùng lớp bịa đạt, tung tin xấu về mình trên Facebook, thực hiện theo các quy định của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; tùy mức độ, em sẽ lựa chọn
  23. cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với pháp luật? A. Đăng tin lên facebook nói xấu lại người đó. B. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người đó xóa tin trên facebook. C. Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận. D. Lờ đi không nói gì. . ĐỀ V Câu 81. Khi công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh, công dân sẽ có quyền nào sau đây? A. Quyền tự do kinh doanh. B. Quyền tự do đi lại. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tự do sáng tạo. Câu 82. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân đạt độ tuổi nào dưới đây có quyền ứng cử? A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 21 tuổi trở lên. C. Đủ 20 tuổi trở lên. D. Đủ 22 tuổi trở lên. Câu 83. Quan hệ tỉ lệ về lượng trong trao đổi giữa các hàng hóa với nhau do yếu tố nào dưới đây quyết định? A. Do tính hữu ích của hàng hóa. B. Do ngẫu nhiên. C. Do quan hệ cung - cầu. D. Do giá trị nội tại của hàng hóa. Câu 84. Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của A. cá nhân, tổ chức, Nhà nước. B. nhân dân lao động. C. giai cấp công nhân. D. những người có thẩm quyền. Câu 85. Một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sung bái tín ngưỡng ấy là đề cập đến khái niệm nào sau đây? A. Tín ngưỡng. B. Cơ sở tôn giáo. C. Tôn giáo. D. Dân tộc. Câu 86. Nhà nước cần làm gì sau đây để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý? A. Dựa trên các chuẩn mực, quy tắc đạo đức. B. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật. C. Ban hành các Bộ luật mới càng nhiều càng tốt. D. Chỉ cần bỏ các Bộ luật cũ. Câu 87. Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, tìm tòi, sáng tạo để đưa ra các phát minh, cải tiến kỹ thuật. Điều này là cập đến quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được sống. C. Quyền được phát triển. D. Quyền học tập. Câu 88. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức. Quy định này thuộc về hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
  24. Câu 89. Nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà còn làm gì sau đây để pháp luật được thực hiện trong đời sống? A. Kêu gọi mọi công dân thực hiện. B. Hướng dẫn mọi người có những hiểu biết về pháp luật. C. Động viên mọi người xử sự theo những chuẩn mực của số đông trong xã hội. D. Dùng quyền lực đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Câu 90. Công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào là đề cập đến quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng. B. Quyền lao động. C. Quyền dân chủ. D. Quyền tự do. Câu 91. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đát nước. Điều này đề cập đến quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do học tập. C. Quyền tự do đi lại. D. Quyền tự do sáng tạo. Câu 92. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người A. bảo mật. B. bảo đảm. C. tôn trọng. D. tôn vinh. Câu 93. Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã ban hành quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, xe máy. Điều này thể hiện vai trò nào sau đây của pháp luật? A. Quản lý công dân. B. Bảo vệ lợi ích của mình. C. Bảo vệ quyền công dân. D. Quản lý xã hội. Câu 94. Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc cá nhân, tổ chức A. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc. B. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép. C. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc. D. không làm những gì mà pháp luật cấm. Câu 95. Một trong những nghĩa vụ rất quan trọng của người sản xuất kinh doanh là A. đóng bảo hiểm đầy đủ. B. trả lương đầy đủ cho người lao động. C. thực hiện đúng hợp đồng lao động. D. nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Câu 96. Khi viết hộ phiếu bầu cho không thể tự mình viết được thì phiếu bầu của cử tri được viết hộ phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bí mật. D. Bình đẳng. Câu 97. Công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh có nghĩa là
  25. A. công dân không bình đẳng về nghĩa vụ. B. công dân không bình đẳng về quyền. C. công dân bình đẳng về trách nhiệm. D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 98. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân được hiểu là không ai được A. làm tổn thương tới tính mạng, sức khỏe của người khác. B. xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. C. làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người khác. D. can thiệp tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Câu 99. Nội dung nào sau đây thể hiện bất bình đẳng trong thực hiện quyền lao động? A. Lao động nam và lao động nữ có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc. B. Tự do lựa chọn việc làm theo quy định của pháp luật. C. Ưu đãi đối với người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. D. Lao động nam có cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn lao động nữ. Câu 100. Hành vi nào sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử? A. Gửi phiếu bầu để người khác bầu hộ. B. Đảm bảo bí mật phiếu bầu khi viết hộ người không thể tự viết được. C. Nhờ người khác viết hộ phiếu bầu khi tự mình không thể viết được. D. Nhờ người khác bỏ hộ phiếu bầu khi tự mình không thể bỏ được. Câu 101. Việc làm nào sau đây là xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác? A. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi. B. Bắt người theo quy định của tòa án. C. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn vào nhà. D. Vì bất đồng quan điểm nên đã đánh người gây thương tích. Câu 102. Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân nhằm A. tạo ra các thành phần kinh tế đa dạng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. B. khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy kinh doanh phát triển, mở đường tăng trưởng kinh tế đất nước. C. bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. D. phát triển thành phần kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 103. Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao động nữ A. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. B. kết hôn.
  26. C. nghỉ việc không lý do. D. đang mang thai. Câu 104. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để Nhà nước A. quản lý công dân. B. bảo vệ lợi ích của công dân. C. quản lý xã hội. D. bảo vệ quyền công dân. Câu 105. Công ty sản xuất ống nhựa X áp dụng các biện pháp để xử lý tốt nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất. Việc làm của công ty X đã thực hiện nghĩa vụ nào sau đây của người kinh doanh? A. Bảo vệ danh dự của công ty. B. Bảo vệ môi trường. C. Chăm lo sức khỏe của công dân. D. Bảo vệ lợi ích của công ty. Câu 106. Chị T đã có chồng và 2 đứa con. Trước khi mất, ông nội chị T để lại di chúc cho chị 200 mét vuông đất vườn của ông. Theo quy định của pháp luật, tài sản trên thuộc quyền sở hữu của người nào sau đây? A. Hai con chị T. B. Vợ, chồng chị T. C. Chị T. D. Cả gia đình chị T. Câu 107. Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách nào sau đây? A. Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. B. Góp ý kiến xây dựng các dự thảo liên quan đến học sinh. C. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Câu 108. Trần Văn X (16 tuổi) bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Số lượng rượu giả do X sản xuất nếu đem ra thị trường bán bằng với giá của rượu thật có giá trị khoảng 1 triệu đồng. Trong trường hợp này, Trần Văn X phải chịu trách nhiệm nào sau đây? A. Dân sự. B. Kỷ luật. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 109. Trong Kỳ thi tuyển sinh đại học, bạn X đã được cộng 1 điểm ưu tiên vì bạn X là người dân tộc thiểu số. Quy định này của Nhà nước phù hợp với nhân xét nào sau đây? A. Không công bằng giữa các học sinh. B. Nhà nước ta đang tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài. C. Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn học sinh dân tộc Kinh. D. Nhà nước ta đang thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Câu 110. Sau khi nhận quyết định buộc thôi việc của giám đốc xí nghiệp nơi mình công tác, chị X đã làm đơn khiếu nại gửi lên giám đốc yêu cầu xem xét lại quyết định ấy. Trong trường hợp này, chị X đã dựa vào pháp luật để A. ngăn chặn việc làm của giám đốc xí nghiệp. B. tăng cường vai trò của Nhà nước trng quản lý doanh nghiệp.
  27. C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị X. D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của xí nghiệp. Câu 111. Nhận định nào dưới đây nói lên ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với gia đình? A. Phát triển kinh tế khắc phục tình trạng thất nghiệp và giảm tệ nạn xã hội. B. Phát triển kinh tế giúp gia đình có thêm thu nhập để đầu tư giáo dục cho con. C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện để mỗi người nâng cao tuổi thọ của mình. D. Phát triển kinh tế là tiền đề để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Câu 112. Hai cảnh sát đang truy bắt tên tội phạm thì mất dấu, họ nghi là tên tội phạm trốn vào nhà ông X. Trong trường hợp này, hai cảnh sát nên lựa chọn phương án nào sau đây? A. Yêu cầu ông X cho vào nàh để tìm bắt tên tội phạm. B. Ra về, không truy bắt tên tội phạm đó nữa. C. Chạy thẳng vào nhà ông X truy bắt tên tội phạm. D. Ra về và xin lệnh khám nhà ông X. Câu 113. Bàn về tác động của quy luật giá trị, hiện tượng nào dưới đây nói đến phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa? A. Ông N trở thành người giàu khi công ti làm ăn có lãi. B. Anh K tích cực cải tiến kĩ thuật nên năng suất lao động tang nhanh. C. Bác L chuyển sang sản xuất mặt hàng Z để có lợi nhuận cao hơn. D. Chị U phân phối nguồn hàng sang địa điểm mới vì được trả giá cao. Câu 114. H và N là bạn học cùng lớp, do mâu thuẫn về mặt tình cảm nên H đã nhắn tin xúc phạm N. Em có nhận xét gì về hành vi của H? A. H đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. H đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của công dân. C. H đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. H đã vi phạm quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện tín. Câu 115. Gia đình bạn X xây dựng công trình nhà ở nhưng có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng về chiều cao, số tầng. Em tán thành với nhận xét nào sau đây khi nói về việc làm của gia đình X? A. Đó là hành vi vi phạm dân sự. B. Đó là hành vi vi phạm kỷ luật. C. Đó là hành vi vi phạm hành chính. D. Đó là hành vi vi phạm hình sự. Câu 116. Để có tiền chi tiêu thêm, X (14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên của quán ăn. Nếu là chị họ của X, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Coi như không biết để X có thể tự tin làm việc.
  28. B. Tung tin nói xấu về quán ăn trên facebook. C. Đồngý với X và cũng xin vào làm cùng. D. Khuyên X bỏ công việc này vì trái quy định của Bộ luật lao động. Câu 117. Nhìn thấy một người trộm xe máy của người khác, em lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho đúng với quy định của pháp luật? A. Hô to lên để người khác biết và đến bắt. B. Báo cho người thân. C. Báo cho ủy ban nhân dân. D. Lờ đi, coi như không biết. Câu 118. Trong kỳ tuyển sinh năm nay, A không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn B thì cho rằng A vẫn có quyền học tập. Em tán thành với quan điểm nào sau đây khi nói về quyền học tập của A? A. Quyền học tập của A đã chấm dứt vì A không còn khả năng học. B. A vẫn có quyền học tập vì có thể học thường xuyên, học suốt đời. C. Quyền học tập của A đã chấm dứt vì A không còn cơ hội học. D. A vẫn có quyền học tập vì không ai tước quyền học tập của A. Câu 119. Chị N đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì bị Công ty TNHH Đức Tín cho nghỉ việc không có lý do. Em sẽ làm gì để giúp chị N bảo vệ quyền lợi của mình? A. Khuyên chị N làm đơn khiếu nại. B. Tìm cách đe dọa giám đốc công ty. C. Khuyên chị N làm đơn tố cáo công ty. D. Khuyên chị N đồng ý với quyết định của công ty. Câu 120. Trong điều kiện trên thị trường không có mua bán chịu thì trường hợp nào dưới đây khái niệm cầu (là tên gọi tắt của nhu câu) có khả năng thanh toán? A. Ông P muốn mua ô tô nhưng chưa đủ tiền để mua. B. Ông P có ý định vay tiền ngân hàng để mua ô tô. C. Ông P hẹn với chủ cửa hàng khi đủ tiền sẽ lấy ô tô. D. Ông P thanh toán số tiền mua ô tô cho chủ cửa hàng. . ĐỀ VI Câu 81. Quá trình sản xuất là sự kết hợp của những yếu tố cơ bản nào dưới đây? A. Người lao động, công cụ lao động và điều kiện lao động. B. Người sản xuất, máy móc và đối tượng sản xuất. C. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Sức lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. Câu 82. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử? A. Công khai. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Phổ thông. Câu 83. Để giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân, pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh
  29. thực hiện nội dung nào sau đây? A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. B. Nên kinh doanh đa dạng về mặt hàng. C. Kinh doanh với quy mô lớn. D. Tạo ra nhiều việc làm mới. Câu 84. Cơ quan nào sau đây có quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung pháp luật? A. Hội đồng nhân dân. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Ủy ban nhân dân. Câu 85. Việc làm nào sau đây là biểu hiện của mê tín dị đoan? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Lên chùa thắp hương. C. Kính Chúa yêu nước. D. Chữa bệnh bằng bùa phép. Câu 86. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này đề cập đến khái niệm nào sau đây? A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. Công dân thực hiện pháp luật. D. Công dân bình đẳng về quyền. Câu 87. Công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức. Điều này là đề cập đến quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được phát triển. C. Quyền tự do đi lại. D. Quyền học tập. Câu 88. Những hành vi thực hiện pháp luật là những hành vi A. trong sáng. B. được số đông chấp nhận. C. hợp pháp. D. nhân đạo. Câu 89. Pháp luật mang bản chất xã hội là vì A. pháp luật do Nhà nước quy định. B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội. C. pháp luật do Nhà nước ban hành. D. pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Câu 90. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động là nội dung thuộc khái niệm nào sau đây? A. Nguyên tắc lao động. B. Thỏa ước lao động. C. Hợp đồng lao động. D. Thỏa thuận lao động. Câu 91. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải A. có người láng giềng chứng kiến. B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. C. được cá nhân đồng ý. D. được người giám hộ đồng ý. Câu 92. Mọi hành vi xâm phạm đến nhân phẩm và danh danh dự của công dân đều A. làm cho lương tâm cắn rứt. B. gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. C. vừa trái với đạo đức vừa vi phạm pháp luật. D. là những hành vi vi phạm đạo đức.
  30. Câu 93. Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật quy định và A. thừa nhận. B. bảo vệ. C. ghi nhận. D. tôn trọng. Câu 94. Một trong những dấu hiệu của vi phạm pháp luật là A. do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. B. do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. D. do người từ trên 18 tuổi thực hiện. Câu 95. Yếu tố nào dưới đây không phải là điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa? A. Là sản phẩm của lao động. B. Thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. C. Thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người làm ra sản phẩm đó. D. Đi vào tiêu dung thông qua trao đổi, mua bán. Câu 96. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội dành cho đối tượng nào sau đây? A. Mọi công dân. B. Người đủ 18 tuổi. C. Cán bộ, công chức. D. Tất cả những người trong độ tuổi lao động. Câu 97. Việc Tòa án xét xử những vụ án không phụ thuộc người bị xét xử là ai, có chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. B. quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm kinh tế. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 98. Sử dụng mạng xã hội facebook để đăng những thông tin không đúng sự thật về người khác là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 99. Quyền nào sau đây không thuộc về nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. B. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm. C. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. D. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề. Câu 100. Dựa trên căn cứ nào sau đây để pháp luật quy định những mức thuế khác nhau đối với
  31. các doanh nghiệp? A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. C. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 101. Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. Câu 102. Đảng và Nhà nước Việt Nam ta đã chủ trương thực hiện chính sách dân số nhằm mục tiêu cuối cùng là góp phần A. phát triển văn hóa. B. phát triển các lĩnh vực xã hội. C. phát triển giáo dục. D. phát triển quốc phòng, an ninh. Câu 103. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách nào dưới đây của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Đại đoàn kết dân tộc. B. Tiền lương. C. An sinh xã hội. D. Bình đẳng giới. Câu 104. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và A. xây dựng chủ trương, chính sách. B. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước. C. tổ chức thực hiện pháp luật. D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 105. Nội dung nào dưới đây không thuộc tác động của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. C. Nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước. D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất. Câu 106. Sau khi kết hôn, anh X không cho chị Y tiếp tục đi học cao học với lý do chị Y phải dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Quyết định của anh X đã xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ gia đình. C. Quan hệ tinh thần. D. Quan hệ tài sản. Câu 107. Nhân dân trong khu dân cư X họp bàn về giữ gìn trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này thể hiện quyền dân chủ nào sau đây của công dân? A. Quyền kiểm tra giám sát Ủy ban nhân dân. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Quyền được bày tỏ ý kiến. D. Quyền tự do dân chủ. Câu 108. Anh X có hợp đồng cho anh Y thuê nhà với giá 1.500.000 vnđ/1 tháng, thanh toán vào ngày 10 dương lịch hằng tháng. Nhưng đến thời hạn anh Y không chịu thanh toán Trong trường
  32. hợp này, hành vi của anh Y thuộc loại vi phạm nào sau đây? A. Hành chính. B. Kỷ luật. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 109. Trong lớp em có một bạn người dân tộc thiểu số mới chuyển đến. Bạn rất rụt rè và ít giao tiếp với mọi người. Em lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Mặc kệ bạn, không cùng dân tộc, khác văn hóa nên không quan tâm. B. Rủ các học sinh khác trêu chọc bạn vì bạn quá rụt rè. C. Lấy những cái khác biệt của bạn để chỉ trích, chê bai. D. Tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc bạn để giúp bạn tự tin và hòa đồng hơn. Câu 110. Công an phường X ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Y vì đã có hành vi chở chất thải bẩn đổ xuống con kênh thuộc phường X. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để A. công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. B. Nhà nước quản lý xã hội. C. công an phường X bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 111. Linh là học sinh lớp 12 chuyên văn. Trong năm học 2015 - 2016, Linh đã sáng tác một số tác phẩm và được đăng trên báo Hoa học trò. Việc làm này của Linh thể hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được phát triển. C. Quyền học tập. D. Quyền bình đẳng. Câu 112. Nhân lúc cửa hàng đông khách, X đã móc túi và lấy trộm điện thoại của Y, hành vi đó bị anh Z là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh Z nên xử sự theo cách nào sau đây cho đúng quy định của pháp luât? A. Đánh X một trận rồi giải đến cơ quan công an. B. Đánh cho X một trận rồi cho đi. C. Nhốt X tại phòng kín của cửa hàng vài ngày rồi thả về. D. Không đánh mà nên giải ngay đến cơ quan công an. Câu 113. Chị X là người dân tộc Khơme. Vừa qua, chị được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy múa cho con em đồng bào dân tộc mình. Em tán thành với nhận xét nào sau đây về chính sách trên của nhà nước Việt Nam? A. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế. B. Quan tâm đến chính sách giáo dục. C. Góp phần ổn định chính trị. D. Góp phần phát triển văn hóa. Câu 114. Năm nay M học lớp 12, nhưng lại ham chơi game. Bố của M đã khuyên bảo nhiều lần nhưng M không nghe. Khi phát hiện M bỏ học đi chơi game, bố M đã xông vào mắng chửi chủ quán. Em có nhận xét gì về hành vi của bố M? A. Bố M đã vi phạm quyền tự do kinh doanh.
  33. B. Bố M đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Bố M đã vi phạm quyền tự do ngôn luận. D. Bố M đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. Câu 115. Ông A trong thời gian xây nhà để vật liệu xây dựng trên hè phố nên đã bị thanh tra giao thông xử phạt hành chính. Hành vi của ông A là vi phạm A. hành chính. B. dân sự. C. kỷ luật. D. trật tự. Câu 116. Công ty X kinh doanh cả quần áo trẻ em trong khi giấy phép kinh doanh đăng ký mặt hàng kinh doanh là sữa. Nhận xét nào sau đây phù hợp khi nói về hành vi của công ty X? A. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. B. Xác định được hình thức đầu tư. C. Không thực hiện đúng nghĩa vụ kinh doanh. D. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Câu 117. Hai bố con bạn X đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Bố bạn X không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, còn bạn X 16 tuổi còn nhỏ chỉ đi theo ông không đáng bị phạt. Nếu là bạn X, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Đồng ý với việc xử phạt nhưng không nói gì. B. Giải thích cho bố hiểu và nộp phạt. C. Kiên quyết phản đối việc xử phạt của cảnh sát giao thông. D. Đồng tình với bố không nộp phạt. Câu 118. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, H tiếp tục học lên đại học thông qua Kỳ thi tuyển sinh năm 2014. Nhận xét nào sau đây là phù hợp khi đánh giá về việc làm của H? A. H đã thực hiện đúng quyền học không hạn chế. B. H đã thực hiện đúng quyền bình đẳng về cơ hội học tập. C. H đã thực hiện đúng quyền công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào. D. H đã thực hiện đúng quyền học thường xuyên, suốt đời. Câu 119. Chồng bà A là một trong những người thuộc danh sách ứng cử viên bầu daaij biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Trong quá trình bầu cử, bà A đã cố tình tìm mọi cách để xem phiếu bầu của những người hàng xóm để biết họ có bầu cho chồng mình hay không. Hành vi của bà A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Bình đẳng. B. Bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp. D. Phổ thông. Câu 120. Công an tỉnh X vừa triệt phá đường dây mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy mô lớn với nhiều đối tượng tại nhiều tỉnh, thành phố tham gia. Em tán thành với nhận xét nào sau đây khi nói về việc làm của công an tỉnh X? A. Thể hiện trách nhiệm phòng chống ma túy trong xã hội.
  34. B. Thể hiện trách nhiệm phòng chống tệ nạn mại dâm. C. Thể hiện trách nhiệm phòng chống ma túy và mại dâm. D. Đảm bảo trật tự an toàn trong xã hội. . ĐỀ VII Câu 81. Quyền nào dưới đây của công dân là cơ sở để hình thành cơ quan quyền lực của nhà nước? A. Khiếu nại và tố cáo. B. Bầu cử và ứng cử. C. Tham gia quản lý xã hội. D. Tự do ngôn luận, báo chí. Câu 82. Bất cứ công dân nào điều khiển xe gắn máy vào đường ngược chiều đều bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm A. pháp lý. B. cá nhân. C. xã hội. D. cộng đồng. Câu 83. Bắt người phạm tội quả tang là công dân thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về A. địa vị. B. danh tính. C. đời tư. D. thân thể. Câu 84. Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về A. cơ hội học tập. B. nhu cầu hưởng thụ. C. mức thuế thu nhập. D. phát triển kỹ năng. Câu 85. Quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa A. cộng đồng và cá nhân. B. nhà nước và công dân. C. nhà nước và xã hội. D. cộng động và đoàn thể. Câu 86. Phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt lớp là học sinh thực hiện quyền A. chủ động phán quyết. B. tự do ngôn luận. C. tích cực đàm phán. D. công khai phê bình. Câu 87. Tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng là công dân thực hiện quyền được A. điều phối. B. đãi ngộ. C. phát triển. D. đầu tư. Câu 88. Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp giáo dục con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong A. môi trường xã hội. B. định hướng ngề nghiệp. C. quan hệ nhân thân. D. phạm vi gia tộc. Câu 89. Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép là thực hiện pháp luật theo hình thức A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. phổ biến nội quy. D. thực hiện nội quy. Câu 90. Theo quy định của pháp luật, bát cứ công dân nào cũng được A. tham gia nghĩa vụ quân sự. B. thay đổi loại hình doanh nghiệp.
  35. C. học thường xuyên, học suốt đời. D. đăng ký chuyển nhượng bản quyền. Câu 91. Quyền sáng tạo có nghĩa là mọi công dân được tự do A. chuyển giao công nghệ. B. cung cấp phần mềm. C. nghiên cứu khoa học. D. lựa chọn ngành nghề. Câu 92. Việc thu chi các khoản đóng góp cho hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phải được phụ huynh học sinh A. xem xét, giải quyết. B. lĩnh hội, điều phối C. tham vấn, thẩm định. D. giám sát, kiểm tra. Câu 93: Để thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình công dân cần dựa vào A. pháp luật của nhà nước. B. quy ước của cộng đồng. C. chuẩn mực của đạo đức. D. giá trị của truyền thống. Câu 94. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nơi bán hàng là công dân đã vi phạm pháp luật A. hành chính. B. dân sự. C. lao động. D. kinh doanh. Câu 95. Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đêu được thành lập doanh nghiệp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. công vụ. B. kinh doanh. C. dân sự. D. việc làm. Câu 96. Để mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện A. phương pháp tiếp cận. B. hệ thống pháp luật. C. thể chế chính trị. D. quy trình giám sát. Câu 97. Hình thức văn bản nào dưới đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật? A. Quy chế hoạt động của khu dân cư. B. Thông tư của Bộ trưởng. C. Nghị định của Thủ tướng Chính phủ. D. Quyết định của Chủ tịch nước. Câu 98. Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây? A. Tự ý nghỉ việc. B. Cổ vũ đánh bạc. C. Lấn chiếm vỉa hè. D. Sử dụng ma túy. Câu 99. Công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý phá khóa vào nhà người khác để A. dập tắt đám cháy. B. thăm dò tin tức. C. giải cứu người bị nạn. D. bắt tội phạm truy nã. Câu 100. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là nội dung cơ bản của pháp luật về A. quy trình bảo hiểm. B. lĩnh vực xã hội. C. lựa chọn dịch vụ y tế. D. áp dụng chính sách bảo trợ.
  36. Câu 101. Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu? A. Cảnh sát khu vực. B. Cán bộ thanh tra liên ngành. C. Thủ trưởng cơ quan nhà nước. D. Nhân viên hòa giải. Câu 102. Công dân thực hiện quyền được phát triển trong trường hợp nào dưới đây? A. Đăng ký bản quyền. B. Tuyển dụng chuyên gia. C. Bồi dưỡng tài năng. D. Sáng tác âm nhạc. Câu 103. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ không được tạo cho con A. áp lực. B. thử thách. C. cơ hội. D. kỳ vọng. Câu 104. Chị T tự nhận là bạn của con trai bà H và lừa của bà 100 triệu đồng rồi bỏ trốn. Trong trường hợp này, chị T đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỷ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. Câu 105. Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lý lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Điều chỉnh pháp luật. Câu 106. H và M là nhân viên bán hàng cho công ty dược phẩm C. Cả hai cùng đạt doanh thu cao nên đều được đề nghị khen thưởng nhưng do làm mất lòng con trai giám đốc, H bị loại khỏi danh sách trên. Trong trường hợp này, Giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Lao động. B. Kinh doanh. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 107. Sau giờ học, thấy A và các bạn cùng lớp vẫn tụ tập chơi bóng đá trong sân trường nên nhân viên bảo vệ tiện tay cầm quyển sổ trực gõ vào đầu A yêu cầu cả nhóm giải tán. B chụp dược hình ảnh đó đã chia sẻ trên mạng xã hội. Khi bị Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường dùng bức ảnh đó gây sức ép, Hiệu trưởng buộc phải ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bảo vệ. Trong trường hợp này, bảo vệ cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp? A. Đàm phán. B. Tố cáo. C. Khiếu nại. D. Tham vấn. Câu 108. Phát hiện A đang bẻ khóa để lấy trộm xe máy, công an viên B xông vào bắt giữ rồi đưa người và tang vật về trụ sở Công an phường. Vì A kháng cự quyết liệt, anh B đã buông lời nhục mạ và đánh gãy tay A. Trong trường hợp này, anh B không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về tính mạng. B. Được bảo hộ về nhân phẩm. C. Được bảo hộ về sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 109. Chị C là nhân viên bán hàng của công ty X nhưng thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng khiến doanh thu của đơn vị bị ảnh hưởng. Chị C phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Kỷ luật. B. Cải chính. C. Hành chính. D. Lao động.
  37. Câu 110. Trong quá trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh H là nhân viên dưới quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Giám đốc T luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì mang ơn Giám đốc, anh H buộc phải đồng ý. Giám đốc T đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Phổ thông. B. Bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 111. Sau khi trúng xổ số 1 tỷ đồng, anh S đã lập tức hoàn thiện hồ sơ cho con gái học lớp 9 đi du học mặc dù vợ, con anh phản đối. Trong trường hợp này, anh S đã vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản. B. Nhân thân. C. Nhân sự. D. Tài chính. Câu 112. Chị A và chị B cùng đăng ký làm đại lý bán hàng cho doanh nghiệp tư nhân Z. Biết hồ sơ của chị A đầy đủ, đúng quy định, chị B rất lo lắng vì mình thiếu một số chứng chỉ quan trọng. Do có tình cảm riêng nên giám đốc chỉ phê duyệt hồ sơ của chị B. Trong trường hợp này, chị A bị vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh doanh. B. Hành chính. C. Lao động. D. Công vụ. Câu 113. Bạn T viết bình luận, đưa ra quan điểm của mình về hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2017 trên cổng thôn tin điện tử của Bộ giáo dục và đào tạo. Bạn T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự do ngôn luận. B. Thay đổi phương thức giáo dục. C. Tham gia quản lý nhà nước. D. Tích cực đàm phán. Câu 114. Không bằng lòng với cách thức khắc phục sự cố môi trường của nhà chức trách, người dân xã X đồng loạt tràn ra đường quốc lộ để phản đối làm giao thông bị ùn tắc kéo dài. Trong trường hợp này, người dân xã X đã vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân? A. Đàm phán. B. Thuyết phục. C. Khiếu nại. D. Tố cáo. Câu 115. Bệnh viện X đã nâng cấp hệ thống xử lý rác thải đạt chuẩn theo quy trình của Nhật Bản là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Tiết kiệm năng lượng. B. Nghiên cứu khoa học. C. Cân bằng sinh thái. D. Bảo vệ môi trường. Câu 116. Thấy N hát hay, nhà trường đã tạo điều kiện cho em tham gia diễn đàn âm nhạc để có cơ hội học hỏi giao lưu với các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Trong trường hợp này, N đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Phát triển. B. Học tập. C. Sáng tạo. D. Tham vấn. Câu 117. Vô tình phát hiện bố rút tiền của công ty gia đình để mua nhà cho người tình đúng lúc chuẩn bị đi du học, K chán nản nên thường xuyên đến các vũ trường để giải khuây. Tại đây, K đã bị X dụ dỗ uống rượu say và ép quan hệ tình dục. Mẹ K lo lắng nên đã đặt cọc 300 triệu cho ông L nhờ chạy học bổng chính phủ cho con đi du học. Trong trường hợp này, hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo? A. Mẹ K, X và ông L. B. X và ông L. C. Bố mẹ K, X và ông L. D. Mẹ con K và ông L.
  38. Câu 118. Vì vợ bị vô sinh, giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tong đường. Khi biết mình có thai, cô V ép giám đốc phải sa thải chị M trợ lý đương nhiệm và ký quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vơ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Vợ chồng giám đốc. B. Giám đốc X và cô V. C. Vợ chồng giám đốc X và cô V. D. Vợ chồng giám đốc X và chị M. Câu 119. Ông A có con gái tên T đang học lớp 11 đã đạt giải học sinh giỏi quốc gia năm học 2017. Khi biết tin T yêu H là thanh niên không nghề nghiệp lại nghiện hút, ông A đã rất bất ngờ. Ông vừa tìm cách giám sát con gái chặt chẽ, vừa thuê D đánh H. Trong một lần ông A về quê, T rủ H đến nhà chơi. Thấy trên bàn trang điểm có chiếc nhẫn kim cương, H lấy trộm và mang bán được 500 triệu đồng rồi xui người yêu cùng bỏ trốn. Trong trường hợp trên, ai phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Ông A, D và H. B. Ông A, D, H và T. C. Ông A, D và T. D. Ông A, T và H. Câu 120. Chị Y đã nhờ anh K sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của chị Y có nhiều mẫu thiết kế mới, anh K đã vội vã sao chép. Sau đó, K tâm sự và nhờ X làm môi giới để bán những mẫu đó cho công ty thời trang Z. Vì mẫu đẹp, K và X đã được trả một khoản tiền lớn. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Anh K và công ty Z. B. Anh K. C. Anh K, X và công ty Z. D. Anh K và anh X. ĐỀ VIII Câu 81: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ là một nội dung thuộc A. khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. B. ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 82: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào? A. Khi ngôn ngữ xuất hiện. B. Khi xã hội loài người xuất hiện. C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện. D. Khi con người biết lao động. Câu 83: Nhà nước chủ trương ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ, điều này thể hiện A. bất bình đẳng. B. bình đẳng giữa vợ và chồng. C. bình đẳng về việc làm. D. bình đẳng trong kinh doanh. Câu 84: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các A. quan hệ đạo đức. B. quan hệ pháp luật. C. quan hệ chính trị. D. quan hệ xã hội. Câu 85: Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc với chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền sáng tạo của công dân. B. Quyền học tập của công dân. C. Quyền tự do của công dân. D. Quyền được phát triển của công dân. Câu 86: Đi xe máy vượt đèn đỏ dẫn đến gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. Câu 87: Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải
  39. A. tôn trọng tự do của người khác. B. tôn trọng chỗ ở của người khác. C. tôn trọng bí mật của người khác. D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Câu 88: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam? A. Tòa án nhân dân các cấp. B. Cơ quan điều tra các cấp. C. Ủy ban nhân dân. D. Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Câu 89: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. B. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. C. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế. D. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội. Câu 90: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là những người có thẩm quyền giải quyết A. tố cáo. B. khiếu nại, tố cáo. C. khiếu nại. D. tranh chấp hình sự. Câu 91: Các đặc trưng của phap luât là A. tinh quy pham phô biên; tinh quyên lưc, băt buôc chung; tinh xac đinh chăt chẽ vê măt hinh thưc. B. băt nguôn tư thưc tiên đơi sông, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến. C. vi sư phat triên cua xa hôi, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến. D. mang ban chât giai câp va ban chât xa hôi, mang tính bắt buộc chung, mang tính quy phạm phổ biến. Câu 92: Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ? A. Sự tồn tại nhiều chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau. B. Sự tồn tại của các chủ thể kinh tế có mâu thuẫn với nhau. C. Nhà nước có chính sách ưu đãi riêng cho một số ngành nghề. D. Các chủ thể kinh tế sản xuất và kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Câu 93: Theo quy định của pháp luật, người nào có quyền tố cáo? A. Chỉ có công dân. B. Cá nhân, công dân. C. Cá nhân. D. Cá nhân, tổ chức. Câu 94: An và Bi cùng làm việc trong một công ty và có cùng mức thu nhập hàng tháng cao. An sống độc thân, Bi có mẹ già và nuôi con trai nhỏ. An phải đóng thuế thu nhập cá nhân cao gấp đôi Bi. Điều này thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí phụ thuộc vào A. địa vị của An và Bi. B. điều kiện hoàn cảnh cụ thể của An và Bi. C. điều kiện làm việc cụ thể của An và Bi. D. độ tuổi của An và Bi. Câu 95: Trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013, nhân dân được tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Việc làm này của nhân dân được thực hiện thông qua hình thức A. dân chủ gián tiếp. B. dân chủ trực tiếp. C. dân chủ công khai. D. dân chủ đại diện. Câu 96: Thực thi quyền dân chủ của công dân tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Vậy theo em muốn làm một người chủ tốt trước tiên phải làm gì? A. Có ý thức xây dựng và bảo vệ quyền của mình. B. Có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ. C. Có ý thức tôn trọng pháp luật. D. Có ý thức về quyền bầu cử và ứng cử. Câu 97: Đảng và Nhà nước ta xác định: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là A. bạn của chúng ta. B. đối tác của chúng ta. C. bạn tốt của chúng ta. D. đồng minh của chúng ta. Câu 98: UBND xã X cho phép công ty Y đặt cơ sở sản xuất trên địa bàn của xã. Chất thải của công ty đã gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở khu vực đó. Để tiếp tục hoạt động sản xuất của mình, công ty Y phải A. đóng thuế đầy đủ. B. xây dựng hệ thống xử lý chất thải.
  40. C. đền bù tiền cho người dân để họ không kiện. D. tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh. Câu 99: Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại A. cơ hội phát triển. B. cơ hội việc làm. C. sự công bằng, bình đẳng. D. sự phát triển toàn diện của công dân. Câu 100: Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để Nhà nước A. quản lý xã hội. B. bảo vệ lợi ích của mình. C. bảo vệ công dân. D. quản lý công dân. Câu 101: Vai trò của Nhà nước thể hiện ở hoạt động nào dưới đây khi khắc phục tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm do bão lũ gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc? A. Cân đối lại cung - cầu, ổn định lại giá cả và đời sống của nhân dân. B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa để nâng giá. C. Ưu tiên về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. D. Cấp giấy phép cho các doanh nghiệp đẩy giá lương thực. thực phẩm lên cao. Câu 102: Bạn Minh hỏi bạn An, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến pháp. Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn Minh? A. Tính quyền lực. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 103: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A. chính trị. B. tinh thần. C. văn hóa. D. xã hội. Câu 104: Tour dịch vụ, du lịch tham quan Phố cổ Hội An là loại hàng hoá A. phi vật thể. B. dạng hữu hình. C. không xác định. D. dạng vật thể. Câu 105: Sa là người dân tộc Kinh, Xi là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn Sa và không chọn Xi vì lí do Xi là người dân tộc thiểu số. Hành vi này của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động. C. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. D. Bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 106: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là A. xây dựng pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. ban hành pháp luật. D. phổ biến pháp luật. Câu 107: Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là A. đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. B. đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. C. giải quyết kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. D. nâng cao trình độ khoa học hiện có. Câu 108: Trường hợp nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Các chuẩn mực đạo đức mới ra đời dựa trên các quy định của pháp luật. B. Các quy phạm pháp luật là sự thể hiện các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. C. Các quy định của pháp luật ra đời từ các chuẩn mực đạo đức xã hội. D. Các chuẩn mực đạo đức phải phù hợp với các quy phạm pháp luật. Câu 109: Anh Minh và chị Thuỷ cùng làm chung trong một cơ quan, lại là anh em có họ hàng với nhau nên trong giờ làm việc, trưởng phòng Minh cho phép chị Thuỷ nghỉ làm để giải quyết công việc gia đình. Vậy trưởng phòng Minh và chị Thuỷ đã vi phạm pháp luật gì? A. Kỷ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 110: Ý kiến nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
  41. A. Trong trường hợp cần thiết có thể bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật. B. Chỉ những người có thẩm quyền và được pháp luật cho phép mới được quyền bắt người. C. Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật. D. Khi cần thiết công an có quyền bắt người. Câu 111: Việc Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực của nhà nước ở Trung ương và địa phương là thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về A. chính trị. B. văn hoá. C. kinh tế. D. giáo dục. Câu 112: Để giải quyết việc làm cho nhân dân, Nhà nước có những chính sách gì? A. Xóa đói, giảm nghèo. B. Tăng thu nhập. C. Ổn định cuộc sống. D. Tạo ra nhiều việc làm mới. Câu 113: Trương hơp nao đươc xac đinh la tai san chung? A. Tai san đươc thưa kê riêng; tăng, cho riêng trong thơi ki hôn nhân. B. Tai san ma môi ngươi co đươc trươc khi kêt hôn. C. Nhưng thu nhâp hơp phap đươc vơ chông tao ra trong thơi ki hôn nhân. D. Tai san đươc chia riêng cho vơ, chông trong thơi ki hôn nhân. Câu 114: Hai anh em A và B chạy xe mô tô chở hàng từ Quảng Nam ra Đà Nẵng để bán. Do phóng nhanh, vượt ẩu nên đã tông chết một người đi đường và đâm vào đuôi một chiếc xe tải đang đứng chờ nhân viên soát vé tại trạm thu phí. Thấy anh A tử vong tại chỗ nên B đã túm cổ và đánh tài xế xe tải bị trọng thương. Những ai dưới đây phải gánh chịu trách nhiệm hình sự? A. Hai anh em A và B. B. Anh B và nhân viên soát vé. C. Anh B, tài xế lái xe tải và nhân viên soát vé. D. Hai anh em A, B và tài xế lái xe tải. Câu 115: Pháp luật không cấm kinh doanh ngành, nghề nào sau đây? A. Kinh doanh các chất ma túy. B. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng sản trái phép. C. Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, truyền thông. D. Kinh doanh các loại động vật, thực vật hoang dã quý hiếm. Câu 116: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dưa trên cơ sở nguyên tăc nao sau đây? A. Chia se, đông thuân, quan tâm lân nhau, không phân biêt đôi xư. B. Tư do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. D. Công bằng, lăng nghe, kinh trong lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 117: Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A thể hiện điều gì? A. Hoạt động tín ngưỡng. B. Hoạt động tôn giáo. C. Hoạt động công ích. D. Hoạt động mê tín dị đoan. Câu 118: Công dân có quyền theo học các ngành, nghề khác nhau phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện A. quyền học không hạn chế. B. quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. quyền bình đẳng về cơ hội học tập. D. quyền học bất cứ ngành, nghề nào. Câu 119: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu? A. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán. B. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán. C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu. D. Giá cả, thu nhập. Câu 120: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau” là nói đến yếu tố nào dưới đây của lao động? A. Nguyên liệu lao động. B. Tư liệu lao động. C. Sức lao động. D. Đối tượng lao động. ĐỀ IX
  42. Câu 81: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền và nghĩa vụ. C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm công dân. Câu 82: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lí. B. Thực hiện pháp luật. C. Pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 83: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gồm A. sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. B. sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động. C. sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động. D. sức lao động, tư liệu lao động, công cụ sản xuất. Câu 84: Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán là nội dung thuộc về khái niệm nào dưới đây? A. Tiền tệ. B. Hàng hóa. C. Thị trường. D. Lao động. Câu 85: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung thuộc về khái niệm nào dưới đây? A. Vi phạm pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thực hiện pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lí. Câu 86: Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào là nội dung thuộc về quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền bầu cử và ứng cử. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước. Câu 87: Vơ chông co quyên va nghia vu ngang nhau trong viêc lưa chon nơi cư tru la binh đăng trong quan hệ A. viêc lam. B. nha ơ. C. nhân thân. D. tai san. Câu 88: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. Đó là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 89: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung thuộc về khái niệm nào dưới đây? A. Chính trị. B. Đạo đức. C. Tín ngưỡng. D. Pháp luật. Câu 90: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ A. chính trị. B. xã hội. C. kinh tế. D. đạo đức. Câu 91: Theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 92: Những quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 93: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất gọi là A. sức lao động. B. sản xuất của cải vật chất. C. hoạt động. D. lao động. Câu 94: Những hành vi nguy hiêm cho xa hôi, bị coi là tội phạm đươc quy đinh tai Bô luât hinh sư la hành vi vi pham A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự. D. kỷ luật.
  43. Câu 95: Thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện nhưng không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết là vi phạm A. hành chính. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hình sự. Câu 96: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời gắn liền với sự kiện nào dưới đây? A. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ở Việt Nam. C. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga. D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Câu 97: Quan niệm nào dưới đây là đúng với chính sách của nhà nước ta về công tác dân số? A. Trời sinh voi sinh cỏ. B. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. C. Đông con hơn nhiều của. D. Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ. Câu 98: Chủ thể nào dưới đây không có quyền áp dụng pháp luật? A. Ủy ban nhân dân xã T. B. Ủy ban nhân dân phường H. C. Tòa án nhân dân quận X. D. Công ty trách nhiệm hữu hạn K. Câu 99: Nội dung nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ các giá trị đạo đức. B. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. C. Các quy phạm pháp luật phù hợp với ý chí giai cấp cầm quyền. D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, vì sự phát triển của xã hội. Câu 100: Nội dung nào dưới đây nói về phương hướng của chính sách dân số ở nước ta hiện nay? A. Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ. B. Chấp hành chính sách dân số. C. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về bình đẳng giới. D. Chấp hành pháp luật về dân số. Câu 101: Anh H được tuyển dụng vào Công ty X. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo đúng pháp luật thì giữa anh H và giám đốc Công ty X phải làm việc gì dưới đây? A. Trao đổi về nội dung công việc. B. Bàn bạc về thời gian làm việc. C. Thỏa thuận về tiền lương. D. Kí kết hợp đồng lao động. Câu 102: Công dân H không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân H đã A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 103: Ông M là người có thu nhập cao. Hằng năm, ông M chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông M đã A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 104: Gia đình chị H ngăn cản việc kết hôn giữa chị với anh K, với lí do chị và anh K khác đạo. Gia đình chị H đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng A. trong văn hóa. B. giữa các tôn giáo. C. trong lĩnh vực kinh tế. D. trong quan hệ xã hội. Câu 105: Vào các ngày lễ và tết cổ truyền, tổ dân phố nơi em cư trú đã phát động treo cờ Tổ quốc. Bác T dù đã được thông báo nhưng vẫn không chịu treo cờ. Trong trường hợp này, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Tố cáo với công an phường. B. Vận động bác T thực hiện phát động của tổ dân phố. C. Không quan tâm, vì không liên quan đến mình. D. Bày tỏ ý kiến với bố mẹ. Câu 106: Nghi ngờ con nhà hàng xóm lấy cắp điện thoại của mình, K vào nhà hàng xóm lục lọi để tìm điện thoại. Hành động của K xâm phạm đến quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. được bảo hộ danh dự, nhân phẩm của công dân. C. tự do cơ bản của công dân. D. được bảo vệ nơi ở của công dân.
  44. Câu 107: Ông M đã bàn với vợ về việc bán xe ô tô để đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi của gia đình. Việc làm của ông M thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. lao động. B. tài sản. C. việc làm. D. nhân thân. Câu 108: Nhà nước ta hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới để đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Đó là thể hiện nội dung nào dưới đây trong phương hướng của chính sách giải quyết việc làm? A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật. C. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 109: Do nghi ngờ X lấy cắp tiền của Y là em gái mình nên chị V cùng với chị N đã tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến uy tín của X. Biết việc làm trên, X đã nhờ K là bạn trai mình chặn đường chị V và N để giải quyết mọi việc. Hai bên tranh cãi, xô xát nên chị V bị ngã gãy tay phải đi bệnh viện. Những ai dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Chị V, chị N. B. Chị V, chị N, anh K. C. Chị V, chị N, chị X. D. Chị X, anh K. Câu 110: Thấy Công ty X thường xuyên chở chất thải đổ ra con kênh gần khu dân cư mình đang sinh sống, ông H đã phản ánh việc này với ông T - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Do có mối quan hệ họ hàng với bà M - giám đốc Công ty X, ông T đã kể lại chuyện này cho bà M nghe. Biết chuyện, bà M thuê Y và Z đến gặp ông H đe dọa. Trong lúc cãi vã, hai bên xô xát nên ông H bị gãy tay. Chứng kiến sự việc đó, ông N là hàng xóm đã gọi điện thoại báo cho công an phường. Những ai dưới đây đã thực hiện pháp luật? A. Ông H, ông T, ông N. B. Ông H, ông N. C. Bà M, Y và Z. D. Bà M, ông H. Câu 111: Vì mâu thuẫn cá nhân nên S bịa đặt nói xấu chị H với bà K - mẹ chồng của H, khiến cho mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ngày càng căng thẳng. Chị H đã lén sao chép tin nhắn thân mật giữa S và bạn trai tung lên mạng xã hội. Biết chuyện, T - bạn trai S đã rủ N là bạn thân của mình tìm đến nhà của chị H chửi bới, đe dọa. Anh Q chồng chị H tức giận nên đã đánh gãy tay T. Sau đó, anh Q nhốt T và N đến ngày hôm sau mới thả về. Những ai dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? A. Chị S, anh T, anh N, chị H. B. Chị H, anh T, anh Q. C. Anh T, anh N, anh Q. D. Chị H, anh T, anh N. Câu 112: Sau khi được anh N – hạt trưởng hạt kiểm lâm nhận vào làm bảo vệ, anh T đã nhiều lần bắt gặp N nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y vào khai thác gỗ tại rừng nguyên sinh. Anh T đã kể chuyện này cho anh H – bạn mình nghe. Anh H đã gọi điện và tống tiền anh N. Những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Anh H, anh N, anh Y. B. Anh N, anh K. C. Anh Y, anh H. D. Anh N, anh Y. Câu 113: Do hiểu lầm, M và N đã cãi nhau và dẫn đến xô xát. Biết chuyện, H - anh trai M đã nhờ K và L đến gặp N để giải quyết sự việc giúp em mình. K và L đánh N bị thương nặng. Nhận được tin báo của một người qua đường, ông T - Trưởng công an phường đã cho S và X đến hiện trường bắt H, K, L về trụ sở. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật? A. Anh S, anh X. B. Anh H, N và M. C. Anh H, K và L. D. Ông T, S và X. Câu 114: Thời gian gần đây, công ty làm ăn thua lỗ nên anh T thường xuyên cáu gắt, bực tức với vợ con. Một lần say rượu, anh T đã đánh vợ mình là chị M phải đi nhập viện. Vì thương con gái nên ông H - bố chị M cùng X - em trai chị M đến nhà anh T để nói chuyện. Anh T đã dùng nhiều lời lẽ xúc phạm danh dự ông H. Để bảo vệ bố mình, X đã đánh anh T gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh T, ông H. B. Anh T, anh X. C. Ông H, anh X. D. Chị M, ông H, anh X. Câu 115: Ông H - Giám đốc Công ty X quyết định chuyển chị M sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”. Chị M kể chuyện này với anh trai mình là N. Lo lắng cho sức khỏe của em gái, N rủ K và L đến công ty đe dọa ông H.