2 Đề ôn tập cuối học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề ôn tập cuối học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 2_de_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2020_2.docx
- ĐÁP ÁN - ÔN TẬP HK2_HÓA 11(ĐỀ 01,02).docx.docx
Nội dung text: 2 Đề ôn tập cuối học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hòa Vang (Kèm đáp án)
- TRƯỜNG THPT HÒA VANG ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: Hóa học - Lớp 11. ĐÊ 1 Họ và tên: lớp 11 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O =16; Ag = 108 A. TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. C6H6.B. CaCO 3.C. HCl.D. KCN. Câu 2: Trùng hợp etilen, sản phẩm thu được có cấu tạo là A. (-CH2=CH2-)n.B. (-CH 2-CH2-)n.C. (-CH=CH-) n.D. (-CH 3-CH3-)n . Câu 3: Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là A. CnH2n+2 (n 2). B. CnH2n (n 2C.). CnH2n-2 D.(n 1). CnH 2n-2 (n 2). Câu 4: Chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen? A. C6H5OH.B. C 4H8.C. C 6H5CH3. D. C6H5COOH. Câu 5: Stiren tác dụng được với chất nào sau đây? A. NaOH.B. Fe.C. Br 2. D. NaCl. Câu 6: Công thức phân tử của toluen là A. C6H6. B. C7H8. C. C8H10. D. C 9H12. Câu 7: Chất nào sau đây là ancol etylic? A. C2H5OH. B. CH 3COOH. C. CH3OH. D. HCHO. Câu 8: Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây? A. Na. B. KOH. C. CuO. D. O 2. Câu 9: Ancol đơn chức, no, mạch hở có công thức chung là A. CnH2nOH.B. C nH2n +1OH. C. CnH2n -1OH. D. CnH2n (OH)2. Câu 10: Phenol tác dung được với chất nào sau đây? A. NaOH. B. HCl. C. NaCl.D. Fe. Câu 11: Chất nào sau đây tạo kết tủa với nước brom? A. Phenol. B. Etilen. C. Benzen. D. Axetilen. Câu 12: Hợp chất có công thức HCHO có tên gọi là A. andehit axetic.B. axit fomicC. andehit fomic.D. etanal. Câu 13: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. CH3COOH.B. CH 3CHO. C. C6H5OH.D. C 2H5OH. Câu 14: Dung dịch fomanđehit 40% được dùng làm gì? A. Bảo quản thực phẩm.B. Ngâm xác động vật làm tiêu bản. C. Tẩy trắng bánh phở.D. Tráng ruột phích. Câu 15: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. CH3OH.B. CH 3COOH. C. C2H5OH.D. CH 3CHO. Câu 16: Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. CH3COOH.B. C 2H5OH.C. C 6H5OH.D. CH 3CHO. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. CTPT của X là A. C2H6.B. C 3H8.C. C 4H10.D. C 5H12.
- Câu 18: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ? A. CH2Br-CH(CH3)- CH2Br . B. CH3-CH(CH3)- CH2Br. C. CH3-CH(CH3)-CHBr-CH3. D. CH3-CH2-CHBr- CH3. Câu 19:Công thức cấu tạo ứng với tên gọi nào sau đây? CH3 C2H5 A. 1-metyl-3-etylbenzen. B. 1-etyl-3-metylbenzen. C. 1-metyl-5-etylbenzen. D. 1-etyl-5-metylbenzen. Câu 20: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO 3 đặc có xúc tác H 2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 12,3 kg nitrobenzen là (Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) A. 6,63 kg. B. 7,8 kg. C. 8,7 kg. D. 9,17 kg. 0 Câu 21: Đun nóng propan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170 C tạo ra sản phẩm chính là A. C2H5OC2H5. B. C3H6. C. C2H4. D. C3H7OC3H7. Câu 22: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Metanol. B. Etanol. C. Propan-1-ol. D. Butan-1-ol. Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai? A. Phenol phản ứng với nước brom ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng. B. Phenol tác dụng với natri sinh ra khí hiđro. C. Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. D. Phenol tan được trong dung dịch natri hiđroxit. Câu 24: Cho 9,4 gam phenol tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 (dư) thu được a gam kết tủa trắng. Giá trị của a là A. 331 gam. B. 0,331 gam. C. 3,31 gam. D. 33,1 gam. Câu 25: Khối lượng kết tủa thu được khi cho 5,5 gam etanal tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 trong NH3 là bao nhiêu? A. 13,5 gam. B. 33,75 gam. C. 27 gam. D. 20,25 gam. Câu 26: Dung dịch fomandehit 40% được dùng làm gì? A. Bảo quản thực phẩmB. Ngâm xác động vật làm tiêu bản C. Tẩy trắng bánh phởD. tráng ruột phích Câu 27: Axit axetic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Na2O, Na, CaCO3. B. HCl, KOH, Zn. C. CuO, NaCl, Na. D. CuO, NaOH, NaNO3. Câu 28: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí etilen trong phòng thí nghiệm: X là bông tẩm chứa dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. KCl. D. Br2.
- B. TỰ LUẬN (3đ) Câu 29(1 điểm): Thí nghiệm phân biệt etanol (ancol etylic) và glixerol được tiến hành theo hình vẽ dưới đây Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 30(1 điểm): : Biết m gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic (tỉ lệ mol 2:1) phản ứng vừa đủ với 480 gam dung dịch Br2 10%. Tính m. Câu 31(0,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức, toàn bộ sản phẩm cháy cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng bình tăng 12,4 gam và khi lọc thu được tối đa 20 gam kết tủa. Mặt khác cũng cho hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư AgNO 3 / NH3 thu được là 32,4 gam Ag. Tìm công thức cấu tạo của 2 anđehit? +dung dòch KMnO +Cu(OH) Câu 32(0,5 điểm): : Cho sơ đồ chuyển hóa: A 4 B 2 C Biết A là hidrocacbon có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21. Xác định A, B, C. Viết các phương trình hóa học xảy ra. HẾT
- TRƯỜNG THPT HÒA VANG ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: Hóa học - Lớp 11. ĐÊ 2 Họ và tên: lớp 11 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O =16; Ag = 108 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ankan? A. C3H4. B. C 2H6. C. C4H8. D. C3H6. Câu 2: Phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon không no là A. Phản ứng thếB. Phản ứng cộngC. Phản ứng táchD. Phản ứng cháy Câu 3: Công thức cấu tạo của isopren là A. CH2=C(CH3)-CH=CH2. B. CH 2=CH(CH3)-CH2-CH3. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH 2=C=CH-CH3. Câu 4: Tên thông thường của C6H5CH3 là A. metyl benzen. B. toluen. C. etyl benzen. D. stiren. Câu 5: Benzen tác dụng được với chất nào sau đây? A. Dung dịch brom. B. Dung dịch KMnO4. C. Brom khan (bột Fe). D. Dung dịch NaOH. Câu 6: Tính chất vật lý nào sau đây không phải của ankyl benzen? A. Không màu sắc. B. Không mùi. C. Không tan trong nước. D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Câu 7: Phát biểu không đúng về ứng dụng etanol? A. Etanol được dùng trong việc sát trùng dụng cụ y tế. B. Etanol được dùng làm nhiên liệu đốt, nhiên liệu cho động cơ. C. Etanol được dùng làm dung môi. D. Etanol công nghiệp chủ yếu được dùng trong pha chế rượu nói chung. Câu 8: Tên thay thế của CH3-CH(OH)-CH3 là A. propanol. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. isopropylic. Câu 9: Ancol X tác dụng với CuO đun nóng tạo thành anđehit. X là ancol bậc A. 3. B. 2. C. 1. D. 1 hoặc 2. Câu 10: Chất nào sau đây thuộc nhóm phenol? A. C6H5-OC2H5. B. C 6H5-CH2-OH. C. CH 3-CH2-OH. D. C 2H5-C6H4-OH. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ở điều kiện thường, phenol là chất lỏng. B. Phenol rất độc, gây bỏng da khi tiếp xúc. C. Phenol rất ít tan trong nước lạnh. D. Phenol không màu, để lâu chuyển thành màu hồng. Câu 12: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc? A. HCHO. B. CH 3OH. C. C 6H5OH. D. CH3COOH. Câu 13: Chất X có công thức cấu tạo là CH3CHO. Tên gọi của X là A. metanal. B. etanal. C. propanal. D. butanal. Câu 14: Dung dịch nước của fomanđehit (fomon) được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, . Công thức cấu tạo của fomanđehit là
- A. HCHO. B. CH 3CHO. C. C 2H5CHO. D. (CH3)2CHCHO. Câu 15: Chất nào sau đây là axit cacboxylic? A. C2H5-O-C2H5. B. C 2H5CHO. C. C2H5COOH. D. C2H5OH. Câu 16: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Axit fomic. B. Ancol etylic. C. Axit axetic. D. Etan. Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol ankan X, thu được CO2 và 0,54 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C6H14. B. C 3H6. C. C3H8. D. C2H6. Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm buta-1,3-đien và axetilen làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Thể tích của X ở đktc là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 0,56 lít. D. 3,36 lít. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Benzen dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế. B. Các hidrocacbon thơm khi cháy tỏa nhiều nhiệt. C. Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. D. Stiren làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường. Câu 20: Toluen tác dụng với Br2 (đun nóng) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là. A. o-bromtoluen. B. hexan. C. p-bromtoluen. D. benzyl bromua. Câu 21: Cho 0,92 gam C2H5OH tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 0,896. B. 0,448. C. 0,224. D. 0,112. 0 Câu 22: Đun propan -1-ol với H2SO4 đặc ở 180 C, thu được chất nào sau đây? A. Propen. B. Eten. C. Propan. D. Propin. Câu 23: Cho 9,2 gam phenol tác dụng hoàn toàn với nước Br2 dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là A. 17,3. B. 33,4. C. 25,4. D. 33,1. Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng. B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2. C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2. D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2. Câu 25: Cho 0,66 gam CH3CHO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 1,62.B. 0,81. C. 3,24. D. 4,75. Câu 26: Hiđro hóa hoàn toàn chất X (xúc tác Ni,to), thu được sản phẩm ancol etylic. X là A. axit axetic. B. anđehit axetic. C. etilen. D. propilen. Câu 27: Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ dung dịch axit axetic vào mẫu đá vôi? A. Xuất hiện kết tủa trắng. B. Xuất hiện khí không màu. C. Xuất hiện kết tủa vàng. D. xuất hiện kết tủa trắng và khí không màu. Câu 28: Cho vào ống nghiệm 3-4 giọt dung dịch CuSO 4 2% và 2-3 giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Sau đó nhỏ 2-3 giọt dung dịch X vào ống nghiệm và lắc nhẹ, thấy có kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lam. Chất X là A. etanol. B. glixerol. C. benzen. D. etanal. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29 (1,0 điểm): (Hoàn thành các phương trình hóa học sau (chỉ viết sản phẩm chính):
- +, 푡0 a) CH2=CH-CH2-CH3 + H2O b) CH3COOH + Na → c) C2H5OH + HCl → d) C6H5OH + NaOH → o Câu 30 (1,0 điểm): Cho ancol X có CTPT là C4H10O. Đehiđrat hóa X ở 170 C, H2SO4 đặc thì thu được hỗn hợp Y gồm 3 anken. a) Xác định công thức cấu tạo của X và 3 anken. b) Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 31 (0,5 điểm): Dẫn V lít hỗn hợp khí gồm propen và propin qua dung dịch AgNO 3/NH3 (dư), thì thu được 1,47 g kết tủa vàng. Mặt khác, nếu dẫn V lít hỗn hợp đó qua dung dịch Br 2 thì có 4,8 g Br2 tham gia phản ứng. Tính giá trị V. Câu 32 (0,5 điểm): Cho 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ 1,12 lít H2 (đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn được 10,152 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo của B. HẾT