2 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

doc 3 trang Đăng Bình 06/12/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: 2 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  1. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM THEO HƯỚNG TINH GIẢN Môn thi thành phần: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I.ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Con ơi! Con có ý oán thầy giáo con vì người đã nóng quá. Con nghĩ lại xem đã bao nhiêu lần con gắt gỏng, mà gắt gỏng với ai? Với cha con, với mẹ con là những người đáng lẽ con phải kính nể. Thầy giáo con đôi khi nóng nảy, không phải là không có cớ. Đã bao nhiêu năm, người khó nhọc dạy trẻ. Trừ một vài đứa có nghĩa và ở thủy chung với thầy, còn phần đông là những kẻ vong ân, chúng đã phụ lòng tốt của người và không nghĩ đến công lao của người. Hết thảy bọn chúng con đều gieo cho thầy những mối ưu phiền hơn là những sự như ý. Một người hiền lành nhất trên trái đất này, ở vào địa vị thầy, cũng phải đâm ra tức giận. Lắm phen, trong mình khó ở, thầy cũng phải gắng đi làm vì không đến nỗi phải nghỉ, con có biết đâu! Thầy gắt vì thầy đau, nhất là những khi thầy thấy các con biết rõ là thầy yếu lại thừa cơ nghịch ngợm thì thầy đau khổ biết dường nào! Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy. Hãy yêu thầy, vì thầy đã hi sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hóa tâm hồn cho con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn ở trên đời này nữa, lúc ấy con sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi con tự thẹn và con ân hận đã không yêu người và trái đạo với người. (Trích Những tấm lòng cao cả, Edmondo De Amicis) Câu 1. (0.5 điểm) Nhận biết Tại sao người cha khuyên con đừng oán giận thầy giáo? Câu 2. (0.5 điểm) Nhận biết Hãy chỉ ra và cho biết hiệu quả biểu đạt của một phép tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong những câu văn sau: Con ơi! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy. Hãy yêu thầy, vì thầy đã hi sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hóa tâm hồn cho con. Câu 3. (1.0 điểm) Thông hiểu Theo anh/chị tình thầy trò cần được xây dựng trên cơ sở nào? Vì sao? Câu 4. (1.0 điểm) Thông hiểu Đoạn trích cho anh/chị cảm nhận được điều gì về tình cảm của người cha với con? II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Vận dụng cao Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh của lòng biết ơn. Câu 2 (5.0 điểm) Vận dụng cao Trong bài “Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” (Tác phẩm văn học 1930- 1975, tập hai, NXB Khoa học xã hội, 1990, Tr. 71) Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua việc cảm nhận nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. HẾT
  2. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ MINH HỌA KÌ THI THPT QUỐC GIA Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân Góp với đô thành, đô thành nổi dậy Nếu Trái Đất là trái tim vĩ đại Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam Bạn thấy không cả nước đã lên đường Tôi yêu quá những ngả đường gặp gỡ Những đội ngũ. Những đường lên cửa mở Những giá trị định hình trong sức gió ta đi. (Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Giải Phóng, 1974) Câu 1. Nêu phương thức biếu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Nêu ý hiếu của anh/chị về câu thơ: “Nếu Trái Đất là trái tim vĩ đại/Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam” Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân ”. Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về khí thế lên đường chiến đấu được truyền tải trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn 200 chữ bàn luận về quan hệ giữa khát vọng và thành công. Câu 2 (5 điểm) Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã để chi tiết dòng nước mắt xuất hiện hai lần trong buổi chiều nhập nhoạng. Lần đầu: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho so kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Lần thứ hai: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
  3. Qua việc cảm nhận chi tiết trên, hãy bàn luận vẻ đẹp tình mẫu tử qua hình tượng bà cụ Tứ.