2 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- 2_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_dap_an.docx
Nội dung text: 2 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. (Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)
- Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm) Câu 2. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà.(0,5 điểm) Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm). Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của anh/chị cho câu hỏi về hạnh phúc: "Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?" Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình 52.Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. ( Trích Việt Bắc của Tố Hữu , sgk Ngữ Văn 12)
- ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: “ Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”. Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình! Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”. (Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà) Câu1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời? (0,5 điểm) Câu 3. Hãy cho biết thái độ của tác giả khi bàn về thực phẩm bẩn? (1,0 điểm) Câu 4. Nêu nội dung khái quát đoạn trích? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
- Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị có suy nghĩ gì trước vấn nạn: “ thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc” ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích bức tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá,dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng)
- ĐÁP ÁN ĐỀ 1 I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với biểu cảm. Câu 2 (0,5 điểm) Từ “lảo đảo” gợi tả chân thực và sinh động hình ảnh cô đồng trong trạng thái nhập đồng nửa tỉnh, nửa say; từ “thập thững” gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả. Câu 3 (1,0 điểm) Sự vô tâm của người cháu được thể hiện rõ qua câu thơ “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”. Nỗi vất vả của người bà được thể hiện qua biện pháp liệt kê các công việc của bà “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”; các địa danh “Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao” và qua hình ảnh người bà “thập thững” trong những đêm đông lạnh. ==> Người cháu trong đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc và lẫn niềm ân hận về sự vô tình vô tâm đối với bà qua những hình ảnh tương phản đối lập giữa một bên là người cháu tinh nghịch, hiếu động với một bên là người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng. Câu 4 (1,0 điểm) Có thể trình bày một trong các thông điệp sau: Sống trong đời sống, dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên sống vô tình, vô tâm. Hãy sống và quan tâm đến những người xung quanh mình, nhất là những người thân. Sống hãy biết ăn năn và cảnh tỉnh sau những lỗi lầm. Lỗi lầm vì vô tình vô tâm là khó tránh khỏi trong đời. Điều quan trọng là hãy biết cảnh tỉnh. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Gợi ý trình bày
- a. Mở đoạn:(0,25 điểm) Nêu được vấn đề cần nghị luận: chia sẻ suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình? b. Thân đoạn:(1,5 điểm) Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình, thực chất là bày tỏ ý kiến về hai quan niệm hạnh phúc. * Giải thích (0,5 điểm): Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp. * Bình luận (0,5 điểm): Khẳng định quan niệm trong hai câu hỏi đều đúng: Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc. Hạnh phúc là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống. * Bàn luận, nêu bài học nhận thức (0,5 điểm): Quan niệm của học sinh về hạnh phúc: cần kết hợp cả hai - đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa. Phê phán: suy nghĩ, cách sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng c. Kết đoạn: (0,25 điểm) Khẳng định lại ý nghĩa của việc lựa chọn quan niệm hạnh phúc để tạo ra hạnh phúc và có cuộc sống hạnh phúc. Câu 2 (5,0 điểm) * Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25 đ) * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc. (0,5 điểm) * Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thác tác lập luận để trình bày các luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng (3,25 đ).
- a. Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (0,5 điểm) b. Phân tích cảnh và người Việt Bắc (2,5 điểm) - Vẻ đẹp Việt Bắc hiện lên với 4 mùa xuân , hạ, thu , đông. Cảnh vật hiện lên thật sống động, tràn trề sức sống, hòa với vẻ đẹp của con người trong lao động tâm trạng yêu đời , phấn khởi trong niềm vui chiến thắng, tấm lòng tha thiết đối với thiên nhiên , con người VB. - Nghệ thuật : Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức nghệ thuật : thể thơ, cách xưng hô, lối đối đáp c. Đánh giá (0,25 điểm):
- ĐÁP ÁN ĐỀ 2 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu: 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều; mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống sẽ không đạt kết quả. Câu 3. Thái độ của tác giả: lo lắng, trăn trở về vấn nạn thực phẩm bẩn; kêu gọi cả xã hội cùng hành động bằng những biện pháp kịp thời. Câu 4. Nêu lên hiện trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường nước ta, những tác hại của thực phẩm bẩn và lời kêu gọi mọi người cùng chung tay đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) * Yêu cầu về hình thức: (0,25đ) - Viết bài văn, khoảng 200 từ - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu * Yêu cầu về nội dung: (1,75đ) a. Giải thích (0,25 điểm) - Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người. - U ác tính: nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư, là mầm mống hủy hoại hủy hoại sức khỏe của dân tộc, giống nòi. b. Thực trạng (0,25 điểm) - Thực phẩm bẩn đang hoành hành tràn lan trở thành quốc nạn Hầu hết thức ăn ta ăn đều có chứa chất độc hại:thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đỗ, ruốc bằng hóa chất
- Thực phẩm bẩn gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người: ngộ độc, tiềm ẩn nguy cơ mắc các căn bệnh nan y c. Nguyên nhân (0,5 điểm) - Về phía doanh nghiệp, người sản xuất Vì lợi nhuận đã sử dụng các chất tạo nạc trong chăn nuôi; thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng và bảo quản thực vật, hóa chất làm chín trái cây Sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ. - Về phía người tiêu dùng Thiếu hiểu biết về nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm trên thị trường. Tâm lí ham của rẻ, mẫu mã đẹp - Về phía cơ quan có thẩm quyền Chưa xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với các tổ chức khoa học để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn d. Hậu quả (0,25 điểm) Thực phẩm bẩn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư Gây nên tâm lí hoang mang, sự bất ổn nảy sinh trong xã hội ==> Cần sớm có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để xử lí tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay. Đòi hỏi có sự chung tay của các cơ quan quản lí, sự phát giác của người dân và ý thức của người sản xuất. d. Giải pháp (0,5 điểm) Nâng cao hiểu biết cho cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng thực phẩm bẩn. Xử lí thích đáng việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
- Đẩy mạnh sản xuất thực phẩm hữu cơ, sạch, an toàn cho sức khỏe. Lên án những hành vi nuôi trồng, buôn bán thực phẩm bẩn. Mỗi người ý thức chung tay cùng xã hội đẩy lùi thực phẩm bẩn bằng những hành động thiết thực Câu 2 (5,0 điểm) 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. 2. Thân bài: - Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn: Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ với sự đối lập của hai hình ảnh trong câu thơ: xanh màu lá và dữ oai hùm. Quân xanh màu lá,dữ oai hùm Trong gian khổ nhưng người lính Tây Tiến vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn “ gửi mộng qua biên giới” – mộng chiến công, khao khát lập công; Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. ==> Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô. - Vẻ đẹp bi tráng: Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “Đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối. Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến. Họ coi cái chết tựa lông hồng, sự hi sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ yêu thương Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” : Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến. => Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa. 3,Kết bài: Khắc họa người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn và hiện thực Ngợi ca tấm gương chiến đấu hi sinh vì tổ quốc với tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của những anh lính vệ quốc.