5 Đề minh họa kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

pdf 10 trang Đăng Bình 12/12/2023 250
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề minh họa kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf5_de_minh_hoa_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc.pdf

Nội dung text: 5 Đề minh họa kiểm tra học kì II môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

  1. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Học sinh chọn và tô đen vào vòng tròn ở phương án trả lời đúng Câu 1: Chọn câu trả lời đúng : A. Anken là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C B. Anken là những hydrocacbon mà CTPT có dạng CnH2n, n 2, nguyên. C. Anken là những hydrocacbon không no có CTPT CnH2n, n 1, nguyên. D. Anken là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C Câu 2: Phản ứng đặc trưng của hidrocacbon no A. Phản ứng tách B. Phản ứng thế C. Phản ứng cộng D. Cả A, B và C. Câu 3: Công thức tổng quát của Ankan là: A. CnH2n+2(n≥1) B. CnH2n(n≥2) C. CnH2n(n≥3) D. CnH2n-6(n≥6) Câu 4: Thuốc thử để phân biệt benzen, toluen, stiren là: A. dung dịch Br2 B. dung dịch KMnO4 C. khí Cl2 D. A, B, C đều đúng Câu 5: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7g. CTPT của 2 anken là A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12. Câu 6: Công thức phân tử chất nào sau đây không thể là hợp chất thơm? A. C8H8. B. C8H10. C. C8H16. D. C9H12. Câu 7: Lên men 100 kg gạo chứa 81% tinh bột điều chế được V lít ancol etylic 46º. Biết hiệu suất của cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của V là: A. 43,125 lít. B. 50,12 lít. C. 93,75 lít. D. 100 lit. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một ankan A thu 22 gam CO2 và 10,8 gam nước . Công thức phân tử của ankan A là: A. C2H6 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12 Câu 9: Dùng một hóa chất nào dưới đây để nhận biết stiren, toluen, phenol? A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HNO3. Câu 10: Cho dãy các chất: CH≡C-CH=CH2; CH3-CH3; CH2=CH-CH2-OH; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 11: Phương pháp điều chế ancol etylic nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm? A. Lên men tinh bột. B. Thủy phân etyl bromua trong dung dịch kiềm khi đun nóng. C. Hiđrat hóa etilen xúc tác axit. D. Phản ứng khử anđehit axetic bằng H2 xúc tác Ni đun nóng. Câu 12: Cho toluen tác dụng với Cl2 trong điều kiện có ánh sáng (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm hữu cơ thu được là: A. o-clotoluen. B. m-clotoluen. C. p-toluen. D. benzyl clorua. Câu 13: Một đồng đẳng của benzen có CTPT C8H10. Số đồng phân thơm của chất này là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 14: Chọn phát biểu đúng: (1) Các nguyên tử trong phân tử benzen đều trên một mặt phẳng. (2) Benzen thuộc loại hiđrocacbon no vì dễ tham gia phản ứng thế. Trang 1
  2. (3) Benzen tham gia phản ứng cộng dễ hơn phản ứng thế. (4) Benzen tham gia phản ứng thế dễ hơn phản ứng cộng. (5) Các ankylbenzen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng. A. (1), (4), (5). B. (2), (4), (5). C. (1), (3), (4). D. (1), (3), (5). Câu 15: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp A gồm propin va etilen đi qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0,84 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo được ở đktc. Giá trị của m và phần trăm thể tích etilen trong A là: A. 16,5375g và 25% B. 19,125g và 25% C. 29,4g và 75% D. 18,375g và 75% II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Thực hiện dãy chuyển hóa sau,ghi rõ điều kiện nếu có: Butan → etilen → etanol → andehit axetic → axit axetic Câu 2: (1,0đ): Viết các phương trình phản ứng sau dưới dạng CTCT, xác định sản phẩm chính sản phẩm phụ ( nếu có) a. Metyl propen + HBr → 0 b. Toluen + Br2 (xúc tác bột Fe, t ) → Câu 3: (1,0đ) Hỗn hợp X gồm ancol etylic, phenol. Chia X thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1: cho tác dụng với Na dư thu được 8,96 lít khí (đktc). - Phần 2: tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M a. Viết các PTPƯ xảy ra, tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch brom dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. Trang 2
  3. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Học sinh chọn và tô đen vào vòng tròn ở phương án trả lời đúng Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 6,6. B. 5,85. C. 7,3. D. 3,39. Câu 2: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là: A. CnH2n+6 ; n≥6 B. CnH2n-6 ; n≥3 C. CnH2n-6 ; n≤6 D. CnH2n-6 ; n≥6 Câu 3: Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là: A. Gây hại cho sức khỏe B. Không gây hại cho sức khỏe C. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe D. Có thể gây hại hoặc không gây hại Câu 4: Tính thơm của ankylbenzen biểu hiện ở đặc điểm: A. dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng vào vòng benzen. B. có mùi thơm dễ chịu, dễ phản ứng với các tác nhân oxi hóa. C. khó tham gia cả phản ứng thế lẫn phản ứng cộng vào vòng benzen. D. khó tham gia phản ứng thế và dễ phản ứng cộng vào vòng benzen. Câu 5: Stiren không phản ứ ng đươc̣ vớ i chất nào sau đây: A. Dung dịch Br2 B. Dung dịch KMnO4 C. Na D. H2O (xt: H2SO4) Câu 6: Số đồng phân cấu tạo của ancol X có công thức phân tử C4H10O là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 7: Để phân biêṭ 3 chất lỏng đưng̣ trong 3 lo ̣ mất nhãn riêng biêt:̣ phenol, stiren, benzen; ngườ i ta dùng: A. Na B. Dung dịch Br2 C. Dung dịch KMnO4 D. Qui ̀ tiḿ Câu 8: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. A. 2875,0 ml B. 3194,4 ml C. 2300,0 ml D. 2785,0 ml Câu 9: Để phân biệt hai chất etylen glicol và propan-1-ol có thể dùng: A. CuO. B. NaOH. C. HCl. D. Cu(OH)2. Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây : A. Nung natri axetat với vôi tôi xút. B. Crackinh butan C. Chưng cất từ dầu mỏ D. Tổng hợp trực tiếp từ cacbon và hiđro Câu 11: Khi cho butan tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm chính thu được là: A. 1-clobutan B. 2-clobutan C. 2,2-điclobutan D. 1,2-điclobutan Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankan A, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là A. 2,4 gam. B. 6,6 gam C. 2,5 gam. D. 4,5 gam. Câu 13: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là: A. 2-etylbut-2-en. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. isohexan. Câu 14: Cho hỗn hợp hai chất khí C3H8 và C3H6 hấp thụ vào dung dịch Br2 dư, ta thấy : A. dd mất màu và không có khí thoát ra. B. dd mất màu và có khí thoát ra. C. dd nhạt màu và có khí thoát ra. D. dd nhạt màu và không có khí thoát ra. Câu 15: 8,4 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 24 gam Br2. CTPT của A là: A. C3H6 B. C2H4 C. C4H8 D. C5H10 Trang 3
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1: (2,0điểm) Hoàn thành dãy chuyển hóa (ghi rõ điều kiện , nếu có): CH3COONa CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH Câu 2: (1,0 điểm) Dùng công thức cấu tạo, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. Propen + HBr (Xác định sản phẩm chính, phụ) b. Trùng hợp butađien. Câu 3: (1,0 điểm) Cho 23,4 g hỗn hợp gồm phenol và etanol phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc) a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp trên. b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để phản ứng hết với ½ gam hỗn hợp trên. Trang 4
  5. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Học sinh chọn và tô đen vào vòng tròn ở phương án trả lời đúng Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12 Câu 2: Nhận xét nào sau đây là sai: A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. B. Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ C. Ở nhiệt độ thường, các ankan có khả năng tham gia phản ứng cao D. Các ankan đều nhẹ hơn nước Câu 3: Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều làm mất màu dung dịch brom? A. Metan, butađien, etilen. B. Isobutan, axetien, etilen. C. Propen, butađien,propin D. Axetien, etan, propen. Câu 4: Hợp chất sau đây: (CH3)3 C- CH2 – CH = CH2 có tên gọi là: A. 2 – đimetylpent – 4- en B. 4,4 – đimetylpent – 1- en C. 4 – đimetylpent – 1- en D. 2,2 – đimetylpent – 4- en Câu 5: Sản phẩm chính của phản ứng buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1) là: A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. Câu 6: Cho 6,72 lít (đktc) anken X tác dụng với dd Br2 thấy khối lượng bình tăng 21 gam . Công thức phân tử của X là: A. C3H6 B. C5H10 C. C4H8 D. C2H4 Câu 7: Dẫn 4,48 lit (đktc) hỗn hợp khí X gồm propin và etan qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 14,7 gam kết tủa màu vàng. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong X là: A. C3H4 80% và C4H6 20% B. C3H4 25% và C4H6 75% C. C3H4 50% và C4H6 50% D. C3H4 33% và C4H6 67%. Câu 8: Kết luận nào sau đây không đúng: A. Stiren không làm mất màu dung dịch thuốc tím. B. Stiren còn có tên là vinylbenzen. C. Các nguyên tử trong phân tử stiren cùng nằm trên một mặt phẳng . D. Stiren vừa có tính chất giống anken vừa có tính chất giống benzen. Câu 9: Phản ứng nào sau đây không xảy ra: 0 A. Benzen + Cl2 (as) B. Benzen + H2 (Ni, t ) C. Stiren + dd KMnO4 D. Benzen + Br2 (dung dịch) Câu 10: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây gọi là phương pháp sinh hóa: A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Tinh bột. D. Etilen. Câu 11: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. A. 2875,0 ml B. 3194,4 ml C. 2300,0 ml D. 2785,0 ml Trang 5
  6. Câu 12: Số đồng phân cấu tạo anken C4H8 là: A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 13: Chú ý nào sau đây cần tuân theo để điều chế C2H4 trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH: A. Dùng một lượng nhỏ cát hoặc đá bọt cho vào ống nghiệm chứa hỗn hợp C2H5OH và H2SO4 để tránh hiện tượng sôi quá mạnh trào ra ngoài ống nghiệm. B. Không thu ngay lượng khí thoát ra ban đầu, chỉ thu khí sau khi dung dịch chuyển sang màu đen. C. Khi dừng thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn để tránh nước trào vào ống nghiệm gây vỡ , nguy hiểm. D. Tất cả đúng Câu 14: Chỉ dùng 1 thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các chất: benzen, stiren, etylbenzen: A. dung dịch KMnO4 B. dung dịch Brom C. oxi không khí D. AgNO3/NH3 Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 4,1 g hỗn hợp X gồm C2H6, C3H6 và C6H10 thu được m g CO2 và 4,5g H2O. Giá trị của m: A. 13,6g B. 22,4 g C. 22,9 g D. 13,2g II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Hoàn thành chuyển hóa (ghi rõ điều kiện, nếu có): 1 2 3 CH3COONa   CH4   C2H2  C6H6 4 C2Ag2 Câu 2: (1,0 điểm) Dùng công thức cấu tạo, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: ás,1:1 a. Isobutilen + Br2  Xác định sản phẩm chính, phụ b. Trùng hợp propilen. Câu 3: (1,0 điểm) Cho hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với natri dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu cho lượng hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 33,1 gam kết tủa trắng 2,4,6 – tribromphenol. a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X b. Cho lượng hỗn hợp X trên phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 2M thì tạo m gam kết tủa vàng. Tính m và V. Trang 6
  7. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA SỐ 4 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Học sinh chọn và tô đen vào vòng tròn ở phương án trả lời đúng Câu 1: Các ankan đều hầu như không tan trong dung môi nào dưới đây? A. nước B. Tetraclometan C. Hexan D. Benzen Câu 2: Phản ứng thế giữa 2-metylbutan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol 1 ankan trong oxi dư. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng của bình 1 tăng 10,8 gam và bình 2 có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là: A. 45,0 gam B. 52,5 gam C. 15,0 gam D. 39,4 gam Câu 4: Công thức tổng quát của Anken là: A. CnH2n+2 (n≥0) B. CnH2n (n≥2) C. CnH2n (n≥3) D. CnH2n-6(n≥6) Câu 5: But-1-en tác dụng với HCl tạo ra sản phẩm chính là: A. 1-clobuten B. 1-clobuten C. 1-clobutan D. 2-clobutan Câu 6: Dẫn 5,6 lít (đktc) 1 anken vào bình brom dư thấy khối lượng bình tăng 10,5 gam. Công thức phân tử của anken là: A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10 Câu 7: Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (đktc) hỗn hợp A lần lượt là: A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít. B. 0,672 lít; 0,672 lít; 2,688 lít. C. 2,016; 0,896 lít; 1,12 lít. D. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít. Câu 8: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là: A. CnH2n+6; n≥6 B. CnH2n-6; n≥3 C. CnH2n-6; n≤6 D. CnH2n-6; n≥6 Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải của ankyl benzen A. Không màu sắc B. Không mùi vị C. Không tan trong nước D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ Câu 10: Stiren không phản ứng được với chất nào sau đây: o A. dung dịch Br2 B. khí H2, Ni, t C. dung dịch KMnO4 D. dung dịch NaOH Câu 11: Tính chất nào không phải của benzen? A. Tác dụng với dung dịch Br2 (Fe) B. Tác dụng với HNO3 /H2SO4(đ) C. Tác dụng với dung dịch KMnO4 D. Tác dụng với Cl2 (as) Câu 12: Công thức chung của các ancol đơn chức, no, mạch hở là: A. CnH2n+1OH (n>1) B. CnH2n-2OH (n>1) C. CnH2n-2(OH)2 (n>1) D. CnH2n+1O (n>1) Câu 13: Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch bị vẩn đục. Điều đó chứng tỏ: A. phenol là axit yếu hơn axit cacbonic. B. phenol là chất có tính bazơ mạnh. C. phenol là một chất lưỡng tính. D. phenol là axit mạnh. Câu 14: Tiến hành sản xuất ancol etylic từ 81 kg tinh bột theo sơ đồ sau: Tinh bột Glucozơ Etanol Kết thúc quá trình sản xuất, thu được V lít ancol etylic. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/mL. Giá trị của V là: Trang 7
  8. A. 27,60 B. 34,50 C. 46,00 D. 22,08 Câu 15: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 400C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là: A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3. II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết phương trình phản ứng hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá sau: (viết sản phẩm chính) CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3CHO Câu 2. (1,0 điểm) Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng (sản phẩm chính)? Viết phương trình phản ứng. Câu 3. (1,0 điểm) Cho 14 gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M a. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. b. Cho lượng hỗn hợp X trên phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì tạo m gam kết tủa vàng 2,4,6-trinitrophenol. Tính m. Trang 8
  9. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề ĐỀ MINH HỌA SỐ 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Học sinh chọn và tô đen vào vòng tròn ở phương án trả lời đúng Câu 1: Chọn câu trả lời đúng: A. Ankin là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C≡C B. Ankin là những hydrocacbon mà CTPT có dạng CnH2n, n 3, nguyên. C. Ankin là những hydrocacbon không no có CTPT CnH2n, n 2, nguyên. D. Ankin là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C≡C Câu 2: Phản ứng đặc trưng của hidrocacbon không no là A. Phản ứng tách B. Phản ứng thế C. Phản ứng cộng D. Cả A, B và C. Câu 3: Công thức tổng quát của Anken là: A. CnH2n+2(n≥1) B. CnH2n(n≥2) C. CnH2n(n≥3) D. CnH2n-6(n≥6) Câu 4: Thuốc thử để phân biệt CH4, C2H4 là: A. dung dịch Br2 B. dung dịch KMnO4 C. dung dịch HCl D. A, B, đều đúng Câu 5: Dẫn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng thêm 1,05 gam CTPT của 2 anken là A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12. Câu 6: Công thức phân tử chất nào sau đây là đồng đẳng của bengen hợp chất thơm? A. C8H6. B. C8H12. C. C8H16. D. C9H12. Câu 7: Lên men 100 kg gạo chứa 80% tinh bột điều chế được V lít ancol etylic 40º . Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của V là: A. 13,125 lít. B. 11,36 lít. C. 23,05 lít. D. 19,85 lit. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một ankan A thu 26,4 gam CO2 và 12,6 gam nước . Công thức phân tử của ankan A là: A. C 6 H14 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12 Câu 9: Dùng một hóa chất nào dưới đây để nhận biết propin, propen? A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch Ag NO3 / NH3. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HNO3. Câu 10: Cho dãy các chất: CH3 ─ CH=CH2; CH3-CH3; CH2=CH-CH ═ CH 2 ; CH≡CH. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 11: Phương pháp điều chế ancol etylic nào sau đây chỉ dùng trong công nghiệp ? A. Lên men tinh bột. B. Thủy phân etyl bromua trong dung dịch kiềm khi đun nóng. C. Hiđrat hóa etilen xúc tác axit. D. Phản ứng khử anđehit axetic bằng H2 xúc tác Ni đun nóng. Câu 12: Cho toluen tác dụng với Cl2 trong điều kiện có bột Fe làm xúc tác (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm hữu cơ thu được là: A. o-clotoluen. B. m-clotoluen. C. p-toluen. D. benzyl clorua. Câu 13: Một đồng đẳng của benzen có CTPT C9H12. Số đồng phân thơm của chất này là: A. 10. B. 8. C. 9. D. 7 Câu 14: Chọn số phát biểu đúng: Trang 9
  10. (1) Phenol là những hợp chất hữu cơ, trong phân tử có nhóm ─OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen . (2) Ancol là những hợp chất hữu cơ, trong phân tử có nhóm ─OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. (3) ancol etylic và phenol đều phản ứng với dung dịch kiềm. (4) phenol làm quỳ tím hóa đỏ vì có tính axit. (5) Các phenol tác dụng với dung dịch brom cho kết tủa trắng A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 . Câu 15: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp A gồm propin va etilen đi qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0, 56 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo được ở đktc. Giá trị của m là: A. 26,535g B. 19,25g C. 49,4g D. 11,025g II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Thực hiện dãy chuyển hóa sau,ghi rõ điều kiện nếu có: Natriaxetat→ metan → axetilen → vinyl axetylen → buta1,3 ddien Câu 2: (1,0đ): Viết các phương trình phản ứng sau dưới dạng CTCT, xác định sản phẩm chính sản phẩm phụ ( nếu có) a. 2-metyl propen + HBr → 0 b. Nitrobenzen + Br2 (xúc tác bột Fe, t ) → Câu 3: (1,0đ) Cho dung dịch X chứa 18,6 gam chất tan gồm ancol etylic và phenol tác dụng với dung dịch brom dư. Sau phản ưng thu 33,1 gam kết tủa trắng. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Trang 10