Bài giảng Đạo đức Lớp 2 - Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại - Trường Tiểu học Phúc Tân

ppt 16 trang thuongdo99 3730
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đạo đức Lớp 2 - Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại - Trường Tiểu học Phúc Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dao_duc_lop_2_bai_11_lich_su_khi_nhan_va_goi_dien.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đạo đức Lớp 2 - Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại - Trường Tiểu học Phúc Tân

  1. + Khi con muốn mượn bạn cái bút chì, con sẽ nói thế nào? + Khi con muốn nhờ bạn cầm hộ cái cặp sách, con sẽ nói thế nào? + Khi con muốn xin mẹ mua cho quyển truyện, con sẽ nói thế nào?
  2. Hoạt động 1: Đóng vai và trả lời câu hỏi
  3. Vinh (Nhấc máy khi nghe tiếng chuông điện thoại reo) : - A lô, tôi xin nghe. Nam: - A lô, Vinh đấy à? Tớ là Nam đây. Vinh: - Vinh đây, chào bạn ! Nam: - Chân bạn đã hết đau chưa? Vinh: - Cảm ơn ! Chân tớ đỡ rồi. Ngày mai tớ sẽ đi học. Nam: Hay quá, ngày mai chúng mình sẽ gặp nhau nhé ! Vinh: Chào Nam. Hẹn ngày mai gặp lại !
  4. Bài tập 1: + Khi điện thoại reo, bạn Vinh làm gì và nói gì? >>> Bạn Vinh nhấc máy và nói : A lô, tôi xin nghe. + Bạn Nam hỏi thăm bạn Vinh qua điện thoại như thế nào? >>> Chân bạn đã hết đau chưa?
  5. Bài tập 1: + Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn Nam và Vinh không? Vì sao?
  6. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.
  7. Hoạt động 2: Thảo luận – đóng vai
  8. Sắp xếp thứ tự các câu sau thành đoạn đối thoại cho phù hợp 1 - A lô, tôi xin nghe. Đây là đoạn - Cháu cầm máy chờ 2 hội thoại một lát nhé! giữa ai với - Dạ, cháu cảm ơn bác. ai? 3 - Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc. 4
  9. + Bạn nhỏ trong đoạn hội thoại đã lịch sự khi nói điện thoại chưa? Vì sao?
  10. Khi nhận và gọi điện thoại, chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
  11. Bày tỏ ý kiến - Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. - Nói rõ ràng, mạch lạc. - Hét to vào điện thoại. - Nói năng lễ phép, có thưa gửi. - Nói trống không. - Nói ngắn gọn.
  12. Việc nên làm: Việc không nên làm - Nói năng lễ phép, có thưa - Cầm máy quá gửi. lâu. - Nhấc và đặt máy điện - Hét vào máy điện thoại nhẹ nhàng. thoại. - Chào hỏi và tự giới thiệu với người ở đầu máy bên kia. - Nói trống không. - Nói ngắn gọn. - Nói quá to hoặc - Nói rõ ràng, mạch lạc. quá nhỏ. - Chào tạm biệt khi kết thúc cuộc nói chuyện.
  13. Trong khi nhận và gọi điện thoại, các con cần có thái độ lịch sự, từ tốn, tôn trọng, nói năng lễ phép, rõ ràng, ngắn gọn.
  14. Học bài và chuẩn bị trước bài sau: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. (tiết 2)