Bài giảng Địa lí Lớp 6 - Tiết 22, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - Vũ Thị Kim Chúc

ppt 40 trang thuongdo99 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 6 - Tiết 22, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - Vũ Thị Kim Chúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_lop_6_tiet_22_bai_18_thoi_tiet_khi_hau_va_n.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 6 - Tiết 22, Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - Vũ Thị Kim Chúc

  1. Trường THCS Bồ Đề TIẾT 22. BÀI 4: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU GV thực hiện: Vũ Thị Kim Chỳc GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
  2. Kiểm tra bài cũ em hãy chọn các ý ở cột a với các ý ở cột b sao cho phù hợp a. Các tầng khí b. đặc điểm c. đáp án quyển 1. Tầng đối lưu a,Có lớp ô zôn ngăn cả các tia 1 c bức xạ có hại không cho 2 .Tầng bình lưu 2 a 3. Các tầng cao xuống mặt đất. của khí quyển b,Không khí loãng, không ảnh 3 b hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. c,Tập trung 90% không khí,là nơI sinh ra các hiện tượng khí tượng.
  3. Tiết 22- bài 18 Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.
  4. 1. Thời tiết, khí hậu. Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu 2.Nhiệt độ không khí – quá trình hình thành, cách đo và cách tính nhiệt độ không khí trung bình 3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo không gian
  5. Những yêu cầu đối với học sinh trong tiết học. - Chú ý nghe giảng. - Làm việc theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên. - Giữ trật tự, không làm việc riêng. - Ghi bài ở các phần tổng hợp kiến thức có biểu tượng
  6. • Tiết 22- bài 18 Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí .
  7. 1. Thời tiết và khí hậu.
  8. Thời tiết khí hậu Dự báo thời tiết ngày ở miền Bắc nướcta, năm nào 10/2/2009 tại Hà Nội: cũng vậy, từ tháng 10 năm trướcđến tháng 4 năm sau, đều Thời tiết sẽ ấm hơn so với có gió mùa Đông Bắc thổi những ngày trước đó. Tuy thành từng đợt làm cho nhiệt độ nhiên, trời vẫn lạnh,nhiệt độ giảm xuống dưới 20oC, lượng mưa dao động từ 130C đến không đáng kể 160C.Về chiều, trời có mưa nhỏ.Gió đông bắc thổi cấp 3 đến cấp 4 Thời tiết là hiện tượngkhí Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tượng (nhiệt độ, gió, mưa, tình hình thời tiết ở một địa nắng ) xảy ra ở một địa phươngqua nhiều năm, trở phương trong một khoảng thành quy luật. thời gian ngắn.
  9. Thời tiết là hiện tượngkhí tượng Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình (nhiệt độ, gió, mưa,nắng ) xảy ra hình thời tiết ở một địa phươngqua ở một địa phương trong một nhiều năm, trở thành quy luật. khoảng thời gian ngắn. Dấu hiệu so Thời tiết Khí hậu sánh Thời gian Thời gian ngắn Thời gian dài biểu hiện Phạm vi Phạm vi hẹp ( trong Phạm vi rộng ( trong biểu hiện một vùng, một một khu vực, một quốc tỉnh ) gia, một miền ) Thay đổi thương Sự lặp đi lặp lại có Mức độ xuyên, trong một quy luật của thời biến động ngày có thể thay đổi tiết, khá ổn định nhiều lần
  10. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. a. Nhiệt độ không khí.
  11. Nhiệt độ của không khí là gì?
  12. - Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí.
  13. Hãy quan sát lược đồ sau và giải thích vì sao trong không khí có nhiệt độ?
  14. Trong bóngrâm 2 m
  15. - Dụng cụ đo: Nhiệt kế - Cách đo: Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m. Đo 3 lần/ ngày vào 5h,13h và 21h.
  16. Tại sao khi đo nhiệt độ không khí lại phải để dụng cụ đo cách mặt đất 2m?
  17. Giải thích tại sao lại phải đo nhiệt độ không khí trong một ngày vào các thời điểm trên? ( về nhà)
  18. Giải thích vì sao không đo nhiệt độ không khí vào lúc 12h trưa khi mặt trời toả nhiệt nhiều nhất và mặt đất nóng nhất? (Về nhà)
  19. Giả sử có một ngày ở Hà Nội, ngườita đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200C, lúc 13 giờ được 240C và lúc 21 giờ được 220C. ố Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? ố Em hãy trình bày cách tính? 200C + 240C + 220C = 220C 3 Em hãy trình bày công thức tính nhiệt độ trung bình ngày
  20. Nhiệt độ trung bình ngày Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày số lần đo Nhiệt độ trung bình tháng Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng Số ngày Nhiệt độ trung bình năm Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng 12
  21. Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng ở Hà Nội trong 1 năm. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt 15 17 21 22 24 29 28 26 25 22 19 16 độ (0C) Hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà nội? 220C
  22. 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí gần hay xa biển.
  23. Quan sát lược đồ, so sánh nhiệt độ không khí ở trên đất liền (mặt đất) và trên mặt nước ( Biển) vào mùa hạ và mùa đông?
  24. MùaMùa đông hạ (Nhiệt(Nhiệt độ độ (Nhiệt(Nhiệt độ độ thấpcao hơn)hơn) caothấp hơn) hơn) (Mau nóng, mau nguội) (Nóng chậm, lâu nguội)
  25. - Mùa hạ ở vùng gần biển không khí mát hơn và mùa đông không khí ấm hơn ở trong đất liền.
  26. b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao Quan sát lượcđồ hãy nhận xét nhiệt độ không khí ở vị trí các độ cao 0m, 500m, 1000m? 0
  27. - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Cứ lên cao 100m giảm 0,60C.
  28. Quan sát H48, hãy cho biết giữa 2 địa điểm chênh lệch nhau bao nhiêu mét ?
  29. 1. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 điểm trong hình 48 là: 250C – 19 0C = 60C 2. Theo quy luật cứ lên cao 100m nhiệt độ lại giảm đi 0,60C. 3. Vậy chênh lệch nhiệt độ là 60C thì độ cao chênh lệch là X mét: 6 x 100 X = = 1000 m 0,6 Vậy, độ cao chênh lệch giữa 2 điểm nêu trên là 1000 m
  30. c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ Quan sát H49, hãy nhận xét sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo vĩ độ như thế nào?
  31. - Càng lên các vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng giảm.
  32. Sơ đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo không gian Sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo không gian Thay đổi theo vị trí gần Thay đổi theo độ cao Thay đổi theo vĩ độ hoặc xa biển ( càng lên cao ( Giảm dần từ ( khí hậu lục địa, nhiệt độ càng giảm) xích đạo về 2 cực) khí hậu đại dương)
  33. Tiết 22- Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí 1. Thời tiết và khí hậu. - Thời tiết là hiện tượngkhí tượng(nhiệt độ, gió, mưa,nắng ) xảy ra ở một địa phương trong một khoảng thời gian ngắn. - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở một địa phươngqua nhiều năm, trở thành quy luật 2. Nhiệt độ không khí. Cách đo nhiệt độ không khí. a. Nhiệt độ không khí : là độ nóng, lạnh của không khí. b. Cách đo nhiệt độ không khí: + Dụng cụ đo: Nhiệt kế + Cách đo: Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m. Đo 3 lần/ ngày vào 5h,13h và 21h. c. Cách tính nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày số lần đo 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. - Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí gần hay xa biển. - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. - Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  34. Củng cố: Câu 1: Em hãy cho biết đặc trưngthời tiết trong câu sau đúng hay sai:” Thời tiết ở Hà Nội năm nào cũng có 2 mùa: mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và ẩm” a. Đúng b. Sai Câu 2: Lựa chọn ý em cho là đúng nhất Nhiệt độ không khí ở một địa điểm do đâu mà có? a. Do ánh sáng mặt trời đốt nóng bầu khí quyển b. Do ánh sáng mặt trời làm nóng bề mặt đất, sau đó mặt đất toả nhiệt vào khí quyển c. Do hiệu ứng nhà kính d. Do nhiệt độ của các khối khí mang lại
  35. Nhiệt độ trung bình năm của 3 địa điểm: Hà Nội : 21oC 22oB Hà Nội Nha Trang :26oC 20oB Đà Lạt : 18oC 18oB Nhận xét và 16oB giải thích sự thay đổi nhiệt 14oB độ trung bình năm giữa Nha 12oB .Nha Trang(6m) Trang và Đà Đà Lạt (1523m) . Lạt. 10oB
  36. Bài tập về nhà Phanxipăng là đỉnh núi cao nhất ở nước ta – cao 3143m, trên sườn núi có thị trấn Sapa ở độ cao 1500m, dưới chân núi là thị xã Lào Cai ở độ cao 100m. Em hãy vẽ sơ đồ của ngọn núi trên, rồi ghi nhiệt độ của Phanxipăng, thị trấn Sapa biết rằng nhiệt độ ở thị xã Lào Cai là 26oC
  37. Kiểm tra bài cũ. Các con hãy chọn các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp. Cô mời bạn Chúng ta cùng theo dõi xem phần trả lời của bạn đã chính xác chưa nhé.( Bấm máy) Các con ạ, trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thêm những điều kỳ diệu của thiên nhiên đang diễn ra xung quang chúng ta hàng ngày nhé. Nào chúng ta vào bài học hôm nay.( Bấm máy) Tiết 22- Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung chính sau: ( Bấm máy) Và cô cũng yêu cầu các con thực hiện những quy đinh sau: ( Bấm máy) Chúng ta sẽ tìm hiểu phần nội dung thứ nhất của bài học: ( Bấm máy) 1. Thời tiết và khí hậu. Tất cả các con háy quan sát trên màn hình. Cô mời bạn hãy đọc to phần thông tin trên màn hình • Học sinh đọc. Cảm ơn con, mời con ngồi xuống. ? Vậy theo các con, Thời tiết là gì? ( Mời 1 học sinh khác nhận xét) Các con chú ý những chữ màu đỏ trong đoạn thông tin trên, các con sẽ theo dõi xem bạn trả lời đúng chưa nhé. ( Bấm máy) Vậy còn khí hậu ( Bấm máy) Cô mời bạn tiếp tục đọc đoạn thông tin tiếp theo trên màn hình. - Học sinh đọc ( Cám ơn con, mời con ngồi xuống) ? Vậy theo các con, khí hậu là gì? - Học sinh trả lời. - Giáo viên mời 1 học sinh khác bổ sung. Chúng ta quan sát xem bạn đã trả lời đúng chưa nhé.( Bấm máy) ? Vậy thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào? ( Bấm máy) - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo mhóm lớn ( Bàn), và chia thành 2 độ. Đội 1 làm phần thời tiết, đội 2 làm phần khí hậu. Yêu cầu so sánh ở các dấu hiệu sau: Thời gian, Phạm vi, trong vòng 2 phút. - Học sinh làm việc. - Giáo viên mời đại diện aủa 2 đội lên trả lời. Học sinh trả lời từng phần giáo viên lại bấm máy chuẩn kiến thức. Sau khi học sinh đã hoàn thành xong, Giáo viên chốt lại toàn phần 1. ( Bấm máy sang phần 2)
  38. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí. ( Bấm máy) a. Nhiệt độ không khí. Bấm máy) ? Nhiệt độ không khí là gì? - Học sinh trả Lời. ( Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí) ( Bấm máy) ? Quan sát lược đồ và giảI thích vì sao trong không khí có nhiệt độ? - Học sinh trả Lời. - Giáo viên chuẩn KT: ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất được mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rồi bức xạ nhiệt vào trong không khí làm cho không khí có nhiệt độ. ? Vậy làm thế nào để đo được nhiệt độ của không khí ( Bấm máy) ? Các con háy quan sát trên màn hình và dựa vào kiến thức SGK hãy cho cô biết để đo nhiệt độ của không khí người ta đã sử dụng dụng cụ gì? Và đo như thế nào? - Học sinh trả lời. - Giáo viên Bấm máy cho học sinh ghi. (Bấm máy) ? Tại sao người ta lại phải đo nhiệt độ không khí vào các thời điểm trên và phải đo 3 lần 1 ngày?và phảI để dụng cụ trong bóng râm cách mặt đất 2m? - Học sinh trả Lời. ? Tại sao không đo lúc 12h trưa khi mặt trời lên cao nhất và toả nhiệt nhiều nhất? - Giáo viên giảI thích thêm: - + Đặt dụng cụ trong bóng râm và cách mặt đất 2 m vì:không khí có nhiệt độ là do mặt đất bức xạ nhiệt sau khi mặt đất hấp thụ nhiệt của mặt trời. Nếu đặt sát mặt đất sẽ đo nhiệt độ của mặt đất. Để trong bóng râm đo nhiệt độ không khí mới chính xác, nếu để ngoài nắng sẽ đo nhiệt độ của ánh sáng mặt trời chiếu xuống. + Đo lúc 5h sáng là lúc bất đầu 1 ngày mới cả mặt đất và không khí bắt đầu hấp thụ nhiệt. + Vào 12h trưa khi mặt trời toả nhiệt nhiều nhất mặt đất sẽ hấp thụ nhiều nhiệt nhất nhưng không khí không nóng nhất mà phảI sau 1 h đồng hồ khi mặt đất hấp thụ nhiệt rồi bức xạ nhiệt lại vào trong không khí mới làm không khí nóng lên. Do vậy, vào lúc 13h, nhiệt độ không khí có nhiệt độ cao nhất.
  39. + Vào 21h: sau khi mặt trời lặn, mặt đất không được nhận nhiệt từ ánh sáng mặt trời,mặt đất cũng như không khí sẽ bắt đầu có sự giảm nhiệt độ. Lúc đó,mặt đất và không khí có sự chênh lệch nhiệt độ khá nhiều buộc mặt đất phải toả nhiệt để cân bằng với không khí.Vào thời điểm 21h, lúc đó mặt đất toả nhiệt nhiều nhất để cân bằng nhiệt với không khí. Vậy tính nhiệt độ của không khí như thế nào? ( Bấm máy vào phần c) c. Cách tính nhiệt độ không khí. Bấm máy yêu cầu học sinh làm bài tập. Học sinh trình bày công thức tính nhiệt độ trung bình ngày. Giáo viên Bấm máy cho học sinh ghi và nhấn mạnh thêm cách tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm. (Bấm máy) yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2-3 làm bài tập Ai nhanh hơn. ( Bấm máy)Nhận xét kết quả làm bài của học sinh. ( Bấm máy sang phần 3) 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí. a. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí gần hay xa biển. ( Bấm máy) yêu cầu học sinh quan sát lược đồvà nhận xét: ? Nhiệt độ không khí giữa mặt đất và biển trong mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? Giáo viên chuẩn kiến thức sau khi học sinh đã trả lời. b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. ( Bấm máy) yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và nhận xét. ( Bấm máy yêu cầu tính độ chếnh lệch về độ cao giữa 2 địa điểm H 48). c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ. ( Bấm máy yêu cầu học sinh quan sát H49 và nhận xét)