Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh Đăk Lăk - Trường THCS Tân Lợi

ppt 24 trang thuongdo99 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh Đăk Lăk - Trường THCS Tân Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_lop_9_bai_43_dia_li_dia_phuong_tinh_dak_lak.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Bài 43: Địa lí địa phương tỉnh Đăk Lăk - Trường THCS Tân Lợi

  1. THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 9 BÀI 43: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐĂK LĂK Học sinh thực hiện: Tổ 4 Lớp: 9C Trường THCS Tân Lợi
  2. A.Kinh tế : 1. Công nghiệp: • + Theo thành phần kinh tế thì khu vực kinh tế trong nước giữ gần như tuyệt đối giá trị của ngành công nghiệp ( 98,7 – 98,8 % ), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện muộn và còn nhỏ bé. • + Cơ cấu công nghiệp theo ngành : ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm ưu thế chiếm 78,1 % sau đó là ngành phân phối điện, ga, nước chiếm 19,1 %; ngành công nghiệp khai thác có tỷ trọng nhỏ nhất ( 2,8 % năm 2011).
  3. + Cơ cấu công nghiệp theo ngành : ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm ưu thế chiếm 78,1 % sau đó là ngành phân phối điện, ga, nước chiếm 19,1 %; ngành công nghiệp khai thác có tỷ trọng nhỏ nhất ( 2,8 % năm 2011). • + Các ngành công nghiệp chủ yếu : công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm, công nghiệp điện lực, công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản, • Sản xuất công nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp mới như thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu và giá trị sản xuất tăng trung bình 18%/năm. Dịch vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch phát triển nhanh. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD (tăng 5 lần so với 2001).
  4. Khu công nghiệp Hoà Phú nằm trên địa bàn xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk là khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh, được thành lập từ năm 2005 với diện tích 181,73 ha
  5. Cụm Công nghiệp Tân An 1 và 2 (TP. Buôn Ma Thuột) được quy hoạch trên diện tích 105,02 ha.
  6. + Định hướng phát triển công nghiệp: -Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu tại chỗ như thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất phân bón và chế biến thực phẩm. - Hình thành và phát huy hiệu quả khu công nghiệp tập trung chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn với quy mô vừa và nhỏ, lựa chọn công nghệ phù hợp và hiệu quả, gắn công nghiệp với vùng nguyên liệu; khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
  7. 2. Nông nghiệp: a. Trồng trọt: - Trong nông nghiệp, trồng trọt luôn giữ vai trò chủ đạo. -Ngành này bao gồm nhóm cây lương thực; cây công nghiệp (hàng năm, lâu ngày); cây rau đậu, thực phẩm, cây ăn quả và một số cây trồng khác. (GTSX ngành trồng trọt( theo giá hiện hành) tăng từ 5819,8 tỉ đồng năm 2004 lên 21 708,3 tỉ đồng năm 2011, tăng gấp 3,5 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%/năm); trong đó ưu thế 12 thuộc về cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm, sau đó là nhóm cây lương thực có hạt. -Về phương diện lãnh thổ ở đắc lắc đã hình thành những vùng chuyên canh rộng lớn với các loại cây công nghiệp: cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu
  8. Cà phê là loại cây trồng phổ biến nhất đăk lăk. Đăk Lăk đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu, và là hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
  9. Đặc biệt, hiện nay ở Đắk Lắk, ngoài việc chuyển vườn tạp, vườn cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng cây bơ sáp, đồng bào các dân tộc còn phát triển mạnh phong trào trồng cây bơ sáp để làm cây che chắn gió, trồng xen trong các vườn cà phmang lại hiệu quả cao trên từng đơn vị diện tích.
  10. b. Chăn nuôi: Đăk Lăk có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi. Nhưng trong cơ cấu GTSX nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ, phát triển còn chậm, mặc dù tỷ trọng có tăng từ 14,4% năm 2004 lên 18% năm 2011. Phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của tỉnh Heo là vật nuôi phổ biến ở đăk lăk đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
  11. Mô hình chăn nuôi bò nghiệp dư ở đăk lăk
  12. • +Lâm nghiệp: -Diện tích của rừng tỉnh chiếm 48,8% diện tích tự nhiên , trong đó rừng tự nhiên chiếm 42,9% diện tích tự nhiên và chiếm 87,8% diện tích rừng toàn tỉnh. Song ngành này còn giữ vị trí rất khiêm tốn trong cơ cấu GTSX nông-lâm-thủy sản (trên dưới 2%)
  13. +Định hướng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp: - Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu. - Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên hecta đất nông nghiệp. - Phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông nghiệp 54 – 55 triệu đồng/ha canh tác vào năm 2020.
  14. - Về trồng trọt: các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bông vải, mía, lạc, đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai, rau, đậu, thực phẩm, - Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản để trở thành ngành kinh tế hàng hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp – nông thôn. - Về lâm nghiệp: có kế hoạch bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, bảo đảm tái sinh rừng, khai thác rừng gắn với việc trồng rừng, bảo đảm thực hiện mục tiêu về độ che phủ của rừng.
  15. 3.Dịch vụ: a) Thương mại: -Ngành thương mại của đăk lăk , đã góp phần đắc lực trong việc giải quyết các nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng xã hội. GTSX chủa ngành không ngừng tăng, từ 421,7 tỷ đồng năm 2004 lên 671.9 tỷ đồng năm 2011. Tốc độ tăng bình quân thương mại thời kỳ 2004-2011 khoảng 21%/năm . Sản phẩm mẫu phân bón được trưng bày ở Đăk Lăk
  16. b) Du lịch: - Đăk Lăk có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Đây là vùng đất còn đậm nét hoang sơ và bí ẩn đối với du khách trên nền tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú, đa dạng. - Để khai thác hết lợi thế tài nguyên du lịch, tỉnh đang tập trung vào các sản phẩm du lịch sinh thái, và du lịch văn hóa, du lịch thể thao,khám phá, cồng chiên, du lịch cưỡi voi, để ngành có nhiều đóng góp vào TTKT, tạo thêm việc làm, cải thiện đời dống nhân dân trên toàn địa bàn.
  17. Trung tâm thương mại Vincom mới khai trương ở Đăk Lăk
  18. Khu du lịch sinh thái Ko Tam (Buôn Ma Thuột)
  19. Khu du lịch Bản Đôn
  20. Lĩnh vực giao thông - Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải ở từng thời kỳ, trên khắp địa bàn tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh. - Từ nay đến năm 2020, tiếp tục củng cố khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết, bảo đảm mật độ mạng lưới đường trên 0,6 km/km2. + Cải tạo nâng cấp 4 tuyến quốc lộ chạy qua là: QL14, QL14C, QL26, QL27 với tổng chiều dài 397,5km. + Quy hoạch 2 tuyến mới: đường Trường Sơn Đông và đường Đắk Lắk – Phú Yên. + Nâng cấp 77km tỉnh lộ lên quốc lộ.
  21. Trong đó: phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị; 50% số km đường xã được cứng hóa. - Cảng hàng không Buôn Ma Thuột: năm 2020 xây dựng xong nhà ga thứ 2 nhóm B, phục vụ 800.000 hành khách/năm và 3.000 tấn hàng hóa/năm. - Tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột dài 160km, sau khi hoàn thành sẽ phục vụ cho việc lưu thông vận tải hàng hóa và hành khách không chỉ cho riêng tỉnh Đắk Lắk mà còn cho các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, liên kết Tây Nguyên với các cảng biển Duyên Hải miền Trung; đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Vũng Rô - Đắk Lắk - Đăk Nông - cảng Thị Vải, phục vụ tốt nhu cầu khai thác bô xít ở Đăk Nông và vận tải hàng hóa tới các tỉnh trong vùng Tây Nguyên.
  22. B.BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG: Hiện nay một số người dân và các công ty lấn chiếm, chặt phá rừng một cách vô tội vạ. Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành điều tra sai phạm tại một số dự án nông, lâm nghiệp trên địa bàn.
  23. BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHÚNG EM XIN ĐƯỢC KẾT THÚC XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI!