Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Chủ Đề: Giới thiệu vịnh Cam Ranh và cảng Cam Ranh - Trường THCS Tân Lợi

ppt 24 trang thuongdo99 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Chủ Đề: Giới thiệu vịnh Cam Ranh và cảng Cam Ranh - Trường THCS Tân Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_lop_9_chu_de_gioi_thieu_vinh_cam_ranh_va_ca.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Chủ Đề: Giới thiệu vịnh Cam Ranh và cảng Cam Ranh - Trường THCS Tân Lợi

  1. • Chủ Đề: Giới thiệu vịnh Cam Ranh và cảng Cam Ranh Năm học: 2014 - 2015
  2. Nhóm 4 Trần Tấn Thịnh Nguyễn Anh Hiếu Nhi Lê Thành Công Võ Thị Tố Quỳnh Nguyễn Bảo Ngọc
  3. Sơ lược về vịnh Cam Ranh - Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã được xem là một trong ba cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới, cùng với vịnh San Francisco của Mỹ và vịnh Rio de Janéro của Brazil. Đây cũng là một trong những vịnh nguyên sơ, được ví như một “dải lụa xanh” tuyệt đẹp của Việt Nam và thế giới.
  4. 1. Vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng
  5. 1.Vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng - Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, vị trí địa lí thuộc về thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là nơi ẩn nấp nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, do đó trong lịch sử đã nhiều lần được quân đội nước ngoài thuê để làm cảng quân sự, nhưng từ năm 2004 đến nay, vịnh Cam Ranh được định hướng để xây dựng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
  6. 1. Vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng - Nằm cách thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) 60km về phía Nam, vịnh Cam Ranh diện tích khoảng 185km2, độ sâu từ 5-10m, phía ngoài sâu khoảng 20m, ra khỏi cửa vịnh sẽ tiếp cận cới “đường đẳng sâu” 40m. Cửa biển bảo đảm cho tàu trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng và có thể đón nhận nhiều đội tàu cùng một lúc.
  7. 1. Vị trí về chiến lược an ninh, quốc phòng - Căn cứ quân sự của Liên Xô tại Cam Ranh, vịnh Cam Ranh có vị trí đáng chú ý về quân sự. Nó cũng từng dùng làm vùng chuẩn bị cho hạm đội Đế quốc Nga trước trận Tsushima năm 1905, và được người Nhật Bản dùng làm địa điển chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942. - Năm 1978, chính phủ Xô Viết ký một thỏa thuận với Việt Nam để thuê cảng này trong vòng 25 năm. Chính phủ Nga tiếp tục thực hiện thỏa thuận đó cho tới năm 1993 khi một thỏa thuận mới cho phép tiếp tục sử dụng căn cứ này làm địa điểm thu thập tín hiệu tình báo, mục tiêu chính là các thông tin của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.Khi thời hạn thuê 25 năm gần hết, Việt Nam đòi khoản tiền 200 triệu đô la Mĩ hàng năm để tiếp tục cho thuê. Người Nga do dự và đã quyết định rút toàn bộ nhân viên về.
  8. 1. Vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng - Ngày 2 tháng 5 năm 2002, cờ Nga hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ. Hiện tại, các quan chức Việt Nam đang định chuyển mục đích sử dụng căn cứ này thành một cơ sở dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với căn cứ không quân Clark. - Ngày 18/10/1946, thị xã Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc chiến giữa Hồ Chủ tịch và cao ủy Pháp D’Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và các nàh báo nước ngoài. - Từ năm 1965-1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự được bảo vệ “bất khả xâm phạm” để làm căn cứ tiếp lieeuj và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống hế hành lang phía Tây Thái Bình Dương.
  9. 1. Vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng - Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới. Tuy nhiên, bộ đội đặc công tinh nhuệ của ta đã từng đột kích thành công vào căn cứ này, đốt cháy máy bay C130 và ch nổ kho bom của Mỹ. - Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và cấp huyện.
  10. 2. Đặc điểm tự nhiên - Bán đảo Cam Ranh dài khoảng 12km, với hơn 10.000 ha rừng, hồ nước ngọt lớn và nhiều bãi tắm tuyệt đẹp, trong đó có nhiều bãi tắm có thể khai thác quanh năm. Với phong cảnh nên thơ, bán đảo Cam Ranh được xem là nơi ó tiềm năng du lịch lớn. Trên bán đảo có 1 đường băng sân bay (dài 3045m, rộng 45m), 3 đường lăn sân đỗ dài từ 600m đến 1200m, rộng từ 250m đến 280m, có thể tiếp nhận cùng lúc 10 máy bay vặn tải cỡ lớn. Hệ thống đường sá, kho bãi, hạ tầng kỹ thuật trên bán đảo rất thuận lợi cho việc xây dựng một đặc khu kinh tế.
  11. 2. Đặc điểm tự nhiên
  12. 2. Đặc điểm tự nhiên - Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc duyên hải Trung Bộ, là nơi lí tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế như: bơi thuyền, câu cá, lặn biển xem san hô, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, leo núi, không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Đây là nơi lý tưởng cho việc xây dựng một khu du lịch biển tầm cỡ thế giới.
  13. 2. Đặc điểm tự nhiên - Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía Bắc chạy phủ kín cả phía Đông, phía Tây. Phía Nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một của lớn- được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước luôn êm đềm. Du thuyền trên vịnh như “đi trên thảm” bởi không có sóng lớn thời tiết ở khu vực vịnh quanh năm nắng ấm, bầu trời trong xanh tạo cho mặt vịnh một màu xanh rất dễ chịu.
  14. 2. Đặc điểm tự nhiên - Thiên nhiên ở vịnh Cam Ranh gần như còn nguyên sơ: Những bãi cát trắng vàng, trải dài mịn màng như chưa bao giờ có dấu chân người (cát ở Cam Ranh có hàm lượng titan và silic cao, từng xuất khẩu sang Nhật Bản để làm thủy tinh). Dưới dòng vịnh có rặng san hô và những đàn cá nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Nhưng đẹp mắt nhất vẫn là những quần thể ghềnh đá granit do sự xâm thực của gió, của nước biển đã tạo nên những hình thù chồng chất. Vịnh còn có nhiều bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp bên rặng dừa cao vút , tạo nên nét đăc trưng của duyên hải Trung Bộ. - Cam Ranh còn có ưu thế lớn là trữ lượng nước ngọt đáng kể trong lòng đất (mặc dù ba phía là biển) khiến cho đất đai nơi đây trù phú, phủ kín bởi màu xanh tươi của cây trái. - Cam Ranh còn là nơi cư trú của nhiều loại thú rừng và không thể không kể đến những loại hải sán nổi tiếng như: tôm hùm Bình Ba, sò huyêt Thủy Triều
  15. 3. Khu động lực phát triển kinh tế phía Nam tỉnh Khánh Hòa - Theo quy hoạch chung xây dựng khu vực vịnh Cam Ranh đến năm 2025 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt, nơi đây sẽ là khu vực động lực phát triển kinh tế phía nam, trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, công nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản phía nam của tỉnh Khánh Hòa; trung tâm chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật của thành phố Cam Ranh và thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm); đầu mối giao thông quốc tế vùng và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng. - Dự kiến đến năm 2025, khu vực vịnh có dân số khoảng 227.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 179.000 người. Diện tích đất xây dựng đô thị 3.578,5ha, bình quân 196,6m2/người, trong đó đất dân dụng 1.340 ha, bình quân 74,9m2/người.
  16. 3. Khu động lực phát triển kinh tế phía Nam tỉnh Khánh Hòa - Theo quy hoạch, khu vực đô thị phát triển dọc quốc lộ 1A, chủ yếu ở thành phố Cam Ranh và thị trấn Cam Đức. Ngoài ra, rập trung mở rộng các khu công nghiệp tại phường Cam Thịnh Đông. Phấn đấu đến năm 2030, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đạt công suất vận chuyển 8 triệu hành khách và 200.000 tấn hàng hóa/năm Đường bộ cao tốc Bắc-Nam sẽ xây dựng ở phía tây, lộ giới 120m. - Đồng thời, đường cao bộ cao tốc Bắc-Nam sẽ được xây dựng ở phía Tây vịnh, tuyến tránh quốc lộ 1A sẽ xây dựng ở phía tây. Nâng cấp cảng Ba Ngòi, cho phép tàu 30.000 DWT cập cảng, năm 2020 đạt công suất 10,2 triệu tấn/năm.
  17. Cảng Cam Ranh - Cảng Cam Ranh (tên cũ Cảng Ba Ngòi) là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển như mực nước sâu, kín gió, diện tích lớn, nằm gần đường hàng hải quốc tế và sân bay Cam Ranh, cách quốc lộ 1A 1,5 km và tuyến đường sắt Bắc – Nam 3 km nên từ lâu cảng đã là đầu mối giao thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.
  18. Cảng Cam Ranh - Ngày 14 tháng 5 năm 2009, cảng Ba Ngòi đã chính thức hoạt động theo mô hình mới với tên gọi Công ty TNHH một thành viên Cảng Cam Ranh, sau hơn một năm được ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa bàn giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). - Từ những những lợi thế vốn có, cảng không ngừng được đầu tư nâng cấp cả về nhân lực và cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển và hội nhập quốc tế. Từ một Phân cảng của Cảng Nha Trang – Ba Ngòi trực thuộc Cục Hàng Hải, năm 1991 Cảng được tách thành một đơn vị kinh doanh cảng biển độc lập. Qua 15 năm hoạt động, Cảng Ba Ngòi không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, lượng hàng thông qua Cảng tăng hơn 10 lần đến nay đã vượt trên 01 triệu tấn, các dịch vụ hậu cần cảng biển ngày càng phát triển.
  19. Cảng Cam Ranh - Với tổng chiều dài khai thác cầu cảng là 308 mét, độ sâu trước bến –11,6 mét, độ sâu luồng -10,2 mét, Cảng đã tiếp nhận được các loại tàu có trọng tải đến 30.000 DWT. Cơ sở hạ tầng trong cảng không ngừng được hoàn thiện, trang thiết bị phục vụ xếp dỡ tiếp tục được đầu tư, qui trình công nghệ liên tục được cải tiến đã đưa năng suất xếp dỡ hàng rời đạt từ 4.000 - 5.000 tấn/ngày, hàng bao từ 2.000 - 2.500 tấn/ngày, đảm bảo giải phóng tàu nhanh. Mọi công đoạn bốc dỡ từ tàu lên xe, hoặc nhập kho, lưu bãi và ngược lại được thực hiện theo qui trình khép kín.
  20. Một số hình ảnh về vịnh Cam Ranh và cảng Cam Ranh Tàu hộ vệ HQ-012 Lý Thái Tổ
  21. Đi thuyền trên vịnh Cam Ranh
  22. Vịnh Cam Ranh nhìn từ phía Bình Ba
  23. Quân cảng Cam Ranh nằm trong vịnh Cam Ranh