Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Đọc văn "Vào phủ Chúa Trịnh" - Trường THPT Thái Phiên

pdf 13 trang Đăng Bình 12/12/2023 110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Đọc văn "Vào phủ Chúa Trịnh" - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_12_doc_van_vao_phu_chua_trinh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Đọc văn "Vào phủ Chúa Trịnh" - Trường THPT Thái Phiên

  1. SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN MÔN NGỮ VĂN 11 Tiết 1,2: Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (trích Thượng kinh kí sự -Lê Hữu Trác) Giáo viên: Phan Thị Út Hà
  2. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT • Bức tranh chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh Kiến thức • Thái độ và nhân cách của tác giả • Đọc hiểu văn bản kí Kĩ năng • Phê phán lối sống xa hoa nơi phủ chúa. Thái độ • Trân trọng lương y, có tâm có đức.
  3. I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả - Lê Hữu Trác (1724 – 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông - Quê quán: làng Liêu Xá huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương(nay là Hưng Yên.) - Xuất thân trong gia đình có truyền thống học hành, thi cử, đỗ đạt. - Vị trí: Là một danh y lỗi lạc, một nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII - Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh – bộ sách y học nổi tiếng gồm 66 quyển, có giá trị về y học, văn học) 2.Tác phẩm Thượng kinh kí sự -Xuất xứ: Quyển cuối của bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh -Thể loại: Tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783 - đánh dấu sự phát triển của thể kí Việt Nam thời trung đại -Nội dung: Ghi lại việc tác giả từ Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm
  4. 3. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh -Đoạn trích được rút từ tập Thượng kinh kí sự -Nội dung: Tác giả ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi được triệu vào phủ để bắt mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.
  5. II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc –tìm hiểu bố cục -Bố cục: 2 phần. + P1 (từ đầu xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Cuộc sống nơi phủ chúa. + P2 (còn lại): Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán. 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Quang cảnh và sinh hoạt nơi phủ chúa 2.1.1. Quang cảnh phủ chúa
  6. -Con đường vào phủ: +Có rất nhiều cửa: • Đi cửa sau vào phủ • Người truyền mệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa nữa • Đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa nữa, +Lối đi: những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp +Ở mỗi cửa đều có quân sĩ canh gác +Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
  7. -Cách bài trí, trang trí: +Điếm “hậu mã quân túc trực”: • làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ • cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp +Nhà “Quyển bồng”: • cao và rộng • đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng, • những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy +Gác tía: cột đều sơn son thếp vàng
  8. -Cảnh nội cung: +Đi quạ độ năm sáu lần trướng gấm thì đến một phòng rộng +Sập thếp vàng +Thắp nến trên một cái giá bằng đồng +Ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm +Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt ➔Quang cảnh phủ chúa: Là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường và vô cùng xa hoa, tráng lệ 2.1.2. Cung cách sinh hoạt -Khuôn phép nghiêm ngặt, nghi lễ rườm rà: Đi vào phủ chúa phải có thẻ, thánh chỉ -Guồng máy phục vụ đông đúc gồm: quan lại, quân lính, cung tần, người hầu kẻ hạ tấp nập
  9. -Quy trình khám bệnh: hết sức khẩn trương, nghiêm ngặt, kính cẩn ➔Tiểu kết: Phủ chúa là nơi cao sang, tôn nghiêm, là chốn hưởng lạc không đâu sánh bằng nhưng tối tăm, ngột ngạt (chỉ có hơi người, phấn sáp, hương hoa). Ở đó, cùng với cuộc sống xa hoa và sự lộng quyền của Chúa Trịnh là uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua.
  10. 2.2. Thái độ và nhân cách của tác giả -Khi vào trong phủ: +Qua miêu tả bức tranh chân thực nơi phủ chúa→gián tiếp thể hiện thái độ phê phán lối sống xa hoa, hưởng lạc +Qua những lời bình luận trực tiếp, những suy nghĩ của tác giả→thể hiện sự ngạc nhiên pha chút mỉa mai trước cảnh quyền quý +Qua cách sử dụng từ thánh chỉ, thánh thể, thánh thượng→Phê phán sự lộng hành, lộng quyền của chúa Trịnh →Trước phủ chúa cao sang, lộng lẫy, tác giả thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất, không đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do
  11. -Khi kê đơn cho thế tử: +Tâm trạng giằng xé giữa quyết định chữa bệnh hiệu quả ngay để giữ y đức và chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc →mâu thuẫn giữa trách nhiệm của người thầy thuốc và vòng danh lợi +Cuối cùng, quyết định chữa đúng bệnh, kê đơn thuốc đúng dù trái với ý các quan thái y→ người thầy thuốc có lương tâm, đức độ ➔Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, có bản lĩnh, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm, có y đức cao; là một nhà nho trọng nếp sống thanh cao, xem thường danh lợi.
  12. III.TỔNG KẾT 1.Ý nghĩa văn bản -Phê phán sự lộng quyền, sự xa hoa của chúa Trịnh Sâm đồng thời thể hiện tiếng cười phân trần và thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của Lê Hữu Trác -Là tác phẩm kí nghệ thuật đích thực đầu tiên của VHVN, có giá trị văn học rõ nét 2. Nghệ thuật kí -Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa những chi tiết “đắt” gây ấn tượng mạnh -Giọng kể hấp dẫn, vừa chân thực, vừa khách quan, vừa châm biếm hài hước -Kết hợp văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện thái độ của người viết
  13. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH CÂU HỎI CỦNG CỐ: Câu 1: Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích. Câu 2: So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh/chị đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này.