Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Tìm hiểu về các loại cụm từ (Cụm động từ, cụm tính từ) - Trần Thị Giang

ppt 29 trang thuongdo99 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Tìm hiểu về các loại cụm từ (Cụm động từ, cụm tính từ) - Trần Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_59_tim_hieu_ve_cac_loai_cum_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Tìm hiểu về các loại cụm từ (Cụm động từ, cụm tính từ) - Trần Thị Giang

  1. MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Tiết 59: Tìm hiểu về các loại cụm từ (CỤM ĐỘNG TỪ) (CỤM TÍNH TỪ)
  2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Động từ là gì? SAI A Những từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ ĐÚNG B Những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật SAI C Những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật 8/12/2021 2
  3. Câu 2: Chức vụ điển hình của tính từ trong câu là? SAI A Làm vị ngữ ĐÚNG B Làm chủ ngữ SAI C Làm trạng ngữ 8/12/2021 3
  4. Phần I
  5. A- CỤM ĐỘNG TỪ I. Cụm động từ là gì? 1. Tìm hiểu các từ in đậm: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người Đã→ đi nhiều nơi cũng→ ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
  6. A- CỤM ĐỘNG TỪ I. Cụm động từ là gì? 1. Tìm hiểu các từ in đậm: 2. Lược bỏ những từ in đậm: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Nếu lược bỏ các từ in đậm câu không thể hiểu được. - Các từ ngữ in đậm làm phụ ngữ đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ. Nhiều khi chúng không thể thiếu được. Vậy thế nào là cụm động từ ? Kết luận :Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
  7. A- CỤM ĐỘNG TỪ I. Cụm động từ là gì? 1. Tìm hiểu các từ in đậm: 2. Lược bỏ những từ in đậm: 3. Hoạt động của cụm động từ trong câu: chơi Tôi đang đi học đừng chơi điện tử CN VN Các bạn đừng chơi điện tử Đi học là quyền lợi của mọi người CN VN Chủ ngữ Vị ngữ Chơi điện tử là một thói quen xấu làm cho học sinh học tập yếu Chủ ngữ Vị ngữ - Cụm động từ có nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu như một động từ ( có thể làm vị ngữ; khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kèm theo các phụ ngữ trước)
  8. Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn và có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình động từ KẾT LUẬN Cụm động từ hoạt động trong câu giống như động từ Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ thì mới trọn nghĩa
  9. A- CỤM ĐỘNG TỪ II. Cấu tạo cụm động từ : 1. Vẽ cấu tạo cụm động từ: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người Phần trước Phần trung tâm Phần sau đã đi nhiều nơi cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
  10. A- CỤM ĐỘNG TỪ II. Cấu tạo cụm động từ : 1. Vẽ cấu tạo cụm động từ: 2. ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm động từ: 1. Ngày mai, tôi sẽ đi Hà Nội 2. Anh đừng gặp cô ấy vào lúc này 3. Cô ấy vẫn làm việc ở chỗ cũ
  11. - Phụ ngữ trước: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn, tương tự,sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hoạt động, - Phụ ngữ sau: các chi tiết về đối tượng,hướng, địa điểm, thời gian,mục đích, nguyên nhân,phương tiện và cách thức hoạt động, Phần trung tâm Phần trước Phần sau sẽ quan hệ thời gian đi Hà Nội địa điểm đừng ngăn cản gặp cô ấy vào lúc này đối tượng thời gian vẫn sự tiếp diễn tương tự làm việc ở chỗ cũ địa điểm
  12. GHI NHỚ *Mô hình cụm động từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau cũng/còn/đang/chưa tìm được/ngay/ câu trả lời •Trong cụm động từ: - Phụ ngữ trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian,sự tiếp diễn,tương tự,sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động,sự khẳng định hoặc phủ định hoạt động, - Phụ ngữ sau: các chi tiết về đối tượng,hướng, địa điểm, thời gian,mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hoạt động,
  13. Luyện tập *Bài tập 1: Dòng nào sau đây là cụm động từ ? a) Cái bàn này b) Vốn đã rất yên tĩnh c) Vẫn nghịch như xưa
  14. * Bài 2: Dòng nào sau đây không có cụm động từ ? A Viên quan ấy đã đi nhiều nơi B Ngày hôm ấy nó buồn C Thằng bé đang đùa nghịch ở sau nhà D Mẹ em đang cắt cỏ ngoài đồng
  15. Bài tập 3 (Bài 1/sgk – 148). Vẽ mô hình cấu tạo: còn đang đùa nghịch ở sau nhà yêu thương Mị Nương hết mực muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng Phần trước Phần trung tâm Phần sau còn đang đùa nghịch ở sau nhà Yêu thương Mị Nương hết mực cho con một người muốn kén chồng thật xứng đáng
  16. Phần trước Phần trung tâm Phần sau còn đang đùa nghịch ở sau nhà yêu thương Mị Nương hết mực, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương không đi Phụ ngữ trước bổ sung ý Phụ ngữ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ về: nghĩa cho động từ về: -Thời gian: - Nơi chốn: - Sự tiếp diễn tương tự: - Đối tượng: - Sự phủ định: - Mục đích: -Sự khuyến khích: .
  17. Bài tập 4.(Bài 3/sgk – 149). Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn dưới đây Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh? Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy,tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan[ ].Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt,không biết đáp sao cho ổn.Quan thầm nghĩ,nhất định nhân tài ở đây rồi,chả phải tìm đâu mất công. chưa, không a. Ý nghĩa các phụ ngữ in cùng có ý nghĩa phủ định đậm? b. Sự khác nhau về nghĩa của hai từ đó? chưa không phủ định phủ định c. Tác dụng của việc dùng tuyệt đối phụ ngữ này trong đoạn tương đối văn? Cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé
  18. 3.Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn dưới đây Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh? Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy,tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan[ ].Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt,không biết đáp sao cho ổn.Quan thầm nghĩ,nhất định nhân tài ở đây rồi,chả phải tìm đâu mất công. a. Ý nghĩa các phụ ngữ in chưa, không đậm? đều có ý nghĩa phủ định b. Sự khác nhau về nghĩa của hai từ đó? chưa không phủ định phủ định c. Tác dụng của việc dùng tương đối tuyệt đối phụ ngữ này trong đoạn văn? Cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé
  19. TỔNG KẾT
  20. Phần II
  21. Nhớ lại kiến thức đã học : - Thế nào là tính từ? Các loại tính từ - Thế nào là cụm tính từ? 2
  22. B - CỤM TÍNH TỪ Thảo luận nhóm: ❖Cụm tính từ: Cho các cụm tính từ sau: - vốn đã rất yên tĩnh này - nhỏ lại - sáng vằng vặc ở trên không - rất xinh xắn - không còn trẻ nữa - còn trẻ như một thanh niên - sẽ vàng úa Hãy điền vào mô hình cấu tạo cụm tính từ Hoàng thị Thanh Thảo 1 2
  23. B - CỤM TÍNH TỪ ❖Cụm tính từ: Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các ví dụ sau (SGK - Mô hình: Phần trước Phần trung tâm Phần sau vốn đã rất yên tĩnh nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không rất xinh xắn không còn trẻ nữa còn trẻ như một thanh niên sẽ vàng úa Hoàng thị Thanh Thảo 1 3
  24. B - CỤM TÍNH TỪ ❖ Cụm tính từ: Cụm tính từ gồm những - Mô hình: phần nào? P. trước P.Tr tâm P. sau Các phụ ngữ trước, sau bổ vốn đã rất yên tĩnh sung ý nghĩa gì nhỏ lại cho tính từ? vằng vặc ở trên sáng không rất xinh xắn không còn trẻ nữa còn trẻ như một thanh niên sẽ vàng úa Hoàng thị Thanh Thảo 1 4
  25. Mô hình Cụm tính từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau Vẫn/còn/đang trẻ như một thanh niên Trong cụm tính từ: -Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định, -Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất,
  26. B - CỤM TÍNH TỪ ❖ Cụm tính từ: Bài tập 1: Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện ❑ Luyện tập: Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy. Bài tập 1: (sgk/ 155) Tìm a. Nó sun sun như con đỉa. cụm tính từ. b. Nó chần chẫn như cái đòn càn. c. Nó bè bè như cái quạt thóc. d. Nó sừng sững như cái cột đình. đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn. Hoàng thị Thanh Thảo 1 9
  27. B - CỤM TÍNH TỪ Bài tập 1: Dưới đây là năm câu của năm ❑ Luyện tập: ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy. Bài tập 1: Tìm cụm tính từ. a. Nó sun sun như con đỉa. a. sun sun như con đỉa b. Nó chần chẫn như cái đòn càn. c. Nó bè bè như cái quạt thóc. b. chần chẫn như cái đòn càn d. Nó sừng sững như cái cột đình. c. bè bè như cái quạt thóc đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn. d. sừng sững như cái cột đình đ. tun tủn như cái chổi sể cùn Hoàng thị Thanh Thảo 2 4
  28. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: - Học bài: + Cấu tạo của cụm động từ + Cấu tạo của cụm tính từ. - Bài tập: + Làm các bài tập còn lại trong SGK + Tìm 5 tính từ, 5 động từ và phát triển thành 5 cụm tính từ, 5 cụm động từ  sắp xếp các cụm tính từ, cụm động từ đó vào mô hình thích hợp. - Tiết sau: luyện tập về các loại cụm từ 29