Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 39: Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng, vật nuôi - Nguyễn Mai Thu

pptx 37 trang thuongdo99 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 39: Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng, vật nuôi - Nguyễn Mai Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_9_bai_39_thuc_hanh_tim_hieu_thanh_tuu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 39: Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng, vật nuôi - Nguyễn Mai Thu

  1. Trường THCS Bồ Đề GV : Nguyễn Mai Thu
  2. Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng-vật nuôi
  3. Thành tựu chọn giống cây trồng 1. Lúa: - Bằng phương pháp chọn lọc cá thể với các thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như giống lúa DT10, nếp thơm TK106 ,các giống lúa cho gạo mùi thơm như tám thơm đột biến, gạo cho cơm dẻo và ngon như: KML39, DT33, VLD95-19 2. Đậu tương: - Giống đậu tương DT55 tạo ra bằng cách xử lí đột biến giống đậu tương DT74 với thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to và có màu vàng.
  4. Lúa DT10 - Chiều cao cây trung bình là 85-100 cm. - Có tiềm năng cho năng suất cao. Năng suất trung bình đạt 50-55 tạ/ha. Trong điều kiện thâm canh tốt có thể cho năng suất 60-70 tạ/ha. - Bông dài 21-25 cm. Mỗi bông có 110-115 hạt chắc. Hạt to. Cơm ngon ở mức trung bình. - Có tính chống chịu với bệnh bạc lá, chịu rét tốt, chống đổ, chịu hạn khá.
  5. Đậu tương DT55 - Giống đậu tương DT55 tạo ra bằng cách xử lí đột biến giống đậu tương DT74 với thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to và có màu vàng.
  6. Thành tựu chọn giống cây trồng 3. Lạc: - Giống lạc V79 tạo ra bằng chiếu tia xạ X vào hạt giống lạc bạch sa, sinh trưởng khỏe, hạt to trung bình và đều, vỏ quả dễ bóc, tỉ lệ nhân/quả đạt 74%, hàm lượng protein cao 24%,tỉ lệ dầu đạt 24%. Lạc V79
  7. Thành tựu chọn giống cây trồng 4. Cà chua - Giống cà chau hồng lan đã được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng. Cà chua hồng lan
  8. Thành tựu chọn giống cây trồng: LAI HỮU TÍNH - CHỌN LỌC CÁ THỂ TỪ GIỐNG HIỆN CÓ Cà chua Đài Loan Cà chua P375 - Giống cà chua P375 tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan, thích hợp cho vùng thâm canh.
  9. Thành tựu chọn giống cây trồng Dưa hấu tam bội: Không hạt, ngọt thơm
  10. Thành tựu chọn giống cây trồng Giống dâu tây số 12 -Giống dâu số 12 là giống dâu tam bội (3n) tạo ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bội (2n). - Có bản lá dày, màu xanh đạm, thịt lá nhiều, sức ra rẽ và tỉ lệ hom sống cao. Năng suất bình quân 29,7 tấn/ha/năm. Trong điều kiện thâm canh đạt 40 tấn/ha/năm .
  11. Thành tựu chọn giống cây trồng Ngô lai LVN20: chống đổ tốt, thích hợp trồng vụ đông xuân, đạt 6-8t tấn/ha
  12. Thành tựu chọn giống cây trồng Ngô lai LVN10 Ngô lai LVN4 - Chịu hạn, chống đổ và kháng sâu - Có khả năng thích ứng rộng ,cho bệnh tốt năng suất 8 12 tấn/ ha năng suất cao từ 8 10 tấn / ha
  13. Thành tựu chọn giống cây trồng • Thanh long ruột đỏ: - Sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Quả to (400 - 450 gram) tai quả dày và xanh với chóp tai màu đỏ. - Quả chín có màu đỏ tươi và bóng đẹp, thịt quả đỏ và ngọt. Cây cho năng suất rất cao với màu sắc hấp dẫn, có giá trị dinh dưỡng cao
  14. Mít ruột đỏ - Mít ruột đỏ khi chín ruột có màu như củ cà rốt, múi to cơm dày, vị rất ngọt và có mùi thơm như hương va-ni. - Loại mít này phù hợp với vùng đất thịt pha cát, có khả năng chịu hạn và ít bị sâu bệnh.
  15. Thành tựu chọn giống vật nuôi Lợn: - ĐB Ỉ-81 (Đại bạch x Ỉ-81) và BS Ỉ-81 ( Bớcsai x Ỉ-81), phối hợp được đặc điểm quý của lợn Ỉ: phát dục sớm, dễ nuôi, mắn đẻ, đẻ nhiều con, thịt thơm ngon, xương nhỏ với đặc điểm tốt ở lợn ngoại: tầm vóc to, tăng trọng nhanh, thịt nhiều nạc - Hai giống lợn ĐB Ỉ-81 và BS Ỉ-81 có lưng tương đối thẳng,bụng gọn, chân cao, thịt nhiều nạc hơn lợn Ỉ.
  16. Lợn Ỉ x Lợn Đại bạch ->Lợn ĐB Ỉ81 Lợn Ỉ Lợn ĐB-Ỉ 81
  17. Lợn Bớcsai x Ỉ-81
  18. Bò được cải tạo - Tạo ra đàn bò hướng thịt bằng cách lai giữa bò cái nội (bò vàng Việt Nam) với một số bò đực ngoại , đã tạo ra đàn bò sữa bằng cách lai nhiều lần giống ngoại cho sản lượng sữa cao. Bò hướng thịt Bò sữa
  19. Thành tựu chọn giống vật nuôi: Tạo giống ưu thế lai -Tổ hợp lai cho ưu thế lai cao ở vịt, ở gà, ở cá Cá chép Việt x Cá chép Hungari Cỏ x Kaki cambell
  20. Thành tựu chọn giống vật nuôi Vịt siêu thịt Vịt siêu trứng
  21. Gà tam hoàng Cá chim trắng
  22. Bò sữa Hà Lan
  23. Bò sữa Hà Lan Nguồn gốc: Từ Hà Lan Hướng sử dụng: (miền ôn đới ) nhưng đã -Lấy sữa được lai tạo thành những dòng nuôi được ở miền nhiệt đới Tính trạng nổi bật: Đặc điểm bên ngoài: -Dáng thanh, hình nêm, bầu Màu sắc: Lang trắng đen vú phát triển, sinh sản tốt, hoặc Lang trắng đỏ tính hiền lành, khả năng sản Bò đực: 750 kg - 1100 kg xuất sữa rất cao. Bò cái: 550 kg - 750 kg -Sản lượng sữa cao (khoảng 10 kg / con / ngày)
  24. Bò Sind Hướng sử dụng: Tính trạng nổi bật: -Lấy sữa,lấy thịt -Lông màu cánh gián. -Con đực trưởng thành nặng 450 -500kg, con cái nặng 320- 350kg,khối lượng sơ sinh 20- 21kg. -Tỷ lệ thịt xẻ 50%. -Phù hợp với điều kiện chăn nuôi chưa đảm bảo thường xuyên về thức ăn xanh và hạn chế nguồn thức ăn tinh. -Chịu nóng
  25. LợnLợn ỈỈ MóngMóng CáiCái a, Nguồn gốc: c, Hướng sử dụng: - Được lai giữa Lợn Ỉ và lợn - Được dùng làm con giống Móng Cái d, Tính trạng nổI bật: b, Đặc điểm bên ngoài: - Chịu nóng - Đầu đen, lưng và mông màu Khả năng tích lũy mỡ sớm đen, mảng đen ở hông kéo Dễ nuôi , ăn tạp , được dùng dài xuống nửa bụng bịt kín làm con giống mông và đùi
  26. 4. Lợn Bớcsai a, Nguồn gốc: từ nước Anh. b, Tính trạng nổi bật: - Da đen tuyền. Ở trán, chân và đuôi có đốm trắng. - Khả năng sinh sản trung bình 8- 10 con/nái/ lứa; sớm thành thục. -Tầm vóc trung bình 140 -160 kg. Lợn nuôi thịt 6 - 8 tháng, đạt 85 - 100 kg, chất lượng thịt cao. -Khả năng kháng bệnh -Chịu nóng tốt. c, Hướng sử dụng: Dùng làm con giống để lai với lợn nái ỉ địa phương
  27. Gà Rốt ri Nguồn gốc: Do Viện chăn nuôi Việt Nam lai gà ri với gà rốt tạo ra Hướng sử dụng: -Lấy thịt và lấy trứng. Tính trạng nổi bật: -Lai tạo nên từ hai giống gà Rhode và gà Ri (Việt Nam). -Tăng trọng nhanh. -Đẻ nhiều trứng. -Gà có lông nâu nhạt,mào đơn,chân vàng. -Khối lượng: gà lúc 9 tuần tuổi: 660gam/con, 19 tuần tuổi: 1500gam/ con,44 tuần tuổi: 1900gam/con. -Năng suất, sản phẩm: Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày. Khối lượng trứng 49gam. Năng suất trứng một năm đạt 180-200 quả.
  28. Gà Rốt Ri
  29. Gà Hồ Đông Cảo Hướng sử dụng: -Lấy thịt,lấy trứng. Tính trạng nổi bật: -Lông con trống màu đỏ nhạt và vàng đất; con mái màu vàng đất. Mào nụ kém phát triển. Tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển. Thể chất khoẻ, xương to, điển hình chân to cao, cơ ngực và cơ đùi phát triển(có thể đạt trọng lượng 10kg/con). -Thịt rất thơm ngon. -Có khả năng kháng bệnh rất cao. -sinh sản ít (chỉ đạt 50 trứng/con/năm, tỉ lệ ấp nở đạt 70%).
  30. Gà Hồ Đông Cảo
  31. Gà Tam Hoàng Hướng sử dụng: Nguồn gốc: được nhập vào tỉnh Nghệ -Lấy thịt,lấy trứng. An năm 1994. Gà có nguồn gốc từ tỉnh Tính trạng nổi bật: Quảng Đông - Trung Quốc. -Gà trống lông màu cánh gián,gà mái lông màu vàng,chân và mỏ vàng. -Gà mái đẻ 130-160trứng/năm.Khối lượng trứng 45-58g. -Có sức kháng bệnh cao. -Thích hợp nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả.
  32. Vịt cỏ Hướng sử dụng: -Làm giống lai với các giống vịt ngoại. -Lấy thịt,lấy trứng. Tính trạng nổi bật: - Thân hình chữ nhật, đầu to, hơi dài, cổ ngắn, ngực sâu. - Mỏ, chân, màng chân có nhiều màu, phổ biến nhất là màu vàng nhạt. - Màu lông không thuần khiết, có nhiều nhóm màu khác nhau, phổ nhất là màu cà cuống, xám. -Có khả năng thích nghi, chống chịu bệnh cao.
  33. Vịt Kaki cambell Hướng sử dụng: Vịt Kaki cambell -Lấy thịt,lấy trứng. Tính trạng nổi bật: -Dễ thích nghi với môi trường sống. -Tăng trọng nhanh. -Đẻ nhiều trứng.
  34. Vịt Super meat Hướng sử dụng: - Lấy thịt. Tính trạng nổi bật: - Lông màu trắng tuyền, thân hình chữ nhật. Đầu to, mắt to và nhanh. Mỏ to, màu vàng tươi hoặc vàng pha xanh. Cổ to, dài vừa phải. Lưng phẳng rộng. Ngực sâu và rộng. Đuôi ngắn. Chân to, ngắn vừa phải, màu vàng hoặc phớt xanh. Dáng đi chậm chạp.
  35. Cá rô phi đơn tính Hướng sử dụng: -Lấy thịt. Tính trạng nổi bật: -Lớn nhanh, ăn tạp.Sau 7 tháng nuôi cá đạt 300 đến 350g/con. Một năm đạt 500 đến 600g/con, trọng lượng cá tối đa đạt 1-1,2 kg/con. -Đẻ nhanh, nhiều(ở ngoài Bắc).
  36. Cá chim trắng Hướng sử dụng: -Lấy thịt Tính trạng nổi bật: -Thân bè ra hình mái trai, hàm răng vều ra, cứng khoẻ. -Hình dáng hao hao giống cá chim ở biển, sống ở tầng nước giữa và dưới, hay sống thành đàn, là loài cá ăn tạp.