Bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Tây Sơn

doc 13 trang Đăng Bình 11/12/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_chuong_iii_mon_hoa_hoc_lop_9_truong_thcs_tay_son.doc

Nội dung text: Bài tập Chương III môn Hóa học Lớp 9 - Trường THCS Tây Sơn

  1. BÀI TẬP HÓA 9 – LUYỆN TẬP CHƯƠNG III PHI KIM – BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1 Người ta căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ hoạt động hoá học của phi kim? A. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và oxi. B. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với phi kim và hiđro. C. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với hiđro và oxi. D. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro. Câu 2 Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại? A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2, Câu 3 Có hỗn hợp khí X gồm O2 Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí X qua A. nước brom. B. dd NaOH. C. dd HCl. D. nước clo. Câu 4 Có 3 dung dịch riêng biệt gồm: K 2SO4 , ZnSO4 và K2CO3. Thuốc thử có thể phân biệt cả 3 dung dịch trên là A. dd Ba(OH)2. B. dd NaOH. C. quỳ tím. D. Cu(OH)2. Câu 5 Có 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: BaCl 2, NaHCO3 và NaCl. Dung dịch có thể dùng để phân biệt được 3 chất trên là
  2. A. AgNO3. B. CaCl2. C. H2SO4. D. Ba(OH)2. Câu 6 Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO 2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1), sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là: A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng. B. Kali hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng. C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng. D. Nước vôi trong, kali hiđroxit. Câu 7 Các ngành sản xuất đồ gốm, xi măng, thuỷ tinh được gọi là công nghiệp silicat, vì A. đều chế biến các hợp chất tự nhiên của nhôm. B. đều chế biến các hợp chất tự nhiên của sắt. C. đều chế biến các hợp chất tự nhiên của silic. D. đều chế biến các hợp chất tự nhiên của cacbon. Câu 8 Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách A. đun SiO2 với NaOH nóng chảy. B. cho Si tác dụng với dung dịch NaOH loãng. C. cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3. D. cho Si tác dụng với dung dịch NaCl. Câu 9 Dung dịch chất nào dưới đây không thể chứa trong bình thủy tinh? A. HNO3. B. H2SO4 đậm đặc. C. HF. D. HCl. Câu 10 Oxit nào dưới đây không tác dụng với nước? A. SiO2.
  3. B. CO2. C. SO2. D. NO2. Câu 11 Cho giấy quì tím vào bình đựng nước, sục khí CO 2 vào. Đun nóng bình một thời gian. Màu của quì tím A. không đổi. B. chuyển sang màu đỏ. C. chuyển sang màu đỏ, sau đó lại chuyển sang màu tím. D. chuyển sang màu xanh. Câu 12 Sục từ từ CO2 đến dư vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là A. nước vôi trong đục dần rồi trong trở lại. B. nước vôi trong không có hiện tượng gì. C. nước vôi trong hóa đục. D. nước vôi trong một lúc rồi mới hóa đục. Câu 13 Cho các dung dịch: NaHCO3, K2S, AgNO3, KOH. Bạn chọn thuốc thử nào để phân biệt các dung dịch trên? A. BaCl2. B. CaCO3. C. HCl. D. Na2CO3. Câu 14 Trong các cặp chất sau, cặp nào có thể tác dụng với nhau? A. KCl và Na2CO3. B. KCl và K2CO3. C. H2SO4 và NaHCO3. D. KOH và Na2CO3. Câu 15 Tính chất hóa học đặc trưng muối cacbonat là A. phản ứng thế với kim loại. B. phản ứng với axit, muối và phản ứng phân hủy.
  4. C. phản ứng với bazơ, oxit bazơ. D. phản ứng với oxit, axit, bazơ. Câu 16 Hỗn hợp gồm các khí: CO, CO2, SO3 có thể nhận biết sự hiện diện các chất khí bằng cách A. dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2 B. dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2, sau đó qua dung dịch nước vôi trong. C. dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong. D. Tất cả đều đúng. Câu 17 Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để phân biệt các chất trên? A. H2O và CO2. B. H2O và NaOH. C. H2O và HCl. D. H2O và BaCl2. Câu 18 Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn: CaCO3, Na2CO3, NaNO3. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. không nhận được. Câu 19 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo A. chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. chiều tăng dần của nguyên tử khối. D. chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. Câu 20 Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 12+; có 12 electron; X là A. magie. B. canxi. C. sắt.
  5. D. nhôm. Câu 21 Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: A. Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. C. Na2O, MgO, Al2O3, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7. D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Câu 22 Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính phi kim giảm dần? A. Cl>F>I>Br. B. F>Cl>I>Br. C. Cl>F>Br>I. D. F>Cl>Br>I. Câu 23 Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần? A. Na, Mg, Al, K. B. K, Na, Mg, Al. C. Al, K, Na, Mg. D. Mg, K, Al, Na. Câu 24 Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc A. chu kì 3, nhóm IVA. B. chu kì 3, nhóm VIA. C. chu kì 4, nhóm IVA. D. chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 25 Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng? A. X thuộc nhóm VA. B. M thuộc nhóm IIB. C. A, M thuộc nhóm IIA.
  6. D. Q thuộc nhóm IA. Câu 26 Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì. B. A, M thuộc chu kì 3. C. M, Q thuộc chu kì 4. D. Q thuộc chu kì 3. Câu 27 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là A. 3 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 4. D. 4 và 3. Câu 28 Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là A. 8 và 18. B. 18 và 8. C. 8 và 8. D. 18 và 18. Câu 29 Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA: Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều A. tăng dần. B. giảm dần. C. tăng rồi giảm. D. giảm rồi tăng. Câu 30 Cho dãy các nguyên tố nhóm VA: N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều A. tăng dần.
  7. B. giảm dần. C. tăng rồi giảm. D. giảm rồi tăng. Câu 31 Những nguyên tố hoá học trong cùng một nhóm có những tính chất nào sau? A. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim tăng dần. B. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. C. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. D. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim giảm dần. Câu 32 Các nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII (VIIA) còn gọi là A. kim loại kiềm. B. kim loại kiềm thổ. C. halogen. D. khí hiếm. Câu 33 Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính bazơ mạnh nhất? A. Be(OH)2. B. Ba(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Ca(OH)2. Câu 34 Đốt hoàn toàn sắt trong 6,72 lít khí clo dư ở đktc thu được a gam muối. Giá trị của a là A. 32,5. B. 3,25. C. 38,1. D. 3,81. Câu 35 Biết rằng 1 mol cacbon khi cháy toả ra 394KJ. Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1kg than cốc chứa 84% cacbon là A. 27000 KJ.
  8. B. 27580 KJ. C. 31520 KJ. D. 31000 KJ. Câu 36 Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố X là: A. C. B. H. C. S. D. P. Câu 37 Cho hoàn toàn 8,4g NaHCO3 vào dung dịch HCl thu được một chất khí, dẫn khí này qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thì thu được a gam muối kết tủa. Giá trị của a là A. 100. B. 20. C. 15. D. 10. Câu 38 Trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 490g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3. Thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy là A. 22,4 lít. B. 224 lít. C. 11,2 lít. D. 112 lít. Bài 39 Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) CO 2 vào 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 6,85 gam muối. V có giá trị là: A. 168. B. 2,24. C. 1,12. D. 3,36. Câu 40 Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp 17,4g M 2CO3 và CaCO3. Đến khi phản ứng kết thúc thu được 8,6g chất rắn và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V và kim loại M lần lượt là
  9. A. 4,48 lit; Na. B. 4,48 lit; K. C. 4,48 lit; Li. D. 2,24 lit; Li. Câu 41 Nung 14,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 được 7,6 gam chất rắn và khí X. Dẫn toàn bộ lượng khí X vào 100 ml dung dịch KOH 1M thì khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 20 g. B. 15 g. C. 5 g. D. 10 g. Câu 42 Khi nung 30g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của các chất ban đầu lần lượt là A. 28,41%, 71,59%. B. 71,59%, 28,41%. C. 15,4%, 84,6%. D. 84,6%, 15,4%. Câu 43 Khí CO2 là một trong các khí gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng dần lên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Khối lượng khí CO2 thải ra môi trường khi sản suất một tấn vôi (CaO) từ đá vôi là A. 0,78 tấn. B. 0,785 tấn. C. 0,7857 tấn. D. 0,7957 tấn.
  10. B. TỰ LUẬN: Bài 1 Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau (Ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng). a. CaCO3 -> Ca(HCO3)2 -> CaCO3 -> CaO -> CaSiO3. b. Cl2 ->FeCl3 -> BaCl2 -> NaCl -> Cl2 ->HClO. c. C -> CO -> CO2 -> K2CO3 -> KHCO3. d. CO -> CO2 -> NaHCO3 ->Na2CO3 -> NaCl. Bài 2 Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau: Na2CO3, Na2SiO3, NaHCO3, NaCl. Bài 3 Có những chất sau: Cu, CuO, Mg, MgCO3. a. Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch axit sunfuaric loãng sinh ra – chất khí nhẹ hơn không khí. – chất khí nặng hơn không khí. b. Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, đun nóng sinh ra chất khí là nguyên nhân gây mưa axit. c. Dung dịch H2SO4 loãng có thể dùng để phân biệt được CuO và MgO được không? (Viết tất cả các PTHH xảy ra). Bài 4 Dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy: a. Đọc tên các nguyên tố trong chu kỳ 3. b. Viết công thức oxit, công thức hợp chất với hiđro của chúng. c. Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất, tính phi kim mạnh nhất. Bài 5 Có các chất: brom, hidro, clorua, iot, natri clorua, khí cacbonic, nito, oxi, clo. Hãy cho biết chất nào a. chứa nguyên tố clo trong bảng tuần hoàn. b. khí độc màu vàng lục. c. khí không màu khi tan trong nước tạo dung dịch axit. d. có trong nước biển nhưng không có trong nước ngọt. e. khi tan trong nước tạo ra 2 axit khác nhau. f. được dùng để bảo quản thực phẩm. g. phi kim ở trạng thái rắn, nguyên tố thuộc nhóm 7 của bảng tuần hoàn. h. phi kim ở trạng thái khí, khi ẩm có tính tẩy màu
  11. Bài 6 Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy a. so sánh mức độ hoạt động của Si, P, S, Cl. b. so sánh mức độ hoạt động của Na, Mg, Al. Bài 7 Cho nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 19+, có 19 electron. a. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó. b. So sánh tính chất cơ bản của X với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn. Bài 8 Hòa tan hoàn toàn 21,2 gam Na2CO3 vào một lượng dư dung dịch H2SO4. a. Tính thể tích khí CO2 tạo thành (đktc). b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Bài 9 Nung 40g CuO với C dư. Toàn bộ lượng CO 2 sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính a. c. Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng. Bài 10 Cho m g hỗn hợp gồm K 2CO3 và KHCO3 tác dụng vừa đủ với 27,375 g dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng thu đựơc 2,24 lit khí CO2 (đktc). a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch chất thu được sau phản ứng. Bài 11 Cho từ từ 100ml dung dịch Na 2CO3 1M vào 100ml dung dịch HCl 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lit khí CO2 (đktc). Tính giá trị của V? Bài 12 Đốt cháy hoàn toàn 20 lít hỗn hợp khí gồm CO và CO 2 cần 8 lít khí oxi (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp
  12. Bài 9 Hoà tan 3,68 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch H2SO4 dư thu được 0,896 lít khí CO2 (đktc). a. Tính thành phần % số mol mỗi muối trong hỗn hợp. b. Tính tổng khối lượng muối sunfat sinh ra. Bài 10 2 nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau thuộc cùng phân nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng điện tích hạt nhân của 2 nguyên tử 2 nguyên tố này là 16. a. Xác định X và Y. b. Cho biết vị trí 2 nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Bài 11 Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có công thức là RH4, trong đó R chiếm 75% về khối lượng. a. Xác định tên và vị trí của R trong bảng tuần hoàn. b. Cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố R và so sánh tính chất của R với các nguyên tố lân cận. Bài 12 Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđro có CTHH chung là RH4. Trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi thì O chiếm 72,73% khối lượng. a. Xác định tên nguyên tố R. b. Viết CTHH các hợp chất của nguyên tố R với oxi và hiđro. c. Cho biết vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn. Bài 13 Oxit của một nguyên tố có CTHH chung là RO3, trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. a. Xác định tên nguyên tố R. b. Cho biết tính chất hóa học của nguyên tố R và so sánh với tính chất của các nguyên tố trước và sau nó trong cùng chu kỳ. Bài 14 Nguyên tố A tạo được 2 loại oxit. Phần trăm về khối lượng của oxi trong 2 oxit lần lượt bằng 50% và 60%. Xác định nguyên tử khối của A và cho biết công thức 2 oxit trên. Bài 15 Khi nung 30 g hh CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu.
  13. Bài 16 Cho 3,28 gam hỗn hợp 3 muối K 2CO3; Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với 60 ml dd H2SO4 0,5M. a. Tính thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc. b. Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra. Bài 17 Phân tử khối của 3 muối cacbonat của 3 kim loại A , B, C đều có hóa trị II hơn kém nhau 16 đvC. Tổng số hạt p, n của 3 hạt nhân nguyên tử 3 nguyên tố A, B ,C là 120. Xác định công thức phân tử 3 muối. Bài 18 Cho 19,2 gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch. Bài 19 Cho 3,9 gam hỗn hợp 2 muối Na 2CO3 và K2SO3 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl, ta thu được một hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với metan CH4 là 3,583 và dung dịch B. Để trung hòa lượng axit còn dư trong dung dịch B ta phải dùng hết 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Tính thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu. Bài 20 Cho 3,69 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và ZnCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,77 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc.