Bài tập Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021

docx 10 trang thuongdo99 3270
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Bài tập Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021

  1. PHIẾU BÀI TẬP GDCD8 BÀI 12. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH I. Trắc nghiệm Câu 1. Cái nôi nuôi dưỡng, môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách đầu tiên của mỗi con người được gọi là A. gia đình. B. nhà trường. C. khu dân cư. D. xã hội. Câu 2. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong bộ luật nào? A. Luật Hôn nhân và Gia đình. B. Luật Trẻ em. C. Luật lao động. D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Câu 3. Các hành vi như đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì? A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Câu 4. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì? A. Lên án, phê phán, tố cáo. B. Nêu gương. C. Học làm theo. D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong gia đình? A. Mắng và đánh con khi con không nghe lời. B. Yêu cầu con làm mọi việc theo ý mình. C. Bảo ban và định hướng cho tương lai của con. D. Phân biệt đối xử giữa con chung và con riêng. Câu 6. Hành vi nào sau đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà trong gia đình? A. Hỏi thăm sức khỏe ông bà. B. Trốn tránh làm việc nhà. C. Tặng quà cho mẹ ngày 8/3. D. Chăm sóc bố khi bố bị ốm. Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình? A. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ khi rảnh rỗi.
  2. B. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường gần nhà. C. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng đi chơi điện tử. D. Ăn trộm tiền của bố mẹ để mua quà. Câu 8. Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình? A. Anh trai nhường đồ chơi cho em. B. Chị gái trông nom em nhỏ khi bố mẹ vắng nhà. C. Anh trai hướng dẫn em làm bài tập về nhà. D. Chị đánh em vì nghi ngờ em làm hỏng đồ của mình. Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong gia đình? A. Phân biệt đối xử giữa các con với nhau. B. Lạm dụng sức lao động của con cái để kiếm tiền. C. Tạo điều kiện tốt cho con học tập, phát triển. D. Quyết định việc chọn nghề nghiệp cho con. Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với con cháu trong gia đình? A. Yêu thương, chăm sóc cháu nội hơn cháu ngoại. B. Chỉ yêu thương, chăm sóc cháu trai đích tôn. C. Nuôi dưỡng các cháu khi các cháu không có người nuôi dưỡng. D. Đáp ứng mọi yêu cầu của các cháu. II. Tự luận Câu 1. Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó thể hiện điều gì? Câu 2. Gia đình nhà bác Thành có bốn thành viên, bác Thành và vợ đều là nhân viên nhà nước đã nghỉ hưu và có hai con trai đang tuổi ăn học. Người con lớn học lớp 10, con thứ học lớp 8. Hai anh em ngoài giờ học thường đi chơi, không đỡ đần bố mẹ công việc nhà. Về nhà thường xuyên tranh giành, cãi vã với nhau. Theo em, để giáo dục các con về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong gia đình, bác Thành cần làm gì? Câu 3. Ông M là một người giàu có, ông có một người con trai trưởng là anh T và hai người con gái là chị K và chị L. Khi ông M chuẩn bị di chúc chia tài sản, anh T nghĩ rằng chỉ có anh là con trai trưởng, sau này việc thờ cúng đều nhờ vào con trai. Còn con gái đi lấy chồng thì sẽ là con nhà người ta nên anh yêu cầu ông M để lại toàn bộ tài sản cho mình. Chị K phản đối anh T và cho rằng bố mẹ phải chia đều tài sản cho các con thì mới công bằng. Chị L không đồng tình với anh T, chị K và cho rằng anh chị em trong gia đình dù là trai hay gái đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, còn tài sản là của bố mẹ nên quyền quyết định là ở bố mẹ, con cái cần tôn trọng. Theo em, trong trường hợp này ý kiến của ai thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
  3. Câu 4. Bố mẹ Hoa sinh được hai chị em Hoa. Năm nay, Hoa đang học lớp 8, còn cậu em trai học lớp 6. Cách đây vài ngày, cả nhà Hoa họp gia đình, bố nói với Hoa: “Gia đình mình đang gặp khó khăn. Em con là con trai nên bố cố gắng để cho nó học hành đến nơi đến chốn. Còn con, bố thấy con là con gái nên không cần phải học hành nhiều. Bố định sau khi con học xong lớp 9 sẽ cho con nghỉ học để phụ bố mẹ bán hàng giúp đỡ gia đình”. Mẹ Hoa và Hoa không đồng tình với ý kiến của bố Hoa. Mẹ Hoa nói: “Cả hai đứa đều là con mình, trai hay gái cũng đều cần đối xử như nhau. Dù gia đình có khó khăn thì mình cũng cố gắng cho hai đứa ăn học đàng hoàng để có tương lai.”. Theo em, trong trường hợp này ý kiến của ai thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong gia đình?
  4. PHIẾU BÀI TẬP GDCD8 BÀI 13. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI I. Trắc nghiệm Câu 1. Gia đình có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống mại dâm? A. Giám sát chặt chẽ mọi hành vi, việc làm của các thành viên trong gia đình. B. Để các thành viên tự do lo việc của bản thân. C. Không cho các thành viên trong gia đình được quan hệ với người xung quanh để đề phòng bị rủ rê, lôi kéo. D. Giáo dục các thành viên trong gia đình về lối sống lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa. Câu 2. Ma túy có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua A. hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. B. hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa. C. hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết. D. hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết. Câu 3. Mấy ngày Tết được nghỉ, T rủ M và N đến nhà chơi bài cho vui. Nhưng chơi không mãi cũng chán, 3 bạn quyết định chơi bài và lấy đồ cá nhân của 3 đứa là đồng hồ, đôi giầy mới, bộ trò chơi điện tử để làm phần thưởng. Theo em, hành vi của 3 bạn có vi phạm pháp luật không? Nếu là bạn của 3 bạn, em sẽ làm gì? A. Có. Em sẽ khuyên các bạn dừng lại vì việc làm của các bạn là đang vi phạm pháp luật về tội cờ bạc trái phép. B. Có. Em sẽ báo cáo ngay cơ quan chức năng để xử lí các trường hợp sai phạm. C. Không. Em sẽ rủ thêm nhiều bạn tới chơi cùng để có nhiều phần thưởng hấp dẫn hơn. D. Không. Em sẽ xin tham gia chơi cùng cho vui. Câu 4. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Đánh bài ăn tiền. B. Sử dụng ma túy. C. Tự tổ chức đua xe. D. Mua sổ số. Câu 5. Nếu nhìn thấy tình trạng học sinh đánh nhau, em sẽ A. tham gia cổ vũ. B. đứng xem, không làm gì cả. C. lấy điện thoại quay lại. D. ngăn chặn bằng biện pháp phù hợp. Câu 6. Trong một lần tranh cãi với cha mẹ, K bỏ đến nhà bạn và qua đêm ở đó mà không xin phép. Trong đêm đó, bạn K đem ra một thứ “bột trắng” và rủ K dùng thử.
  5. Trong hoàn cảnh đó, K nên làm gì? A. Dứt khoát không thử. B. Rủ thêm vài người bạn tới dùng thử. C. Tin bạn và thử. D. Khéo léo từ chối. Câu 7. Tổ dân phố X tổ chức phổ biến và phát động phong trào toàn dân thực hiện nếp sống văn minh, phòng chống các tệ nạn xã hội nên tổ trưởng có mời tất cả các gia đình trong tổ tham gia. Tuy nhiên, đến ngày, cả tổ chỉ có gia đình bà H không có ai tham gia, tổ trưởng nhắc nhở, phê bình thì bà H cho rằng gia đình bà từ trước đến nay luôn là gia đình văn hóa, các thành viên trong gia đình sống rất nề nếp, trong sạch và cũng không ai làm việc trong ngành phòng, chống tệ nạn xã hội nên không cần thiết phải tham gia cuộc phát động này. Em có đồng tình với bà H không? Theo em, phòng, chống các tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai? A. Đồng tình. Chỉ những ai đã từng tham gia vào các tệ nạn xã hội mới cần phòng, chống. B. Đồng tình. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. C. Không đồng tình. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi người. D. Không đồng tình. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi công dân từ 18 tuổi trở lên. Câu 8. Người nghiện ma túy là người A. thường xuyên sử dụng ma túy. B. lôi kéo người khác sử dụng ma túy. C. tổ chức buôn bán ma túy. D. tàng trữ ma túy. Câu 9. Tác hại của ma túy đối với cá nhân là A. tổn hại danh dự của gia đình. B. ảnh hưởng trật tự công cộng. C. làm tan nát hạnh phúc gia đình. D. làm rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Câu 10. Phòng, chống ma túy là trách nhiệm của ai? A. Cá nhân, gia đình. B. Các tổ chức xã hội. C. Tất cả xã hội. D. Cơ quan công an. II. Tự luận Câu 1. Minh là một học sinh giỏi, hiếu học nhưng gia đình nghèo nên sinh hoạt hàng ngày thường thua kém bạn bè. Gần đây, Minh thường giao lưu với bạn
  6. học là con nhà giàu, tụ tập vui chơi qua đêm và có biểu hiện sử dụng ma túy. Học lực của Minh cũng giảm xuống rõ rệt. Để giúp Minh thoát khỏi “vòng đen” đó, em phải làm gì? Câu 2. Nguyên nhân chủ quan khiến con người sa vào tệ nạn xã hội là Câu 3. Đối tượng nào sau đây dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội? Câu 4. Khi lỡ sử dụng chất ma túy, chúng ta cần làm gì? Câu 5. Em sẽ làm gì khi phát hiện hoạt động mại dâm?
  7. PHIẾU BÀI TẬP GDCD8 BÀI 14. PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS I. Trắc nghiệm Câu 1. HIV/AIDS có liên quan chặt chẽ với nhóm tệ nạn xã hội nào sau đây? A. Hút thuốc, rượu bia. B. Bài bạc, trộm cắp. C. Đua xe trái phép, mê tín dị đoan. D. Ma túy, mại dâm. Câu 2. HIV/AIDS không gây ra hậu quả nào sau đây? A. Dẫn con người vào con đường ma túy, mại dâm. B. Phá vỡ hạnh phúc gia đình. C. Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người. D. Gây ảnh hưởng đến giống nòi dân tộc. Câu 3. Khi nghi ngờ bơm kim tiêm có dính máu nhiễm HIV/AIDS đâm vào tay, chúng ta cần làm gì ngay sau đó? A. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng rồi đến bệnh viện. B. Rửa tay nhiều lần dưới vòi nước rồi tìm đến trung tâm phòng, chống HIV/AIDS. C. Không cần xử lí. D. Uống kháng sinh rồi đến cơ sở y tế. Câu 7. Dấu hiệu nào cho thấy một người có khả năng cao nhiễm HIV? A. Tăng cân nhanh, vàng da, mọc nhiều mụn. B. Ho, nhức mỏi, ngủ nhiều. C. Sốt, nổi hạch, phát ban, sút cân. D. Mất ngủ, chán ăn, đổ nhiều mồ hôi. Câu 8. Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS chúng ta cần A. Không để cho những người nhiễm HIV/AIDS chung sống với cộng đồng. B. Tìm hiểu và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. C. Tránh xa những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. D. Kì thị, coi thường những người nhiễm HIV/AIDS. Câu 9. HIV là một loại A. vi khuẩn gây bệnh. B. kí sinh trùng. C. nấm gây hại. D. vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Câu 10. Chúng ta có thể xác định chắc chắn một người bị nhiễm HIV/ AIDS bằng cách nào dưới đây? A. Siêu âm, đo nhịp tim. B. Xét nghiệm máu. C. Chụp X-quang.
  8. D. Qua các triệu chứng bên ngoài. II. Tự luận Câu 1. Hân là một học sinh lớp 8 học giỏi, hòa đồng với các bạn trong lớp. Cuộc sống của Hân thay đổi khi bố của Hân phát hiện mình bị nhiễm HIV, mọi người xung quanh Hân đều bàn tán, các bạn trong lớp bắt đầu xa lánh em vì cho rằng tiếp xúc gần Hân sẽ bị nhiễm bệnh. Em có đồng tình với việc làm của các bạn trong lớp Hân không? Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ làm gì? Câu 2. Khi thông tin T là gái mại dâm và bị nhiễm HIV lan truyền về địa phương nơi cô sinh sống, nhiều người đã tỏ ra khinh miệt cô và gia đình. Một số phụ huynh đến trường và yêu cầu hiệu trưởng đuổi học em gái T vì có chị gái hành nghề mại dâm, nhiễm HIV. Các phụ huynh cho rằng em gái T có thể gây ảnh hưởng xấu và làm con em họ đang học cùng trường nhiễm bệnh. Theo em, trường học có quyền đuổi em gái T không? Vì sao?
  9. PHIẾU BÀI TẬP GDCD8 BÀI 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC Câu 1. Để bảo vệ hợp pháp quyền sở hữu của mình, công dân phải thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Mua bảo hiểm, đăng kí quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị. B. Thông báo cho nhiều người biết về những tài sản thuộc sở hữu của mình. C. Tuyệt đối không cho người khác vay, mượn tài sản thuộc sở hữu của mình. D. Cho người khác vay, mượn tài sản với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Câu 2. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân? A. Mua bán nhà ở với sự thỏa thuận từ hai phía và có hợp đồng. B. Nhặt được của rơi trả lại cho người mất. C. Mượn, làm mất tài sản của người khác và không bồi thường. D. Vay vốn làm kinh doanh và trả lãi theo đúng kì hạn. Câu 3. Công dân không có quyền sở hữu hợp pháp về tài sản nào sau đây? A. Cổ vật do mình tìm thấy trong lòng đất. B. Vốn và tài sản trong doanh nghiêp tư nhân. C. Nhà ở, phương tiện đứng tên mình. D. Thu nhập hợp pháp, tiền tiết kiệm. Câu 4. Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản là quyền A. chiếm hữu. B. định đoạt. C. chiếm dụng. D. sở hữu. Câu 5. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng đó là quyền A. khai thác. B. sử dụng. C. chiếm dụng. D. chiếm đoạt. Câu 6. Theo em, quan điểm nào sau đây không đúng? A. Chính quyền ra quyết định bồi thường và thu hồi đất canh tác nông nghiệp để làm đường giao thông là vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. B. Đăng kí các tài sản có giá trị là cơ sở để Nhà nước quản lí và có biện pháp bảo vệ thích hợp khi có tranh chấp về tài sản. C. Sao chép các phần mềm tin học khi chưa mua bản quyền là vi phạm quyền sở hữu của công dân. D. Các phát minh, đề tài khoa học, các sáng kiến cải tiến kĩ thuật không phải là tài sản của công dân nên mọi người không thể dùng miễn phí.
  10. Câu 7. Trường hợp nào sau đây không vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân? A. Lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của người khác để xây nhà. B. Hết hạn thuê nhà nhưng không không trả lại nhà cho chủ sở hữu. C. Con cái tự ý lấy giấy tờ nhà đứng tên bố mẹ để giao dịch, mua bán. D. Sử dụng giấy tờ nhà thế chấp để vay vốn kinh doanh. Câu 8. Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Quyền sở hữu. Câu 9. Anh H tích cóp mãi mới có được một ít tiền và có ý định mua một chiếc xe máy để thuận tiện cho công việc. Vì biết anh H cần mua xe nên K đã gặp anh H và bán cho anh chiếc xe máy với giá rẻ hơn giá thị trường nhưng không có giấy tờ đăng kí và chuyển nhượng. Vì rẻ nên anh H chấp nhận mua. Sau một thời gian, anh K đột nhiên đòi lại chiếc xe từ anh H và nói rằng mình chỉ cho H mượn một thời gian, quyền sở hữu xe là của anh ta. Anh H kiên quyết không trả lại vì anh đã bỏ tiền ra mua. Theo em, về mặt pháp luật, ai là chủ sở hữu của chiếc xe? Câu 10. Nhà ông A và một số gia đình khác nằm trong diện quy hoạch của thành phố nên chính quyền có quyết định bồi thường để gia đình ông và các hộ gia đình khác di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, vì đã sinh ra và lớn lên ở đây nhiều năm nên ông A không muốn di dời. Ông cho rằng đây là đất cha ông đã để lại, ông có đầy đủ giấy tờ pháp lí chuyển nhượng và đất ở đây thuộc sở hữu của ông, nếu không muốn, không ai có quyền bắt ông chuyển đi, như thế là đang xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. Em có đồng tình với suy nghĩ của ông A không? Vì sao?