Bài tập ôn tập chương 3 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập chương 3 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_chuong_3_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truo.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập chương 3 Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy
- PHIẾU BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 9 CHƯƠNG PHI KIM VÀ SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần: A. K, Al, Mg, Cu, Fe B. Cu, Fe, Mg, Al, K C. Cu, Fe, Al, Mg, K D. K, Cu, Al, Mg, Fe Câu 2: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại: A. Al, Zn, Fe B. Zn, Pb, Au C. Mg, Fe, Ag D. Na, Mg, Al Câu 3: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch HCl dư D. Dung dịch HNO3 loãng Câu 4: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là: A. Ca B. Mg C. Fe D. Ba Câu 5: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí hiđro (ở đktc). Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là: A. 81 % B. 54 % C. 27 % D. 40 % Câu 6: Cho một lá Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra, khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào? A. Tăng so với ban đầu B. Giảm so với ban đầu C. Không xác định D. Không thay đổi Câu 7: Chỉ dùng nước nhận biết được ba chất rắn riêng biệt: A. Al, Fe, Cu B. Al, Na, Fe C. Fe, Cu, Zn D. Ag, Cu, Fe Câu 8: Ngâm lá sắt có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO 3, sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam. Vậy khối lượng Ag sinh ra là A. 10,8 gam B. 21,6 gam C. 1,08 gam D. 2,16 gam Câu 9: Nhôm bền trong không khí là do: A. Nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao B. Nhôm không tác dụng với nước C. Nhôm không tác dụng với oxi D. Có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ Câu 10: Cho 1,35 gam Al vào dung dịch chứa 7,3 gam HCl. Khối lượng muối nhôm tạo thành là: A. 6,675 gam B. 8,945 gam C. 2,43 gam D. 8,65 gam Câu 11: Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất? A. FeS2 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4 Câu 12: Khử một lượng quặng hemantit chứa 80% (Fe2O3) thu được 1,68 tấn sắt. Khối lượng quặng cần lấy là: A. 2,4 tấn B. 2,6 tấn C. 2,8 tấn D. 3,0 tấn Câu 13: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường A. S, P, N2, Cl2. B. C, S, Br2, Cl2. C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, Cl2, N2, O2. Câu 14: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần A. Br, Cl, F, I. B. I, Br, Cl, F. C. F, Br, I, Cl. D. F, Cl, Br, I. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a gam photpho trong bình chứa 13,44 lít khí oxi (đktc) để tạo thành 28,4 gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của a là A. 9,2. B. 12,1. C. 12,4. D. 24.
- Câu 16: Clo là chất khí có màu A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh. Câu 17: Clo tác dụng với natri hiđroxit A. tạo thành muối natri clorua và nước. B. tạo thành nước javen. C. tạo thành hỗn hợp các axit. D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước. Câu 18: Khối lượng C cần dùng để khử 8 gam CuO tạo thành CO2 là A. 0,6 gam. B. 1,2 gam. C. 2,4 gam. D. 3,6 gam. Câu 19: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm A. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc. B. ruột bút chì, chất bôi trơn. C. mũi khoan, dao cắt kính. D. điện cực, chất khử. Câu 20: Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là A. CO, H2. B. Cl2, CO2. C. CO, CO2. D. Cl2, CO. Câu 21: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là A. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3. B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3. C. K2CO3, KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2. D. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3. Câu 22: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau ? A. HCl và KHCO3. B. Na2CO3 và K2CO3. C. K2CO3 và NaCl. D. CaCO3 và NaHCO3. Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam cacbon. Dẫn toàn bộ khí sinh ra đi qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là: A. 162 gam B. 81 gam C. 40,5 gam D. 25 gam Câu 24: Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau ? A. SiO2 và SO2. B. SiO2 và H2O. C. SiO2 và NaOH. D. SiO2 và H2SO4. Câu 25: Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu ? A. CO B. CO2 C. SO2 D. NO Câu 26: Số hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn cho biết A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử B. Số electron lớp ngoài cùng C. Số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn D. Số lớp electron Câu 27: Cho nguyên tố X có 3 lớp electron và 2 electron lớp ngoài cùng. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở vị trí: A. Chu kì III nhóm 2 B. Chu kì II nhóm 3 C. Chu kì 3 nhóm II D. Chu kì 2 nhóm III Câu 28: Nguyên tố phi kim mạnh nhất là : A. Nitơ B. Oxi C. Clo D. Flo Câu 29: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố halogen A. 1 B. 7 C. 2 D. 5 Câu 30: Nguyên tử của các nguyên tố hóa học trong cùng nhóm có cùng: A. Nguyên tử khối B. Số hiệu nguyên C. Số lớp electron D. Số e lớp ngoài cùng Câu 31: Nước clo có tính tẩy màu vì A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.
- B. clo hấp phụ được màu. C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu. D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học Câu 32: Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai. t0 A. Fe + Cl2 FeCl2. B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2. t0 C. Fe + S FeS. D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Câu 33: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là A. 21,3 gam. B. 20,50 gam. C. 10,55 gam. D. 10,65 gam. Câu 34: Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp có lẫn tạp chất là CO 2 và SO2. Có thể làm sạch CO bằng A. dung dịch nước vôi trong. B. H2SO4 đặc. C. dung dịch BaCl2. D. CuSO4 khan. Câu 35: Thí nghiệm nào sau đây có hiện tượng sinh ra kết tủa trắng và bọt khí thoát ra khỏi dung dịch ? A. Nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. B. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có sẵn một mẫu BaCO3. C. Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3. D. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2CO3. Câu 36. Phản ứng tạo ra muối sắt (III) sunfat là: A. Sắt phản ứng với H2SO4 đặc, nóng. B. Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng C. Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4 D. Sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3 Câu 37: Khi dẫn khí clo vào quì tím ẩm xảy ra hiện tượng A. dung dịch quì tím hóa đỏ. B. dung dịch quì tím hóa xanh. C. dung dịch quì tím không chuyển màu. D. dung dịch quì tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay. Câu 38: Cách làm nào sau đây không giúp cho việc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn? A. thả đinh sắt trong nước . B. bôi dầu mỡ vào cuốc, xẻng. C. thêm vào thép một số kim loại như crom, niken. D. rửa sạch và lau khô dao làm bằng thép sau khi sử dụng. Câu 39: Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng nào sau đây đã xảy ra? A. Có kết tủa tạo thành. B. Có kim loại màu đỏ được sinh ra, lá sắt không thay đổi. C. Sắt bị hoà tan một phần, kim loại đồng màu đỏ được sinh ra. D. Sắt bị hoà tan, không có chất nào được sinh ra. Câu 40: Đồng kim loại có thể phản ứng được với: A. dung dịch HCl B. dung dịch H2SO4 loãng C. H2SO4 đặc, nóng D. dung dịch NaOH (HẾT)