Bài tập ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_tuan_20_den_23_mon_hoa_hoc_lop_10_truong_thpt.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập Tuần 20 đến 23 môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên
- BÀI TẬP ÔN TẬP HÓA 10 ( TỪ TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 ) I. ClO 1. Lý thuyết Câu 1. Nêu tính chất vật lý của đơn chất clo? (trạng thái, màu sắc, mùi, khối lượng riêng, tính tan) Câu 2. Viết các số oxi hóa có thể có của clo? Từ đó dự đoán tính chất hóa học có thể có của clo? Câu 3. Viết phương trình hóa học khi cho clo lần lượt tác dụng với Fe, Cu, H 2, H2O, NaOH? Xác định sự thay đổi số oxi hóa và vai trò của các chất trong mỗi phương trình? Câu 4. Trình bày ứng dụng và trạng thái tự nhiên của Clo? Câu 5. Nguyên tắc điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, viết phương trình? 2. Bài tập vận dụng Câu 1. Chỉ ra nội dung sai : A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục. B. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh. C. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ. D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương. Câu 2: Chỉ ra nội dung sai : A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục. B. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh. C. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ. D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương. Câu 3: Trong phản ứng clo với nước, clo là chất: A. oxi hóa.B. khử.C. vừa oxi hóa, vừa khử.D. không oxi hóa, khử Câu 4. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong công nghiệp ? dpnc A. 2NaCl 2Na + Cl2 dpcmn B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2 to C. MnO2 + 4HClđặc MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. F2 + 2NaCl 2NaF + Cl2 Câu 5. Clo phản ứng với dãy chất nào sau đây? A. Cu, CuO, AgNO3, NaOH B. Na, H 2, NaOH C. Ca(OH)2 , ZnO, FeCl3 D. Fe, Cu, O2, N2 Câu 6. Đốt cháy nhôm trong khí clo, nếu thu được 13,35 gam nhôm clorua. Tìm khối lượng nhôm và thể tích khí clo cần dùng. Câu 7. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Tính thể tích khí thu được ở (đktc) ? Câu 8. Cho H2 tác dụng với 7 lít khí Cl 2 (đktc) . Sau phản ứng thể tích khí hidroclorua thu được là 10,92 lít. Hiệu suất của phản ứng ? Câu 9. Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b) Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd thay đổi không đáng kể). Câu 10. Tính khối lượng HCl bị oxi hoá bởi MnO 2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.
- II. HIDRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC- MUỐI CLORUA 1. Lý thuyết Câu 1. Viết CTCT, xác định loại liên kết trong phân tử , nêu tính chất vật lý của hidro clorua? (trạng thái, màu sắc, mùi, khối lượng riêng, tính tan) Câu 2. Nêu tính chất vật lý của axit clo hidric? Câu 3. Viết phương trình hóa học minh họa tính axit của HCl ( tác dụng với kim loại trước hidro, oxit bazơ, bazơ, muối)? Viết phương trình thể hiện tính khử của HCl? Câu 4. Trình bày phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? Câu 5. Viết công thức của một số muối clorua hay gặp? Nêu tính tan và cách nhận biết sự có mặt của hợp chất clorua? 2. Bài tập vận dụng Câu 1. Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm: A. Thủy phân AlCl3.B. Tổng hợp từ H 2 và Cl2. C. clo tác dụng với H2O. D. NaCl tinh thể và H 2SO4 đặc. Câu 2. Thuốc thử của axit clohidric và muối clorua là: A. ddAgNO3.B. dd Na 2CO3.C. ddNaOH.D. phenolphthalein. Câu 3.Trong các kim loại sau đây, kim loại nào khi tác dụng với clo và axit clohidric cho cùng một loại muối? A. Zn.B. Fe.C. Cu.D. Ag. Câu 4. Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử? A. HCl + NaOH NaCl + H2O.B. 2HCl + Mg MgCl 2+ H2 . C. MnO2+ 4 HCl MnCl2+ Cl2 + 2H2O.D. NH 3+ HCl NH4Cl. Câu 5. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3.B. Fe 2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3. C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. Câu 6. Cho 6,96 gam hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,016 l H2 ở đktc . Tính phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu? Câu 7. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 2M, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). a) Tính khối lượng mỗi kim loại? b) Tính V? Câu 8. Hòa tan 12,8 g hỗn hợp A gồm Fe và FeO vào dung dịch V lít HCl 0,1M vừa đủ được 2,24 lít hydro(đktc). Tính V? III. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO: NƯỚC JAVEN, CLORUA VÔI 1. Lý thuyết Câu 1. Trình bày thành phần hóa học, ứng dụng, tính chất và nguyên tắc sản xuất nước Javen? Câu 2. Trình bày thành phần hóa học (giải thích vì sao clorua vôi là muối hỗn tạp), ứng dụng, tính chất và nguyên tắc sản xuất nước clorua vôi? 2. Bài tập vận dụng Câu 1. Khi để nước Gia-ven trong không khí, có phản ứng hoá học xảy ra là : A. 2NaClO + CO2 + H2O Na2CO3 + 2HClO. B. NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO. C. NaClO + O2 NaClO3. D. NaClO NaCl + O (oxi nguyên tử).
- Câu 2. Trong công nghiệp, nước Gia-ven được sản xuất bằng cách : A. điện phân dung dịch NaCl 20% có màng ngăn ở nhiệt độ thường. B.điện phân dung dịch NaCl 20% không có màng ngăn ở nhiệt độ thường. C. điện phân dung dịch NaCl 20% không có màng ngăn ở nhiệt độ 750C. D. điện phân dung dịch NaCl 20% có màng ngăn ở nhiệt độ 750C. Câu 3. Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clorua vôi : A.Tẩy trắng vải, sợi, giấy, tẩy uế cống rãnh, chuồng trại B. Khử chua cho đất nhiễm phèn. C. Dùng trong tinh chế dầu mỏ. D. Dùng để xử lí các chất độc, bảo vệ môi trường. Câu 4. Muối hỗn tạp là muối của : A. một kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau. B. nhiều kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau. C.một gốc axit với nhiều kim loại khác nhau. D. nhiều kim loại khác nhau với nhiều gốc axit khác nhau. Câu 5 . Cho 50,56 gam KMnO4 tác dụng với axit clohidric đậm đặc. Khí clo sinh ra cho đi qua 500 ml dung dịch NaOH 4M ở nhiệt độ phòng. Tính khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng? Câu 6 . Tính khối lượng clorua vôi thu được khi cho 4,48 lít khí clo (đktc) đi qua 7,4 gam canxi hidroxit? IV. FLO – BROM - IOT 1. Lý thuyết Câu 1. Hoàn thành bảng dưới đây: FLO BROM IOT Tính chất vật lý và trạng (lưu ý tính chất thăng hoa) thái tự nhiên Tính chất hóa học (viết phương trình hóa học, xác định sự thay đổi số oxi hóa) + Tác dụng với kim loại + Tác dụng với H2 +Tác dụng với H2O * Phản ứng đặc biệt của HF ( khắc chữ trên thủy tinh) Điều chế Ứng dụng Câu 2: Trình bày phương pháp nhận biết các muối halogenua? 2. Bài tập vận dụng Câu 1.Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là: A. HNO3 B. HF. C. H 2SO4.D. HCl. Câu 2. Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?
- A. NaBr.B. AgCl.C. AgBr.D. HBr. Câu 3. Thuốc thử để phẩn biệt dung dịch KI là. A. Quì tím.B. Clo và hồ tinh bộtC. hồ tinh bột.D. dd AgNO3. Câu 4. Tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. A.Vì flo không tác dụng với nước. B. Vì flo có thể tan trong nước. C. Vì flo có thể bốc cháy khi tác dụng với nước. D. Vì một lí do khác. Câu 5. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. F2 B. Cl2 C. Br 2 D. I2 Câu 6. Chỉ ra phát biểu sai : A. Nước clo là dung dịch của khí clo trong nước. B. Nước flo là dung dịch của khí flo trong nước. C. Nước iot là dung dịch của iot trong nước D.Nước brom là dung dịch của brom trong nước. Câu 7. Khi nung nóng, iot biến thành hơi không rua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là: A. sự chuyển trạng thái.B. sự bay hơi.C. sự thăng hoa.D. sự phân hủy. Câu 8. Chọn phát biểu sai: A. Clo đẩy iot ra khỏi dung dịch NaI B. Clo đẩy brom ra khỏi dung dịch NaBr C. Brom đẩy iot ra khỏi dung dịch KID. Iot đẩy brom ra khỏi dung dịch NaBr Câu 9. Cho 2,24 lit halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 18,4g MgX2. Tìm X? Câu 10. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Tính khối lượng kết tủa tạo thành?