Bài tập trắc nghiệm Chương 4 môn Vật lí Lớp 10

pdf 4 trang Đăng Bình 11/12/2023 180
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Chương 4 môn Vật lí Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_trac_nghiem_chuong_4_mon_vat_li_lop_10.pdf

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Chương 4 môn Vật lí Lớp 10

  1. 1 ÔN TẬP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4 Họ và tên học sinh: Lớp: Câu 1. Trong trường hợp tổng quát, công của một lực được xác định bằng công thức: A. A = F.s.cosα B. A = mgh C. A = F.s.sinα D. A = F.s Câu 2. Công thức nào sau đây là công thức tính thế năng của vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi ? 2 1 1 2 A. Wt = 2k. l B. Wt = 2k.( l) C. Wt = k. l D. Wt = k.( l) 2 2 Câu 3. Khi tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi thế nào? A. Không đổi. B. Tăng gấp 2. C. Tăng gấp 4. D. Tăng gấp 8. Câu 4. Một vật có khối lượng m = 1(kg) khi có động năng bằng 8J thì nó đã đạt vận tốc là A. 8 (m/s) B. 2 (m/s) C. 4 (m/s) D. 16 (m/s) Câu 5. Từ điểm A có độ cao so với mặt đất bằng 0,5m, ném một vật với vận tốc đầu 2m/s.Biết khối lượng của vật 0,5kg.Lấy g =10m/s2. Cơ năng của vật là: A.3,5J B.2,5J C.4,5J D.5,5J Câu 6. Người ta dùng 1 lực kéo có độ lớn Fk = 50N kéo vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết chiều của lực kéo hợp với chiều dịch chuyển 1 góc 600 . Xác định công của lực kéo khi kéo vật đi được 8 (m)? A. 200 ( W ) B. 400( J ) C. 200 ( J ) D. 6,25 ( J ) Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng với định lý biến thiên động lượng A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó tỷ lệ thuận với xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn là một hằng số. C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. D. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn nhỏ hơn xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Câu 8. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Lấy g = 10m/s2. Ở độ cao nào sau đây thì thế năng bằng động năng? A. 1,2m B. 1,5m. C. 0,9m D. 2m Câu 9. Trong trường hợp nào sau đây cơ năng của vật không thay đổi A. Vật chuyển động trong trọng trường, dưới tác dụng của trọng lực. B. Vật chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực C. Vật chuyển động trong trọng trường và có lực ma sát tác dụng D. Vật chuyển động thẳng đều. Câu 10. Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật nhận giá trị nào ? Lấy g = 10m/s2. A. 4m/s. B. 6m/s. C. 8m/s. D. 10m/s Câu 11. Điều nào sau đây là chính xác khi nói về định lý động năng? A. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. B. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay luôn lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. C. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. D. Độ biến thiên động năng của một vật tỷ lệ thuận với công thực hiện.
  2. 2 Câu 12. Ngoài đơn vị Oát ( W ), ở nước Anh còn dùng Mã lực ( HP ) làm đơn vị của công suất. Phép đổi nào sau đây là đúng ? A. 1HP = 674W B. 1HP = 467W C. 1HP = 476W D. 1HP = 746W Câu 13. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng đàn hồi của hệ vật và lò xo? A. Cơ năng đàn hồi bằng thế năng đàn hồi của lò xo B. Cơ năng đàn hồi bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo. C. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo. D. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật Câu 14. Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn? A. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng. B. Vật rơi trong không khí. C. Vật chuyển động trong chất lỏng. D. Vật rơi tự do. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng A. Khi một vật c/động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. B. Trong một hệ kín thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn. C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn. D. Khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn. Câu 16. Một tên lửa có khối lượng tổng cọng 100 tấn đang bay với vận tốc 200m/s đối với Trái đất thì phụt ra (tức thời) về phía sau 20 tấn khí với vận tốc 500m/s đối với tên lửa. Vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí là A. 250m/s. B. 150m/s. C. 325m/s. D. 525m/s Câu 17. Một quả pháo thăng thiên có khối lượng 150g. Khi đốt pháo, toàn bộ thuốc pháo có khối lượng 50g cháy tức thì phụt ra với vận tốc 98m/s. Biết pháo bay thẳng đứng, độ cao cực đại của pháo là: A. 60m. B. 100m. C. 90m. D. 120m Câu 18. Một vật khối lượng 200g rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g = 10m/s2. Để động năng của vật rơi có giá trị Wđ1 =10J, Wđ2 = 40J thì thời gian rơi tương ứng của vật bao nhiêu? A. t1 = 0,1s và t2 = 0,22s. B. t1 = 5s và t2 = 8s. C. t1 = 10s và t2 = 20s. D. t1 = 1s và t2 = 2s. Câu 19. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường? A. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz. B. Thế năng trọng trường có đơn vị N/m2. C. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất. D. Khi tính thế năng trọng trường có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng. Câu 20. Một máy bay có vận tốc v đối với mặt đất, bắn ra phía trước một viên đạn có khối lượng m và vận tốc v đối với máy bay. Động năng của đạn đối với mặt đất là : A. 2mv2. B. mv2. C. mv2/2. D. mv2/4. Câu 21. Trong các chuyển động sau đậy chuyển động nào dựa trên nguyên tắc của định luật bảo toàn động lượng A. Chuyển động của tên lửa. B. Chiếc xe ô tô đang chuyển động trên đường. C. Chiếc máy bay trực thăng đang bay trên bầu trời. D. Một người đang bơi trong nước Câu 22. Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F . Động lượng chất điểm ở thời điểm t là: Ft A. P Fmt B. P Ft C. P D. P Fm m Câu 23. Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là: A. v1 = 0; v2 = 10m/s B. v1 = v2 = 5m/s C. v1 = v2 = 10m/s D. v1 = v2 = 20m/s Câu 24. Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, V vận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng. Giả sử động lượng được bảo toàn. Vận tốc súng là: m m M M A. v V B. v V C. v V D. v V M M m m Câu 25. Hai viên bi có khối lượng m1 = 50g và m2 = 80g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết v1 = 2m/s.
  3. 3 A. 1 m/s B. 2,5 m/s. C. 3 m/s. D. 2 m/s. Câu 26. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là A. -0,63 m/s. B. 1,24 m/s. C. -0,43 m/s. D. 1,4 m/s. Câu 27. Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng là: A. 6m/s B. 7m/s C. 10m/s D. 12m/s Câu 28. Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là: A. 2. 10-2 kgm/s B. 3. 10-1kgm/s C. 10-2kgm/s D. 6. 10-2kgm/s Câu 29. Một chất điểm m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là A. p = mgsin t B. p = mgt C. p = mgcos t D. p = gsin t Câu 30. Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là: A. 1,5kg. m/s; B. -3kg. m/s; C. -1,5kg. m/s; D. 3kg. m/s; Câu 31. Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí mo = 1tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt là v1 = 400m/s. Sau khi phụt khí vận tốc của tên lửa có giá trị là: A. 200 m/s. B. 180 m/s. C. 225 m/s. D. 250 m/s Câu 32. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2. A. 5,0 kg. m/s. B. 4,9 kg. m/s. C. 10 kg. m/s. D. 0,5 kg. m/s. Câu 33. Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là: A. 3,5 kg. m/s B. 2,45 kg. m/s C. 4,9 kg. m/s D. 1,1 kg. m/s. Câu 34. Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là: v v A. B. v C. 3v D. 3 2 Câu 35. Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một con đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg. m/s) là? A. 20. B. 6. C. 28. D. 10 Câu 36. Viên bi A có khối lượng m = 60g chuyển động với vận tốc v = 5m/s va chạm vào viên bi B có 1 1 khối lượng m2 = 40g chuyển động ngược chiều với vận tốc V2 . Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Vận tốc viên bi B trước va chạm là: 10 25 A. v m / s B. v 7,5m / s C. v m / s D. v 12,5m / s 2 3 2 2 3 2 Câu 37. Chọn câu Đúng: 1. Công cơ học là: A. Đại lượng đo bằng tích số của độ lớn F của lực với độ dời s theo phương của lực. B. Đại lượng đo bằng tích số của độ lớn lực với hình chiếu của độ dời điểm đặt trên phương của lực. C. Đại lượng đo bằng tích số của độ dời với hình chiếu của lực trên phương của độ dời. D. Cả ba đáp án trên. 2. Công thức tính công là: A. Công A = F.s B. Công A = F.s.cos ; là góc giữa hướng của lực F và độ dời s. C. Công A = s.F.cos ; là góc giữa độ dời s và lực F. D. Công A = F.s.cos ; là góc giữa hướng của lực F và phương chđộng của vật. 3. Đơn vị công là: A. kg.m2/s2. B. W/s. C. k.J. D. kg.s2/m2.
  4. 4 Câu 38. Chọn câu Sai: A. Công của lực cản âm vì 900 > 00. C. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không. D. Vật dịch chuyển trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực cũng bằng không. Câu 39. Chọn câu Sai: 1. Công suất là: A. Đại lượng có giá trị bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. B. Đại lượng có giá trị bằng thương số giữa công A và thời gian t cần thiết để thực hiện công ấy. C. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của người, máy, công cụ D. Cho biết công thực hiện được nhiều hay ít của người, máy, công cụ 2. Công thức tính công suất là: A. Công suất P = A/t. B. Công suất P = F.s / t C. Công suất P = F.v D. Công suất P = F.v. 3. Đơn vị công suất là: A. kg.m2/s2. B. J/s. C. W. D. kg.m2/s3. Câu 40. Một tàu chạy trên sông theo đường thẳng kéo một xà lan chở hàng với một lực không đổi F = 5.103N. Lực thực hiện một công A = 15.106J thì xà lan rời chỗ theo phương của lực được quãng đường là: A. 6km. B. 3km. C. 4km. D. 5km. Hết.