Bài tập trắc nghiệm Địa lí dân cư Lớp 12

docx 5 trang Đăng Bình 11/12/2023 620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Địa lí dân cư Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_dia_li_dan_cu_lop_12.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Địa lí dân cư Lớp 12

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ DÂN CƯ Câu 1. Trong khu vực ĐNA, dân số nước ta xếp thứ 3 sau: A. Inđônêxia và Philippin. B. Inđônêxia và Thái Lan. C. Inđônêxia và Mianma. D. Inđônêxia và Malaixia. Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc có số dân đông thứ 2 sau dân tộc Việt (Kinh) là A. Tày B. Mường C. Thái D. Khơ me Câu 3. Bùng nổ dân số nước ta xảy ra vào thời gian nào? A. Suốt thế kỉ XX. C. Giữa thế kỉ XX. B. Nửa đấu thế kỉ XX. D. Nửa cuối thế kỉ XX. Câu 4. Bùng nổ dân số nước ta diễn ra với tốc độ và quy mô A. như nhau ở các nơi trên lãnh thổ. B. đồng đều ở các thành phần dân tộc. D. khác nhau ở các giai đoạn, các thành phần dân tộc. D. khác nhau giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc. Câu 5. Dân số nước ta là vấn đề cấp bách nhất hiện nay vì A. dân số là lực lượng tiêu dùng, là cơ sở để mở rộng thị trường. B. số dân đông nên không đủ lương thực cung cấp cho người dân. C. tốc độ tăng dân số nhanh không phù hợp với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. D. tỉ lệ người già cao nên chi phí cho phúc lợi xã hội lớn. Câu 6. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA Tổng số dân Trong đó dân thành thị (nghìn Năm Tốc độ gia tăng dân số (%) (nghìn người) người) 1995 71 996 14 938 1,65 2005 83 106 22 337 1,31 2012 88772,9 28269,2 1,06 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Để thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta từ năm 1995 đến 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp? A. Biểu đồ hình cột đơn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột chồng. D. Biểu đồ cột chồng đường. Câu 7 .Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Tổng số dân và số dân thành thị đều tăng. B. Số dân thành thị tăng nhanh hơn tổng số dân . C. Tốc độ gia tăng dân số giảm và khá ổn định. D. Số dân thành thị giảm nhanh hơn tổng số dân. Câu 8. Sức ép của gia tăng dân số đối với chất lượng cuộc sống là A. cạn kiệt tài nguyên. C. giảm tốc độ phát triển kinh tế. B. ô nhiễm môi trường. D. GDP bình quân theo đầu người giảm. Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh hoặc thành phố có qui mô dân số từ 500 001-1000 000 người thuộc vùng Đông Nam Bộ là A. Hải Phòng. B. Biên Hòa. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ. Câu 10. Mức gia tăng dân số nước ta thời gian qua giảm là do A. kết quả của giải quyết việc làm tốt và thực hiện chính sách dân số. B. kết quả của sự phát triển kinh tế và thực hiện chính sách dân số. C. kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  2. D. kết quả của việc nâng cao mức sống và thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình. Câu 11. Bất hợp lí lớn nhất của sự phân bố dân cư không đều ở nước ta là A. giải quyết việc làm khó khăn. B. chênh lệch về kinh tế xã hội giữa các vùng. C. ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên và sử dụng lao động. D. dân nông thôn chiếm tỉ lệ cao gây khó khăn cho công nghiệp hóa. Câu 12. Hiện nay, cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với phát triển kinh tế-xã hội các vùng đồng bào dân tộc ít người vì A. ở một bộ phận dân tộc ít người mức sống còn thấp. B. các dân tộc ít người đã có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến. C. tạo nên sự đoàn kết,tăng sức mạnh phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. D. các dân tộc ít người có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế miền núi. Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết số dân thành thị nước ta từ năm 2007 tăng bao nhiêu triệu người so với năm 1960? A. 18,44. B. 18,54. C. 18,64. D. 18,74. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân nông thôn nước ta có xu hướng giảm là A. dân nông thôn đến thành phố tìm việc làm ngày càng nhiều. B. tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. C. các thành phố là nơi có điều kiện sống tốt hơn nông thôn. D. mức sống của người dân nông thôn còn thấp. Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam , hãy cho biết vùng có mật độ dân số chủ yếu từ 1001 người/km2 trở lên là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 16. Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có xu hướng giảm nhưng qui mô dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng là do A. qui mô dân sô nước ta lớn. B. số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều. C. tuổi thọ ngày càng tăng. D. tư tưởng con trai nối dõi nên số người sinh từ 3 con trở lên tăng. Câu 17. Ý kiến nào sau đây không đúng về nguyên nhân phân bố dân cư không đều giữa các vùng? A. Do điều kiện tự nhiên khác nhau. B. Do lịch sử khai thác lãnh thổ. C. Do ý thức của dân cư. D. Do trình độ phát triển kinh tế. Câu 18. Số lao động nước ta tăng thêm hằng năm là A. dưới 500 ngàn người. C. Hơn 1 triệu người. B. khoảng 800 ngàn người. D. Hơn 2 triệu người. Câu 19. Đặc điểm nào không phải là mặt mạnh của nguồn lao động nước ta? A. Lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất. B. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít so với yêu cầu. C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. D. Nguồn lao động dồi dào, mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động. Câu 20. Đây không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay ? A. Thiếu tác phong công nghiệp. B. Phân bố không đều . C. Số lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng. D. Lao động có trình độ cao còn thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề. Câu 21. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế từ năm 1995 đến năm 2007: A. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản và khu vực dịch vụ giảm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh.
  3. B. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản tăng chậm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh; khu vực dịch vụ tăng. C. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản giảm; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm nhanh; khu vực dịch vụ tăng nhanh. D. Tỉ trọng lao động ở khu vực nông, lâm, thủy sản giảm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng ; khu vực dịch vụ tăng . Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế nước ta năm 2007 chiếm tỉ trọng cao nhất là A. Khu vực nông,lâm, thủy sản. B. Khu vực công nghiệp và xây dựng. C. Khu vực dịch vụ. D. Khu vực thủy sản, lâm nghiệp. Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế nước ta từ năm 1995 đến năm 2007? A. Chuyển dịch nhanh. C. Chuyển dịch chậm. B. Chuyển dịch rất nhanh. D. Chuyển dịch rất chậm. Câu 24. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế nước ta có sự chuyển dịch do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây ? A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài . B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và quá trình đổi mới. C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật và quá trình hội nhập toàn cầu. D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật và chính sách phát triển công nghiệp. Câu 25. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên là do A. những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. B. những thành tựu của xóa đói giảm nghèo. C. những thành tựu trong đào tạo lao động. D. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Câu 26. Cho bảng số liệu: SỐ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (đơn vị tính: nghìn người) Thành phần kinh tế Năm 2000 Năm 2012 Tổng số 42774,9 51422,4 Kinh tế nhà nước 4967,4 5353,7 Kinh tế ngoài nhà 36694,7 44365,4 nước Kinh tế có vốn đầu 1112,8 1703,3 tư nước ngoài (Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Để thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta qua hai năm 2000 và 2012, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột chồng B. Biểu đồ hình tròn D. Biểu đồ đường Câu 27. Hãy tính cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở bảng trên và cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu lao động? A. Tỉ trọng lao động thành phần kinh tế nhà nước giảm; kinh tế ngoài nhà nước tăng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh nhất.
  4. B. Tỉ trọng lao động thành phần nhà nước giảm; kinh tế ngoài nhà nước tăng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất. C. Tỉ trọng lao động thành phần kinh tế nhà nước giảm; kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh nhất; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng. D. Tỉ trọng lao động thành phần kinh tế nhà nước tăng; kinh tế ngoài nhà nước giảm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh nhất. Câu 28. Nhận xét nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? A. Tỉ lệ thiếu việc làm trung bình cả nước cao hơn tỉ lệ thất nghiệp. B. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình cả nước cao hơn tỉ lệ thiếu việc làm. C. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn. Câu 29. Việc đào tạo lao động ở Việt Nam bất hợp lí ở chổ A. thừa công nhân lành nghề, thiếu lao động phổ thông. B. thiếu kĩ sư, thừa công nhân lành nghề. C. thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật cao, thừa lao động phổ thông. D. thừa lao động có chuyên môn kĩ thuật cao, thiếu kĩ sư. Câu 30. Người lao động không có việc làm dẫn đến hậu quả chủ yếu nào sau đây A. Trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. B. Tốn chi phí cho việc đào tạo nghề. C. Chi phí xuất khẩu lao động tăng. D. Việc xóa đói giảm nghèo ít bị ảnh hưởng. Câu 31. Thu nhập bình quân của người lao động nước ta vào loại thấp nhất thế giới là do A. lao động chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề thủ công. B. đa số lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. C. quĩ thời gian lao động chưa sử dụng triệt để. D. phần lớn chuyên về dịch vụ và buôn bán nhỏ. Câu 32. Để sử dụng tốt nguồn lao động nước ta, biện pháp nào là tối ưu? A. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. B. Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ. C. Nâng cao chất lượng nguồn lao động. D. Tăng cường xuất khẩu lao động. Câu 33 Việc mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các nghề có tác động như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm? A. Người lao động có thể vừa học vừa làm. B. Người lao động có nhiều cơ hội chọn trường học và dễ tìm việc làm. C. Người lao động có thể học nhiều nghề và dễ tạo việc làm cho mình. D. Người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ dàng tham gia vào các đơn vị sản xuất Câu 34. Đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Tỉ lệ dân thành thị tăng. B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm , trình độ đô thị hóa thấp. D. Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hóa Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố Huế là đô thị loại mấy? A. Loại 1. C. Loại 3 B. Loại 2. D. Loại 4. Câu 36. Đặc điểm nào sau đây thể hiện trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp ? A. Phần lớn các đô thị có quy mô nhỏ. B. Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong các đô thị còn cao. C. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực. D. Cơ sở hạ tầng các đô thị còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
  5. Câu 37. Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị nước ta chiếm A. 15,5% dân số. B. 26,9% dân số. C. 35% dân số. D. 41,5% dân số. Câu 38. Năm thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta là A. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ. B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ. C. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. D. Nam Định, Vinh, Huế, Vũng Tàu, Cần Thơ. Câu 39. Quá trình đô thị hóa nước ta có những chuyển biến tích cực những năm gần đây là do nguyên nhân chủ yếu nào ? A. Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. B. Tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa. C. Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. D. Nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều. Câu 40. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa đối với vấn đề xã hội là A. Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. B. Đóng góp hơn 70% GDP cả nước. C. Có khả năng tạo nhiều việc làm và nâng cao mức sống. D. An ninh trật tự xã hội được đảm bảo tốt hơn.