Bài tập tự học môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16 đến 20 - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự học môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16 đến 20 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_tap_tu_hoc_mon_sinh_hoc_lop_10_bai_16_den_20_truong_thpt.docx
Nội dung text: Bài tập tự học môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16 đến 20 - Trường THPT Thái Phiên
- SINH HỌC 10 Tiết Chương – Bài dạy Tiết 20 Bài 16: Hô hấp tế bào (Hình vẽ 16.2 và 16.3 - Không dạy) Tiết 21 Bài 17: Quang hợp (Không dạy H17.2, học sinh chỉ cần nắm được nguyên liệu và sản phẩm, không đi tìm hiểu sâu về cơ chế) Chương IV: Phân bào (02 tiết LT, 01 tiết TH) Tiết 22 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân Tiết 23 Bài 19: Giảm phân Tiết 24 Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản rễ hành PHẦN LÝ THUYẾT III. HÔ HẤP TẾ BÀO 1/Khái niệm: hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucôzơ) thành các chất đơn giản (CO2; H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống khác của tế bào và cơ thể. 2/PTTQ: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + năng lượng (ATP + nhiệt). 3/Bản chất: Là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử sinh học. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng dần dần ở các giai đoạn khác nhau. 4/Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp Các giai đoạn Vị trí xảy ra Nguyên liệu Sản phẩm Đường phân Tế bào chất Glucôzơ; ATP; ADP; Axit piruvic; ATP; NADH NAD+ + Chu trình crep Tế bào nhân thực: chất nền Axit pyruvic; ADP; NAD ; ATP; NADH; FADH2; + ti thể FAD CO2. Tế bào nhân sơ: tế bào chất Chuỗi chuyển electron Tế bào nhân thực: màng NADH; FADH2; O2. ATP; H2O. trong ti thể Tế bào nhân sơ: màng sinh chất IV. QUANG HỢP 1/Khái niệm: Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố. 2/PTTQ: nCO2 + mH2O + Ánh sáng → Cn(H2O)m + nO2 3/Sắc tố quang hợp: Bao gồm các phân tử hữu cơ có khả năng hấp thụ ánh sáng. Có 3 nhóm sắc tố: -Clorophyl (sắc tố chính) -Carôtenôit -Phicôbilin 4/Các pha của quá trình quang hợp Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh sáng Nơi diễn ra Hạt grana Chất nền (stroma) + Nguyên liệu H2O; NADP ; ADP CO2; ATP; NADPH Sản phẩm O2; ATP; NADPH Đường glucôzơ CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO I. CHU KỲ TẾ BÀO 1.Khái niệm: là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. 2.Các giai đoạn của chu kì tế bào: 2 giai đoạn (kỳ trung gian và quá trình nguyên phân) a. Kỳ trung gian: chiếm thời gian dài nhất, là thời kỳ diễn ra các quá trình tổng hợp ARN, ADN, các protein, các enzim. Được chia thành 3 pha: -Pha G1: là thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của tế bào. 1 | 5
- Tổng hợp các bào quan khác nhau, tổng hợp các protein, chuẩn bị các tiền chất cho quá trình nhân đôi AND. Pha G1 có độ dài tùy thuộc vào chức năng sinh lý của tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát (R). nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân. - Pha S: diễn ra quá trình tổng hợp nhiều cao phân tử, các hợp chất giàu năng lượng, có sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử. - Pha G2: diễn ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào (tubulin ) *Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân. b.Nguyên phân: Là hình thức phân chia tế bào (sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực. *Diễn biến: Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất -Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền) được chia thành 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối +Kỳ đầu: NST kép bắt đầu co xoắn, trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi phân bào hình thành, màng nhân và nhân con tiêu biến. +Kỳ giữa: NST co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài. +Kỳ sau: mỗi NST kép tách nhau ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của TB. +Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất. -Phân chia tế bào chất: Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. *Kết quả: từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ. *Ý nghĩa: -Về mặt lý luận: +Nhờ nguyên phân giúp cho cơ thể đa bào lớn lên, là cơ chế sinh sản đối với cơ thể đơn bào. +Nguyên phân là hình thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác nhờ sinh sản vô tính +Sinh trưởng của các mô, tái sinh các bộ phận bị tổn thương nhờ quá trình nguyên phân. +Nhờ nguyên phân giúp thay thế các TB già, bù đắp các TB sinh dục sơ khai bị mất đi trong quá trình giảm phân -Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. *Quá trình phân chia nhân ở TBĐV và TBTV là giống nhau, chỉ khác ở giai đoạn phân chia TB chất. Ở TBĐV phân chia tế bào chất bằng cách co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo (ở giữa từ ngoài vào) tạo thành 2 tế bào con. Ở TBTV hình thành vách ngăn từ trung tâm ra. II. GIẢM PHÂN 1.Khái niệm: Là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín 2.Diễn biến: gồm 2 lần phân bào liên tiếp a.Giảm phân I: -Kì trung gian: NST nhân đôi thành NST kép -Kì đầu I: +Có sự tiếp hợp của các cặp NST theo từng cặp tương đồng +Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại +Thoi phân bào được hình thành +Màng nhân và nhân con tiêu biến -Kì giữa I: +NST kép co xoắn cực đại +Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào -Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào đi về 2 cực của TB. -Kì cuối I: Các NST kép đi về 2 cực của TB và dãn xoắn +Màng nhân và nhân con dần xuất hiện +Thoi phân bào tiêu biến *Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi 1 nửa. b.Giảm phân II: -Kì trung gian: diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi của AND. +Kì đầu II: NST ở trạng thái co xoắn, thoi phân bào hình thành, màng nhân và nhân con tiêu biến. +Kỳ giữa II: NST co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. +Kỳ sau II: mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của TB. +Kỳ cuốiII: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất. *Tế bào chất phân chia tạo thành 2 TB con có số lượng NST đơn giảm đi một nửa. 2 | 5
- 3.Kết quả: từ 1 TB mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 TB con có bộ NST bằng 1 nửa TB mẹ. 4.Ý nghĩa: -Nhờ giảm phân giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục. -Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì, ổn định qua các thế hệ cơ thể. -Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu I và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST ở kì sau I đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc NST, cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh, tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phong phú, làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 86. Quá trình đường phân xảy ra ở A- tế bào chất. B- lớp màng kép của ti thể. C- bào tương. D- cơ chất của ti thể. Câu 87. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm A. 1 ATP; 2 NADH. B. 2 ATP; 2 NADH. C. 3 ATP; 2 NADH. D. 2 ATP; 1 NADH. Câu 88. Trong quá trình hô hấp tế bào, ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là A. glucozơ. B. axit piruvic. C. axetyl CoA. D. NADH, FADH. Câu 89. Con đường trao đổi chất chung cho cả lên men và hô hấp nội bào là A. Chu trình Krebs. B. Chuỗi truyền điện tử. C. Đường phân. D.Tổng hợp axetyl-CoA từ pyruvat. Câu 90. Chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền điện tử trong sự photphorin hoá oxi hoá là A. Oxi. B. Nước. C. Pyruvat. D. ADP. Câu 91. Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Krebs, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở + A.trong FAD và NAD . B.trong O2. C. mất dưới dạng nhiệt. D.trong NADH và FADH2. Câu 92. Điện tử được tách ra từ glucôzơ trong hô hấp nội bào cuối cùng có mặt trong A. ATP. B. Nhiệt C. Glucôzơ. D. Nước. Câu 93. Một phân tử glucôzơ đi vào đường phân khi không có mặt của O2 sẽ thu được A. 38 ATP. B. 4 ATP. C. 2 ATP. D. 0 ATP, bởi vì tất cả điện tử nằm trong NADH. Câu 94. Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở A- màng trong của ti thể. B- màng ngoài của ti thể. C- màng lưới nội chất trơn. D- màng lưới nội chất hạt. Câu 95. Ở tế bào thực vật, ATP được tạo ra trong sự phản ứng với ánh sáng. Chuỗi truyền điện tử liên quan đến quá trình này được định vị ở A. strôma của lục lạp. B. màng thylacoid của lục lạp. C. màng trong của ti thể. D. cytosol. Câu 96. Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào A- hàm lượng oxy trong tế bào. B- tỉ lệ giữa CO2/O2. C- nồng độ cơ chất. D-nhu cầu năng lượng của tế bào. Câu 97. Trong quá trình chuyển hoá các chất, lipít bị phân giải thành A. axít amin . B. axit nuclêic. C. axit béo. D. glucozo. Câu 98. Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là A. O2. B. CO2 C. ATP, NADPH. D. cả A, B, C. 3 | 5
- Câu 99. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ A- tổng hợp glucôzơ. B- hấp thụ năng lượng ánh sáng. C- thực hiện quang phân li nước D- tiếp nhận CO2. Câu 100. Quang hợp chỉ được thực hiện ở A- tảo, thực vật, động vật. B- tảo, thực vật, nấm. C- tảo, thực vật và một số vi khuẩn. D- tảo, nấm và một số vi khuẩn. Câu 101. Nước tham gia vào pha sáng quang hợp với vai trò cung cấp A. năng lượng. B. oxi. C. electron và hiđro. D. cả A, B, C Câu 102. Oxi được giải phóng trong A. pha tối nhờ quá trình phân li nước. B. pha sáng nhờ quá trình phân li nước. C. pha tối nhờ quá trình phân li CO2. D. pha sáng nhờ quá trình phân li CO2. . Câu 103. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình C3 là A- hợp chất 6 cacbon. B- hợp chất 5 cacbon. C- hợp chất 4 cacbon. D- hợp chất 3 cacbon. Câu 104. Trong chu trình C3, chất nhận CO2 đầu tiên là A- RiDP. B- APG. C- ALPG. D- APG. Câu 105. Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng tối của quá trình quang hợp là A.C6H12O6.; O2; B. H2O; ATP; O2; C. C6H12O6; H2O; ATP. D. C6H12O6. CHƯƠNG IV. PHÂN BÀO Câu 106. Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân . C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân. Câu 107. Sự kiện nào dưới đây không xẩy ra trong các kì nguyên phân? A. tái bản AND. B. phân ly các nhiễm sắc tử chị em. C. tạo thoi phân bào. D. tách đôi trung thể. Câu 108. Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha A. G1. B. G2. C. S. D. nguyên phân Câu 109. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là A. tế bào cơ tim. B. hồng cầu. C. bạch cầu. D. tế bào thần kinh. Câu 110. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện ở A- kì trung gian. B- kì đầu. C- kì giữa. D- kì sau. Câu 111. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ A. đầu. B. giữa . C. sau. D. cuối. Câu 112. Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối quá trình nguyên phân là A. n NST đơn. B. 2n NST đơn. C. n NST kép. D. 2n NST kép. Câu 113. Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào. C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. cả A, B, C. Câu 114. Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được A. 2k tế bào con . B. k/2 tế bào con. C. 2k tế bào con. D. k – 2 tế bào con. Câu 115. Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ A. đầu. B. giữa. C. sau . D. cuối. Câu 116. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân được thực hiện nhờ 4 | 5
- A. màng nhân. B. nhân con. C. trung thể. D. thoi vô sắc. Câu 117. Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là A. 23. B. 46. C. 69. D. 92. Câu 118. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là A. 23. B. 46. C. 69. D. 92. Câu 119. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là A- 8. B- 12. C- 24. D- 48. Câu 120. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là A- 24 NST đơn. B- 24 NST kép. C- 48 NST đơn. D- 48 NST kép. Câu 121.Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở A-kì trung gian. B- kì đầu. C- kì sau. D- tất cả các kì. Câu 122. Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ A. đầu I. B. giữa I. C. sau I. D. đầu II. Câu 123. Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST. Câu 124. Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là A- 7 NST kép. B- 7 NST đơn. C- 14 NST kép. D- 14 NST đơn. Câu 125. Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do A- xảy ra nhân đôi ADN. B- có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I. C- ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào. D-cả B và C. Câu 126. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A- 16. B- 32. C- 64. D- 128. Câu 127. Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là A- 7. B- 6. C- 5. D- 4. Câu 128. Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là A- sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn. B- sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. C- sự tự nhân đôi và sự phân li. D- sự đóng xoắn và tháo xoắn. Câu 129. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở A. kì trước II của giảm phân. B. kì trước của nguyên phân. C.kì trước I của giảm phân. D. kì cuối II của giảm phân. 5 | 5