Bài tập tự học môn Vật lí Lớp 12 - Tuần 25+26 - Trường THPT Thái Phiên

doc 6 trang Đăng Bình 13/12/2023 140
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự học môn Vật lí Lớp 12 - Tuần 25+26 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tu_hoc_mon_vat_li_lop_12_tuan_2526_truong_thpt_thai.doc

Nội dung text: Bài tập tự học môn Vật lí Lớp 12 - Tuần 25+26 - Trường THPT Thái Phiên

  1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP, TỰ HỌC TUẦN 25, 26 MÔN VẬT LÍ 12. A. MỤC TIÊU: 1. ÔN TẬP : + Các loại quang phổ. + Tia hồng ngoại và tia tử ngoại. + Tia X. 2. SOẠN BÀI 30: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. + Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được định nghĩa hiện tượng quang điện. + Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện. + Phát biểu được giả thuyết Plăng và viết được biểu thức về lượng tử năng lượng. + Phát biểu được thuyết lượng tử ánh sáng và nêu được những đặc điểm của photôn. + Vận dụng được thuyết photôn để giải thích định luật về giới hạn quang điện. + Nêu được lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Chủ đề: Máy quang phổ. Các loại quang phổ Câu 1. Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa trên hiện tượng A. phản xạ ánh sáng. B. khúc xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng. Câu 2. Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trươc khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là A. một chùm phân kì màu trằng. B. một chùm phân kì nhiều màu. C. một chùm tia song song. D. một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu. Câu 3. Khi sử dụng phép phân tích bằng quang phổ sẽ xác định được A. màu sắc của vât. B. hình dạng của vật. C. kích thước của vât. D. thành phần cấu tạo và nhiệt độ của các chất. Câu 4. Điều nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục? A. Quang phổ liên tục do các vật rắn bị nung nóng phát ra. B. Quang phổ liên tục được hình thành do các đám hơi nung nóng. C. Quang phổ liên tục do các chất lỏng và khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra. D. Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Câu 5. Quang phổ của các vật phát ra ánh sáng dưới đây thì quang phổ nào là quang phổ liên tục? A. Đèn hơi thuỷ ngân. B. Đèn dây tóc nóng sáng. C. Đèn natri. D. Đèn hiđrô. Câu 6. Tính chất của quang của quang phổ liên tục là gì? A. Phụ thuộc nhiệt độ của nguồn. B. Phụ thuộc bản chất của nguồn. C. phụ htuộc vào nhiệt độ và bản chất của nguồn. D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của nguồn. Câu 7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của quang phổ liên tục? A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. C. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía bước sóng lớn của quang phổ liên tục. Câu 8. Chọn phát biểu đúng về ứng dụng của quang phổ liên tục?
  2. A. Xác định bước sóng của các nguồn sáng. B. Xác định màu sắc của các nguồn sáng. C. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. D. Xác định nhiệt độ của các vật sáng như bóng đèn, Mặt Trời, các ngôi sao Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ? A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối. B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối. C. Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó. D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ? A. Đó là quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối. B. Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hoặc hơi ở áp suất cao phát sáng khi bị đốt nóng. C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và độ sáng của các vạch đó. D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch? A. Có hai loại quang phổ vạch: quang phổ vạch hấp thụ và quang phổ vạch phát xạ. B. Quang phổ vạch phát xạ có những vạch màu riêng lẻ nằm trên nền tối. C. Quang phổ vạch phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra. D. Quang phổ vạch hấp thụ có những vạch sáng nằm trên nền quang phổ liên tục. Câu 12. Quang phổ vạch được phát ra khi nung nóng A. chất rắn, lỏng hoặc khí. B. chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. C. chất khí ở áp suất thấp. D. chất lỏng hoặc khí. Câu 13. Quang phổ vạch hấp thụ là A. quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt trên một nền tối. B. quang phổ gồm những vạch màu biến đổi liên tục. C. quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục. D.quang phổ gồm những vạch tối trên nền sáng. Câu 14. Quang phổ vạch thu được khi chất phát sáng ở trạng thái A. rắn. B. khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp. C. lỏng. D. khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao. Câu 15. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó. B. Trong quang phổ vạch hấp thụ của một mguyên tố, các vân tối cách đều nhau. C. Trong quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố, các vân sáng cách đều nhau. D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hoá học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ. Câu 16. Qua máy quang phổ chùm sáng do đèn hiđrô phát ra cho ảnh gồm A. 4 vạch: đỏ, cam, vàng, tím. B. 4 vạch: đỏ, cam, chàm, tím. C. 4 vạch: đỏ, lam, chàm, tím. D. một dải màu cầu vồng. Chủ đề: Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X. Câu 1. Điều nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại? A. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn 0,76m . B. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
  3. D. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất. Câu 2. Điều nào sau đây là sai khi nói về tia hồng ngoại? A. Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại; nhiệt độ của vật trên 500 0C mới bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy. B. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy, bước sóng của tia hồng ngoại dài hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. C. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. D. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng. Câu 3. Điều nào sau đây là sai khi nói về tia tử ngoại? A. Tia tử ngoại làm iôn hoá không khí. B. Tia tử ngoại làm phát quang một số chất. C. Tia tử ngoại trong suốt đối với thuỷ tinh, nước. D. Tia tử ngoại bị hấp thụ bởi tầng ozôn của khí quyển Trái Đất. Câu 4. Các tính chất hay tác dụng nào sau đây không phải của tia tử ngoại? A. Có khả năng gây ra hiện tượng quang điện. B. Có tác dụng iôn hoá không khí. C. Bị thạch anh hấp thụ rất mạnh. D. Có tác dụng sinh học. Câu 5. Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây? A. Quang điện. B. Thắp sáng. C. Kích thích sự phát quang. D. Sinh lí. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tia tử ngoại là bức xạ do vật có khối lượng riêng lớn bị kích thích phát ra. B. Tia tử ngoại là một trong những bức xạ mà mắt người có thể thấy được. C. Tia tử ngoại không bị thạch anh hấp thụ. D. Tia tử ngoại không có tác dụng diệt khuẩn. Câu 7. Điều nào sau đây là sai khi nói về tác dụng và công dụng của tia tử ngoại? A. Tia tử ngoại có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. B. Tia tử ngoại trong công nghiệp được dùng để xấy khô các sản phẩm nông – công nghiệp. C. Tia tử ngoại có thể gây ra hiệu ứng quang hoá, quang hợp. D. Tia tử ngoại có tác dụng sinh học, huỷ diệt tế bào, khử trùng. Câu 8. Tia X là sóng điện từ có bước sóng A. ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại. B. dài hơn bước sóng của tia tử ngoại. C. không đo được vì không gây ra hiện tượng giao thoa. D. nhỏ quá không đo được. Câu 9. Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại? A. Cùng bản chất là sóng điện từ. B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường. C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh. Câu 10. Một bức xạ truyền trong không khí với chu kì 8,25.10-16s, bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ? A. Hồng ngoại. B. Tử ngoai. C. Ánh sáng nhìn thấy. D. Tia X. Câu 11. Hiệu điện thế giữ anốt và catôt của ống tia X (Culitgiơ) là 12kV. Coi động năng ban đầu của êlectron tại catôt vô cùng nhỏ. Bước sóng nhỏ nhất của tia X mà ống phát ra bằng A. 4,8nm. B. 6,8nm. C. 0,104nm. D. 12,6nm. Câu 12. Biết tấn số lớn nhất trong chùm bức xạ phát ra từ ống tia X là 6.1018Hz. Hiệu điện thế giữa anốt và catôt là A. 15,4kV. B. 22,6kV. C. 24,8kV. D. 25,7kV.
  4. Câu 13. Tia tử ngoại được dùng A. để tìm vết nứt trên sản phẩm bằng kim loại. B. trong y tế để chụp điện, chiếu điện. C. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh. D. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại. Câu 14. Khi nói về tia  , phát biểu nào sau đây sai? A. Tia  không phải là sóng điện từ. B. Tia  không mang điện. C. Tia  có tần số lớn hơn tần số của tia X. D. Tia  có khả nằn đâm xuyên mạnh hơn tia X. Câu 15. Tia Rơn-ghen (tia X) có A. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng nghoại. B.cùng bản chất với sóng âm. C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường. D. cùng bản chất với tia tử ngoại. Câu 16: Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia X, người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia X? A. Khả năng đâm xuyên. B. Làm đen kính ảnh. C. Làm phát quang một số chất. D. Hủy diệt tế bào. CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Chủ đề: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng. Câu 1. Hiện tượng quang điện là A. hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó. B. hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi tấm kim loại được nung nóng đến nhiệt độ cao. C. hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi tấm kim loại nhiễm điện do tiếp xúc với vật đã nhiễm điện. D. hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi tấm kim loại nằm trong điện trường. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng? A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng. B. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn. C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng. D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách đến nguồn sáng. Câu 3. Chọn phát biểu đúng? A. Ánh sáng có tính chất sóng. B. Ánh sáng có tính chất hạt. C. Ánh sáng có cả tính chất sóng và hạt, gọi là lưỡng tính sóng - hạt. D. Ánh sáng chỉ có tính chất sóng thể hiện ở hiện tượng quang điện. Câu 4. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là A. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. B. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện. C. Công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó. D. Công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
  5. B. Giả thuyết sóng không giải thích được hiện tượng quang điện. C. Trong cùng một môi trường, vận tốc của ánh sáng bằng vận tốc của sóng điện từ. D. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phôtôn. Câu 6. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm thì A. điện tích âm của lá kẽm mất đi. B. tấm kẽm sẽ trung hoà về điện. C. điện tích của tấm kẽm không thay đổi. D. tấm kẽm tích điện dương. Câu 7. Điều khẳng định nào sau đây sai khi nói về bản chất của ánh sáng? A. Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. B. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt càng thể hiện rõ, tính chất sóng càng ít thể hiện. C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng. D. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh. Câu 8. Trong hiện tượng quang điện, động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện A. nhỏ hơn năng lượng phôtôn chiếu tới. B. lớn hơn năng lượng phôtôn chiếu tới. C. bằng năng lượng phôtôn chiếu tới. D. tỉ lệ với cường độ chùm sáng chiếu tới. -19 Câu 9. Một kim loại có công thoát êlectron là 7,2.10 J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng 1 0,18m, 2 0,21m, 3 0,32m và 4 0,35m . Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là A.  1,  2 và  3. B.  1 và  2. C.  2,  3 và  4. D.  3 và  4. Câu 10: Giới hạn quang điện của các kim loại như bạc, đồng, kẽm, nhôm nằm trong vùng ánh sáng nào? A. Ánh sáng tử ngoại. B. Ánh sáng hồng ngoại. C. Ánh sáng nhìn thấy. D. Cả 3 vùng ánh sáng nêu trên. Câu 11: Giới hạn quang điện của các kim loại kiềm như canxi, natri, kali, xesi nằm trong vùng ánh sáng nào? A. Ánh sáng tử ngoại. B. Ánh sáng hồng ngoại. C. Ánh sáng nhìn thấy. D. Cả 3 vùng ánh sáng nêu trên. Câu 12: Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng A. 100 nm. B. 200 nm. C. 300 nm. D. 400 nm. Câu 13: Biết giới hạn quang điện của bạc, đồng, kẽm lần lượt là 260 nm, 300 nm, 350 nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm là A. 260 nm. B. 300 nm. C. 350 nm. D. 400 nm. Câu 20: Câu 14. Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện 0 0,5m . Muốn có dòng quang điện trong mạch thì ánh sáng kích thích phải có tần số A. f 2,5.1014 Hz . B. f 4,2.1014 Hz . C. f 6,0.1014 Hz . D. f 8,0.1014 Hz . Câu 15. Giới hạn quang điện của canxi là 0 0,45m thì công thoát êlectron ra khỏi bề mặt canxi là A. 2,05.10-19J. B. 3,32.10-19J. C. 4,42.10-19J. D. 4,65.10-19J. Câu 16. Kim loại dùng làm catôt của tế bào quang điện có công thoát êlectron A = 6,625 eV. Lần lượt chiếu vào catôt các bước sóng1 0,1873m;2 0,1812m;3 0,1732m; . Những bước sóng có thể gây ra hiện tượng quang điện là A. 2 ;3 . B. 1;3 . C. 3 . D. 1;2 ;3 .
  6. Cho rằng năng lượng mà quang êlectron hấp thụ một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại hoàn toàn biến thành động năng của nó. Dùng cho câu 17 và 18 Câu 17. Kim loại dùng làm catôt của tế bào quang điện có công thoát êlectron 2,5eV. Chiếu vào catôt bức xạ có tần số f = 1,5.1015 Hz. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện là A. 3,71eV. B. 4,85eV. C. 5,25eV. D. 7,38eV. Câu 18 Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng 1 và 2với 2 = 21 vào một tấm kim loại thì tỉ số động năng ban đầu cực đại của quang êlectron bứt ra khỏi kim loại là 9. Giới hạn quang điện của kim loại là 0 . Mối quan hệ giữa bước sóng 1 và giới hạn quang điện 0 là 3 5 5 7 A.   . B.   . C.   . D.   . 1 5 0 1 7 0 1 16 0 1 16 0