Bài tập về biểu đồ môn Vật lí Lớp 12

doc 9 trang Đăng Bình 11/12/2023 530
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về biểu đồ môn Vật lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ve_bieu_do_mon_vat_li_lop_12.doc

Nội dung text: Bài tập về biểu đồ môn Vật lí Lớp 12

  1. I ) Biểu đồ : Biểu đồ là hình vẽ cụ thể hóa các số liệu để dễ trực quan hơn Thông thường chúng ta hay gặp các kiểu biểu đồ sau đây trong chương trình địa lý ở cấp Trung học . 1) Biểu đồ hình cột : Nhằm biểu diễn, so sánh các đại lượng Ví dụ : Dựa vào bảng số liệu sau đây về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta thời kì 1988 – 2005 ( đơn vị % ). Năm 1988 1995 1999 2003 2005 Tốc độ tăng trưởng 5,1 9,5 4,8 7,3 8,0 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta thời kỳ 1988 - 2005. % 10 9.5 8.0 8 7.3 6 5.1 4.8 4 2 0 1988 1995 1999 2003 2005 năm Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP nước ta thời kỳ 1988-2005 Có hai loại biểu đồ cột : A.Cột chồng : Nhằm thể hiện một tổng trong đó có nhiều bộ phận : Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sự biến động diện tích rừng của nước ta qua một số năm (đơn vị: triệu ha ). Năm 1975 1983 1990 1999 2003 Tổng diện tích rừng 9,6 7,2 9,2 10,9 12,1 Rừng tự nhiên 9,5 6,8 8,4 9,4 10,0 Rừng trồng 0,1 0,4 0,8 1,5 2,1 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện sự biến động diện tích rừng của nước ta ( giai đoạn 1975 – 2003). Triệu ha 14 12.1 12 10.6 2.1 9.6 10 1.5 0.1 9.2 0.8 8 7.2 0.4 6 10 9.5 9.4 4 8.4 6.8 2 0 1975 1983 1990 1999 2003 Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 1975-2003
  2. B ) Cột ghép : Nhằm biễu diễn, so sánh các đại lượng riêng lẻ hoặc các bộ phận của một tổng Ví dụ : Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta (đơn vị: nghìn ha ). Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm 1975 210,1 172,8 1980 371,7 256,0 1985 600,7 470,3 1990 542,0 657,3 1995 716,7 902,3 2000 778,1 1451,3 2002 845,8 1491,5 Hãy vẽ biểu đồ để so sánh diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2002. nghìn ha 1600 1491.5 1451.3 1400 1200 1000 902.3 845.8 778.1 800 657.3 716.7 600.7 542 600 470.3 371.7 400 256 210.1 200 172.8 0 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2002 năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Biểu đồ so sánh diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta Khi vẽ biểu đồ cột ta phải chú ý các điểm sau: - Khoảng cách giữa các cột phải tỉ lệ với thời gian. Không nên chia trước khoảng cách thời gian trên trục hoành mà nên vẽ từng cột. Vẽ xong một cột ta lại lấy khoảng cách. - Ghi giá trị lên đầu mỗi cột - Không nối các đầu cột lại với nhau để thành một đường - Không làm dấu không liên tục để nối đầu cột với trục giá trị( trục hoành) 2) Biểu đồ đường biễu diễn : (Đồ thị ) Nhằm biễu diễn so sánh các đại lượng ,nhưng các đại lượng này diễn ra theo thời gian. Biểu đồ đường thiên về việc thể hiện sự thay đổi, đặc biệt là tốc độ thay đổi Ví dụ : Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kỳ 1990 – 2005 (đơn vị nghìn tấn ).
  3. Năm 1990 1995 2000 2002 2005 Sản lượng 890,6 1584,4 2250,5 2647,4 3432,0 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình tăng trưởng sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kỳ 1990 - 2005. Ngàn tấn 4000 3000 3432 2647.4 2000 2250.5 1584.4 1000 890.6 0 1990 1995 2000 2002 2005 năm Biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng sản lượng thủy sản nước ta Vẽ biểu đồ đường ta phải lưu ý các điểm sau : - Phải chia khoảng cách thời gian thật chính xác . - Ghi giá trị vào từng thời điểm . - Trên một hệ toạ độ ta có thể vẽ được rất nhiều đường biễu diễn nếu các đại lượng có cùng đơn vị, nếu khác đơn vị ta chỉ có thể vẽ tối đa 2 đường với hai trục tung cho hai loại đơn vị. Nếu nhiều đại lượng khác đơn vị ta phải biến các đơn vị đó về cùng 1 loại bằng cách chọn năm đầu tiên là 100% rồi tính % của các năm tiếp theo . Ta sẽ có cùng đơn vị là % . 3 ) Biểu đồ hình tròn : Nhằm biểu diễn 1 cơ cấu ( Cơ cấu 100 % ) . Cơ cấu là một tổng hoàn chỉnh được kết hợp bởi các bộ phận . Cơ cấu có thể là theo giá trị tuyệt đối . Để vẽ biểu đồ tròn ta phải chuyển thành giá trị tương đối . Khi vẽ biểu đồ đường tròn ta có ba trường hợp: A ) Các vòng tròn bằng nhau :khi biết cơ cấu mà không biết quy mô Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu số lượng áo quần may sẵn phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong 2 năm (đơn vị %). Năm 1995 2002 Thành phần Quốc doanh 42,1 26,9 Ngoài quốc doanh 42,3 36,5 Đầu tư nước ngoài 15,6 36,6 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu số lượng áo quần may sẵn của nước ta theo thành phần kinh tế qua 2 năm 1995 và 2002.
  4. Quốc doanh Ngoài quốc doanh Đầu tư nước ngoài 2002 Biểu đồ thể hiện1995 cơ cấu áo quần may sẵn của nước ta theo thành phần kinh tế nước ta theo thành phần kinh tế qua 2 năm 1995 và 2002. a) Các vòng tròn lớn nhỏ khác nhau một cách tượng trưng: (Khi biết rõ cơ cấu , còn quy mô biết khác nhau nhưng không cụ thể ) Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu GDP của nước ta trong 2 năm 1995 và 2002 phân theo thành phần kinh tế (đơn vị %). Năm 1995 2002 Thành phần Nhà nước 40,2 38,4 Ngoài nhà nước 53,5 47,9 Đầu tư nước ngoài 6,3 13,7 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta trong 2 năm 1995 và 2002. 13.7 Nhà nước 6.3 38.4 Ngoài nhà nước 40.2. 47.9 53.5 Đầu tư nước ngoài 4 1995 2002 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta c ) Hai vòng tròn lớn nhỏ khác nhau theo tỉ lệ : Khi biết rõ cả quy mô lẫn cơ cấu Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây về giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta (đơn vị triệu đồng). Năm 1995 2002 Thành phần Quốc doanh 51990,5 104348,2 Ngoài quốc doanh 25451,0 63948,0 Đầu tư nước ngoài 25933,2 91906,1 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân hoá thành phần kinh tế của nước ta trong 2 năm 1995 và 2002. - Xử lý số liệu: (%)
  5. Năm 1995 2002 Thành phần Quốc doanh 50.3 40.1 Ngoài quốc doanh 24.6 24.6 Đầu tư nước ngoài 25.1 35.3 - Tính bán kính : Tổng số So sánh tổng số So sánh bán kinh ( Năm (a) ( b) c b ) 1995 103374.7 1,0 1,0 2002 260202.3 2.51 1.58 - Vẽ biểu đồ: Quốc doanh 40.1 25.1 35.3 Ngoài quốc doanh 50.3 1995 24.6 1995 24.6 Đầu tư nước ngoài 1995 1995 2002 Biểu đồ thể hiện1995 sự thay đổi cơ cấu 1giá995 trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta 1995 Khi vẽ biểu đồ tròn ta cần chú ý : - Tính độ cung để vẽ cho chính xác ( 100 % =3600 , 1% = 3,60 ) - Ghi phần trăm (%) vào mỗi phần - Vẽ theo chiều kim đồng hồ , bắt đầu từ 12h 00 - Nếu vẽ các vòng tròn lớn nhỏ theo tỉ lệ thì chú ý tính R , bán kính các vòng tròn được tính như sau : S2 2 S3 2 R2 R1 R3 R1 S1 S1 R1 : bán kính vòng tròn chuẩn (tự chọn tùy ý) R2 : bán kính vòng tròn phải vẽ cho tỷ lệ với vòng tròn chuẩn. S1 : Diện tích vòng tròn chuẩn. S2 : Diện tích vòng tròn phải vẽ . 4 ) Biểu đồ hình vuông : Dùng để biểu diễn cơ cấu trong đó hình vuông có cạnh là 10 ô vuông , 1% ứng với 1 ô vuông . Nếu đề không bắt buộc thì không nên vẽ và chia ô làm mất thời gian và lại ít chính xác khi vẽ các số lẻ . 5 ) Biểu đồ kết hợp : a ) Kết hợp giữa tròn và cột : Dùng để thể hiện mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều đại lượng khác đơn vị hoặc giữa một đại lượng với một cơ cấu : Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích và độ che phủ của rừng ở nước ta (thời kỳ 1943 – 2003). Năm 1943 1975 1983 2003 Diện tích rừng ( Triệu ha) 14,3 9,6 7,2 12,1 Độ che phủ (%) 43,8 29,1 22,0 36,1
  6. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta (thời kỳ 1943 - 2003) 14.3 12.1 9.6 7.2 22.0 36.1 43.8 29.1 1943 1975 1983 2003 Diện tích rừng ( triệu ha) Độ che phủ ( %) Biểu đồ thể hiện diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta thời kỳ 1945-2003 b ) Kết hợp giữa cột và đường : Thể hiện môi quan hệ giữa nhiều đại lượng cùng hoặc khác đơn vị nhưng diễn ra qua nhiều năm Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng một số sản phẩm của công nghiệp giấy in của nước ta. Năm 1995 2000 2001 2002 Sản lượng giấy (nghìn tấn) 216 408 445 467 Trang in (tỉ trang) 96,7 184,7 206,8 209,7 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng một số sản phẩm của công nghiệp giấy in nước ta (giai đoạn 1995 - 2002)
  7. Nghìn tấn Tỉ trang trangNgh 467 500 445 ìn tấn250 408 400 206.8 209.7200 184.7 300 150 216 200 96.7 100 100 50 0 0 1995 2000 2001 2002 Sản lượng giấy Trang in ( tỉ trang) Biểu đồ thể hiện sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp giấy in nước ta Khi vẽ biểu đồ kết hợp phải chú ý: - lựa chọn thang của hai trục giá trị Y và Y’ cho thích hợp để biểu đồ dễ đọc và mang tính mỹ thuật . Giá trị cao nhất của hai đại lượng trên hai thang phải ngang nhau để dễ so sánh - Nên vẽ cột trước sau đó chọn trục tung thứ 2 để vẽ đường - Khoảng cách thời gian phải tuyệt đối tỉ lệ nhau 6 ) Biểu đồ miền : Thể hiện 1 cơ cấu nhưng cơ cấu đó diễn ra qua nhiều năm Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta (thời kỳ 1985 – 2002). Năm 1985 1989 1990 1995 2002 Nhóm ngành Nhóm A 32,7 28,9 34,9 44,7 49,2 Nhóm B 67,3 71,1 65,1 55,3 50,8 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta thời kỳ 1985 – 2002.
  8. % 100 80 50.87 60 55.3 65.1 40 67.3 71.1 49.2 44.7 34.9 20 32.7 28.9 0 1989 1985 1990 1995 2002 Năm Nhóm A Nhóm B Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành nước ta thời kỳ 1985-2002 Khi vẽ biểu đồ miền ta phải chú ý: - Ghi các giá trị của các mốc thời gian vào các miền. Giá trị của miền nào ta ghi vào miền đó. - Có kí hiệu riêng cho từng miền ở ngoài, không nên ghi kí hiệu vào ngay trong biểu đồ. - Nếu có nhiều miền ta chồng các miền lên nhau. II ) Phân tích bảng số liệu : Nguyên tắc chung là : - Không được bỏ sót bất cứ một dữ liệu nào vì cần thiết người ta mới đưa vào, nếu ta bỏ sót có nghĩa là thiếu một vấn đề gì đó . - Phải chú ý tìm ra những dữ liệu mới từ các số liệu liên quan, ví dụ: + Từ số liệu tuyệt đối ta chuyển sang số liệu tương đối ( % ) hoặc ngược lại + Từ diện tích và dân số ta suy ra mật độ trung bình, bình quân diện tích + Từ sản lượng và dân số ta suy ra bình quân đầu người + Từ sản lượng và diện tích ta tính ra năng suất - Đi từ tổng quát đến chi tiết - Nhận định theo hàng dọc trước, hàng ngang sau - Đôi khi phải dựa vào kiến thức lý thuyết, dùng số liệu để dẫn chứng Ví dụ: Dựa vào bẳng số liệu sau đây về diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên. Vùng Diện tích ( nghìn ha) Sản lượng ( nghìn tấn) 1995 2000 2005 1995 2000 2005 Cả nước 186,4 561,9 535,5 218,1 802,5 776,4 Tây Nguyên 147,3 468,6 455,7 180,4 689,9 695,2 Kon Tum 3,3 14,4 13,5 1,7 20,7 14,5 Gia Lai 18,4 81,0 81,5 8,4 116,9 110,5 Đắc Lắc (+ Đắc Nông) 87,2 259,0 240,3 150,0 370,6 420,2 Lâm Đồng 38,4 114,2 120,4 20,3 181,7 150,0
  9. Hãy nêu những nhận xét về tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên Đối với câu hỏi nầy chúng ta phải: - Xử lí số liệu để: + Xác định vai trò vị trí của Tây Nguyên trong sản xuất cà phê của cả nước bằng cách tính tỉ trọng về diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước trong 3 năm + Cho thấy Tây Nguyên có trình độ thâm canh cây cà phê cao bằng cách tính năng suất cà phê của cả nước, cả vùng Tây Nguyên và từng tỉnh Tây Nguyên + Chứng minh rằng sản xuất cà phê của nước ta và Tây Nguyên tăng nhanh trong thời gian qua bằng cách tính chỉ số gia tăng năm sau so với năm trước. - Khi nhận xét ta nhận xét cả vùng Tây Nguyên trước sau đó mới đi vào từng tỉnh. Cụ thể ta nhận xét như sau: - Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta: + Tây Nguyên luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu diện tích và sản lượng cà phê của cả nước ( Tỉ trọng về diện tích và sản lượng của Tây Nguyên so với cả nước lần lượt qua các năm là: 79% và 82%, 83,4% và 85,9%, 85% và 89%. - Vị trí của cây cà phê ở Tây Nguyên so với cả nước ngày càng tăng ( tỉ trọng năm 2002 cao hơn năm 1995) - Trình độ thâm canh cây cà phê ở Tây Nguyên rất cao + Tỉ trọng về sản lượng luôn cao hơn tỉ trọng về diện tích ( các chỉ số lần lượt là: 7,%,83,4% và 85% so với 82%,85,9% và 89%) + Năng suất bình quân luôn cao hơn năng suất bình quân cả nước ( các chỉ số lần lượt là 12,2 /11,7 , 14,7/14,2, 15,2/14,5 tạ/ha - Cây cà phê có mặt ở khắp nơi trên Tây Nguyên, nhiều nhất là ở Đắc Lắc ( chiếm 52,7% diện tích và 60,6% sản lượng cà phê của Tây Nguyên, 44,8% diện tích và 54,1% sản lượng cà phê cả nước), Lâm Đồng, Gia Lai. - Từ năm 1995-2002 sản xuất cà phê của cả nước tăng nhanh, nhưng Tây Nguyên vẫn tăng nhanh hơn ( Diện tích cà phê tăng 3,1 lần, sản lượng tăng 3,9 lần cả nước chỉ tăng 2,9 và 3,5 lần)