Bộ câu hỏi trắc nghiệm Atlat địa lí Việt Nam Lớp 12

doc 14 trang Đăng Bình 11/12/2023 430
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi trắc nghiệm Atlat địa lí Việt Nam Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_cau_hoi_trac_nghiem_atlat_dia_li_viet_nam_lop_12.doc

Nội dung text: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Atlat địa lí Việt Nam Lớp 12

  1. A. NỘI DUNG KIẾN THỨC - Địa lý lớp 12 được chia ra làm 4 phần: + Địa lí tự nhiên + Địa lí dân cư + Địa lí kinh tế + Địa lí vùng kinh tế - Sau khi đã hệ thống các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể hệ thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể để giúp các bạn hệ thống lại kiến thức của mình một các rõ ràng nhất: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Đặc điểm chung của tự nhiên Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Địa lí dân cư Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Địa lí các vùng kinh tế Địa lí địa phương - Đối với môn Địa lí, không nhất thiết phải nhớ hết số liệu. Các em có thể dựa vào số liệu có trong Atlat. - Nếu đã học xong phần kiến thức trong phần tự nhiên, dân cư và kinh tế thì phần cuối cùng Địa lí vùng kinh tế, các em sẽ thấy học rất đơn giản bởi trong phần này có sự lặp lại của phần kiến thức chung. - Trong phần kinh tế vùng này tổng hợp nội dung của 7 vùng vào một bảng hệ thống theo kiểu so sánh để dễ nhớ, dễ thuộc mà không bị nhầm lẫn. B- KĨ NĂNG CẦN THIẾT I. Kĩ năng sử dụng Atlat 1. Nắm chắc các ký hiệu trong chú thích của bản đồ Học sinh cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm . 2. Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn ) bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu trong phần lý thuyết. 3. Đọc kỹ câu hỏi và áp dụng vào Atlat : Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy số liệu ở các biểu đồ trong Atlat. 4. Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi: Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề, HS có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31). Những câu hỏi cần dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat để trả lời như: câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành hoặc của một vùng kinh tế (phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản đồ khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư ) II. KỸ NĂNG VỀ BIỂU ĐỒ 1. Kỹ thuật tính toán, xử lý các số liệu để vẽ biểu đồ. Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ cơ cấu), cần phải tính toán và xử lý số liệu như sau: ● Tính tỉ lệ ,cơ cấu, tỉ trọng (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra - Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = )Số liệu tuyệt đối của A/Tổng số) . 100 - Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra
  2. (tổng) rồi tính như trường hợp (1). ● Tính bán kính các vòng tròn. Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Cho R1= 1 cm=> R2= R1.(căn bậc hai S2/S1) Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm (B) gấp 2,4 lần năm (A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp 2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ bằng:Căn bậc hai của 2,4 = 1,54 lần bán kính biểu đồ (A). ● Tính tốc độ tăng trưởng % Cách tính: Tốc độ tăng trưởng hay chỉ số phát triển Đặt giá trị của năm đầu tiên trong bảng số liệu = 100%. Tính năm tiếp theo= (Giá trị của năm đó / năm đầu tiên) .100 ● Một số trường hợp cần xử lý, tính toán khác. - Tính năng suất cây trồng: = Sản lượng/Diện tích (đơn vị: tạ/ha) -Tính mật độ dân số = dân số/ diện tích ((người/ km2) -Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên=Tỉ suất sinh – tỉ suât tử /10 ( đơn vị %) - Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu: ▪ Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu. ▪ Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. ▪ Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá tị nhập khẩu) x 100 2. Cách nhận biết một số dạng biểu đồ -Biểu đồ đường: đề bài có cụm từ: “phát triển”, “tăng trưởng”, “tốc độ tăng trưởng” -Biểu đồ cột  Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít hoặc so sánh giữa các yếu tố.  Trong đề có cụm từ: Số lượng, sản lượng, so sánh, tình hình  Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trên 1 năm, các vùng, các nước, các loại sản phẩm.  Đơn vị thường là giá trị tuyệt đối, số liệu thô như (tỉ USD, triệu người, kg/người, tạ/ha, người/km 2 - Biểu đồ kết hợp cột và đường. ▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đơn vị khác nhau ; Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính). - Biểu đồ cột chồng ▪ Yêu cầu thể hiện cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể ( nhiều năm) -Biểu đồ tròn. + Trong đề có cụm từ: Cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng đơn vị % (3 năm trở xuống) -Biểu đồ miền. Trong đề có cụm từ: Thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu, thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ( thường từ 4 năm trở lên)
  3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM THEO TRANG TRANG 4-5 - VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào? A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Cao Bằng. D. Lào Cai Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào trên đất liền? A. Trung Quốc, Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Lào. C. Trung Quốc, Campuchia, Mianma. D. Lào, Campuchia, Thái Lan. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đường biên giới nước ta với nước nào dài nhất? A. Trung Quốc. B. Lào. C. Campuchia. D. Mianma Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết biển Đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? A. Sáu. B. Bảy. C. Tám. D. Chín. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh thành nào có diện tích nhỏ nhất nước ta? A. Ninh Bình. B. Bắc Ninh. C. Thái Bình. D. Hà Nam Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Trường Sơn. C. dãy Bạch Mã. D. dãy Ngọc Linh Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào? A. Tỉnh Khánh Hòa. B. Thành phố Đà Nẵng C. Thành phố Nha Trang. D. Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết vùng ven biển duyên hải miền Trung bắt đầu và kết thúc từ tỉnh nào? A. Thanh Hóa/ Bình Thuận. B. Nghệ An/ Bà Rịa-Vũng Tàu C. Thanh Hóa/ Bà Rịa-Vũng Tàu. D. Nghệ An/ Bình Thuận Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với biển Đông? A. Hải Dương. B. Quảng Ngãi. C. Phú Yên. D. Hà Nam Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết chiều rộng của tỉnh, thành phố nào sau đây chưa đầy 50 km? A. Hà Tĩnh. B. Quảng Bình. C. Quảng Trị. D. Quảng Ngãi Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết theo thứ tự các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam là A. Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam B.Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi C.Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh D.Quảng Nam Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển Đông? A. 26. B. 27. C. 28. D. 29 Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố có đường biên giới chung với Lào? A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không có đường biên giới chung với Lào? A. Điện Biên. B. Sơn La C. Kon Tum. D. Gia Lai. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào của nước ta là “Ngã ba Đông Dương”? A. Đà Nẵng. B. Kon Tum. C. Gia Lai. D. Đắk Lắk. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực nam của nước ta nằm ở A. mũi Đại Lãnh. B. mũi Ngọc. C. mũi Cà Mau. D. mũi Kê Gà. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? A. Khánh Hòa. B. Ninh Thuận. C. Bình Thuận. D. Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đảo nào sau đây thuộc tỉnh Kiên Giang? A. Lý Sơn. B. Phú Quý. C. Phú Quốc. D. Cồn Cỏ. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào có chung biên giới với Trung Quốc và Lào? A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Lào Cai. TRANG 9 – KHÍ HẬU Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng tần suất bão cao nhất nước ta?
  4. A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Đông Bắc Bộ. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nam. D. Đông Nam. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta theo hướng nào? A. Tây Nam. B. Tây Bắc. C. Đông Nam. D. Đông Bắc. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng là: A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì có bão đổ bộ trực tiếp từ biển Đông vào vùng khí hậu Bắc Trung Bô ̣là A. tháng XI. B. tháng X. C. tháng IX. D. tháng VIII. Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất? A. Biểu đồ khí hậu Nha Trang. B. Biểu đồ khí hậu Hà Nội. C. Biểu đồ khí hậu Cà Mau. D. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh. Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa của nước ta thấp nhất vào thời gian nào sau đây? A. XI đến tháng IV. B. IX đến tháng XII. C. Tháng I đến tháng IV. D. Từ tháng V đến tháng X. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn trên 25°C? A. Đà Nẵng. B.TP. Hồ Chí Minh. C. Sa Pa. D. Hà Nội. Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta? A.Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam. B.Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian và theo thời gian. C.Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo thời gian. D.Nhiệt độ trung bình năm không có sự phân hóa theo thời gian. Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào dưới đây không đúng về sự ảnh hưởng của bão đến nước ta? A. Bão ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bô.̣ B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. C. Tần suất ảnh hưởng của bão chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X. D. Đầu mùa bão chủ yếu ảnh hưởng trưc ̣tiếp vào miền khí hậu phía Bắc. Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng khí hậu nào dưới đâykhông có gió Tây khô nóng? A. Đông Bắc Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu biểu đồ khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII? A. Biểu đồ khí hậu Nha Trang. B. Biểu đồ khí hậu Cà Mau. C. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt. D. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn. Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. C. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ các vùng núi). D. Nhiệt độ trung bình năm phân hóa theo không gian TRANG 10- SÔNG NGÒI Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Tiền thuôc ̣lưu vưc ̣sông nào sau đây? A. Lưu vực sông Mã. B. Lưu vực sông Đồng Nai. C. Lưu vưc ̣sông Cả. D. Lưu vực sông Mê Công. Câu 45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Sài Gòn thuôc ̣lưu vưc ̣sông nào sau đây? A. Lưu vực sông Thu Bồn. B. Lưu vực sông Đồng Nai. C. sông Mê Công. D. sông Ba (ĐàRằng). Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây có lưu lượng nứơc lớn nhất ? A. Sông Đà Rằng. B. Sông Mã. C. Sông Mê Công (Cửu Long). D. Sông Hồng. Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Bé thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Lưu vực sông Thu Bồn. B. Lưu vực sông Đồng Nai. C. sông (Đà Rằng). D. Lưu vực sông Mê Công. Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Đà thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Lưu vực sông Thái Bình. B. Lưu vực sông Hồng.C. sông Mã. D. Lưu vực sông Kì Cùng –Bằng Giang. Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Thương, sông Cầu thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Lưu vực sông Đồng Nai. B. Lưu vực sông Thái Bình C. Lưu vực sông Mê Công. D.sông Ba (Đà Rằng). TRANG 13- 14- CÁC MIỀN TỰ NHIÊN
  5. Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. sông Hồng. B. sông Đà. C. sông Mã. D. sông Cả. Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi A. Con Voi. B. Hoàng Liên Sơn. C. Trường Sơn Bắc. D. Tam Điệp. Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? A. Tây Côn Lĩnh. B. Phu Luông. C. Kiều Liêu Ti. D. Pu Tha Ca. Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi không chạy theo hướng tây bắc – đông nam là: A. Bạch Mã. B. Hoàng Liên Sơn. C. Trường Sơn Bắc. D. Pu Đen Đinh. Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về đặc điểm của bốn cánh cung ở vùng núi Đông Bắc? A. song song với nhau. B.chụm lại ở Tam Đảo mở rộng về phía Bắc và Đông. C.so le với nhau. D. có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Câu 55. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam? A. địa hình cao nhất cả nước. B.gồm nhiều dãy núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. C.gồm các khối núi và cao nguyên. D.gồm các các cánh cung song song với nhau. Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên có độ cao cao nhất ở vùng Trường Sơn Nam là A.Kon Tum. B. Đắk Lắk. C. Mơ Nông. D. Lâm Viên. V- TRANG 15- DÂN CƯ Câu 57. Căn cứ atlat Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta? A. Hà Nội, Hải Phòng.B. Hà Nội, Đà Nẵng.C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ, Tphố HCM Câu 58. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta ? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 59. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, không phải là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Huế. Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào? A. Đà Nẵng, Quy Nhơn. B. Quy Nhơn, Nha Trang. C. Nha Trang, Phan Thiết. D. Phan Thiết, Đà Nẵng. Câu 61. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 000 – 1 000 000 người? A. Long Xuyên. B. Cà Mau. C. Cần Thơ. D. Mỹ Tho. Câu 62. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %) A. 27,4 và 72,6. B. 72,6 và 27,4. C. 28,1 và 71,9. D. 71,9 và 28,1. Câu 63. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực từ năm 1995 – 2007 có sự chuyển dịch theo hướng nào? A. Tỉ trọng lao động khu vực nông –lâm ngư tăng, công nghiệp xây dựng giảm B. Tỉ trọng lao động khu vực nông –lâm ngư giảm, công nghiệp xây dựng giảm tăng liên tuc. C. Tỉ trọng lao động khu vực nông –lâm ngư giảm, dịch vụ giảm liên tục D. Tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp- xây dựng tăng, dịch vụ giảm Câu 64. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhâṇ xét nào đây là không đúng về dân số phân theo thành thị - nông thôn ở nước ta? A. Dân số nông thôn luôn cao gấp nhiều lần dân số thành thi.̣ B. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. C. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng. D. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm. Câu 65. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 (tháp dân số), nhận xét nào sau đây là không đúng về cơ cấu dân số phân theo các nhóm tuổi ở nước ta? A. Tỉ lệ dân số nữ cao hơn ti lệ dân số nam. B.Nước ta có cơ cấu dân số già. C.Dân số nước ta đang có xu hướng chuyển sang cơ cấu dân số già. D.Tỉ lê ̣nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi có xu hướng giảm. TRANG 17- KINH TẾ CHUNG Câu 66. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2000 -2007, nhận xét nào là không đúng?
  6. A. Tốc độ tăng trưởng tăng liên tục. B. GDP tăng liên tục. C. Tốc độ tăng trưởng và GDP đều tăng. D. GDP và tốc độ tăng trưởng không tăng. Câu 67. Căn cứ atlat VN trang 17, Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007, nhận xét nào không đúng? A. Nông , lâm, thủy sản giảm tỉ trọng. B.Công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng. C.Dịch vụ tăng tỉ trọng. D. Dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định. Câu 68. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ? A. Thủ Dầu Một. B. Biên Hòa. C. Tp. Hồ Chí Minh. D. Bà Rịa Vũng Tàu. Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc vùng kinh tế nào sau đây? A. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Vùng Tây Nguyên. C. Vùng Bắc Trung Bộ. D. Vùng Đông Nam Bộ. Câu 70. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A.Thanh Thủy. B. Đồng Đăng - Lạng Sơn. C. Cầu Treo. D. Móng Cái. TRANG 18-19-20 NÔNG NGHIỆP Câu 71. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nông nghiệp nào sau đây? A.Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.B.Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. C.Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.D.Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 7. trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nước ta ? A.Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 73. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết 2 vùng chuyên canh chè lớn ở nước ta? A.Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.B.Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. C.Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. D.Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu 74. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết 2 vùng chuyên canh cao su lớn ở nước ta? A.Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.B.Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. C.Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. D.Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Câu75. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản nhiều nhất? A.Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.C. Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 76. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2000 và năm 2007? A.Tỉ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, thủy sản tăng. B.Tỉ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng. C.Tỉ trọng nông nghiệp tăng, lâm nghiệp và thủy sản tăng. D.Tỉ trọng nông nghiêp tăng , lâm nghiệp và thủy sản giảm. Câu 77. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất? A.Đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hằng năm. B.Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản. C.Đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả.D.Đất lâm nghiệp có rừng. Câu 78. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào của Tây Nguyên có chuyên môn hóa cây chè? A. Gia Lai. B. Đắk Lắk. C. Đắk Nông. D. Lâm Đồng. Câu 79. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về diện tích trồng cây công nghiệp trong năm 2000 và năm 2005? A.Cây công nghiệp lâu năm tăng, cây công nghiệp hàng năm tăng. B.Cây công lâu năm tăng, cây công nghiệp hằng năm giảm. C.Cây công nghiệp hằng năm lớn hơn cây lâu năm. D.Cây công nghiệp lâu năm giảm, cây hằng năm tăng. Câu 80. Căn cứ vào Atlas Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ năm 2000 đến 2007? A. Gia súc tăng, gia cầm giảm. B.Gia cầm giảm, sản phẩm không qua giết thịt giảm. C.Gia súc tăng, sản phẩm không qua giết thịt giảm. D.Gia súc tăng, gia cầm tăng. Câu 81. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh là? A.Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng. Câu 82. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản lượng thủy sản
  7. khai thác cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Bạc Liêu. B. Kiên Giang. C. Sóc Trăng. D. Cà Mau. Câu 83. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ diện tích rừng của nước ta qua các năm? A. Tổng diện tích rừng nước ta tăng qua các năm.B.Diện tích rừng tự nhiên qua các năm tăng liên tục. C.Diện tích rừng trồng qua các năm tăng liên tục.D.Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn rừng trồng. Câu 84. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm? A. Tổng sản lượng thủy sản tăng qua các năm.B.Sản lượng thủy sản khai thác giảm. C.Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng.D.Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác. TRANG 21- 22 CÔNG NGHIỆP Câu 85. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy sắp xếp các trung tâm công nghiệp sau đây theo thứ tự từ Bắc vào Nam? A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. B. Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. C. Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng. D. Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng. Câu 86. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp Vinh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Câu 87. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước? A.Duyên hải miền Trung. B. Đông Nam Bộ.C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 88. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào không đúng? A.Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng. B.Tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng. C.Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm. D.Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất. Câu 89. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000MW? A.Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mỹ. C. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc. D. Bà Rịa, Phả Lại, Uông Bí. TRANG 23- GIAO THÔNG Câu 90. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc? A.Lào Cai, Hữu Nghị. B. Lào Cai, Na Mèo. C. Móng Cái, Tây Trang. D. Hữu Nghị, Na Mèo. Câu 91. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào? A. Tây Trang, Lệ Thanh. B. Cha Lo, Lao Bảo. C. Nậm Cắn, Hoa Lư. D. Nậm Cắn, Lệ Thanh. Câu 92. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, tuyến đường biển nào sau đây quan trọng nhất của nước ta? A. Hải Phòng – Đà Nẵng. B. Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng – Quy Nhơn. D. TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng. Câu 93. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng biển nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Cái Lân. B. Quy Nhơn. C. Cam Ranh. D. Cửa Lò. Câu 94. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy sắp xếp các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam? A. Hải Phòng, Vũng Tàu, Dung Quất. B. Hải Phòng, Dung Quất, Vũng Tàu. C. Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng. D. Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng. TRANG 24-25- THƯƠNG MẠI – DU LỊCH Câu 95. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta? A.Công nghiệp nặng và khoáng sản. B.Nông, lâm sản. C.Thủy sản. D.Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Câu 96. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta? A.Nguyên, nhiên, vật liệu. B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng. C. Hàng tiêu dùng. D. Thủy sản. Câu 97. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhận định nào sau đây là không đúng khi nhận
  8. xét về giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007? A. Giá trị xuất khẩu tăng. B. Giá trị nhập khẩu tăng. C. Nhập siêu qua các năm. D. Xuất siêu qua các năm. Câu 98. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết quốc gia nào trong các quốc gia sau đây la thi ̣trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (năm 2007)? A. Trung Quốc. B. Đức. C. Hoa Kì. D. Ôxtrâylia. Câu 99. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới? A. Vịnh Hạ Long. B. Phong Nha – Kẻ Bàng. C. Phố cổ Hội An. D. Cát Tiên. Câu 100. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, địa danh nào sau đây khu dự trữ sinh quyển thế giới? A. Mũi Cà Mau. B. Tràm Chim. C. U Minh Thượng. D.Phú Quốc Câu 101. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy xác định các điểm du lịch biển từ bắc vào nam? A. Sầm Sơn, Mũi Né, Mỹ Khê. B. Sầm Sơn, Mỹ Khê, Mũi Né. C. Mỹ Khê, Sầm Sơn, Mũi Né. D. Mũi Né, Sầm Sơn, Mỹ Khê. Câu 102. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch nào sau đây là vườn quốc gia ở nước ta? A. Pleiku B. Buôn Ma Thuột. C. Ba Na. D. Chư Mom Ray. TRANG 26- TRUNG DU BẮC BỘ VÀ ĐB SÔNG HỒNG Câu 103. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tiếp giáp Biển Đông? A. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. C. Bắc Giang. D. Thái Nguyên. Câu 104. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết mỏ apatit có nhiều ở tỉnh nào sau đây? Lai Châu. B. Lào Cai. C. Yên Bái. D. Sơn La. Câu 105. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Cẩm Phả gồm những ngành công nghiệp nào? A. Khai thác than đá và cơ khí. B. Khai thác than đá và than nâu. C. Khai thác than đá và luyện kim màu. D. Cơ khí và chế biến nông sản. Câu 106. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, theo biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết nhận định nào sau không đúng? A.Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất. B.Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất. C.Công nghiệp và xây dựng chiểm tỉ trọng khá cao. D.Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Câu 107. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Khai thác khoáng sản. B.Phát triển thủy điện. C.Trồng và chế biến cây công nghiệp và cây dược liệu.D.Chăn nuôi gia cầm. TRANG 27- BẮC TRUNG BỘ Câu 108. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, mỏ crôm và sắt có ở tỉnh nào của vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa, Nghệ An. B. Thanh Hóa, Hà Tĩnh.C. Thanh Hóa, Quảng Bình.D. Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế. Câu 109. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cảng biển Cửa Lò và Thuận An thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế. B. Nghệ An, Quảng Bình. C. Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. D. Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Câu 110. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường bộ theo hướng Đông – Tây nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Đường số 6. B. Đường số 7. C. Đường số 8. D. Đường số 9. Câu 111. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ? A.Chè được trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An. B.Cà phê trồng nhiều ơ vùng Tây Nghệ An. C.Cao su được trồng ở Quảng Bình. D.Dừa trồng nhiều ở Tây Nghệ An. Câu 112. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không nằm ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Huế. B. Thanh Hóa.C. Vinh. D. Nam Định. Câu 113. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, theo hướng từ Nam ra Bắc ơ vùng Bắc Trung Bộ ta lần lượt gặp các trung tâm công nghiệp là A. Huế, Vinh, Thanh Hóa, Bỉm Sơn. B. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Huế, Vinh. C. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế. D. Vinh, Huế, Thanh Hóa, Bỉm Sơn. TRANG 28- DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ- TÂY NGUYÊN Câu 114. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung
  9. Bộ? A. Phú Yên. B. Ninh Thuận. C. Quảng Nam. D. Quảng Trị. Câu 115. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các cảng nào sau đây ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A.Quy Nhơn, Nha Trang. B. Đà Nẵng, Vũng Tàu.C. Dung Quất, Chân Mây. D. Phan Thiết, Chân Mây. Câu 116. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên sông nào? A.Sông Đồng Nai. B. Sông La Ngà. C. Sông Đà Rằng. D. Sông Trà Khúc. Câu 117. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhận định nào sau đây là không đúng về thế mạnh của vùng Tây Nguyên? A. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. B.Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi. C.Khai thác và chế biến lâm sản. D.Khai thác và chế biến khoáng sản. Câu 118. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhận định nào không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? A. Liền kề vùng Đông Nam Bộ. B.Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. C.Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. D.Giáp với Biển Đông. Câu 119. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên? A. Đăk Lăk. B. Mơ Nông. C. Lâm Viên. D. Mộc Châu. Câu 120. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, dọc theo bờ biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo hướng từ Bắc vào Nam ta lần lượt gặp các khu kinh tế ven biển nào? A.Vân Phong, Nam Phú Yên, Nhơn Hội, Dung Quất, Chu Lai. B.Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong. C.Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong. D.Vân Phong, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên. Câu 121. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không nằm ở Tây Nguyên? A. Bờ Y. B. Nam Giang C. Lệ Thanh. D. A Đớt. Câu 122. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, trung tâm công nghiệp nào có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ? A.Quảng Ngãi. B. Đà Nẵng. C. Quy Nhơn. D. Nha Trang. TRANG 29 – ĐÔNG NAM BỘ- ĐB S CỬU LONG Câu 123. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. A.Cần Thơ, Long Xuyên. B. Cà Mau, Sóc Trăng. C. Cà Mau, Rạch Giá. D. Cần Thơ, Cà Mau. Câu 124. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, tên khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng đồng sông Cửu Long? A. Mộc Bài. B. Đồng Tháp.C. An Giang. D. Hà Tiên. Câu 125. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long cho biết nhận xét nào sau đây là đúng? A.Tỉ trọng dịch vụ của Đông Nam Bộ lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long. B.Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng của Đông Nam Bộ lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long. C.Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông, lâm, thủy sản nhỏ hơn Đông Nam Bộ. D.Đông Nam Bộ có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng nhỏ hơn đồng bằng sông Cửu Long. Câu 126. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không nằm ở vùng Đông Nam Bộ? A. Thủ Dầu Một. B. Vũng Tàu. C. Biên Hòa. D. Tân An. Câu 127. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết Đông Nam Bộ không có cửa khẩu quốc tế nào sau đây? A. Bờ Y. B. Xa Mát. C. Mộc Bài. D. Hoa Lư. Câu 128. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong cơ cấu ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Cần Thơ không có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Vật liệu xây dựng. B. Cơ khí. C. Đóng tàu. D. Hóa chất. Câu 129. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cây công nghiệp chuyên môn hóa hàng đầu ở Đông Nam Bộ A. cao su. B. Cà phê. C. hồ tiêu. D. điều.
  10. TRẮC NGHIỆM PHẦN BIỂU ĐỒ Câu 1. Cho bảng số liệu sau: SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013 ( Đơn vị: nghìn con) Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Trâu 2559,5 1470,7 92,0 Bò 5156,7 914,2 662,8 Tỉ trọng đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ trong tổng đàn trâu của cả nước là A. 48,5% B. 56,5% C. 57,5% D. 70,8% Câu 2. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2000 VÀ 2007 ( Đơn vị: %) Năm 2000 2007 Nông- lâm – ngư nghiệp 29,1 14,0 Công nghiệp – xây dựng 27,5 42,2 Dịch vụ 43,4 43,8 Trong số các loại biểu đồ dưới đây, để thể hiện cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng năm 2000 và 2007, thích hợp nhất là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột ghép. Câu 3. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG QUA CÁC NĂM ( Đơn vị: %) Năm 1986 1990 1995 2000 2007 Nông- lâm – ngư nghiệp 49,5 45,6 32,6 29,1 14,0 Công nghiệp – xây dựng 21,5 22,7 25,4 27,5 42,2 Dịch vụ 29,0 31,7 42,0 43,4 43,8 Trong số các loại biểu đồ dưới đây, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của đồng bằng sông Hồng năm giai đoạn từ 1986 đến 2005, thích hợp nhất là A. biểu đồ miền. B. biểu đồ cột chồng. C. biểu đồ tròn. D. biểu đồ cột ghép. Câu 4. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2010 2013 2014 Đồng bằng sông Hồng 1150,1 1129,9 1122,8 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4340,3 4246,6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để so sánh diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010- 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột ghép. Cho bảng số liệu: SỐ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA. ( Đơn vị: người) Năm Tổng số Chia ra Nông-lâm-ngư Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 1999 35847343 24806362 5126170 5914821 2009 47628334 25731627 9668662 12282045 Câu 5: Tỉ lệ lao động nhóm nông lâm ngư so với cả nước năm 2009 là: A. 50,4 % B. 54,0 % C. 56,2 % D. 58,5% Câu 6: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực là: A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột ghép. Cho bảng số liệu:
  11. SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA BẮC TRUNG BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC (Đơn vị:) Năm 2010 2014 Cả nước (nghìn m3) 4042,6 7701,4 Bắc Trung Bộ (nghìn m3) 523,6 1677,0 Câu 7: Tỉ trọng sản lượng gỗ khai thác của Bắc Trung Bộ so với cả nước năm 2010 là A. 12,95%. B. 21,78%. C. 22,73%. D. 24,16%. Câu 8: So sánh tốc độ gia tăng của sản lượng gỗ ở Bắc Trung Bộ với cả nước thì A. tốc độ gia tăng giống nhau. B. Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so với cả nước. C. Bắc Trung Bộ tăng chậm hơn so với cả nước. D. Bắc Trung Bộ tăng không ổn định so với cả nước. Câu 9:cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Diện tích gieo trồng cây cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. B. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây cà phê của Tây Nguyên. C. Tình hình diện tích gieo trồng cây cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. D. Tỉ trọng diện tích gieo trồng cây cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Câu 10. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2005 VÀ 2010(Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2010 Cả nước 497,4 554,8 Tây Nguyên 445,4 491,5 Tỉ trọng diện tích cây cà phê của Tây Nguyên so với cả nước năm 2005 và 2010, lần lượt là A. 87,1%; 86,4%.B. 88,2%; 87, %. C. 89,1%; 88,3%. D. 89,6%; 88,6%. Câu 11. Năm 2014, diện tích của vùng Tây Nguyên là 54641km 2, dân số là 5525800 người thì mật độ dân số trung bình ở Tây Nguyên sẽ là A. 101,1 người/ km2. B. 10,1người/km2. C. 110 người/km2. D. 102,1người/km2. Câu 12. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ, CÁC VÙNG KHÁC VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2000 2005 2008 2010 Vùng Cả nước 413,8 482,7 631,5 740,5 Đông Nam Bộ 272,5 306,4 395,0 433,9 Các vùng khác 141,3 176,3 336,5 306,6
  12. Biểu đồ nào biểu hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu diện tích cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn trên A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ cột. Câu 13. Cho biểu đồ Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su tăng như nhau. B. Cây chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ổn định. C. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng. D. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng cao hơn cây cao su. Câu 13. Cho bảng số liệu Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013 (Đơn vị: %) Năm Lúa Ngô Đậu tương 2005 100 100 100 2007 98,4 106,1 101,0 2009 100,5 95,5 104,0 2010 100,7 103,4 134,6 2013 101,8 101,2 98,0 Biểu đồ nào sau đây thể hiện thích hợp nhất tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng 1 số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 14. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm ở nước ta trong giai đoạn 2000-2014 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2000 7666,3 32529,5 2005 7329,2 35832,9 2014 7816,2 44974,6 Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, hãy cho biết năng suất lúa cả năm ở nước ta vào năm 2014 là A. 5,75 tạ/ha. B. 57,5 tạ/ ha. C. 6,57 tạ/ ha. D. 65,7 tạ/ ha. Câu 15. Cho bảng số liệu Diện tích sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014 Năm 1998 2006 2010 2014 Diện tích nuôi trồng (nghìn 525 977 1053 1056 ha) Sản lượng (nghìn tấn) 425 1694 2728 3413 Để thể hiện diện tích và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 16. Cho biểu đồ sau
  13. Sản lượng than, điện và dầu mỏ của nước ta Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Sản lượng điện tăng nhanh và ổn định. B. Sản lượng dầu mỏ không có biến động. C. Sản lượng than đang có xu hướng tăng. D. Than và dầu mỏ có xu hướng biến động giống nhau. Câu 17. Cho bảng số liệu sau Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000-2014 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2000 2005 2006 2007 2008 2014 Xuất khẩu 14,5 32,4 39,8 48,6 62,7 150,0 Nhập khẩu 15,6 36,8 44,9 62,8 80,7 147,8 Tổng 30,1 69,2 84,7 111,4 143,4 297,8 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn trên là: A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 18. Dựa vào bảng số liệu sau: Hoạt động của ngành du lịch nước ta Năm 2000 2005 2008 2010 Doanh thu (tỷ đồng) 4458,5 14693,3 26745,4 36714,4 Khách quốc tế đến Việt Nam (nghìn lượt) 2140,1 3477,5 4235,8 5049,9 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện doanh thu của ngành du lịch và số lượng khách quốc tế đến nước ta thời kì trên: A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 19. Dựa vào số liệu sau: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: tỷ đồng) Chia ra Năm Tổng số Khu vực có vốn đầu tư nước Nhà nước Ngoài Nhà nước ngoài 1994 93490,0 21566,0 71478,0 446,0 2000 220410,6 39205,7 177743,9 3461,0 2005 480293,5 62175,6 399870,7 18247,2 2010 1614078,4 228608,7 1342988,0 42481,7 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Dựa vào số liệu sau: Diện tích, sản lượng lúa đồng bằng sông Hồng Năm 1995 2000 2005 2010 Diện tích (nghìn ha) 1193,0 1212,6 1138,9 1105,4 Sản lượng (nghìn tấn) 5090,4 6586,6 6183,5 6596,8 Câu 20. Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2010 là: A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường.
  14. Câu 21. Biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2010 là: A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 22: cho biểu đồ Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế. B. Giá trị quy mô và cơ cấu sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế. C. Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế. D. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế. Câu 23. Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? A. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. B. Tốc độ phát triển kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. C. Sản lượng kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. D. Quy mô kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.