Câu hỏi trắc nghiệm Bài 15 đến 18 môn Lịch sử Lớp 10

docx 8 trang Đăng Bình 11/12/2023 590
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Bài 15 đến 18 môn Lịch sử Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_bai_15_den_18_mon_lich_su_lop_10.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Bài 15 đến 18 môn Lịch sử Lớp 10

  1. CÂU HỎI BÀI TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Bài 15: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ TK II TCN ĐẾN TK X Câu 1: Thời Bắc thuộc trong lịch sử dân tộc bắt đầu từ a. thế kỉ II TCN b. thế kỉ I TCN c. thế kỉ I d. thế kỉ X Câu 2: Về chính trị, các triều đại phong kiến phương Bắc thi hành chính sách cai trị là a. đồng hóa b. vơ vét, bóc lột c. chia để trị d. các câu trên đều đúng Câu 3: Nước ta rơi vào thời kì Bắc thuộc trong hoàn cảnh a. cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc chống lại quân xâm lược nhà Hán bị thất bại b. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Triệu của nhân dân Âu Lạc bị thất bại c. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đường của nhân dân Âu Lạc bị thất bại d. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tùy của nhân dân Âu Lạc bị thất bại Câu 5: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận sáp nhập vào a. nhà nước Nam Việt của người Hán b. quận Cửu Chân c. quận Nhật Nam d. quận Giao Chỉ Câu 6: Nhà Hán, chia nước ta làm . và sáp nhập vào a. Ba quận – bộ Giao Chỉ b. Hai quận – nước Nam Việt c. Ba quận – bộ Cửu Chân d. Hai quận – bộ Nhật Nam Câu 7: Các triều đại phong kiến phương Bắc chia nước ta thành nhiều quận, châu nhằm a. duy trì nghèo nàn, lạc hậu để dể bề cai trị b. “đồng hóa” dân tộc Việt c. xóa tên nước Âu Lạc trên bản đồ thế giới d. các câu trên đều đúng Câu 8: Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta diễn ra trong thời gian này gọi là a. các cuộc kháng chiến b. phong trào kháng chiến c. các cuộc cách mạng d. các cuộc khởi nghĩa Câu 9: Khi tên nước Âu Lạc không còn trên bản đồ thế giới đồng nghĩa với việc a. nước ta được độc lập b. nước ta mất độc lập, tự do c. nước ta được bảo hộ d. các câu trên đều đúng
  2. Câu 8: Chính sách cai trị về kinh tế của chính quyền đô hộ phương Bắc là a. cướp đoạt ruộng đất, bóc lột tô thuế, cống nạp và nắm độc quyền về muối và sắt b. cướp đoạt ruộng đất và cưởng chế nhân dân ta cày cấy cho chúng c. bắt nhân dân ta cống nạp những sản vật quý d. nắm độc quyền về nuối và sắt Câu 9: Chính quyền đô hộ phương Bắc nắm độc quyền về muối và sắt nhằm a. xóa tên nước Âu Lạc trên bản đồ thế giới b. “đồng hóa” dân tộc Việt c. duy trì nghèo nàn, lạc hậu để dể bề cai trị d. vơ vét và bóc lột nhân dân ta Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng mục đích của chính sách độc quyền sắt của chính quyền đô hộ phương Bắc ? a. ở nước ta không có sẵn nguyên liệu này b. nhằm quản lí chặt chẽ nguồn tài nguyên c. nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu d. nhằm ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta Câu 10: Chính sách về văn hóa của chính quyền đô hộ phương Bắc là a. truyền bá Nho giáo vào nước ta b. bắt nhân dân ta từ bỏ phong tục của mình c. đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt d. các câu trên đều đúng Câu 11: Chính sách cai trị của các triều đại PK phương Bắc nhằm thực hiện mục đích a. bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông b. thực hiện chủ nghĩa “Đại Hán” b. khai hóa văn hóa cho nhân dân ta c. nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa Câu 12: Những biến chuyển về nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc a. công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh b. các công trình thủy lợi được xây dựng c. năng suất lúa tăng hơn trước d. các câu trên đều đúng Câu 13: Dưới thời Bắc thuộc, nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta là a. làm đồ trang sức bằng vàng, bạc b. rèn sắt c. làm giấy, làm thủy tinh d. làm đồ gốm Câu 14: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng những chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc ? a. công cụ sản xuất bằng sắt phổ biến, diện tích trồng trọt và năng suất cây trồng tăng b. thủ công nghiệp có bước phát triển mới
  3. c. đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận được hình thành d. việc giao thương với nước ngoài khởi sắc hơn hẳn Câu 15: Thời Bắc thuộc, điểm nổi bật của tình hình văn hóa ở nước ta là a. văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta b. nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc c. tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và Việt hóa cho nó phù hợp với thực tiễn d. bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Câu 16: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là a. mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến b. mâu thuẫn giữa dân ta với quan lại cai trị c. mâu thuần giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc d. mâu thuẫn giữa nông nô với các chủ đồn điền người Hán Câu 17: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp với lịch sử nước ta thời Bắc thuộc Cột A Cột B 1. Nhà Triệu chia Âu Lạc thành 2 quận a) Sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của chúng 2. Nhà Hán chia Âu Lạc làm ba quận b) Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi theo phong tục của người Hán, nhằm đồng hóa nhân dân ta 3. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán c) Tạo ra những chuyển biến tích cực về ngôn được đưa sang Âu lạc ngữ, văn tự 4. Văn hóa Trung Hoa thời Hán, d) Sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số Đường được truyền bá vào nước ta và quận trên đất Trung Quốc được Việt hóa a. 1 a, 2 b, 3 c, 4 d. b. 1 b, 2 d, 3 c, 4 a c. 1 a, 2 d, 3 b, 4 c. c. 1 b, 2 c, 3 a, 4 d
  4. Bài 16: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ TK II TCN ĐẾN TK X (Tiếp theo) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Lý Bí Khúc Thừa Dụ Ngô Quyền - Thời gian . . - Địa bàn . . . - Kẻ thù . . . . . . - Kết quả . . . . . - Ý nghĩa . . . . .
  5. * Nhận xét - Thời gian: . . - Địa bàn: . - Kết quả: . - Ý nghĩa: . BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẾN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) Bài tập 1: Trình bày khái quát sự hình thành nhà nước phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê? Bài tập 2: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng thứ tự xuất hiện. 1. Vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. 2. Vua Lý Thánh Tông ban hành bộ luật Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. 3. Sau cuộc khởi ngĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ. 4. Thời Trần, nhà nước ban hành bộ Hình Luật. 5. Nhà Lý được thành lập. 6. Bộ luật đầy đủ được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật ( Luật Hồng Đức) thời Lê Sơ. 7. Vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long ( Hà Nội), mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử dân tộc.
  6. Bài tập 3: Điền vào cột B các nội dung cho đúng với cột A. Cột A Cột B Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Lê Thánh Tông So sánh điểm giống và khác nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước vua Lê Thánh Tông với các triều đại Lý, Trần, Hồ trước đó. Chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam
  7. từ thế kỉ X đên thế kỉ XV. BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV Bài tập 1: Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp? Hãy cho biết tác dụng của những việc làm đó? Bài tập 2: Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức theo các yêu cầu dưới đây. Phần yêu cầu Phần trả lời Kể tên các nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Lấy ví dụ một số làng nghề thủ công đương thời và làng nghề ở địa phương nơi em đang sinh sống. Đánh giá vai trò của thủ công nghiệp đương thời. Trong các thế kỉ X –
  8. XV, hoạt động ngoại thương nước ta chủ yếu với các nước nào? Giải thích vì sao? Ghi chú: Tất cả học sinh khối 10 đều phải hoàn thành các bài tập trên vào vở ghi, giáo viên đứng lớp sẽ kiểm tra chấm bài khi các em đi học lại.