Câu hỏi trắc nghiệm chương 3 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019

docx 4 trang thuongdo99 3670
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 3 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_chuong_3_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 3 Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019

  1. CHƯƠNG III. MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề B. Phụ thuộc chặt chẽ các nước Châu Âu. C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh D. Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và phát triển. 2. Cuộc cách mạng khoa học –kỹ thuật hiện đại lần thứ hai khởi nguồn từ quốc gia nào? A. Nước Mĩ B. Nước Anh C.Nước Đức D.Nước Trung Quốc. 3. Mĩ lần đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng vào thời gian nào? A.Tháng 7 /1969 B.Tháng 7/1970 C Tháng 7/1971 D Tháng 7/1972 4. Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu” Mĩ đã vấp phải thất bại, tiêu biểu là A. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên B. Chiến tranh Trung Quốc C. Chiến tranh xâm lược Việt Nam D. Chiến tranh chống Cu- ba 5. Trong “chiến lược toàn cầu ”do Mĩ đề ra, không có biện pháp nào? A. Viện trợ để lôi kéo khống chế các nước nhận viện trợ. B. Lập các khối quân sự. C. Đàn áp ngăn cản phong trào công nhân trong nước. D. Gây các cuộc chiến tranh xâm lược. 6. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thứ giới thứ hai không có đặc điểm nào? A. Là nước bại trận ,bị chiến tranh tàn phá nặng nề B. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng C. Đất nước ổn định, phát triển D. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước nhiều khó khăn 7. Hãy cho biết cơ hội mới để kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” sau chiến tranh? A. Nhận được viện trợ kinh tế của Mĩ. B. Khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên T6/1950. C. Khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu Ba. 8. Đảng nào giữ vai trò quan trọng và nắm cương vị lãnh Nhật Bản trong suốt một thời gian dài sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đảng liên minh dân chủ Thiên chúa giáo. B. Đảng Dân chủ Tự do.
  2. C. Đảng tự do. D. Công đảng. 9. Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế vào thời gian nào? A. Từ những năm 70 của thế kỷ XX. B. Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. C. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. D.Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. 10. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến pháp mới của Nhật Bản được ban hành vào thời gian nào? A. 1945 B.1946 C.1947 D.1948 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai , kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái ở thời gian nào? A. Những năm 70 của thế kỷ XX. B. Những năm 80 của thế kỷ XX. C.Những năm 90 của thế kỷ XX. D.Những năm cuối của thế kỷ XX. 12. Nguyên nhân khách quan đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai được phục hồi là A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận. B. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu. C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô. D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác – san. 13. Khối quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) do Mĩ thành lập nhằm mục đích gì? A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. B. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. C. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 14. Liên minh Châu Âu (EU) là tổ chức có tính chất gì? A. Liên minh quân sự. B. Liên minh giáo dục- văn hóa – y tế. C. Liên minh về khoa học kỹ thuật. D. Liên minh kinh tế chính trị. 15. Biện pháp chính để khôi phục nền kinh tế của hầu hết các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiến hành cải cách để thích ứng với tình hình mới. B. tận dụng những tiềm năng vốn có để khôi phục lại nền kinh tế. C. kêu gọi sự nỗ lực trong nhân dân. D. nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoach Mác-san”. 16. Các thành viên đầu tiên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) gồm A. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua B. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan C. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha
  3. D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khó khăn lớn nhất của Nhật Bản là gì? A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. C. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. D. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm. 18. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai đảng thay nhau cầm quyền ở nước Mĩ là A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. B. Đảng Tự do và Đảng Công hòa. C. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. D. Đảng Dân chủ và Công đảng. 19. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào? A. Từ 1945 đến 1975. B. Từ 1918 đến 1945. C. Từ 1950 đến 1980. D. Từ 1945 đến 1950. 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh? A. Anh B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Pháp. 21. Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào? A. Những năm 50 của thế kỉ XX B. Những năm 60 của thế kỉ XX C. Những năm 70 của thế kỉ XX D. Những năm 80 của thế kỉ XX 22. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập tháng 4/1949 nhằm A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu C. chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. D. chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 23. Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan) tháng 12/1991 đã quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu thành A. Thi trường chung châu Âu. B. Cộng đồng kinh tế châu Âu C. Liên minh châu Âu D. Liên minh Tây Âu. 24. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật. C. Tập trung sản xuất và tư bản cao. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. 25. Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật là A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN
  4. B. không còn chú trọng hợp tác với Mĩ và các nước Tây Âu C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc D. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Đông Bắc Á.