Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí Lớp 12 - Phần: Địa lí tự nhiên

doc 11 trang Đăng Bình 11/12/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí Lớp 12 - Phần: Địa lí tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_dia_li_lop_12_phan_dia_li_tu_nhien.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí Lớp 12 - Phần: Địa lí tự nhiên

  1. Số câu: 120; Phần: Địa lí Tự nhiên; Bài: 2,6,7,8,9,10,11, 12,13, 15; Môn: Địa lí12 A. CÂU HỎI PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Câu 1. Các nước có biên giới với Việt Nam trên đất liền là A. Campuchia, Thái Lan, Lào. B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan. C. Trung Quốc, Campuchia, Lào. D. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Câu 2. Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta do vị trí địa lí mang lại là A. tính chất nhiệt đới rõ rệt. B. tính chất nhiệt đới khô. C. tính chất nhiệt đới gió mùa. D. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 3. Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm A. vùng đất, vùng biển, vùng trời. B. vùng đất, hải đảo, vùng trời. C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. D. vùng đất, vùng biển, vùng núi. Câu 4. Các quốc gia có chung biên giới cả trên biển và đất liền với Việt Nam là A. Campuchia, Lào. B. Trung Quốc, Thái Lan. C. Campuchia, Thái Lan. D. Trung Quốc, Campuchia. Câu 5. Vị trí địa lí của Việt Nam có đặc điểm nằm ở A. phía đông Đông Nam Á. B. rìa phía đông Đông Nam Á. C. rìa phía đông bán đảo Trung Ấn. D. rìa phía đông bán đảo Đông Dương. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp với Trung Quốc? A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Sơn La. D. Quảng Ninh. Câu 7. Lãnh hải là A. vùng có độ sâu 200m. B. vùng biển rộng 200 hải lí. C. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. D. vùng nước tiếp giáp đất liền, phía trong đường cơ sở. Câu 8. Số tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) của nước ta giáp biển là A. 20. B. 24 C. 26 D. 28 Câu 9. Số tỉnh của nước ta có đường biên giới trên đất liền giáp Trung Quốc? A. 5. B. 6 C. 7 D. 8 Câu 10. Đường bờ biển nước ta có chiều dài A. 2360 km. B. 3260 km C. 3620 km D. 6320 km Câu 11. Cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với Lào ? A. Hữu Nghị. B. Lào Cai. C. Móng Cái. D. Lao Bảo. Câu12. Trên đất liền, điểm cực Bắc của nước ta có vĩ độ A. 8°34'B. B. 8°34'N. C. 23°23'B. D. 23°27'B. Câu 13. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ A. 6. B. 7. C. 8. D. 9 Câu 14. Vùng đất Việt Nam có tổng diện tích (Niên giám thống kê 2006) là (km²) A. 331 210. B. 331 211. C. 331 212. D. 331 213. Câu 15. Điểm cực Nam của nước ta nằm ở vĩ độ 8°34'B thuộc tỉnh A. Bến Tre. B. Trà Vinh. C. Bạc Liêu. D. Cà Mâu.
  2. Câu 16. Vùng đất Việt Nam bao gồm A. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. B. toàn bộ phần đất liền và các quần đảo lớn. C. phần được giới hạn bởi các đường biên giới trên đất liền và các đảo lớn. D. phần được giới hạn bởi các đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển. Câu 17. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên A. khí hậu có hai mùa rõ rệt. B. nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. C. có tài nguyên khoáng sản phong phú. D. có sự phân hóa đa dạng của tự nhiên. Câu18. Trên đất liền, điểm cực Tây của nước ta có vĩ độ A. 100°09'Đ. B. 102°09'Đ. C. 104°09'Đ D. 106°09'Đ Câu 19. Điểm cực Đông của nước ta nằm ở kinh độ 109°24'Đ thuộc tỉnh A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Ninh Thuận. Câu 20. Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta có vĩ độ A. 8°34'B. B. 8°27'B. C. 23°34'B D. 23°37'N Câu 21. Một trong những đặc điểm chung của địa hình nước ta là A. chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam theo hướng vòng cung ra biển. B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu đồi núi thấp. C. đồi núi cao chiếm phần lớn diện tích, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn. D. đồi núi thấp chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 22. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát kinh tế - xã hội nước ta là A. động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu. B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực. C. địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra. D. thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi. Câu 23. Địa hình thấp, hẹp ngang, nâng cao hai đầu, thấp ở giữa, là đặc điểm chính của vùng núi nào? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 24. Trong 4 cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc, cánh cung có vị trí gần biển nhất là A. Sông Gâm. B. Ngân Sơn. C. Bắc Sơn. D. Đông Triều. Câu 25. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có chung một đặc điểm về nguồn gốc là A. có hệ thống đê điều ngăn lũ ven sông, ven biển. B. biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng này. C. do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. D. có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với nhiều vùng trũng. Câu 26. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình của Đồng bằng châu thổ sông Hồng ? A. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông, ven biển. B. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng này. C. Do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. D. Bị chia cắt thành các ô nhỏ, cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Câu 27. Đặc điểm địa hình của đồng bằng ven biển là A. có hệ thống đê ngăn lũ ven sông, ven biển. B. biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng này.
  3. C. do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. D. bị chia cắt thành các ô nhỏ, cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Câu 28. Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa hai vùng núi A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 29. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung ? A. Đất nhiều cát, ít phù sa sông. B. Có tổng diện tích khoảng 15 000 km2. C. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành các ô nhỏ. D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành. Câu 30. Địa hình cao nhất ở nước ta là vùng núi A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 31. Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Trường Sơn Bắc. D. Rìa Đồng bằng sông Hồng. Câu 32. Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai sông nào? A. Sông Hồng và sông Đà. B. Sông Đà và Sông Mã. C. Sông Hồng và sông Cả. D. Sông Hồng và sông Mã. Câu 33: Nét nổi bật về cấu trúc địa hình vùng núi Trường Sơn Nam là A. có địa hình cao nhất nước ta. B. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. C. bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông và tây. D. gồm các dãy núi nằm liền kề với hướng Tây Bắc – Đông Nam Câu 34. Cấu trúc địa hình hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 35. Sông Cả là ranh giới giữa vùng núi A. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 36. Vùng núi Đông Bắc nằm phía A. đông sông Hồng. B. bắc sông Hồng. C. tây sông Hồng. D. hữu ngạn sông Hồng. Câu 37. Cấu trúc địa hình hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt ở vùng núi A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
  4. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết cao nguyên Mộc Châu nằm ở vùng núi nào sau đây ? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 39. Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) ở nước ta chiếm A. 70 % diện tích cả nước. B.75 % diện tích cả nước. C. 80% diện tích cả nước. D. 85 % diện tích cả nước. Câu 40. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. địa hình thấp và hẹp ngang. B. có địa hình cao nhất nước ta. C. gồm các khối núi và cao nguyên. D. có bốn cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo. Câu 41. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là A. Tây Côn Lĩnh. B. Phanxipăng. C. Rào Cỏ. D. Bạch Mã Câu 42. Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ A. nguồn khoáng sản dồi dào. B. tiềm năng thủy điện lớn C. phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. D. có các cao nguyên rộng Câu 43. Cơ sở cho phát triển đa dạng hóa cây trồng ở vùng miền núi nước ta là A.nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm. B. đất feralit có nhiều loại, khí hậu phân hóa đa dạng. C. rừng giàu có về thành phần loài, tập trung nhiều loại khoáng sản. D.có các cao nguyên và thung lũng, rừng giàu có về thành phần loài. Câu 44. Thế mạnh về tự nhiên không phải của khu vực đồi núi là A. Nguồn thủy năng dồi dào để phát triển thủy điện. B. Đất phù sa màu mỡ để phát triển cây lương thực và thủy sản. C. Đất feralit có diện tích lớn thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm D. Có nhiều rừng và cảnh quan thiên nhiên thuận lợi phát triển du lịch sinh thái. Câu 45. Thế mạnh kinh tế không phải của khu vực đồng bằng là A. phát triển giao thông. B. khoáng sản và lâm sản. C. cây lương thực và thủy sản. D. cây công nghiệp lâu năm và gia súc lớn. Câu 46. Địa hình dải đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành ba dải, từ ven biển vào là các dải địa hình A.vùng thấp trũng; đồng bằng; cồn cát, đầm phá. B. đồng bằng; vùng thấp trũng; cồn cát, đầm phá. C. đồng bằng; cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng. D.cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng. Câu 47. Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô, có đê ven sông ngăn lũ là đặc điểm địa hình của vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng ven biển miền Trung. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. bán bình nguyên và đồi trung du. Câu 48. Sông Hồng là ranh giới giữa hai vùng núi A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Tây Bắc và Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào sau đây?
  5. A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 50. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình núi cao (trên 2000m) chiếm A. 1 % diện tích cả nước. B. 5 % diện tích cả nước. C. 10% diện tích cả nước. D. 15 % diện tích cả nước. Câu 51. Đỉnh núi Phanxipăng được xem là “nóc nhà” của A. Việt Nam. B. Đông Dương. C. Đông Nam Á. D. thế giới. Câu 52. Biển Đông là biển nối liền giữa hai đại dương A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. Câu 53. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở Biển Đông là A. vàng. B. sa khoáng. C. titan. D. dầu khí. Câu 54. Ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta là A. giảm tính chất khô lạnh trong mùa đông. B. giảm tính chất nóng ẩm trong mùa hạ. C. khí hậu của nước ta ổn định quanh năm. D. khí hậu của nước ta mang nhiều đặc tính lục địa. Câu 55. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta không giáp biển? A. Kiên Giang. B. Quảng Ninh. C. Hà Giang. D. Quảng Ngãi. Câu 57. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. B. Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và sông Hồng. D. Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long. Câu 58. Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ Câu 59. Số lượng các loài cá trong Biển Đông là A. 1500 loài. B. trên 2000 loài. C. trên 2500 loài. D. 3000 loài. Câu 60. Số cơn bão trung bình mỗi năm xuất hiện trên Biển Đông là A. 7 – 8. B. 9 - 10 C. 10 - 11 D. 11 - 12 Câu 61. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra nhiều nhất ở khu vực ven biển A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 62. Biển Đông có diện tích là (triệu km2) A. 3,477. B. 3,577. C. 4,477. D. 4,577. Câu 63. Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất vào đất liền ở A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng ven biển miền Trung. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 64. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu ở nước ta? A. Mang lại một lượng mưa lớn. B. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí. C. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. D. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 65. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển ?
  6. A. Tam giác châu. B. Các bờ biển bồi tụ. C. Các vũng, vịnh nước sâu. D. Bãi cát phẳng. Câu 66. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản? A. Các đảo ven bờ. B. Các rạn san hô. C. Các vũng, vịnh nước sâu. D. Các bãi triều rộng, đầm phá. Câu 67. Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất của nước ta thuộc vùng ? A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 68. Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển sẽ thuận lợi cho nghề A. làm muối. B. trồng rừng. C. khai thác thủy sản. D. nuôi trồng thủy sản. Câu 69. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng A. vịnh Bắc Bộ. B. vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 70. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Bình Thuận. Câu 71. Ở nước ta, nơi sản xuất muối nổi tiếng nhất là A. Của Lò (Nghệ An). B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế). C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). D. Mũi Né (Bình Thuận). Câu 72. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết các vịnh biển thứ tự từ Bắc vào Nam? A. Đà Nẵng, Xuân Đài, Cam Ranh, Vân Phong. B. Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. C. Đà Nẵng, Cam Ranh, Vân Phong Xuân Đài. D. Đà Nẵng, Cam Ranh, Xuân Đài, Vân Phong. Câu 73. Độ ẩm không khí ở nước ta cao, trên A. 60%. B. 70 %. C. 80 %. D. 90 %. Câu 74. Thời gian gió mùa mùa đông thổi vào nước ta chủ yếu từ A. tháng X đến tháng IV năm sau. B. tháng XI đến tháng IV năm sau. C. tháng V đến tháng X. D. tháng X đến tháng XI. Câu 75. Thời gian gió mùa mùa hạ thổi vào nước ta chủ yếu từ A. tháng X đến tháng IV năm sau. B. tháng XI đến tháng IV năm sau. C. tháng V đến tháng X. D. tháng X đến tháng XI. Câu 76. Khu vực nào sau đây ở nước ta có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều ? A. Vĩ tuyến 160 B trở ra. B. Vĩ tuyến 160 B trở vào. C. Tây Nguyên và Nam Bộ. D. Đông Trường Sơn. Câu 77. Nguyên nhân chính gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ? A. Gió mậu dịch. B. Gió phơn Tây Nam. C. Gió mùa Đông Bắc. D. Gió Tây Nam. Câu 78. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của gió mùa Đông Bắc ở nước ta? A. Thổi liên tục suốt mùa đông. B. Thổi từng đợt trong mùa đông. C. Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc. D. Hoạt động mạnh nhất ở vùng núi Đông Bắc. Câu 79. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều ở khu vực
  7. A. cả nước. B. vĩ tuyến 160 B trở vào. C. Tây Nguyên và Nam Bộ. D. vĩ tuyến 160 B trở ra. Câu 80. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, là do A. khối khí lạnh di chuyển xuống phía nam. B. khối khí lạnh thổi qua biển Nhật Bản. C. khối khí lạnh di chuyển qua Biển Đông. D. khối khí lạnh thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. Câu 81. Biểu hiện nào sau đây không đúng với tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta ? A. Tổng bức xạ lớn. B. Nhiệt độ trung bình năm thấp. C. Nắng nhiều. D. Nhiệt độ trung bình năm cao. Câu 82. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta? A. Nhiều sông. B. Sông nhiều nước. C. Ít phù sa. D. Chế độ nước theo mùa. Câu 83. Chế độ nước sông ngòi nước ta theo mùa do A. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều. B. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu. C. lượng mưa phân hóa theo mùa. D. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn. Câu 84. Tính chất nhiệt đới của khí hậu do vị trí địa lí nước ta A. nằm trong nội chí tuyến. B. giáp Biển Đông. C. nằm trong khu vực châu Á gió mùa. D. gần trung tâm của khu vực. Câu 85. Xâm thực mạnh ở miền núi không phải do A. địa hình dốc. B. mưa nhiều. C. mất rừng. D. nắng nhiều. Câu 86. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng A. ven biển. B. đồng bằng. C. vùng núi cao. D. đồi núi thấp. Câu 87. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là A. rừng thưa nhiệt đới khô. B. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh. C. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. D. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Câu 88. Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các họ cây nhiệt đới A. Đỗ quyên. B. Đậu. C. Dâu tằm. D. Vang. Câu 89. Loài động vật nào sau đây không thuộc loài nhiệt đới A. công, trĩ. B. gà lôi. C. vẹt, khỉ. D. gấu, sóc Câu 90. Nền nhiệt ẩm cao không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trong vấn đề A. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. B. thâm canh tăng vụ. C. phòng chống thiên tai, dịch bệnh. D. phát triển lúa nước. Câu 91. Hoạt động của du lịch, công nghiệp khai thác thuận lợi trong A. mùa mưa. B. mùa khô. C. gió phơn Tây Nam. D. gió mùa Đông Bắc. Câu 92. Gió Tây khô nóng (gió Lào) hoạt động mạnh nhất ở vùng A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ.
  8. Câu 93. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta Lượng mưa Bốc hơi Địa điểm Địa điểm (mm) (mm) Hà Nội 1676 989 Huế 2868 1000 TP. HCM 1931 1686 Cân bằng ẩm của Huế là (mm) A. + 3868. B. - 1868. C. - 3868. D. + 1868. Câu 94. Loại đất có diện tích lớn nhất trong hệ đất đồi núi của nước ta là A. đất feralit đỏ vàng. B. đất xám phù sa cổ. C. đất feralit nâu đỏ. D. đất feralit có mùn trên núi. Câu 95. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá ba dan có đặc điểm là A. thiếu các nguyên tố vi lượng. B. chua, tầng phong hoá mỏng. C. nghèo mùn, tầng phong hoá mỏng. D. tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng. Câu 96. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào dưới đây ở nước ta có diện tích lớn nhất ? A. Đất phèn, mặn. B. Đất feralit trên đá vôi. C. Đất feralit trên đá badan. D. Đất feralit trên các loại đá khác. Câu 97. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có đặc điểm nào sau đây ? A. Nhiều loài cây thực vật phương bắc xuống. B. Gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần C. Vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng sông. D. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh Câu 98. Điểm giống nhau cơ bản giữa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. lượng mưa và độ ẩm. B. đặc điểm về khí hậu. C. hướng chính của các dòng sông. D. địa hình có hướng vòng cung. Câu 99. Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang nằm trong vùng núi A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 100. Đai nhiệt đới gió mùa có giới hạn độ cao A. trên 2600m cả hai miền. B. trên 600 – 700m ở miền Bắc, trên 900 – 1000m ở miền Nam. C. dưới 600 – 700m ở miền Bắc, dưới 900 – 1000m ở miền Nam. D. từ 600 – 700m đến 2600m (miền Bắc), từ 900 – 1000m đến 2600m (miền Nam). Câu 101. Mùa bão ở nước ta dài, từ tháng A. 5 – 10. B. 6 – 11. C. 7 – 12. D. 8 – 12 Câu 102. Ở nước ta, bão thường tập trung nhiều nhất vào tháng A. 7. B. 8. C. 9 D. 10. Câu 103. Đồng bằng duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn đồng bằng sông Hồng và
  9. đồng bằng sông Cửu Long vì A. lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn. B. lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng. C. do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước. D. mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn. Câu 104. Vùng có thời kì khô hạn kéo dài nhất nước ta là A. các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. B. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ. C. các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên. D.Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 105. Vùng có hoạt động động đất mạnh nhất của nước ta là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ. Câu 106. Đặc điểm của mùa bão ở nước ta là A. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. B. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông. C. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB. D. chậm dần từ Bắc vào Nam. Câu 107. Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng A. I - IV. B. IV - VI. C. VI - X. D. X - XII. Câu 108. Nguyên nhân chính làm cho vùng châu thổ sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là A. có mật độ dân số cao nhất nước ta. B. có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng. C. có lượng mưa lớn nhất nước ta, tập trung vào mùa đông. D. có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc, mưa trên diện rộng. Câu 109. Địa điểm nào dưới đây không nằm trong vùng khuất gió ? A. Yên Châu. B. Sông Mã. C. Lục Ngạn. D. Lăng Cô. Câu 110. Gió mùa Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời gian A. nửa đầu mùa hạ. B. cuối mùa hạ. C. đầu mùa thu - đông. D. cuối mùa xuân đầu mùa hạ. Câu 111. Tỉnh nào dưới đây là nơi có tình trạng hạn hán trong mùa khô kéo dài nhất ở nước ta ? A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Ninh Thuận. Câu 112. Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào thời gian A. từ tháng 5 đến tháng 9. B. từ tháng 6 đến tháng 10. C. từ tháng 7 đến tháng 11. D. từ tháng 8 đến tháng 12. Câu 113. Vùng nào dưới đây ở nước ta động đất rất yếu ? A. Ven biển Nam Trung Bộ. B. Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Bắc Trung Bộ. Câu 114. Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc hạn chế tác hại do lũ quét? A. Bảo vệ tốt và trồng rừng đầu nguồn. B. Quản lý, sử dụng đất đai hợp lý. C. Xây dựng nhiều công trình thủy điện. D. Quy hoạch lại các điểm dân cư tránh lũ. Câu 115. Lũ quét thường xảy ra ở
  10. A. vùng núi phía Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 116. Ngập lụt thường xảy ra ở nước ta vào A. mùa hạ. B. mùa thu. C. mùa xuân. D. mùa đông. Câu 117. Hạn hán trực tiếp gây ra hậu quả lớn đối với ngành A. thương mại. B. nông nghiệp. C. du lịch D. giao thông vận tải. Câu 118. Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng A. tháng V –VI. B. tháng VII - VIII. C. tháng IX - X. D. tháng XI - XII. Câu 119. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh (0C) Địa điểm Tháng I Tháng VII Cả năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh biên độ nhiệt độ của 2 địa điểm trong bảng trên ? A. Bằng nhau. B. Lạng Sơn nhỏ hơn. C. Lạng Sơn lớn hơn. D. Không xác định được.
  11. A. ĐÁP ÁN (Mức độ: 1. Nhận biết; 2. Thông hiểu; 3. Vận dụng ; 4. Vận dụng cao) Đáp Mức Đáp Mức Đáp Mức độ án độ án độ án 1C 1 41B 2 81B 2 2D 1 42C 2 82C 1 3A 1 43B 2 83C 1 4D 3 44B 3 84A 2 5C 1 45D 3 85D 2 6D 1 46D 3 86D 2 7C 2 47A 2 87C 2 8D 1 48A 2 88A 2 9C 1 49A 2 89D 2 10B 1 50A 1 90C 3 11D 2 51B 3 91A 3 12C 1 52C 2 92C 2 13B 1 53D 1 93D 4 14C 1 54D 2 94A 3 15D 2 55D 1 95D 3 16A 2 56C 2 96D 2 17B 2 57A 1 97B 2 18B 1 58C 1 98D 3 19C 2 59B 1 99D 2 20A 1 60B 1 100C 1 21B 2 61B 1 101B 1 22B 1 62A 1 102C 1 23C 2 63D 3 103C 2 24D 2 64D 3 104B 2 25C 3 65C 2 105A 2 26B 3 66D 3 106D 2 27B 2 67C 1 107C 1 28D 2 68A 3 108D 2 29C 2 69D 2 109D 2 30B 2 70C 1 110A 3 31A 2 71C 2 111D 2 32C 2 72B 3 112B 2 33C 2 73C 1 113B 2 34C 2 74B 1 114C 3 35A 2 75C 1 115A 2 36A 2 76A 2 116A 2 37B 2 77C 3 117B 3 38A 1 78A 2 118C 2 39D 1 79C 1 119C 4 40B 1 80C 3