Chuyên đề Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học Chương II Lớp 10 vào thực tiễn cuộc sống

docx 49 trang Đăng Bình 05/12/2023 530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học Chương II Lớp 10 vào thực tiễn cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_hinh_hoc_ch.docx
  • docxGiao an Phuong Anh.docx

Nội dung text: Chuyên đề Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học Chương II Lớp 10 vào thực tiễn cuộc sống

  1. BM 01-Bìa CĐ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA_VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỊA CHỈ: XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH_ VŨNG TÀU ĐIỆN THOẠI: 0988462205 EMAIL: linhlinhvy17@gmail.com CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÌNH HỌC CHƯƠNG II LỚP 10 VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác:  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2018-2019
  2. BM02-LLKHCĐ SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THANH PHƯƠNG ANH. 2. Ngày tháng năm sinh: 23_09_1979. 3. Nam, nữ: Nữ. 4. Điện thoại: 0988462205 5. E-mail: linhlinhvy17@gmail.com. 6. Chức vụ: Giáo viên. 7. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy, chủ nhiệm. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT ĐINH TIÊN HOÀNG. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO  Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân.  Năm nhận bằng: 2002.  Chuyên ngành đào tạo: Đại học toán. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC  Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: TOÁN. Số năm có kinh nghiệm: 16 năm.  Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2
  3. PHÂN I. Lý do chọn chuyên đề: 3
  4. Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Vai trò của toán học ngày càng quan trọng và tăng lên không ngừng thể hiện ở sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất và đời sống xã hội, đặc biệt là với máy tính điện tử, toán học thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình tự động hoá trong sản xuất, mở rộng nhanh phạm vi ứng dụng và trở thành công cụ thiết yếu của mọi khoa học. Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn lao động sản xuất của con người và ngược lại toán học là công cụ đắc lực giúp con người chinh phục và khám phá thế giới tự nhiên. Để đáp ứng được sự phát triển của kinh tế, của khoa học khác, của kỹ thuật và sản xuất đòi hỏi phải có con người lao động có hiểu biết có kỹ năng và ý thức vận dụng những thành tựu của toán học trong những điều kiện cụ thể để mang lại hiệu quả lao động thiết thực. Chính vì lẽ đó sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong thời kì đổi mới hiện nay phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng cho HS tiềm năng trí tuệ, tự duy sáng tạo, năng lực tìm tòi chiếm lĩnh trí thức, năng lực giải quyết vấn đề, đáp ứng được với thực tế cuộc sống. Chính vì thế dạy học toán ở trường THPT phải luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống. Nội dung chương trình toán lớp 10 là nội dung quan trọng vì nó có vị trí chuyển tiếp và hoàn thiện từ THCS lên THPT và có nhiều cơ hội để đưa nội dung thực tiễn vào dạy học. Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học ở trường THPT nhìn chung mới chỉ tập chung rèn luyện cho học sinh vận dụng trí thức học toán ở kỹ năng vận dụng tư duy tri thức trong nội bộ môn toán là chủ yếu còn kĩ năng vận dụng tri thức trong toán học vào nhiều môn khác vào đời sống thực tiễn chưa được chú ý đúng mức và thường xuyên. Những bài toán có nội dung liên hệ trực tiếp với đời sống lao động sản xuất còn được trình bày một cách hạn chế trong chương trình toán phổ thông. Như vậy, trong giảng dạy toán nếu muốn tăng cường rèn luyện khả năng và ý thức ứng dụng, toán học cho học sinh nhất thiết phải chú ý mở rộng phạm vi ứng dụng, trong đó ứng dụng vào thực tiễn cần được đặc biệt chú ý thường xuyên, qua đó góp phần tăng cường thực hành gắn với thực tiễn làm cho toán học không trừu tượng khô khan và nhàm chán. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết trực tiếp một số vấn đề trong cuộc sống và ngược lại. Qua đó càng làm thêm sự nổi bật nguyên lý: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÌNH HỌC CHƯƠNG II LỚP 10 VÀO THỰC TIỄN CUỘC SỐNG. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng; thiết lập sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ giữa các mặt định tính và định lượng; quan hệ nhân quả của các hiện tượng để xây dựng nên các nguyên lý, quy luật, định luật rồi trở lại vận dụng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn. Bởi vậy, việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là thực sự cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh, giúp học tự tin hơn khi bước vào cuộc sống. Toán học không phải là những công thức vô bổ mà nó gắn liền với sự phát triển của loài người, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đời sống sản xuất xã hội I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 4
  5. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, đặc biệt đánh giá năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào cuộc sống; coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Giáo dục từ lâu đã được coi là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt là trong những năm gần đây giáo dục càng trở nên quan trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về nguồn lực con người càng tăng càng đòi hỏi chất lượng dạy và học cần phải được nâng cao để có được sản phẩm con người phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách – đó là nguồn nhân lực lao động sáng tạo, là chủ thể để xây dựng đất nước. Bởi vậy việc chuẩn bị cho học sinh những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng gắn liền với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết trong nhà trường phổ thông hiện nay. Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Hệ thống giáo dục theo đó cũng đặt ra những yêu cầu mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm”, chuẩn mực người giỏi là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần thay thế bởi năng lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động của cuộc sống. Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học phổ thông là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh”. Nền giáo dục mới đòi hỏi không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải bồi dưỡng cho học tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động. Đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học chương 2 lớp 10 vào thực tiễn cuộc sống” cho học sinh được triển khai xây dựng với mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy học môn toán 10, nhằm phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh Trường THPT ĐINH TIÊN HOÀNG Vũng Tàu và đáp ứng yêu cầu thi tuyển sinh vào Đại học. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
  6. I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn. 1. Cơ sở lý luận Hiện nay chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá của các trường trung học phổ thông. * Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn: Lấy người học làm trung tâm. Định hướng, phân hóa năng lực người học. Dạy và học các năng lực thực tiễn Dạy học theo chủ đề tích hợp là một phương pháp mới đem đến cho giáo dục giá trị thực tiễn. Với mong muốn học sinh được tiếp cận với tri thức nhiều lĩnh vực, liên quan và hỗ trợ nhiều phân môn cùng giải quyết vấn đề thực tiễn, có thể vận dụng kiến thức các lĩnh vực của môn học khác để giải quyết tình hình thực tế. Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn: Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những năng lực rõ ràng. Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh. Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống. Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học. => Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin. * Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay: Tích hợp “đơn môn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ. 6
  7. Tích hợp “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung. Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của những môn học khác nhau. Tích hợp “xuyên môn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học trong việc giải quyết các tình huống khác nhau. 2. Cơ sở thực tiễn  Thực tế giáo dục Việt Nam: quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học ở bậc tiểu học từ thời Pháp thuộc và ngày nay vẫn được định hướng ở nhiều cấp học.  Chương trình Toán học trong nhà trường phổ thông có nhiều tiềm năng, cơ hội để xác định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong môn học hoặc với các môn khoa học liên quan như Lý, Hóa,  Ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng, việc nâng cao chất lượng thực sự cho học sinh là việc làm luôn được BGH chú trọng và được giáo viên nhận thức sâu sắc. Chính vì vậy mà việc học tập, nghiên cứu tìm ra những biện pháp tối ưu trong giảng dạy luôn được phát huy cao ở bất kỳ bộ môn nào. Đặc biệt giáo viên là người đã từng trãi nghiệm và trực tiếp giảng dạy.  Trong trường THPT, môn Toán giữ vai trò quan trọng, là “chìa khoá” giúp HS mở những “cánh cửa” đi vào các môn học khác. Nhưng ngươc lại chỉ có 1 vài môn hỗ trợ cho việc nắm kiến thức ở môn Toán. Vì thế trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và dạy học thử nghiệm tích hợp liên môn cho môn Toán học chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định.  Thuận lợi: Nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động, tổ được trang bị máy tính được nối mạng, có máy chiếu 7
  8. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo cho các môn học. Áp dụng các công thức đã học cho các em lồng ghép tính toán các số liệu, chiều cao, dài, rộng của các công trình thế kỷ, kỳ quan thế giới khơi dậy trí tò mò, ham học hỏi tạo hứng thú cho các em nắm bài chắc chắn hơn, hiểu được toán học quay trở lại phục vụ cuộc sống. Dạy học tích hợp lồng ghép các môn khác giảm bớt sự căng thẳng nhàm chán do đặc thù của môn toán, lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh. Giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công, lao động hợp tác trong xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc Trong hoạt động hợp tác mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công làm một nhiêm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mục tiêu chung. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Đây là một sự chuẩn bị rất cần thiết khi mà HS của chúng ta ra trường rất thiếu kỹ năng làm việc thực tiễn Dạy học tích hợp giúp học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học, thêm vào đó học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang lại không khí thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẩn thận, do đó khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động đặc biệt là giữa GV và HS Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, liên môn hình thành và thúc đẩy tư duy trong quá trình làm việc nhóm của giáo viên và học sinh. 8
  9.  Khó khăn:  Về phía học sinh( đối với học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng)  Tính tự giác, khả năng tự học của học sinh chưa cao.  Mặt bằng kiến thức của học sinh nói chung thuộc mức trung bình ngoại trừ ba lớp khá giỏi ở mỗi khối.  Học sinh chưa hệ thống được kiến thức, khả năng tư duy tổng hợp của học sinh còn yếu.  Đa số học sinh đều có sức ì lớn và tâm lí ngại thay đổi tìm tòi, ngại khó khăn, vẫn mang tư duy lối mòn cũ.  Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Toán.  Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập.  Về phía giáo viên Việc đổi mới phương pháp dạy –học là vấn đề cấp bách hiện nay, tuy nhiên giáo viên vẫn còn lúng túng khi lựa chọn phương pháp, tình huống thích hợp. Chính vì vậy trong việc dạy học người giáo viên phải biết khai thác các bài học, các chương có tính chất kết hợp – liên môn ở các mức độ khác nhau; tổng quát cần phân tích ra thành các bài toán đơn giản và ngược lại đi từ bài toán đơn giản đến bài toán khó hơn, mang tính tổng quát để hình thành cho các em nắm vững hơn các kỹ năng giải các dạng toán đã học; có vận dụng kiến thức các bài học khác, môn học khác mà không làm thay đổi cấu trúc bài dạy. Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :  Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao .  Thực tế việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải có sự phối kết hợp làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn nên tốn thời gian. 9
  10.  Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu gặp phải nhiều khó khăn.  Nhiều giáo viên trong tổ chưa được tập huấn về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.  Bản thân mỗi giáo viên để soạn giáo án liên môn phải xây dựng bài giảng điện tử phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy, và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh hoạ, tư liệu dẫn chứng phù hợp.  Hiện nay, nhiều giáo viên đã nỗ lực học hỏi, đổi mới phương pháp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để người học được phát huy tính chủ động tiếp nhận bài học. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn quan điểm và cách thực hiện chưa nhất quán về tích hợp liên môn.  Có ý kiến phản đối hoặc thờ ơ với phương pháp tích hợp liên môn, không ít người đã đứng ngoài để từ chối. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan làm cho họ không thể từ bỏ phương pháp dạy học truyền thống, truyền giảng và áp đặt kiến thức một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò chép”. Hoặc không giao việc cho học sinh trong quá trình học tập.  Giáo viên được trang bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhưng việc sử dụng dạy học chưa thường xuyên hoặc kém hiệu quả.  Thời gian của giáo viên hạn hẹp, kiến thức xã hội thường cập nhật kém các ngành khác. Cùng đó, việc sử dụng phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ thi giảng mang tính “trình diễn, minh họa” chưa chú trọng và thực hiện giải pháp đồng bộ nhằm kích thích hoạt động chủ động tiếp nhận của học sinh. Với thực tế này thì việc thực hiện phương pháp tích hợp chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, chưa phổ biến và chưa lan tỏa nên dù cho phương pháp tiến bộ và hữu ích nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. II.Giải pháp cho dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Toán 1. Lên kế hoạch, chọn bài giảng phù hợp: Mỗi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn Toán 10
  11. ở từng khối lớp để xác định được các nội dung, bài dạy dễ tích hợp liên môn như:dạng toán thống kê, toán giải bài toán bằng cách lập phương trình, 2. Soạn giáo án chuẩn bị đồ dụng dạy học. Tiến hành soạn giáo án, lồng ghép vào các tiết học cụ thể. Xác định trọng tâm và xác định nội dung tích hợp sao cho vừa đảm bảo trọng tâm bài học vừa tự nhiên gần gũi. Chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết như: Tranh ảnh, bảng phụ Các tư liệu về rác thải, ô nhiễm môi trường, nhiệt độ địa phương 3. Kết hợp với các giáo viên bộ môn có liên quan Tự tìm kiếm tư liệu trong sách vở, trên mạng hoặc kết hợp với đồng nghiệp 4. Tiến hành lồng ghép, phù hợp, hiệu quả Giáo viên chọn nội dung tích hợp phù hợp với tiết dạy. Tích hợp với thời lượng, dung lượng phù hợp, không tham lam, làm mờ nhạt trọng tâm. Tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp trong các bước lên lớp, phù hợp với tiến trình bài giảng. Nội dung tích hợp phải ngắn gọn, súc tích làm cho bài học sinh động và làm nổi bật trọng tâm. 5. Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu bài học. Giáo viên giao việc cho học sinh, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học bằng cách sưu tầm tư liệu có liên quan. Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các tác hại của việc ô nhiễm môi trường: rác thải, tiếng ồn, khí thải công nghiệp, chặt phá rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP : 1. Mục tiêu của giải pháp : Đối với bài “tổng và hiệu hai vectơ”: Biết cách dựng tổng hai véc tơ. Biết vận dụng các quy tắc và tính chất của phép cộng hai véc tơ để xác định tổng của hai hay tổng của nhiều véc tơ. 11
  12. Biết cách dựng véc tơ hợp lực (môn Vật lí) và tính độ lớn của lực tổng hợp. Biết sử dụng các trường hợp đặc biệt của quy tắc ba điểm để làm các bài toán về cộng vận tốc trong môn Vật lí. Học sinh biết vận dụng các kiến thức của bài học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, đưa ra cách giải quyết công việc trong thực tế một cách tối ưu nhất. Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy Đối với bài “ Các hệ thức lượng trong tam giác”: Biết vận dụng định lí cosin, định lí sin và công thức quãng đường theo vận tốc thời gian; các đơn vị đo trên biển đảo và đất liền. Sử dụng định lí cosin, định lí sin và am hiểu về xã hội sẽ đạt được dự án này. Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn : Toán; Vật lý; Địa lý; Lịch sử; GDCD; máy tính tìm hiểu các tỉ số lượng giác, tính toán, công nghệ thông tin: tra mạng và lời văn diễn đạt để giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra trong dự án này. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ hình, quan sát, suy luận một cách chính xác và logic.  Đối với bài “Phương sai và độ lệch chuẩn” Giúp các em nắm được và hiểu rõ khái niệm phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê và ý nghĩa của chúng. Biết vận dụng kiến thức của các môn học Toán học, Hoá học, Địa lý, Sinh học, ngữ văn và Giáo dục công dân vào để giải thích tác hại và việc đẩy lùi khói thuốc. Giáo dục ý thức tránh xa thuốc lá, vì một môi trường không khói thuốc. Cụ thể là, chính bản thân các em học sinh không sử dụng và tuyên truyền cho mọi người xung quanh tránh xa khói thuốc. Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. 12
  13. 2. Tổ chức thực hiện: a. Đối với bài “Tổng và hiệu hai vectơ”: Tích hợp nội dung bài học vào các môn học khác và thực tiễn. Đặt vấn đề: Nội dung của bài học hôm nay có nhiều ứng dụng trong các môn học khác cũng như trong cuộc sống. Hoạt động của giáo viên: *Tích hợp môn vật lý: Giáo viên đưa ra ví dụ Một con thuyền chạy trên dòng sông. Vận tốc động cơ đẩy thuyền là 35 km/h. Vận tốc dòng nước đẩy thuyền là 2 km/h. a)Tính vận tốc thực tế con thuyền biết thuyền chạy xuôi dòng. b)Tính vận tốc thực tế con thuyền biết thuyền chạy ngược dòng. Hình ảnh thuyền ngược dòng. Hoạt động của học sinh: Một học sinh đứng tại chỗ trả lời. Khi con thuyền chạy xuôi dòng: Vận tốc con thuyền = vận tốc của động cơ + vận tốc của dòng nước. Khi con thuyền chạy ngược dòng: Vận tốc con thuyền = vận tốc của động cơ - vận tốc của dòng nước. Do đó: Vận tốc con thuyền khi chạy xuôi dòng là: 35+2=37 (km/h). Vận tốc con thuyền khi chạy ngược dòng là: 35-2=33 (km/h). 13
  14. Sử dụng kiến thức: Các trường hợp đặc biệt của quy tắc ba điểm. GV: Các em đã vận dụng nội dung nào của bài học để giải quyết ví dụ này. GV: Con thuyền đi xuôi dòng có vận tốc lớn hơn khi đi ngược dòng. Trong thực tế chúng ta gặp các trường hợp tương tự. *GV liên hệ thực tế: Hình ảnh đi xe đạp xuôi gió Hình ảnh đi xe đạp ngược gió + Khi các em đi xe đạp, nếu đi xuôi theo chiều gió thì ta đi nhanh hơn, đạp xe thấy nhẹ hơn (tốn ít năng lượng hơn), nếu đi ngược gió thì ta bị đi chậm hơn, mệt hơn (tốn nhiều năng lượng hơn). * Tích hợp kỹ năng sống: + Các bác nông dân phun thuốc sâu xuôi hay ngược theo chiều gió? 14
  15. HS: Phun thuốc sâu xuôi theo chiều gió để hạn chế hít phải thuốc sâu. *Tích hợp môn vật lý: GV: Vận dụng quy tắc hình bình hành để giải thích 2 hiện tượng. Hiện tượng 1: Kéo thuyền. Con thuyền chuyển động theo hướng nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đưa hình ảnh đáp án. 15
  16. Hiện tượng 2: Hai người tát nước Gàu nước chịu tác dụng của những lực nào? Nó chuyển động theo hướng nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đưa hình ảnh đáp án. GV chốt lại: Trong môn Vật lí, quy tắc hình bình hành được áp dụng để xác định hợp lực của nhiều lực đồng quy cùng tác dụng lên một vật. Vật chuyển động theo hướng của hợp lực. *Cùng nhìn nhận lại bài toán tổng quát của ví dụ : Cho 2 véc tơ a,b CMR: a b a b . *Bài toán tổng quát: * Cho n véc tơ a1 ,a2 , an (n N ) . CMR: a1 a2 an a1 a2 an 16
  17. Dấu bằng xảy ra khi 2 véc tơ a,b cùng hướng. Đây là một bất đẳng thức rất quan trọng về độ dài véc tơ. Sau này các em có thể sử dụng bất đẳng thức này vào chứng minh các bất đẳng thức đại số, giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trinh, hệ bất phương trình. Đặc biệt dùng để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn nhạc trong bài hát “Hò kéo pháo” (tích hợp với âm nhạc). GV: Bây giờ cả lớp cùng nghiên cứu công việc kéo pháo của các chú bộ đội. GV mô tả: Pháo di chuyển trên địa hình đồi núi dốc (coi di chuyển trên mặt phẳng nghiêng). Pháo chịu tác dụng của các lực nào?  N  F  k Fhl  Fms  P2  P1  P 17
  18. HS: Trọng lực P phân tích thành 2 lực P1 ,P2 . Theo phương dọc theo mặt phẳng nghiêng thì pháo chuyển động theo hướng Fhl với Fhl Fk Fms P1 ; độ lớn Fhl Fk Fms P1 . GV: Ta có độ lớn của 2 lực Fms ,P2 không đổi.Vậy để công việc kéo pháo đạt hiệu quả nhất cần độ lớn của lực Flớnk nhất. Các chú bộ đội đã kéo pháo như thế nào? HS: Tất cả cùng kéo một lúc (sau tiếng hô 2, 3 của chú đội trưởng). Và mọi người kéo với các lực kéo cùng hướng để lực kéo tổng hợp có độ lớn lớn nhất (bằng tổng độ lớn của các lực kéo của các chú bộ đội). Giáo viên cho học sinh xem video để kiểm tra câu trả lời của học sinh. Giáo viên bổ sung thêm: Khi pháo nhích lên được một chút sau một nhịp kéo, có một chú bộ đội đi đằng sau lấy một vật chèn pháo. *Tích hợp môn văn học: GV: Cho biết các câu khẩu hiệu, các câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết? HS: Khẩu hiệu: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” * Tích hợp môn công dân: Trong một tập thể, các thành viên cùng chung một chí hướng (các véc tơ cùng hướng) thì sức mạnh tập thể (độ dài véc tơ tổng) được tăng lên. Nếu các cá nhân trong tập thể mâu thuẫn với nhau, không đoàn kết thì sức mạnh của tập thể đó bị suy giảm. Như vậy, chúng ta cần nêu cao tinh thần đoàn kết. Đoàn kết trong lớp, trong nhà trường, trong gia đình, làng xóm, đoàn kết cả dân tộc. Dân tộc Việt 18
  19. Nam nhờ có tinh thần đoàn kết có thể vượt qua thiên tai, bệnh tật, chiến thắng giặc ngoại xâm và xây dựng thắng lợi đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. *Liên hệ môn lịch sử và môn công dân. Giáo vên cho học sinh xem lại những hình ảnh tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua ví dụ kéo pháo, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Nhờ có tinh thần đoàn kết mà một dân tộc Việt Nam nhỏ bé với vũ khí thô sơ đã làm lên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là chiến thắng tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng, nhà thơ Tố Hữu đã có những vần thơ giàu hình ảnh để ca ngợi chiến dịch Điện Biên Phủ: “Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”, Cũng trong bài thơ HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN của nhà thơ Tố Hữu đã viết: 19
  20. Kháng chiến ba nghìn ngày Không đêm nào vui bằng đêm nay Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực Trên đất nước, như Huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng! Đối với bài “ các hệ thức lượng trong tam giác”: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát "Gần lắm Trường Sa" và trình chiếu một số hình ảnh minh họa. Giáo viên đặt vấn đề: Đảo Trường Sa là đảo san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đảo có diện tích bao nhiêu? Các em sẽ có câu trả lời qua bài toán sau Bài toán 1: Đảo Trường Sa có hình dạng là một tam giác vuông. Số đo cạnh huyền và cạnh góc vuông lần lượt là 789m và 630m. Tính diện tích của đảo Trường Sa. 20
  21. Giải: Chiều dài của cạnh góc cuông còn lại là: 7892 6302 ; 475 (m) Diện tích của đảo Trường Sa là: 1 S ; .630.475 ; 15000 (m2 ) 2 Vậy diện tích của Đảo Trường Sa gần bằng 0,15km2 HS đọc và suy nghĩ H: Em đã biết những công thức nào để tính diện tích tam giác? HS: Có 5 công thức tính H: Đối với bài toán này ta nên dùng công thức nào để tính diện tích? 1 1 HS: S a.ha hoặc S absin C 2 2 GV chia lớp thành các nhóm thảo luận và ghi lời giải vào giấy A3. Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng. HS trao đổi và nhận xét kết quả của nhóm khác. GV kết luận, cho điểm và khen nhóm có kết quả nhanh và chính xác nhất. GV rút ra nhận xét: Môn Toán là môn khoa học cơ bản, là nền tảng để các ngành khoa học khác phát triển trong đó có môn Địa lý. Bài toán trên là một ví dụ, cho các em thấy được tầm quan trọng và mối liên hệ chặt chẽ giữa môn Toán với môn Địa Lý. Vì vậy, các em cần học tốt và nắm vững kiến thức của hai môn này. Đồng thời biết sử dụng kiến thức của môn này để giải quyết các vấn đề của môn kia. Ngoài ra trong Địa Lý còn có rất nhiều vấn đề cần sự hỗ trợ của môn Toán, các em về nhà có thể tìm hiểu thêm. 21
  22. Giáo viên liên hệ và chiếu một số hình ảnh minh họa: Đảo Trường Sa có hình dạng là một tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, diện tích khoảng 0,15km 2. Bề mặt của đảo cao từ 3,4m đến 5m so với mực nước biển, vành san hô của đảo cũng nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên xuống; khí hậu mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Thực vật chủ yếu là cây bàng vuông, muống biển, phi lao, xương rồng. Đảo luôn bị 22
  23. nhòm ngó vì quần đảo Trường Sa tuy diện tích nhỏ nhưng nằm trong những đường giao thông hằng hải lớn trên thế giới, có nguồn hải sản dồi dào và tiềm năng dầu khí. Hiện nay nước ta đang kiểm soát đảo Trường Sa, nhà nước cũng đã đưa dân ra đảo sinh sống và xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá Tình cảm của quê hương dành cho Trường Sa được các nhạc sỹ viết nên qua các ca khúc:Gần lắm Trường Sa, mưa Trường Sa, Trường Sa tình yêu của tôi Với trách nhiệm của một công dân Việt Nam chúng ta cần học tập và rèn luyện để có thể bảo vệ những hòn đảo thân yêu khỏi các thế lực thù địch.  Bài toán 2: Tích hợp lịch sử Bài 1: Giáo viên trình chiếu Học sinh đọc bài toán, suy nghĩ và vẽ hình. GV gọi một HS lên bảng vẽ hình minh họa. GV chỉnh sữa lại hình vẽ nếu cần. GV: Nếu gọi khu vực hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 là A, khu vực tàu Việt Nam đang hoạt động là H, vị trí máy bay ở độ cao 1500m trên khu vực tàu Việt Nam là B thì bài toán yêu cầu tính cái gì? HS: Tính góc B· AH H: Sử dụng kiến thức nào để tính góc đó? 23
  24. HS: Dùng hệ thức lương trong tam giác vuông hoặc định lý Sin. GV: Dùng cách nào tính nhanh hơn? HS: Dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông. GV: Ta đã biết những yếu tố nào rồi? HS: ,µA 900, hảiBA lý1500m AH 10 GV gọi một HS lên bảng trình bày câu a. GV cho HS nhận xét bổ sung nếu có. GV yêu cầu HS lần lượt trả lời câu b, c và d. Nếu HS không trả lời được thì GV giúp học sinh trả lời bằng cách trình chiếu hình ảnh sau GV liên hệ: Ngày 02/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD - 981 ra khoan tại vị trí có tọa độ 15029'58" vĩ Bắc –111012'06" kinh Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trên nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Trung Quốc đã điều 80 tàu trong đó có các tàu chiến trang bị vũ khí hạng nặng, máy bay uy hiếp Cảnh sát biển Việt Nam, có hành động ngang ngược, hăm doạ, khiêu khích đâm vào tàu Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên vùng biển làm bị thương 6 chiến sĩ của ta. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm Hoàng Sa, tiếp đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc đưa quân đánh toàn biên giới phía bắc, thêm nữa ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc lại đưa quân đánh chiếm Trường Sa. Và giờ đây Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đến khoan tại thềm lục địa Việt Nam. Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã 24
  25. xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đi ngược lại tinh thần "16 chữ vàng và 4 tốt" mà hai nước đã ký kết. Rõ ràng Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam là một sự thật không thể chối cãi, thế mà bọn chúng còn nguỵ biện, cáo buộc Việt Nam cố tình gây ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi Việt Nam rút các tàu về. Trung Quốc đã bội tín, bác bỏ mọi ban giao, hữu nghị giữa hai nước láng giềng cùng chế độ Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy đã đến lúc chúng ta không cần thiết phải "nhân nhượng" nữa. So với thời kỳ 1954 chúng ta đánh trận Điện Biên Phủ lẫy lừng 5 châu, chấn động địa cầu và 1972 chúng ta đánh trận Hà Nội 12 ngày đêm - "Điện Biên Phủ trên không" oanh oanh liệt liệt. Đến hôm nay đất nước ta cơ bản đã đổi mới, tiềm lực kinh tế, quân sự đã mạnh hơn trước rất nhiều, ý Đảng lòng dân là một. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể làm một trận "Điện Biên Phủ trên biển" . Bài 2: Ngày 14/3/1988 lúc tàu HQ 505 của Việt Nam di chuyển về bãi cạn san hô (I) của đá cô lin để cắm cờ chủ quyền , khi đến điểm B cách điểm (I) là 1,05 hải lý thì bị pháo 85,100 hải lý trên tàu Trung Quốc ở vị trí A bắn trúng vào buồng máy hư, kho tàu HQ 505 bị bốc cháy, được chiến sĩ của ta sửa chữa và dập tắt lửa tăng hết công suất lao về bãi cạn san hô (I)của bãi đá cô lin và cắm được cờ tại điểm K trên bãi đá cô Lin biết rằng Iˆ 900 ; IAˆK 170 ; IBˆK 260 a/ Tính khoảng cách giữa tàu của ta và tàu Trung Quốc ? b/ Bãi đá cô lin có hình dạng thế nào ? mỗi cạnh bao nhiêu hải lý ? c/ Khu vực bãi đá cô lin thuộc quần đảo nào ? A Sau cuộc chiến năm 1988 Việt Nam bị Trung 170 Quốc chiếm giữ trái phép đảo nào ? Giải B IB = 1,05 hải lý 1945m 260 Trong tam giác IKB có I K 25
  26. IK Iˆ 900 tan IBˆK IK 1945.tan 260 842mTheo pitago: BK2 IB =IK2+IB2=8422+19452 =>BK=2119m Áp dụng định lí sin vào tam giác ABK BK AB sin IAˆK sin AKˆB Mà AKˆB IBˆK BAˆK 260 170 90 Do đó BK.sin AKˆB 2119.sin90 AB 1132m 0,61hải lý sin IAˆK sin170 Vậy khoảng cách của ta và tàu Trung Quốc lúc đó khoảng 0,61 Hải lý. b/ Bãi đá cô lin có dạng như tam giác,có cạnh hơi cong ?Mỗi cạnh khoảng một hải lý c/ Khu vực bãi đá cô lin thuộc quần đảo trường sa. Sau cuộc chiến năm 1988 Việt nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép đảo : Giạt ma, Bài 3 Muốn đo chiều cao của Tháp Chàm Por Klong Garai ở Ninh Thuận Người ta lấy hai điểm A và B trên mặt đất có khoảng cách AB = 12 m cùng thẳng hàng với chân C của tháp để đặt hai giác kế .Chân của giác kế có chiều cao h = 1,3 m. Gọi D là đỉnh của tháp và hai điểm M;N cùng thẳng hàng với C1 thuộc chiều cao CD của tháp. Người ta đo được DMˆI 490 ; DNˆI 350 a/ Tính chiều cao CD của tháp ? b/ Tháp Chàm Por Klong Garai nằm trên ngọn đồi có tên là gì ? ở đâu ? c/ Vì sao tháp lại được gọi là một quần thể ? d/ Trong tháp hiện đang thờ vị vua nào ? Giải 26
  27. a/Áp dụng định lí sin trong tam giác A1B1D DA A B 1 1 1 D ˆ ˆ sin A1B1D sin B1DA1 ˆ ˆ ˆ 0 0 0 B1DA1 C1A1D A1B1D 49 35 14 A B .sin A Bˆ D 12.sin350 DA 1 1 1 1 29m 1 ˆ 0 sin B1DA1 sin14 0 0 C1 49 A1 35 B1 Trong tam giác vuông A1C1D: 1,3m ˆ 0 C DC1 A1D.sin DA1C1 29.sin 49 20,1m A 12m B mà CD = DC1 + CC1 = 20,1 + 1,3 =21,4m Vậy chiều cao của tháp là khoảng 21,4m. b/ Tháp Chàm Por Klong Garai nằm trên ngọn đồi trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. c/ Tháp là một quần thể gồm tháp chính, tháp lửa và tháp cổng. ( theo quan niệm của người chăm : tháp lửa là nơi an nghĩ và chứa đồ vật cho người sưa kia. Tháp cổng là nơi dừng chân nghĩ ngơi tĩnh tâm trước khi vào tháp chính). d/ Trong ngôi tháp chính thờ vị vua Po klong Garai (1151 – 11205) với biểu tượng Mukha – linga. Ngài là người có công trạng to lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy nhập điền phục vụ nông nghiệp cho người chăm trong vùng. Tích hợp với vật lý: BÀI TOÁN 1: HS nghiên cứu bài toán. 27
  28. GV nêu các câu hỏi hướng dẫn học sinh: H1: Hãy nêu công thức tính vận tốc chuyển động của một vật? HS: Trả lời H2: Gọi C là vị trí gặp nhau của người đó và ô tô sẽ xảy ra 2 khả năng: người đó đến C trước rồi ngồi đợi ô tô, người đó vừa đến C thì gặp ngay ô tô. Vậy thì người đó đi với vận tốc nhỏ nhất xảy ra khi nào? HS: Khi người đó và ô tô đến C cùng một lúc H3: Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đó bắt đầu xuất phát đến khi gặp ô tô; v1, v2 lần lượt là vận tốc của ô tô và người khách du lịch. Hãy tính quảng đường người khách du lịch và ô tô đi được đến khi gặp nhau? HS: Quảng đường ô tô đi được là BC v1. t Quảng đường người khách du lịch đi được là AC v2. t H4: Gọi ,  lần lượt là góc tạo bởi hướng chuyển động của ô tô và người khách du lịch với đoạn AB. Áp dụng định lý sin trong trong tam giác ABC ta có điều gì? AC BC HS: sin sin  H5: Từ đó rút ra công thức tính v2 ? sin HS: v .v 2 sin  1 H6: Trong công thức đó những yếu tố nào không đổi? Vận tốc v 2nhỏ nhất khi nào? HS: Ta có xác định, v1 không đổi nên v2 nhỏ nhất khi sin  lớn nhất. Suy ra sin  1 tức  900 H7: Hãy tính v2 ? Nêu kết luận của bài toán? HS: Trả lời BÀI TOÁN 2: Một viên đạn khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay lên với vận 28
  29. tốc 500m/s theo phương lệnh góc 600 so với đường thẳng đứng. Hỏi mảnh thứ hai bay lên với vận tốc bao nhiêu? Và tạo với phương thẳng đứng một góc mấy độ? Giải: Hệ viên đạn ngay trước và sau khi nổ là hệ kín do: Nội lực lớn hơn rất nhiều so với ngoại lực, thời gian xảy ra tương tác rất ngắn. - Động lực của hệ trước va chạm: P = m.v =2.250 = 500 (kgms-1) - Động lực của mảnh thứ nhất: -1 P1= m.v = 1.500 = 500 (kgms )=P Áp dụng ĐLBT động lượng ta có:    P P1 P2 Áp dụng định lý cosin cho tam giác OAB, ta có 2 2 2 2 P P1 P2 2P1P2.cos 2P (1 cos ) 1 P P 2(1 cos ) 500 2(1 ) 500(kgms 1) 2 2 P2 P m2.v2 v2 500(m/ s) Ta thấy tam giác OAB đều nên A· OB 600 Vậy mảnh thứ hai bay lên với vận tốc v2 500(m/ s) và tạo với phương thẳng đứng một góc 600. GV liên hệ: Sau khi giải xong hai bài toán trên, chúng ta thấy Toán học góp phần không nhỏ vào việc giải các bài toán liên quan đến môn Vật lý và thực tiễn cuộc sống. Từ đó giúp chúng ta thấy được vai trò của môn Toán và mối liên hệ chặt chẽ giữa môn Toán với môn Vật Lý và thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, các em cần học tốt và nắm vững kiến thức của môn Toán và Vật Lý. Đồng thời biết sử dụng kiến thức của môn này để giải quyết các vấn đề của môn kia.  Tích hợp môn lịch sử, sinh học: 29
  30. toán 5: Tính chiều cao của con King Kong. Trong phim Skull Island (2017). nhiếp ảnh gia chiến tranh Mason Weaver( nhân vật trong phim) đứng trên ngọn núi cao 172m (so với mặt đất) nhìn thấy con King Kong đứng thẳng đứng, giả sử ông đo được các góc như hình vẽ. Hãy tính chiều cao của con King Kong đó ? Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình minh họa? H1: Để tính BC ta cần gắn nó vào tam giác nào? HS: Tam giác ABC. H2: Trong tam giác ABC đã biết những yếu tố nào? HS: C· AB; A· CB . H3: Muốn tính BC ta cần biết thêm yếu tố nào? HS: Tính AC. GV yêu cầu HS nêu cách tính. GV liên hệ: Skull Island 2017 là phim mới nhất về King Kong của Hollywood, có ngân sách 190 triệu USD. Phim là dự án thứ hai thuộc vũ trụ điện ảnh về quái 30
  31. thú của Warner Bros, bộ phim được quay nhiều cảnh tại Việt Nam với những cảnh đẹp mê hồn, hoành tráng ở Quảng Bình, Quảng Ninh ,đã thu phục đoàn làm phim ở hollywood Trong phim, King Kong là một con quái vật khổng lồ thuộc họ linh trưởng, có hình dạng trông giống khỉ đột. Theo tính toán, King Kong cao khoảng 45m, nặng khoảng 1400 tấn nhưng tất nhiên đây chỉ là một sản phẩm hư cấu mà thôi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, sự thực là Trái đất từng tồn tại một loài khỉ đột khổng lồ - dù không to bằng King Kong. Đó là loài Gigantopithecus với chiều cao hơn 3m, nặng khoảng 500kg. Loài khỉ này đã bị tuyệt chủng từ 100.000 năm trước, nhưng nguyên nhân khiến chúng tuyệt chủng đã từng gây tranh cãi rất nhiều. Đến nay các khoa học gia từ Viện nghiên cứu Senckenberg (Frankfurt, Đức) tin rằng, nguyên nhân khiến loài khỉ này biến mất là vì không thích ứng được với sự thay đổi khí hậu, khi các khu rừng bị biến thành đồng cỏ. Chúng ta đều biết theo thuyết tiến hóa thì tổ tiên loài người là các chú vượn Châu Phi. Vì vậy, giữa người hiện đại và vượn người có những nét tương đồng nhau: - Sự giống nhau giữa người và vượn người : + Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m). + Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 -6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc. + Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người. + Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%. + Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt + Vượn người có một số tập tính giống người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc. 31
  32. Sự phát sinh loài người trải qua ba giai đoạn - Người tối cổ : Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa biết chế tạo công cụ lao động. Sống thành bầy đàn. Chưa có nền văn hoá. - Người cổ : Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hoá. - Người hiện đại : Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to khoẻ hơn. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo. Sống thành bộ lạc, đã có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo. Giải Gọi A là vị trí ông Mason Weaver đứng, B là đỉnh đầu của con King Kong, C là điểm chân King Kong đứng, H là hình chiếu của A trên mặt đất (như hình vẽ) AH 172 Xét AHC vuông tại H, ta có AC 228 (m) cosC cos410 Trong ABC, ta có: A· BC 1800 410 8030' 130030' Áp dụng định lý sin cho ABC ta có: AC BC AC.sin A BC sin B sin A sin B 32
  33. 228.sin8030' BC 44,5 (m) sin130030' Vậy chiều cao của con King kong khoảng 45 m. 33
  34.  Đối với bài “Phương sai và độ lệch chuẩn” *Tích hợp GDCD: * Qua các số liệu thực tế được so sánh học sinh sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm Toán học và mối nguy hiểm của thuốc lá. Nhóm 1, 2 tính số trung bình cộng của bài toán: Ở Việt Nam một năm có số người chết do thuốc lá, do tai nạn giao thông, do HIV, do nguyên nhân khác (đơn vị là người) như sau: Do Do tai Do Do thuốc nạn giao HIV nguyên lá thông nhân khác 40. 000 11.000 2.550 10.000 35
  35. Nhóm 3, 4 tính số trung bình cộng của bài toán: Ở Việt Nam một năm số tiền chi cho thuốc lá, học tập, quần áo, khám chữa bệnh (đơn vị là tỷ đồng) như sau: Mua Mua Khám Học thuốc quần chữa tập lá áo bệnh 8.200 2.278 3.280 4.100 Học sinh tính được số trung bình cộng để nhớ lại công thức tính và từ đó nhận xét thấy độ chênh lệch của số trung bình cộng với các số liệu thống kê là lớn nên số trung bình cộng không thể đại diện cho các số liệu thống kê được. + Hoạt động 2 (Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn): Mục tiêu: * Hiểu và biết công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn. * Qua các số liệu thực tế được so sánh học sinh sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm Toán học và mối nguy hiểm của thuốc lá. Sau khi học sinh đã tính được số trung bình cộng của bài toán ở hoạt động 1, tiếp tục gợi mở để học sinh tính được các độ lệch của mỗi số liệu thống kê đối với số trung bình cộng, rồi bình phương các độ lệch và tính trung bình cộng của chúng, ta sẽ tính được phương sai. Cho học sinh tính các độ lệch, bình phương độ lệch và trung bình cộng của chúng, được phương sai. Giáo viên nhấn mạnh đó là cách tính phương sai, rút ra công thức. Rồi cho học sinh nhận xét, rút ra ý nghĩa của phương sai. Giáo viên liên hệ, tích hợp các bộ môn khác. - Giáo viên nêu công thức tính phương sai, và khi cần đơn vị đo thì dùng đến độ lệch chuẩn: N 2 2 1 s  xi x N i 1 1 N 2 s  xi x N i 1 - Yêu cầu học sinh cho nhận xét xem độ phân tán như thế nào? Từ đó nêu ý nghĩa 36
  36. - Giáo viên tích hợp vào bài giảng: mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới tác hại của thuốc lá, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm ( biểu đồ 2). Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thì có 10% dân số Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm, nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại! Thuốc lá không chỉ có tác hại gây ra bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi tháng, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá. ( những người hút thuốc lá lâu năm hoặc hút trung bình từ 20 – 30 điếu/ngày) Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này. Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người.Thêm nữa, một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh Ngoài tổn thất do chi mua thuốc hút, số tiền khám chữa mới chỉ cho 3 bệnh trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra là 2.304 tỷ đồng/năm.Các tổn thất chưa tính được do sử dụng thuốc lá bao gồm chi phí điều trị 22 bệnh còn laị. Hoạt động Vận dụng tính phương sai và độ lệch chuẩn. a. Lý thuyết liên quan: Củng cố công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn, ý nghĩa của chúng thông qua việc hoạt động nhóm làm bài tập. Kiến thức Sinh học, 37
  37. Hóa học, Giáo dục công dân về các chất hóa học, tác hại của thuốc lá và tuyên truyền tránh xa khói thuốc. b. Trình tự thực hiện: Nhóm 1, 2 tính phương sai, độ lệch chuẩn của bảng số liệu về cân nặng của trẻ sơ sinh trong 7 gia đình có người hút thuốc và nhóm 3, 4 tính phương sai độ lệch chuẩn của bảng số liệu về cân nặng của trẻ sơ sinh trong 7 gia đình không có người hút thuốc (đơn vị là kg): Gia đình không có người hút thuốc lá: 3.6 3.8 3.6 3,9 3.6 4.0 3.7 Gia đình có người hút thuốc lá: 1.5 3.1 3.4 2.0 2.3 2.2 2.3 Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày đáp án, nêu ý nghĩa, tuyên truyền. *GV - Yêu cầu các nhóm hoạt động độc lập, lên trình bày kết quả. - Giáo viên nêu nhận xét: cân nặng của trẻ sơ sinh trong gia đình không có người hút thuốc sẽ cao hơn và đồng đều hơn. Điều đó cho thấy tác hại của thuốc lá là rất lớn. Cụ thể, tác hại của khói thuốc lá là: a) Tác hại về sức khỏe: Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. - Dòng khói chính là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. - Dòng khói phụ là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. 38
  38. - Khói thuốc môi trường là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút. Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen. Một người hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, (chủ yếu là do các bệnh ung thư phổi). Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn. * Nguy cơ mắc các bệnh ung thư: Một nghiên cứu ở Mỹ về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90 % tổng số người chết vì ung thư phổi. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc. Những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút 39
  39. thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được hút bởi người vợ hoặc người chồng. Ngoài ra hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng họng , tuyến tuỵ, thận, bàng quang, ruột, trực tràng, bộ phận sinh dục. * Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi: Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút. Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Điều này làm cho hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí gây ra các bệnh ở đường hô hấp: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, nhiễm trùng đường hô hấp * Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ: Khói thuốc rất nguy hại đối với phụ nữ: phá huỷ noãn bào, gây Tiết hormon bất thường dẫn đến gây vô sinh 40
  40. Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai: Sảy thai tự phát, vỡ ối sớm, đẻ non những thai phụ hút 1 bao/ngày thì tỉ lệ đẻ non cao hơn 20% so với phụ nữ không hút thuốc. * Ảnh hưởng của hút thuốc đối với trẻ em Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn mắc các bệnh: - Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi con những người không hút thuốc và bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc. - Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen tăng: Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc. - Viêm tai giữa cấp và mãn tính: Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập. - Các bệnh đường hô hấp khác: viêm họng, khàn tiếng, viêm Amidal - Bệnh đường ruột: Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc. - Vậy tại sao thuốc lá lại có nhiều tác hại như vây, ta hãy xem Thành phần hóa học của khói thuốc 41
  41. Thành phần hóa học của khói thuốc lá được chia làm 4 nhóm: * Nicotine: Nicotine là một chất một chất lỏng như dầu không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí, hút ẩm và có thể trộn lẫn với nước trong dạng bazơ của nó. Là một bazơ gốc nitơ, nicotin tạo ra các muối với các axít, thông thường có dạng rắn và hòa tan được trong nước. Nicotin dễ dàng thẩm thấu qua da, nicotin dạng bazơ tự do sẽ cháy ở nhiệt độ thấp hơn điểm sôi của nó, và hơi của nó bắt cháy ở nhiệt độ 95 °C trong không khí cho dù có áp suất của hơi là thấp. Nicôtin được xếp vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. * Monoxit carbon (khí CO) Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 210 lần oxy. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu. Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO mạnh gấp 200 lần so với O2 và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển O2 vì đã gắn kết với CO. Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng * Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. * Các chất gây ung thư 42
  42. Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene, Nitrosamine có tính chất gây ung thư. - Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của khói thuốc lá thì bầu không khí trong nhà phải hoàn toàn không có khói thuốc. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “không” với thuốc lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho loài người nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng. - Làm tốt công tác tuyên truyền, cảnh báo. Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31.12.2013 Điều 22. Vi phạm các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cơ sở thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá; b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình; c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lals tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. 43
  43. - Nói không với thuốc lá đặc biệt giới trẻ - Bản thân người nghiện hiểu rõ tác hại của thuốc lá, phải có ý chí cai nghiện - Hổ trợ bằng 1 số thuốc thay thế nicotine: Đó là loại thuốc chứa nicotin với hàm lượng thấp, được bào chế dưới dạng băng dán, viên ngậm, kẹo cao su hay thuốc hít Loại thuốc này sẽ dần làm giảm cảm giác thèm thuốc của người nghiện thuốc lá. - Dùng thuốc giúp cai nghiện thuốc lá - Sử dụng thêm những thực phẩm, đồ uống giúp bạn bỏ thuốc lá khá hiệu quả: nước cam, nước ép rau cần tây, sữa và các loại nước uống pha sữa, bông cải xanh - Nhấn mạnh lại công thức, ý nghĩa và các sai lầm hay mắc phải. III. Đối tượng học sinh : Áp dụng cho lớp 10T2. Trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Đặc điểm, tình hình lớp:  Lớp 10T2 Đa số học sinh có trình độ khá, ý thức học tập tốt. 44
  44. iV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Phương pháp này đã được tôi thí nghiệm trên các lớp 10D6 năm 2017. Năm 2018 tôi lại áp dụng cho lớp 10T2. Hầu hết các em đều say mê hứng thú hơn trong các giờ học. Ôn tập kiểm tra bài cũ thấy các em rất vững kiến thức và vận dụng làm bài tốt. Kết quả cuối kì, cuối năm các em đạt được rất cao. Dựa trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh và qua thực tế dạy học nhiều năm, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Một số kết quả cụ thể như sau: 1. Với việc trình bày các bài toán có kết hợp liên môn, sẽ giúp tăng cường bài giảng cho các thầy, cô giáo và với các em học sinh biết vận dụng thành thạo các kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu bài mới một cách thuận lợi, vững chắc. 2. Cho học sinh được luyện tập giải một số ở thực tiễn thông qua các tiết luyện tập và ôn tập chương hệ thức lượng trong tam giác . 3. Cho học sinh xác định chiều cao một vật cụ thể trong đời sống ( như mô hình các em đã thực hành) 4. Gây được sự tò mò; muốn khám phá và tính toán nguyên lý chuyển động; có thói quen quan sát địa hình của thực địa trong đời sống để tính toán và giải quyết một số vấn đề cụ thể; Qua đó tìm hiểu thêm các sự kiện có liên quan đến google và sách; thông tin đại chúng; Học sinh hiểu thêm về tác hại của ma túy; gây sự tò mò và tìm hiểu thêm các sự kiện đã xảy ra ở đông nam á qua google và sách; thông tin đại chúng. 45
  45. 5. Về phương pháp có sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích hợp các phương pháp : Gợi mở, vấn đáp, thuyết trình; học sinh phát biểu vấn đề; sơ đồ tư duy; Học sinh được hoạt động nhóm. 6. Học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ hình, quan sát suy luận một cách chính xác và logic 7. Với phong cách trình bày như vậy, bộ tài liệu này còn nhằm giúp cho các em học sinh rèn luyện năng lực vận dụng lý thuyết được học.Tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh bằng các ví dụ thực tiễn thực sự biến giờ học, lớp học trở nên sôi nổi và hứng thú. Trong năm học 2018-2019, tôi được phân công dạy lớp 10T2 . 8. Các sản phẩm của học sinh Sau khi chấm bài kiểm tra tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài. Kết quả đạt được: Loại trung bình: 8 HS Loại Khá: 13 HS Loại giỏi: 11 HS Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Đặc biệt khi gặp các bài toán mà có các nội dung thực tiễn thì các em hơi lúng túng, nhiều học sinh trung bình và yếu thì coi đó là bài toán khó và dường như không tham gia vào việc tìm lời giải cho bài toán. Trong năm học đó vừa qua ,tôi thấy kết quả trong năm học 2017-2018 tích cực hơn nhiều. Thống kê điểm kiểm tra 1 tiết chương II của lớp TB trong hai năm 2016- 2017(không áp dụng chuyên đề) và năm 2017-2018(có áp dụng chuyên đề ) Năm học Lớp Điểm TS học sinh 0 3,3 3,5 4,8 5,0 7,8 8,0 10,0 46
  46. 1Od6 2 5 17 18 42 Thống kê điểm kiểm tra 1 tiết chương II của lớp khá trong hai năm 2016- 2017(không áp dụng chuyên đề) và năm 2017-2018(có áp dụng chuyên đề) Năm học Lớp Điểm TS học sinh 0 3,3 3,5 4,8 5,0 7,8 8,0 10,0 2017-2018 10T2 6 8 20 9 43 Cụ thể tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Toán học nói chung và bài “ Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác” nói riêng đối học sinh lớp 10 năm học 2017 - 2018 đã đạt kết quả rất khả quan và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 11, 12. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Một điều tôi tâm đắc là tất cả các học sinh đều thích thú và tham gia vào các hoạt động giải bài tập. Chắn chắn rằng các em sẽ hiểu được ý nghĩa của của các kiến thức đã học trong cuộc sống đời thường. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Với quan điểm như vậy, chương trình sách giáo khoa mới so với các bộ sách đã được giảng dạy lâu nay tất nhiên là có nhiều điểm khác biệt. Do vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới. Mặc dù đã được qua một số đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân người viết đề tài này như tôi cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. Cuối cùng, cho dù chúng tôi đã rất cố gắng bằng việc tham khảo các tài liệu sách hiện nay, các sáng kiến của đồng nghiệp và cộng với kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót bởi 47
  47. những kinh nghiệm còn hạn chế, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đối với giáo viên cần tâm huyết với nghề nghiệp, lấy sự tiến bộ của học sinh làm mục đích chính; luôn trao dồi kiến thức, phương pháp; luôn tìm tòi, nghiên cứu chương trình, phương pháp , đối tượng học sinh cụ thể là luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học để đưa ra phương pháp dạy học tích cực, nhằm truyền thụ kiến thức phù hợp cho từng đối tượng học sinh đạt kết quả cao nhất trong giảng dạy. Đối với học sinh cần học tập thật nghiêm túc, tự giác học tập, nghiên cứu chủ động tiếp cận kiến thức một cách khoa học. Không bị động trong khi tiếp thu kiến thức của nhân loại. Đối với nhà trường cần kịp thời động viên, biểu dương các đê tài bậc cao, nhân rộng qua lưu hành nội bộ để đồng nghiệp tham khảo, bổ sung góp ý và vận dụng trong quá trình dạy học cho toàn trường. 48
  48. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Hình học 10 (cơ bản) – NXB Giáo Dục. 2. Các bài toán chọn lọc vật lí 10 – Vũ Thanh Kiết .NXB Giáo Dục 3. Địa Lý 11_NXB Giáo Dục 4. Vật lí 10 – NXB Giáo Dục. 5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán lớp 10- Nguyễn Thế Thạch(chủ biên) 6. Một số tài liệu trên google. PHỤ LỤC I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Mục tiêu của giải pháp. 2. Tổ chức thực hiện. IV/ HIỆU QUẢ V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũng Tàu, ngày 20 tháng 11 năm2018. NGƯỜI THỰC HIỆN NGUYỄN THANH PHƯƠNG ANH 49