Đề cương học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 4 trang thuongdo99 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững kiến thức nội dung các bài đã học của kì I. 2. Kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng trả lời câu hỏi làm bài tập thực hành trắc nghiệm xử lí tình huống. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để tự rèn luyện bản thân chấp hành các chuẩn mực đạo đức đã học. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ học tập, ôn tập nghiêm túc. - Tôn trọng, chấp hành nội quy của nhà trường và của Nhà nước. II. Phạm vi ôn tập: Nội dung tất cả các bài học của kì I. III. Một số bài tập cụ thể: - Làm các bài tập trắc nghiệm trong SGK và sách bài tập. - Bài tự luận. - Vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống. Câu 1: Theo em, việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có quan trọng không? Giải thích vì sao? Câu 2: Em thấy bản thân mình đã có ý thức xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư chưa? Hãy nêu những việc làm cụ thể. Câu 3: Bản thân em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với cha mẹ, ông bà chưa? Điều gì tốt, điều gì chưa tốt? Hãy nêu cách khắc phục nhưng điều chưa tốt. Câu 4: Có quan điểm cho rằng học sinh còn nhỏ chưa cần có tính tự lập, quan điểm đó đúng hay sai? Hãy giải thích cho quan điểm của mình? Câu 5: Phương là con một, nhà lại khá giả nên có người phục vụ. Hàng ngày, Phương không làm bất kì việc gì ngoài việc đi học, kể cả việc gấp chăn màn, dọn giường chiếu, quần áo của bản thân vì luôn cho rằng mình đã có người phục vụ đảm đương công việc ấy trong nhà. Câu hỏi: a. Theo em, cách nghĩ của Phương là đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu là một người bạn thân của Phương, em sẽ khuyên bạn điều gì? Câu 6: Bà Tâm được mọi người trong tổ dân phố gọi là “bà lắm chuyện”. Chuyện gì ở đâu bà cũng biết rồi thêm thắt tình tiết cho câu chuyện “giật gân” rồi đem kể ở mọi nơi, với mọi người. Câu hỏi:
  2. a. Theo em, việc làm của bà Tâm ảnh hưởng thế nào đến đời sống của những người ở cùng tổ dân phố với bà? b.Nếu là một người hàng xóm của bà Tâm, em sẽ góp ý cho bà điều gì? Câu 7: Nếu bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ có những cách ứng xử nào( nêu 3 cách)? Em chọn cách nào? Vì sao? - Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân như bình thường. - Xa lánh không chơi với bạn. - Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa. Câu 8: Bố mẹ Tuấn li hôn,Tuấn ở với bà nội. Bà vừa già, yếu nhà lại nghèo.Thương bà, Tuấn bỏ học đi kiếm tiền. Do bị bạn bè xấu rủ rê, Tuấn đã lao vào con đường trộm cắp, cướp giật và giờ đây Tuấn ở trong trại giam để chờ ngày xét xử của pháp luật. Theo em: a. Bố mẹ Tuấn đã vi phạm điều gì? b. Phải giúp đỡ Tuấn như thế nào? BGH duyệt Tổ trưởng CM duyệt Người ra đề Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Nguyễn Thị Nga
  3. RƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững kiến thức nội dung các bài đã học của kì I. 2. Kĩ năng: - Học sinh có kĩ năng trả lời câu hỏi làm bài tập thực hành trắc nghiệm xử lí tình huống. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để tự rèn luyện bản thân chấp hành các chuẩn mực đạo đức đã học. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ học tập, ôn tập nghiêm túc. - Tôn trọng, chấp hành nội quy của nhà trường và của Nhà nước. II. Phạm vi ôn tập: Nội dung tất cả các bài học của kì I. III. Một số bài tập cụ thể: - Làm các bài tập trắc nghiệm trong SGK và sách bài tập. - Bài tự luận. - Vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống. Câu 1: Em hiểu thế nào là khoan dung? Câu 2: Em hãy nêu một số biểu hiện của lòng khoan dung và một số biểu hiện trái với khoan dung. Câu 3: Theo em, học sinh góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hóa bằng cách nào? Câu 4: Em hiểu thế nào là tự tin? Câu 5: Em hãy nêu những biểu hiện của tự tin trong cuộc sống? Câu 6: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Câu 7: Là học sinh, em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Câu 8: Ở lớp 7A3 Hạnh bị các bạn bài xích vì có một lần Hạnh lấy đồ của bạn trong lớp. Mặc dù Hạnh đã trả lại đồ, xin lỗi bạn và không tái phạm nữa nhưng cả lớp vẫn coi Hạnh là một học sinh hư. Câu hỏi: a. Em có tán thành với thái độ và cách cư xử của các bạn lớp 7A3 không? Vì sao? b. Nếu là một thành viên của lớp 7A3, em sẽ đối xử với Hạnh như thế nào? Câu 9:
  4. Sơn là Chi đội trưởng của chi đội 7H. Nhiều lần Sơn muốn tổ chức các hoạt động tập thể cho chi đội nhưng lại lo mình không đủ khả năng, sợ các bạn không đồng tình ủng hộ. Các bạn trong Ban chỉ huy chi đội động viên Sơn cứ mạnh dạn làm, lần đầu có thể chưa thành công nhưng Sơn lại không muốn mình thất bại. Câu hỏi: a. Theo em, Sơn đã phải là người tự tin chưa? Vì sao? b. Nếu em là Sơn, em sẽ làm gì? BGH duyệt Tổ trưởng CM duyệt Người ra đề Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Nguyễn Thị Nga