Đề cương học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

doc 4 trang thuongdo99 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_dia_li_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Địa lí Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LONG BIÊN Đề cương ôn tập học kì II Năm học 2018-2019 Môn Địa lí 9 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được kiến thức các vùng: Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức để làm bài - Vẽ biểu đồ 3. Thái độ: - Học tập chăm chỉ, yêu thích bộ môn. II. Phạm vi ôn tập: Bài 35, 36: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo III. Một số dạng đề tham khảo: A. Trắc nghiệm: 1. Nhận biết: Câu 1. Các thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Biên Hoà, Vũng Tàu. B. Mỹ Tho, Long Xuyên. C. Quy Nhơn, Nha Trang D. Đà Lạt, Buôn Ma Thuột. Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của: A. Châu thổ sông Hậu. B. Châu thổ sông Tiền. C. Châu thổ sông Mê Công. D. Châu thổ sông Cửu Long. Câu 3. Trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm: A. Hơn 10%. B. Hơn 30%. C. Hơn 50%. D. Hơn 70%. Câu 4. Đặc điểm chung về khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt. B. Khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm. C. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. D. Khí hậu cận nhiệt có một mùa đông lạnh. Câu 5. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đất cát. B. Đất mặn. C. Đất phèn. D. Đất phù ngọt. Câu 6. Đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu ở: A. Bán đảo Cà Mau. B. Đồng Tháp Mười. C. Tứ giác Long Xuyên. D. Dọc sông Tiền và sông Hậu. Câu 7. Nhóm đất phèn phân bố chủ yếu ở: A. Ven biển. B. Dọc sông Hậu. C. Dọc sông Tiền. D. Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Câu 8. Nhóm đất mặn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở: A. Ven biển. B. Tứ giác Long Xuyên. C. Dọc sông Tiền và sông Hậu. D. Vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau. Câu 9. Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là A. 2 360 km và khoảng 1,0 triệu km2 B. 3 260km và khoảng 1 triệu km2
  2. C. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2 D. 3 460 km và khoảng 2 triệu km2 2. Thông hiểu: Câu 10. Hệ sinh thái rừng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Rừng khộp và rừng tràm. B. Rừng ngập mặn và rừng thưa. C. Rừng ngập mặn và rừng tràm D. Rừng ngập mặn và rừng thưa. Câu 11. Với diện tích 40.816,3km2 và số dân 16,7 triệu người (năm 2016), Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số là: A. 420 người/km2. B. 433 người/km2. C. 620 người/km2. D. 720 người/km2. Câu 12.Có vai trò hết sức quan trọng làm giảm bớt tác hại của quá trình bốc phèn, bốc mặn là: A. Các trận mưa trái mùa. B. Hệ sinh thái rừng tràm. C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ven biển D. Nguồn nước ngọt của sông và kênh rạch. Câu 13.Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Tránh lũ. B. Sống chung với lũ. C. Trồng nhiều cánh rừng. D. Xây dựng nhiều đê bao. Câu 14. Để “sống chung với lũ”, biện pháp phòng chống quan trọng nhất là: A. Xây nhà kiên cố. B. Trồng nhiều cánh rừng. C. Xây dựng nhiều đê bao. D. Tăng cường công tác dự báo lũ. Câu 15. So với Đồng bằng sông Hồng, thế mạnh về sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện ở: A. Năng suất lúa. B. Cơ cấu mùa vụ. C. Cơ cấu giống lúa. D. Diện tích trồng lúa. Câu 16. Ngành đánh bắt thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi hơn ở Đồng bằng sông Hồng là: A. Có một mùa lũ trong năm. B. Công nghiệp chế biến phát triển. C. Có nguồn thuỷ sản rất phong phú. D. Người dân có nhiều kinh nghiệm hơn. Câu 17. Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau B. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu C. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang Câu 18. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là: A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế D. dặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải Câu 19. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là A. phát triển khai thác hải sản xa bờ B. tập trung khai thác hải sản ven bờ C. hình thành các cảng cá dọc bờ biển D. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
  3. Câu 20. Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động A. lặn biển B. tắm biển C. khám phá các đảo D. thể thao trên biển Câu 21. Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Nam Trung Bộ Câu 22. Đặc điểm thuỷ văn không phải của Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Có nhiều kênh nhân tạo. B. Chế độ thuỷ văn có sự phân mùa rõ rệt. C. Mùa lũ từ tháng XI đến tháng IV năm sau. D. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Câu 23. Đối với ngành nuôi thuỷ sản nước mặn, điều kiện sinh thái cần thiết là: A. Đủ cơ sở chế biến. B. Có quy mô diện tích lớn. C. Bảo đảm khâu giống và thức ăn. D. Nguồn nước sạch và độ mặn thích hợp. Câu 24. Ô nhiễm môi trường biển sẽ không dẫn đến hậu quả A. ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng B. tác động đến đời sống của ngư dân C. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển D. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển Câu 25. Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong số các ngành kinh tế biển thì công nghiệp dầu khí được đánh giá là: A. Ngành không có ý nghĩa gì. B. Ngành kinh tế biển quan trọng. C. Không quan trọng bằng các ngành kinh tế biển khác. D. Ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Câu 26. Ở nước ta hiện nay, khai thác khí thiên nhiên phục vụ cho: A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Sản xuất hoá chất cơ bản, chất dẻo. C. Công nghiệp điện, sản xuất phân đạm. D. Sản xuất nhựa đường, cao su tổng hợp. 3. Vận dụng: Câu 27: Cho bảng số liệu: Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đơn vị: nghìn ha) Năm 2013 2014 2015 2016 Cả nước 7.902,5 7.816,2 7.830,6 7.790,4 Đồng bằng sông Cửu Long 4.340,3 4.249,5 4.304,1 4.295,2 Nhận định đúng là: A. tỉ trọng diện tích lúa Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm hơn 50% so với cả nước. B. tốc độ tăng trưởng diện tích lúa của cả nước tăng nhanh hơn Đồng bằng sông Cửu Long. C. giai đoạn 2015 - 2016 diện tích lúa của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long đều giảm.
  4. D. diện tích lúa của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long có sự biến động không giống nhau. Câu 28: Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long Năm 2013 2014 2015 2016 Diện tích (nghìn ha) 4.340,3 4.249,5 4.304,1 4.295,2 Sản lượng (nghìn tấn) 25.021,1 25.245,6 25.598,2 24.226,6 Năng suất lúa năm 2012 vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt: A. 5,64 tạ/ha B. 17,6 tạ/ha C. 56,4 tạ/ha. D. 1,7 tấn/ ha. Câu 29:Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long Năm 2013 2014 2015 2016 Diện tích (nghìn ha) 4.340,3 4.249,5 4.304,1 4.295,2 Sản lượng (nghìn tấn) 25.021,1 25.245,6 25.598,2 24.226,6 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng diện tích và sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long là A.biểu đồ miền. B.biểu đồ đường. C.biểu đồ cột đôi. D. biểu đồ cột chồng. Câu 30: Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn) Năm 2014 2015 2016 Đồng bằng sông Cửu Long 3.604,8 3.703,4 3.822,4 Cả nước 6.333,1 6.582,1 6.803,9 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước là: A.biểu đồ cột B.biểu đồ miền C.biểu đồ đường D.biểu đồ cột đôi B. Tự luận: Câu 1: Kể tên và trình bày hiểu biết của em về các ngành kinh tế biển. ( Kẻ bảng) Câu 2: Nêu sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo cùng phương hướng khắc phục. * Câu hỏi vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế: Câu 3: Em hãy nêu những giải pháp để giữ gìn vẻ đẹp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ở nước ta. Câu 4: Nêu những hiểu biết của em về vấn đề hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 Câu 5: Nêu ý nghĩa của sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Long Biên, ngày 28 tháng 03 năm 2019 BGH duyệt Tổ/ Nhóm CM duyệt đề Người lập Hoàng Thị Tuyết Phạm Thị Hương Trần Kiều Trang