Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

docx 4 trang thuongdo99 2210
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truong_th.docx

Nội dung text: Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2018 – 2019 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - HS nắm vững những kiến thức về văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn trong chương trình học kì II. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức, ôn tập. - Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, trả lời các dạng câu hỏi, đặt câu, viết đoạn. - Kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Ôn tập nghiêm túc, có hiệu quả - Có tinh thần học hỏi. - Bồi dưỡng những tình cảm: tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, bảo vệ biển đảo, ý thức bảo vệ môi trường II. PHẠM VI ÔN TẬP: 1. Phần văn bản: - Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài - Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh - Vượt thác – Võ Quảng - Cây tre Việt Nam – Thép Mới - Cô Tô – Nguyễn Tuân - Lượm – Tố Hữu - Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ – Xi-át-tơn * Yêu cầu: + Thuộc thơ, tóm tắt văn bản truyện. + Nắm vững kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. + Cảm thụ các chi tiết hay, hình ảnh đặc sắc. + Vận dụng trả lời các dạng câu hỏi đọc hiểu, viết đoạn. 2. Phần Tiếng Việt: - Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ. - Câu: + Các thành phần chính của câu + Các kiểu câu: câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ “là”, câu trần thuật đơn không có từ “là” + Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. * Yêu cầu: + Nắm chắc lí thuyết. + Vận dụng làm các bài tập nhận diện, phân tích tác dụng, đặt câu, viết đoạn. 3. Phần Tập làm văn: - Văn tả cảnh.
  2. - Văn tả người. - Văn miêu tả sáng tạo. III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Bài tập 1: Cho đoạn văn sau: “Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập 2, trang 97) a. Đoạn văn trích trong văn bản nào, do ai viết? b. Xác định thành phần CN, VN của các câu văn trong đoạn và chỉ ra câu nào là câu trần thuật đơn. c. Chỉ ra các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn trích và phân tích tác dụng. Bài tập 2 : Cho đoạn trích sau: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.” (Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 89) a. Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của văn bản “Cô Tô” – Nguyễn Tuân. b. Xác định thành phần CN, VN của các câu văn trong đoạn và chỉ ra câu nào là câu trần thuật đơn. c. Chỉ ra các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn trích và phân tích tác dụng. Bài tập 3 : Cho đoạn trích : « Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi : - Con có nhận ra con không ? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư ? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh : « Anh trai tôi ». Vậy mà dưới mắt tôi thì » (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập II, trang 33) a. Cho biết đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào ? Của ai ? b. Nêu và giải thích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của cô em gái? c. Qua bức tranh “Anh trai tôi”, Kiều Phương muốn gửi gắm điều gì? d. Theo em, nếu chỉ bằng tài năng, Kiều Phương có cảm hóa được người anh không? Bài tập 4 : Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu dưới đây : a. Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Trích « Đêm nay Bác không ngủ » - Minh Huệ) b. Người Cha mái tóc bạc
  3. Đốt lửa cho anh nằm. (Trích “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ) c. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. (Trích “Lượm” – Tố Hữu) d. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. (Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân) e. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Trích “Vượt thác” – Võ Quảng) Bài tập 5: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. Mẹ đưa em đến trường, thỉnh thoảng lại nhẩm lại bài học hôm qua thầy giáo em dạy. b. Việc em Nga đi thi học sinh giỏi môn Toán. c. Chiếc xe đạp của Thuý bon bon chạy trên đường và hát vang bài hát. d. Bạn Hoa, người lớp trưởng mà em yêu quý nhất. e. Qua chuyến tham quan ở viện bảo tàng đã cho chúng em hiểu biết hơn về lịch sử dân tộc. g. Vừa nở, gà mẹ đã lục tục dạy đàn gà con tập ăn. Bài tập 6: Lập dàn ý và viết hoàn chỉnh các đề văn sau: Đề 1: Tả lại một người thân yêu và gần gũi nhất với mình. Đề 2: Tả một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất. Đề 3: Tả cảnh sân trường em vào giờ ra chơi. Đề 4: Tả một nhân vật mà em yêu thích trong truyện cổ tích đã được học (đọc). Bài tập 7: Bài tập vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn: Câu 1: Văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) đã gợi cho em những suy nghĩ, tình cảm gì đối với loài cây này? Câu 2: Hãy nêu những suy nghĩ của em về vấn đề bảo vệ môi trường sau khi tìm hiểu văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Xi-át-tơn)? Câu 3: Hãy nêu những suy nghĩ, tình cảm của em về trách nhiệm bảo vệ biển đảo Tổ quốc sau khi học xong văn bản “Cô Tô” (Nguyễn Tuân)? Long Biên, ngày 29 tháng 3 năm 2019 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập
  4. Hoàng Thị Tuyết Trần Thúy An Trần Thúy An