Đề cương ôn tập Bài 1 đến 7 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2019-2020

docx 9 trang Đăng Bình 09/12/2023 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 1 đến 7 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_1_den_7_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 1 đến 7 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT ÔN TẬP (TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 7) MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI 12, NĂM HỌC 2019-2020 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật - Nội dung: Là hệ thống các quy tắc xử sự chung. - Chủ thể ban hành: Nhà nước. - Phương thức thực hiện: Bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. 2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật + Quy phạm phổ biển: Xét cả về không gian, thời gian, đối tượng. Mọi nơi, mọi lúc, mọi người, không phân biệt (dân tộc, giới tính, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, vùng miền, độ tuổi, nghề nghiệp ). + Tính quyền lực bắt buộc chung: + Xác định chặt chẽ về hình thức: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tuân theo trình tự thủ tục do luật định, văn bản cấp dưới ban hành có giá trị thấp hơn và Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất, ngôn ngữ chính xác 3. Bản chất của pháp luật - Tính giai cấp: Phù hợp ý chí giai cấp cầm quyền - Tính xã hội sâu sắc. Pháp luật xuất phát từ thực tiến xã hội và phục vụ xã hội. 4. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị, kinh tế và đạo đức Phần này giảm tải nên chỉ cần nêu mối quan hệ pháp luật với đạo đức: những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, phù hợp được ghi nhận vào luật (trở thành quy phạm pháp luật), do đó, pháp luật trở thành công cụ bảo vệ đạo đức. 5. Vai trò của pháp luật. Nêu 2 điểm - Phương tiện để quản lý xã hội. - Phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, văn bản luật phải có 2 dấu hiệu cơ bản Một: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Dấu hiệu: tên văn bản + cơ quan ban hành. Hai. Văn bản có 3 đặc trưng cơ bản: - Có tính quy phạm phổ biến. - Tính quyền lực, bắt buộc chung. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật 1.1. Khái niệm: 3 thành tố: - Là quá trình hoạt động có mục đích, - Làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, - Trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 1.2. Các hình thức thực hiện - Sử dụng pháp luật: Quyền được thực hiện – Cho phép làm Ví dụ: Quyền kinh doanh, kết hôn, khiếu nại, tố cáo, bầu cử, ứng cử - Thi hành pháp luật: nghĩa vụ phải thực hiện – Quy định phải làm Ví dụ: Kinh doanh phải nộp thuế, kinh doanh phải đúng với giấy phép, nghĩa vụ quân sự - Tuân thủ pháp luật: không làm những việc pháp luật cấm thực hiện. 1
  2. Ví dụ: Không buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em, động vật quý hiếm . - Áp dụng pháp luật: là quyết định của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền làm chấm dứt, thay đổi, phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Ví dụ: Quyết định li hon, quyết định luân chuyển công tác, quyết định xử phạt . 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 2.1. Thế nào là vi phạm pháp luật: 3 dấu hiệu - Hành vi trái luật: không làm những việc phải làm hoặc làm những việc cấm làm. - Do người có năng lực pháp lý thực hiện: + Độ tuổi ( Dưới 14 tuổi, chưa phải chịu trách nhiệm pháp lí) + Hiểu biết pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi. Những người tâm thần, loạn trí là mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực trách nhiệm pháp lý. - Có lỗi: Chủ thể thấy sai mà vẫn làm hoặc vô tình để xảy ra. + Lỗi cố ý: Biết rõ nhưng vẫn thực hiện hành vi sai trái ( Trực tiếp hoặc gián tiếp) + Lỗi vô ý: - Do quá tự tin - Do quá cẩu thả. → Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp luật thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. 2.2. Thế nào là trách nhiệm pháp lý - Là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật gây ra. - Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm: + Chấm dứt hành vi trái luật, + Giáo dục răn đe. 2.3. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý - Vi phạm hình sự: Đó là những hành vi nguy hiểm, xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự. Ví dụ hành vi gây thương tích, gây chết người - Vi phạm hành chính: Là hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Hành vi vượt tín hiệu đèn đỏ giao thông. - Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm quan hệ tài sản (không thanh toán đúng hạn hợp đồng mua bán) và quan hệ nhân thân (vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp ). - Vi phạm kỷ luật: Là hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động. Ví dụ: Bỏ giờ làm, đi muộn giờ làm trong các cơ quan, xí nghiệp Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT (1 tiết) 1. Nội dung của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Mọi người đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau, không phân biệt đối xử. + Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền mà pháp luật cho phép: Quyền về chính trị: bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, xã hội. Quyền kinh tế: kinh doanh, thành lập doanh nghệp. Quyền văn hóa: sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Quyền cá nhân: dân chủ, ngôn luận, thân thể, chỗ ở, bí mật thư tín, bí mật đời tư. + Mọi người đều có nghĩa vụ như nhau: Tôn trọng pháp luật, đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tôn trọng nhà nước, tôn trọng nhân dân. → Quyền và nghĩa vụ công dân không tách rời nhau và không bị phân biệt đối xử. Công dân thực hiện quyền thì đồng thời phải làm nghĩa vụ. Nghĩa vụ được xem là điều kiện để hưởng quyền. Nghĩa vụ: phải làm, cấm làm 2. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý 2
  3. Bất kỳ ai xâm phạm các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ đều phải có nghĩa vụ đối với hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra theo nguyên tắc: hậu quả đến đâu thì chịu đến đó, không phân biệt đối xử. Ví dụ: Trốn thuế phải có trách nhiệm hoàn nộp đầy đủ, không kể người đó là ai. * Trách nhiệm của nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của công dân - Hoàn thiện pháp luật và xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. - Đảm bảo cho công dân thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ. - Xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Bài 4: QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (3 tiết) 1. Bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình - Giữa vợ và chồng: Đây là nội dung quan trọng nhất, nhạy cảm nhất và xảy ra nhiều vi phạm pháp luật nhất về bất bình đẳng trong gia đình. + Quan hệ nhân thân: Vợ chồng đều có quyền như nhau trong việc chọn chỗ ở, nghề nghiệp, tôn giáo, sinh con, nuôi dạy con cái; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của nhau. Vợ chồng phải bàn bạc, quyết định hợp lý để tạo điều kiện cho nhau. Khi nảy sinh những vấn đề bất khả kháng, vợ chồng phải nhường nhịn, đồng thuận để giải quyết. Tất cả các biểu hiện tự quyết mà không có sự đồng ý của một trong hai vợ chồng đều là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Ví dụ: Chồng bắt vợ nghỉ việc để chăm sóc con cái; chồng quyết định chỗ ở vợ phải theo là vi phạm pháp luật. + Quan hệ tài sản: Pháp luật quy định: Vợ chồng có tài sản chung: là tài sản do vợ chồng có trong hôn nhân; tài sản riêng nhập vào tài sản chung. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng: tài sản riêng có trước hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng, cho trong hôn nhân, tài sản do lao động riêng của từng người mà không muốn nhập vào khối tài sản chung. Tài sản riêng phải có mình chứng. Ghi nhớ: Quyền sở hữu tài sản: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Chỉ người chủ sở hữu (giấy chứng nhận của nhà nước cho người đứng tên) mới có quyền định đoạt. Chỉ có những tài sản quan trọng thì mới đứng tên của cả hai vợ chồng, còn những tài sản khác có thể chỉ đứng tên 1 người. Việc xác định tài sản chung - riêng phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể. 2. Bình đẳng trong lao động 2.1. Khái niệm: làm rõ 3 thành tố - Quyền lao động thông qua việc làm. - Giữa người sử dụng lao động và người lao đông thông qua hợp đồng lao động. - Lao động nam và lao động nữ. 2.2. Nội dung - Quyền bình đẳng trong lao động, được biểu hiện: + Tự do chọn lựa việc làm, làm bất cứ việc gì, ngành nghề nào PL không cấm. + Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng mà không bị phân biệt đối xử. + Người có trình độ cao được ưu đãi. - Bình đẳng trong hợp đồng lao động. + Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên. + Nguyên tắc giao kết: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. 3
  4. + Tuổi giao kết: Đủ năng lực hành vi dân sự. Từ đủ 15 đến dưới 18: phải có người giám hộ. - Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ: nam nữ không phân biệt, được đối xử như nhau trong thực hiện quyền lao động, giao kết hợp đồng. Lao động nữ được quyền nghỉ thai sản. Không được bố trí việc độc hại, nặng nhọc cho lao động nữ, không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nữ nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. 3. Bình đẳng trong kinh doanh - Khái niệm: + Chọn ngành nghề, địa điểm, hình thức kinh doanh. + Quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh. - Nội dung + Tự do lựa chọn hình thức: Loại hình doanh nghiệp. + Tự chủ kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm. + Được khuyến khích phát triển lâu dài. + Tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Bình đẳng về nghĩa vụ pháp lý. Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (2 tiết) I. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 1. Nội dung - Bình đẳng về chính trị: tất cả công dân Việt Nam đều được quyền tham gia bầu cử, ứng cử và quyền tham gia quản lý Nhà nước, không kể là dân tộc nào, đồng thời làm nghĩa vụ ở các lĩnh vực chính trị. - Bình đẳng về kinh tế: mọi công dân Việt Nam đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở những nơi khó khăn, Nhà nước có chính sách hỗ trợ. - Bình đẳng về văn hóa - xã hội: mọi công dân đều được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của xã hội như: giáo dục, y tế, văn hóa, dân chủ cá nhân. 2. Ý nghĩa - Cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. - Bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các dân tộc. 3. Chính sách của nhà nước (đọc thêm) - Ghi nhận trong Hiến pháp, Luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc. - Nghiêm cấm hành vi chia rẽ dân tộc. II. Bình đẳng giữa các tôn giáo Nước ta có nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi , trong đó đạo Phật và đạo Thiên Chúa chiếm tỷ lệ lớn. 1. Khái niệm - Tất cả các tôn giáo đều được quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật. - Được nhà nước bảo hộ nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo. 2. Nội dung - Tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật. Có quyền được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. + Người có tôn giáo hay không có tôn giáo đề được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau, không phân biệt đối xử. 4
  5. + Những người theo tôn giáo có nghĩa vụ sống tốt đời, đẹp đạo. - Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật, được nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được nhà nước bảo hộ. + Tất cả tôn giáo dù lớn hay nhỏ đều được đối xử bình đẳng và tự do hoạt động. + Các cơ sở thờ tự của tôn giáo: Đình, Chùa, Nhà thờ, Thánh đường, trụ sở tổ chức tôn giáo được pháp luật bảo hộ. 3. Ý nghĩa: Tiền đề quan trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (4 tiết) 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể - Khái niệm: Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang ( hoặc đang bị truy nã) - Nội dung + Không ai được tự ý bắt và giam giữ người vì lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ. + Việc bắt người và cơ quan được ra lệnh bắt, giam, giữ người phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, có 3 trường hợp sau: Trường hợp 1: Viện kiểm sát, Tòa án ra lệnh bắt để tạm giam. Lý do: Khi có chứng cứ chứng tỏ bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội: Trường hợp 2: Bắt người khẩn cấp: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Lý do: + Khi có căn cứ khẳng định, người đó đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. + Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt để người đó không trốn được. + Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của ngời nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn. Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Bất kỳ ai thấy người phạm tội quả tang (đang phạm tội, đang bị đuổi ) hoặc người truy nã đều được bắt và giải đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Nguyên tắc bắt người khẩn cấp: Trong mọi trường hợp khi bắt người phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát phải ra Quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay. 2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân - Khái niệm + Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. + Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Nội dung: + Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác. Không ai được đánh người, đặc bệt nghiêm cấm hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe của ngời khác. 5
  6. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác như: giết người, đe dọa giết người, làm chết người. + Không ai được xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác. 3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Khái niệm + Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng. + Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. + Trường hợp được khám xét chỗ ở của người khác: Được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc khám xét phải tuân theo quy trình của pháp luật. - Nội dung: + Không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Chỗ ở của mọi người được pháp luật bảo vệ. + Được khám xét trong trường hợp: Trường hợp 1: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám. Lý do: Có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoăc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Trường hợp 2: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám. Lý do: khám xét chỗ ở khi cần bắt người đang truy nã hoặc người phạm tội lẩn trốn ở đó. 4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Khái niệm + Thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. + Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải có quy định của pháp luật và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Nội dung + Không ai được được tùy tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. Đây thuộc bí mật đời tư cá nhân được luật bảo vệ. + Chỉ những người có thẩm quyền và trong trường hợp thật cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 5. Quyền tự do ngôn luận - Khái niệm Công dân có quyền được tự do phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. - Nội dung + Trực tiếp: Trình bày trong các cuộc họp, hội nghị. + Gián tiếp: Thông qua người đại diện cho mình (đại biểu quốc hội, HĐND các cấp); bằng việc viết đơn, viết báo Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ (3 tiết) A. CHUẨN KIẾN THỨC 1. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân 1.1. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử - Là quyền dân chủ cơ bản của côn dân trong lĩnh vực chính trị. 6
  7. - Thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. 1.2. Nội dung - Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân. + Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp. + Quyền bầu cử, ứng cử là quyền chính trị quan trọng, không phân biệt đối xử - Người không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành án phạt tù; người đang bị tạm giam; người mất năng lực hành vi dân sự. 1.3 Ý nghĩa - Cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng, hình thành cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện nguyện vọng của mình. - Đảm bảo dân chủ rộng rãi. 2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội 2.1. Khái niệm - Là quyền công dân tham gia thảo luận vào các vấn đề chung của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi từng địa phương và phạm vi cả nước. - Là quyền công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Đây thực chất là quyền dân chủ trực tiếp của công dân. 2.2. Nội dung - Ở phạm vi cả nước: + Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, luật đất đai + Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân - Ở phạm vi cơ sở: + Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện: Chính sách, pháp luật. + Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết: Chủ trương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi. + Những việc nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền địa phương quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. + Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: Phẩm chất, hoạt động của cán bộ xã, thu chi các loại quỹ 2.3. Ý nghĩa - Động viên và phát huy sức mạnh toàn dân. - Huy động mọi lực lượng toàn dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 3. Quyền khiếu nạo, tố cáo của công dân 3.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo - Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại. - Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi có chứng cứ khẳng định quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hộ pháp của công dân. 7
  8. - Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai gây thiệt hại, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân. - Mục đích: + Khiếu nại: Nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại. + Tố cáo: Phát hiện, ngăn chặn hành vi của cá nhân xâm hại đến quyền và lợi ích của nhà nước, công dân. 3.2. Nội dung - Người khiếu nại, tố cáo: + Người có quyền khiếu nại: Tổ chức, cá nhân. + Người có quyền tố cáo: Chỉ có cá nhân. - Người giải quyết khiếu nại: là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo luật. + Người đứng đầu cơ quan hành chính ra quyết định hành chính hoặc cán bộ cấp dưới có hành vi hành chính. + Người đứng dầu cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hành chính bị khiếu nại. + Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Người giải quyết tố cáo: Là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. + Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo. + Người đứng đầu cấp trên của cơ quan có người bị tố cáo. + Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. + Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án giải quyết. - Quy trình giải quyết khiếu nại: Bước 1: Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan ra Quyết định hành chính. Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết. Nội dung giải quyết là giữ nguyên, hủy một phần hay hủy toàn bộ quyết định hành chính. Bước 3: nếu người đề nghị khiếu nại đồng ý, quyết định có hiệu lực. nếu người khiếu nạo không đồng ý thì có 2 phương án: Gửi đơn khiếu nại lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan ra Quyết định hoặc khởi kiện ra Tòa án Hành chính thuộc Tòa án Nhân dân, khi đó được giải quyết theo tòa án. Bước 4: Giải quyết khiếu nại lần 2. Ra quyết định giữ nguyên hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định bị khiếu nại, chấm dứt hành vi khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu người khiếu nại không đồng ý thì có thể khởi kiện ra tòa án hành chính. Thẩm quyền thuộc tòa án hành chính. - Quy trình giải quyết tố cáo: Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Bước 2: Người có thẩm quyền xác minh và ra quyết định về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của cơ quan có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền. Nếu xét thấy hành vi có biểu hiện vi phạm hình sự thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan tố tụng theo thẩm quyền. Bước 3: Người tố cáo nếu xét thấy người giải quyết chưa đúng hoặc quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo trên cơ quan cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết lần 2 có trách nhiệm giải quyết trong tời hạn luật định. 3.3. Ý nghĩa 8
  9. - Phát huy vai trò của công dân nhằm tạo cơ sở pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Nhà nước tăng cường vai trò của mình đối với công dân. 4. Trách nhiệm của nhà nước - Cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoạt động đồng bộ, tạo cơ chế dân chủ rộng rãi để phát huy quyền làm chủ thực sự trên thực tế. - Xử lý nghiêm hành vi vi phạm. LƯU Ý MỘT SỐ TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NỘI DUNG SAU + Các tình huống liên quan đến các dấu hiệu vi phạm pháp luật + Học sinh đi xe máy vi phạm pháp luật loại nào? bị xử phạt như thế nào? + Độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí? Độ tuổi tham gia giao dịch dân sự? + Độ tuổi lao động? + Thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ ( 6 thán) Phụ nữ nuôi con nhỏ ( Dưới 12 tháng) + Những trường hợp nào được bắt người? Bắt khẩn cấp? Bắt nửa đêm? + Chồng bắt vợ nghỉ làm ở nhà chăm con vi phạm nội dung gì trong quyền bình đẳng trong hôn nhân? + Đánh người gây thương tích xâm phạm quyền gì? + Tỉ lệ đánh người như thế nào thì vi phạm hành chính, hình sự + Đánh bài, tổ chức đánh bài ( Nhẹ, nặng) + Đua xe trái phép ( Mức độ nhẹ, nặng) + Tung tin, nói xấu bịa đặt người khác trên facebook xâm phạm quyền gì? Bị xử lý ra sao? + Tung tin, nói xấu bịa đặt người khác trên facebook vi phạm pháp luật loại nào? Bị xử lý ra sao? + Ưu đãi học phí, cộng điểm, giải quyết việc làm cho dân tộc thiểu số có phải là bất bình đẳng không? Vì sao? + Kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng kí + Kinh doanh không nộp thuế + Kết hôn giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo 9