Đề cương ôn tập Bài 12 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Trưng Vương

docx 6 trang Đăng Bình 11/12/2023 390
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 12 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_12_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_truong_t.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 12 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Trưng Vương

  1. Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ I. LÝ THUYẾT 1.Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. - Qđ: Điều 27 Hp 2013, Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND năm 2015 (QH thông qua 25/6/2015); b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. * Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân . - Hiến pháp quy định mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. - Theo quy định tại Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì những người sau đây không được thực hiện quyền bầu cử: + Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, + Người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam + Người mất năng lực hành vi dân sự. *Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân. - Quyền bầu cử: thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. + Phổ thông: Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm. + Bình đẳng: Mỗi cử tri có một lá phiếu và các lá phiếu có giá trị ngang nhau: + Trực tiếp: Cử tri phải tự mình đi bầu: Ví dụ:  Không được gửi thư;  Không viết được thì nhờ người viết nhưng phải tự bỏ vào hòm phiếu;  Không đi được, hòm phiếu đem tới nhà. + Bỏ phiếu kín: Chỗ viết kín đáo, hòm phiếu kín - Quyền ứng cử: thực hiện bằng hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử cử công dân. - Đây là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
  2. - Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta. 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. - Qđ: Điều 28 HP 2013 b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội * Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng 2 cách: - Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích của công dân như: Hiến pháp, Luật đất đai, Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Luật Hôn nhân & gia đình - Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. (Điều 29/HP13: CD đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân) * Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở có 4 loại: - Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước). - Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín (xây dựng hương ước, quy ước; mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi ). - Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường; kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đề án giải phóng mặt bằng, tái định cư của địa phương ). - Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra (dự toán, quyết toán ngân sách phường, việc giải quyết khiếu nại – tố cáo của công dân tại địa phương, kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ phường ). c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước => xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh & hoạt động có hiệu quả.
  3. - Nhân dân tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lí nhà nước và xã hội, làm cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và văn minh. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. CD thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc A. tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng. B. tham gia lao động công ích ở địa phương. C. thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. D. Viết bài đăng báo, quảng bá cho du lịch ở địa phương. Câu 2. Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. C.Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã. D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương. Câu 3. Quyền bầu cử, ứng cử là một trong các quyền dân chủ A. hình thức. B. cơ bản. C. trực tiếp. D. gián tiếp. Câu 4. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. bình đẳng, công khai, tự nguyện và bỏ phiếu kín. C. bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. D. trực tiếp, tư do, dân chủ, công khai. Câu 5: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây? A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Đại biểu Quốc hội. Câu 6: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 7: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. B. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch. C. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi. D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra. Câu 8. Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử ?
  4. A. Người đã được xóa án. B. Người không có năng lực hành vi dân sự. C. Người đang bị nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật. D. Học sinh lớp 12 đã 18 tuổi. Câu 9: Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là A. mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật. B. mọi công dân đủ 18 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. C. mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. D. mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và không vi phạm luật. Câu 10: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? A. Phổ thông . B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền quản lý Nhà nước và xã hội của công dân? A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai. B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặt dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất trí. C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương. D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết. Câu 12: Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền A. ứng cử. B. bầu cử. C. tố cáo. D. khiếu nại. Câu 13. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố là một nội dung thuộc A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo. B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo. C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo. D. cách thức khiếu nại, tố cáo. Câu 14: Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc quyền dân chủ nào sau đây? A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử và ứng cử. C. Quyền khiếu nại và tố cáo. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín.
  5. Câu 15: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho xã T. Hành vi này của anh A thuộc quyền dân chủ nào sau đây? A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử. B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo. D. Quyền tự do lập hội và tự do hội hợp. Câu 16: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng cầu địa phương. Như vậy, nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ trực tiếp. D. Dân chủ tập trung. Câu 17: Nếu em được mẹ nhờ đi bỏ phiếu bầu cử thay, em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền ứng cử. B. Quyền bầu cử. C. Quyền tham gia vào quản lí xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 18: Ông David đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng. Vậy ông David A. có quyền bầu cử. B. có quyền ứng cử. C. không được bầu cử. D. không được ứng cử. Câu 19: Theo quy định người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc A. phổ thông, trực tiếp. B. phổ thông, bỏ phiếu kín. C. bình đẳng, phổ thông. D.trực tiếp, bỏ phiếu kín. Câu 20: Công dân góp ý xây dựng luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cơ sở. B. cả nước. C. địa phương. D. trung ương. Câu 21: Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ trực tiếp. Câu 22: Anh A khoe với chị B: hôm nay tớ thay mặt gia đình đi họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị B cười và bảo: quyền quyết định đó thuộc về chủ tịch xã còn dân thường mình thì không được. Theo em, ai là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp? A. Chỉ cán bộ xã. B. Toàn bộ nhân dân ở xã.
  6. C. Chỉ cán bộ chủ chốt ở xã. D. Chỉ những người có địa vị ở xã. Câu 23: Ngày mai là ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Gia đình đã nhận được phiếu bầu và em đã đủ tuổi nhưng lại không có phiếu bầu. Em sẽ phải làm gì? A. Vui mừng vì khỏi phải đi bầu cử. B. Đến tổ bầu cử nói để bổ sung phiếu bầu của mình. C. Khiếu nại việc làm sai của tổ bầu cử. D. Chờ đợi đến ngày mai mới nói.