Đề cương ôn tập Bài 7 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Trưng Vương

docx 12 trang Đăng Bình 11/12/2023 210
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 7 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_7_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_truong_th.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 7 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Trưng Vương

  1. Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ I. LÝ THUYẾT 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân. Quyền tố cáo là quyền của công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Quy định: Điều 30 HP 2013, Luật Khiếu nại, tố cáo (2011). b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. *Người có quyền khiếu nại, tố cáo. - Người khiếu nại: cá nhân, tổ chức đều có quyền khiếu nại Cá nhân: công dân nói chung, cán bộ, công chức nói riêng. Tổ chức: cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân - Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo. *Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo: Giải quyết khiếu nại (KN): việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết. Giải quyết tố cáo (TC): xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lí. - Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Cụ thể: + Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. + Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. + Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra chính phủ, thủ tướng chính phủ.
  2. - Người giải quyết tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Cụ thể: + Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo + Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo + Chánh thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ. Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì các cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án) giải quyết. *Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo: - Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại có 4 bước: + B1: Người khiếu nại nộp đơn KN đến cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết KN. Theo quy định tại Điều 9 - Luật Khiếu nại năm 2011, Thời hiệu khiếu nại (khoảng thời gian cần thiết đặt ra đối với người KN kể từ khi nhận được quyết định hành chính hoặc biết được hành vi hành chính) lần 1 là 90 ngày. + B2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết KN theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định. Kết quả giải quyết KN: một quyết định giữ nguyên/sửa đổi/hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; bồi thường thiệt hại cho người KN. + B3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết, thì quyết định có hiệu lực. Nếu không đồng ý thì tiếp tục khiếu nại tiếp lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan bị khiếu nại lần đầu; hoặc kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân. + B4: Người giải quyết khiếu nại lần 2 xem xét giải quyết, nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân. => Mọi quá trình KN theo con đường hành chính đều kết thúc sau quyết định giải quyết KN lần 2. Tuy nhiên, người KN vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc KN của mình theo thủ tục tố tụng. - Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo có 4 bước: (có 2 hình thức tố cáo: bằng đơn hoặc trực tiếp tố cáo bằng lời nói) + B1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. + B2: Người giải quyết tố cáo xác minh và ra quyết định. Trong thời hạn luật định (không quá 60 ngày, phức tạp không quá 90 ngày), người giải quyết TC phải tiến hành các việc xác minh & ra quyết định về nội dung TC, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử lí.
  3. Nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận tố cáo phải chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra giải quyết theo quy định của PL tố tụng hình sự. + B3: Nếu người tố cáo thấy việc giải quyết không đúng thì có quyền tố cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. + B4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn luật định. c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - Đây là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ. - Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. - Thông qua giải quyết KN – TC, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước được củng cố vững mạnh, là bộ máy nhà nước của dân. 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân b. Trách nhiệm của công dân: - Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ Nhà nước và xã hội. - Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ. + Công dân có quyền được khiếu nại và được giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; quyền được khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính nhà nước; quyền được khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; quyền được tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. + Công dân có quyền được tố cáo và được giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; được tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. + Công dân có quyền trong việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; hợp tác, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.
  4. - Mọi hành vi lạm dụng quyền dân chủ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của người khác, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội => đều bị xử lí nghiêm minh theo PL. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của quyền A. khiếu nại. B. tố cáo. C. tham gia quản lí nhà nước. D. bầu cử và ứng cử. Câu 2. Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái phái pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào là biểu hiện của quyền A. khiếu nại. B. tố cáo. C. tham gia quản lí nhà nước. D. bầu cử và ứng cử. Câu 3. CD thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc A. tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng. B. tham gia lao động công ích ở địa phương. C. thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. D. Viết bài đăng báo, quảng bá cho du lịch ở địa phương. Câu 4. Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. C.Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã. D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương. Câu 5. Quyền bầu cử, ứng cử là một trong các quyền dân chủ A. hình thức. B. cơ bản. C. trực tiếp. D. gián tiếp. Câu 6. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. bình đẳng, công khai, tự nguyện và bỏ phiếu kín. C. bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. D. trực tiếp, tư do, dân chủ, công khai. Câu 7: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây? A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Đại biểu Quốc hội. Câu 8: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?
  5. A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 9: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. B. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch. C. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi. D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra. Câu 10. Mục đích của quyền khiếu nại nhằm A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại. B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Câu 11. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây? A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo. B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo. C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ. D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Câu 12. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây? A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính bị khiếu nại. B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo. C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ. D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Câu 13. Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử ? A. Người đã được xóa án. B. Người không có năng lực hành vi dân sự. C. Người đang bị nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật. D. Học sinh lớp 12 đã 18 tuổi. Câu 14: Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là A. mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
  6. B. mọi công dân đủ 18 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. C. mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. D. mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng lực và không vi phạm luật. Câu 15: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? A. Phổ thông . B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 16: Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền quản lý Nhà nước và xã hội của công dân? A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai. B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặt dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất trí. C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương. D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết. Câu 17: Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền A. ứng cử. B. bầu cử. C. tố cáo. D. khiếu nại. Câu 18. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố là một nội dung thuộc A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo. B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo. C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo. D. cách thức khiếu nại, tố cáo. Câu 19: Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc quyền dân chủ nào sau đây? A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. B. Quyền bầu cử và ứng cử. C. Quyền khiếu nại và tố cáo. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín. Câu 20: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho xã T. Hành vi này của anh A thuộc quyền dân chủ nào sau đây? A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.D. Quyền tự do lập hội và tự do hội hợp. Câu 21: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng cầu địa phương. Như vậy, nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai.
  7. C. Dân chủ trực tiếp. D. Dân chủ tập trung. Câu 22. Nhìn thấy tên trộm đang bẻ khóa nhà hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào trong các trường hợp dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Lờ đi cho khỏi liên lụy. B. Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. C. Hô to và nhảy vào bắt quả tang. D. Bí mật theo dõi và thu thập chứng cứ. Câu 23. Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Hiệu trưởng nhà trường. B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo. C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. D. tòa án nhân dân. Câu 24. Nếu bạn của em bị đánh gây thương tích nặng, em sẽ khuyên bạn làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. B. tố cáo người đánh mình với cơ quan có thẩm quyền. C. Tập hợp bạn bè để trả thù. D. Chấp nhận vì sợ bị trả thù. Câu 25: Nếu em được mẹ nhờ đi bỏ phiếu bầu cử thay, em thấy việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền ứng cử. B. Quyền bầu cử. C. Quyền tham gia vào quản lí xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 26: Ông David đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng. Vậy ông David A. có quyền bầu cử. B. có quyền ứng cử. C. không được bầu cử. D. không được ứng cử. Câu 27: Theo quy định người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc A. phổ thông, trực tiếp. B. phổ thông, bỏ phiếu kín. C. bình đẳng, phổ thông. D.trực tiếp, bỏ phiếu kín. Câu 28: Công dân góp ý xây dựng luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cơ sở. B. cả nước. C. địa phương. D. trung ương. Câu 29: Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật? A. Quyền tố cáo. B. Quyền ứng cử. C. Quyền bầu cử. D. Quyền khiếu nại.
  8. Câu 30. Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện A. quyền tố cáo. B. quyền khiếu nại. C. quyền bãi nại. D. quyền khiếu nại và tố cáo. Câu 31: Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ trực tiếp. Câu 32: Anh A khoe với chị B: hôm nay tớ thay mặt gia đình đi họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị B cười và bảo: quyền quyết định đó thuộc về chủ tịch xã còn dân thường mình thì không được. Theo em, ai là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp? A. Chỉ cán bộ xã. B. Toàn bộ nhân dân ở xã. C. Chỉ cán bộ chủ chốt ở xã. D. Chỉ những người có địa vị ở xã. Câu 33: Ngày mai là ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Gia đình đã nhận được phiếu bầu và em đã đủ tuổi nhưng lại không có phiếu bầu. Em sẽ phải làm gì? A. Vui mừng vì khỏi phải đi bầu cử. B. Đến tổ bầu cử nói để bổ sung phiếu bầu của mình. C. Khiếu nại việc làm sai của tổ bầu cử. D. Chờ đợi đến ngày mai mới nói. Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN I. LÍ THUYẾT 1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. a. Quyền học tập của công dân. - Khái niệm: Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. - Nội dung: + Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. + Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
  9. + Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức (hệ chính quy, giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối) và ở các loại hình trường lớp khác nhau (trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục). + Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập (công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính ). b. Quyền sáng tạo của công dân. Đó là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ. c. Quyền được phát triển của công dân - Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. - Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở hai nội dung: Một là, quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Hai là, công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. 2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. - Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta. - Là sở điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - Pháp luật quy định học tập của công dân là nhằm đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, tạo ra một xã hội học tập trên đất nước ta. - Trên cơ sở quyền học tập, sáng tạo và phát triển, những người học giỏi, tài năng có thể phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành những nhân tài cho quê hương, đất nước.
  10. 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. a. Trách nhiệm của Nhà nước - Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. (Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học & Công nghệ, Luật Bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em ) - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. (chính sách về học bổng, miễn – giảm học phí cho học sinh là con em liệt sĩ, thương binh, trẻ tàn tật, mồ côi, học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số - Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học (chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất – tinh thần của người nghiên cứu khoa học; quyền tác giả đối với phát minh, sáng chế ). - Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước (mở trường chuyên). b.Trách nhiệm của công dân - Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và đất nước, trở thành người có ích cho cuộc sống. - Công dân cần có ý chí vương lên, chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. - Mỗi công dân cần có ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân VN, để VN trở thành một nước phát triển, văn minh. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là nội dung thuộc quyền nào sau đây? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 2: Văn bản nào sau đây qui định quyền học tập của công dân? A. Hiến pháp, Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác. B. Hiến pháp, Luật Giáo dục và các Chỉ thị. C. Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Hành chính. D. Hiến pháp, Luật Giáo dục và các Quyết định. Câu 3: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với A. sở thích và đam mê của bản thân.
  11. B. năng khiếu của bản thân và điều kiện của gia đình. C. sở thích của bản thân và quan hệ bạn bè. D. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của bản thân. Câu 4: Nội dung nàosau đây thể hiện quyền được phát triển của công dân? A. Công dân được đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất và được tự do đi lại. B. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. C. Công dân được tự do làm theo ý thích của mình. D. Công dân có quyền tự do ngôn luận. Câu 5: Quyền sáng tạo của công dân gồm những quyền nào dưới đây? A. Quyền tự do ngôn luận và sáng tác văn học. B. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ. C. Quyền hoạt động xã hội và quyền tự do kinh doanh. D. Quyền tự do thân thể và hoạt động giải trí. Câu 6: Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về quyền học tập của công dân? A. Mọi công dân đều được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập. B. Mọi người đều học chung một mặt bằng kiến thức. C. Mọi công dân được quan tâm như nhau trong học tập. D. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 7: Nhà nước mở trường chuyên ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm mục nào sau đây? A. Ban hành chính sách trong giáo dục. B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. C. Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. D. Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Câu 8: Nhà nước cấp học bổng cho những học sinh con nhà nghèo nỗ lực vượt khó học giỏi nhằm thực hiện A. quyền tự do của người học. B. công bằng xã hội trong giáo dục. C. khuyến khích sự sáng tạo của công dân. D. chú trọng bồi dưỡng nhân tài. Câu 9. Người dân được xem nhiều chương trình truyền hình khác nhau là thể hiện quyền nào của công dân? A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền được phát triển.
  12. Câu 10: Em N (5 tuổi), được khám chữa bệnh miễn phí tại bệnh viện. Em N được hưởng quyền nào dưới đây? A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền được phát triển. D. Quyền lao động. Câu 11: Anh M sáng tác được nhiều truyện ngắn có nội dung rất hay. Anh M đã thực hiện quyền nào của mình? A. Quyền được phát triển. B. Quyền học tập. C. Quyền nghiên cứu khoa học. D. Quyền sáng tạo. Câu 12: Em T là con nhà nghèo, sau khi thi đỗ đại học em đã được Nhà nước cấp một suất học bổng trị giá 15 triệu/năm học. Việc làm trên thể hiện chính sách nào dưới đây của Đảng và Nhà nước ta? A. Quan tâm đến những gia đình khó khăn. B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. C. Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. D. Khuyến khích sự sáng tạo của công dân. Câu 13: Sau khi đoạt huy chương vàng trong kỳ thi học sinh giỏi quốc tế lớp 12, Nam được tuyển thẳng vào đại học. Việc làm trên thể hiện chính sách nào dưới đây của Đảng và Nhà nước ta? A. Bình đẳng trong giáo dục. B. Xã hội hóa giáo dục. C. Bồi dưỡng nhân tài. D. Nâng cao dân trí. Câu 14: Vì điều kiện kinh tế gia đình nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tuấn không thi vào đại học. Ba năm sau, Tuấn thi đỗ vào một trường đại học dân lập để tiếp tục việc học của mình. Trong tình huống trên, Tuấn đã thực hiện đúng nội dung nào của quyền học tập? A. Công dân tự lo cho bản thân mình. B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Công dân được đối xử bình đẳng trong quan hệ xã hội. D. Mọi công dân đều có quyền tự do sáng tạo. Câu 15: Anh Q sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu đã phát minh ra máy gieo lúa. Anh lo rằng có nhiều người sau khi xem sẽ làm nhái theo sản phẩm của mình. Vậy, anh Q nên đến cơ quan nàodưới đây để đăng kí quyền tác giả của mình? A. Ủy ban nhân dân xã. B. Sở Tài nguyên và môi trường. C. Sở Khoa học và công nghệ. D. Sở Kế hoạch và đầu tư.