Đề cương ôn tập Bài 8 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Trưng Vương

docx 14 trang Đăng Bình 11/12/2023 470
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 8 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_8_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_truong_thpt_t.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 8 môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Trường THPT Trưng Vương

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP GDCD LỚP 11 BÀI 8 : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ( 2 TIẾT) I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam b. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh Do nhân dân lao động làm chủ KT phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau. Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. 2. Quá độ lên CNXH ở nước ta a. Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam Hai hình thức quá độ: o Qúa độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH o Qúa độ gián tiếp từ XH tiền TB lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN. Tính tất yếu đi lên CNXH: o Việc làm đúng đắn.Phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với xu thế của thời đại. Khi chúng ta bước lên CNXH, chúng ta mới thực sự độc lập, mới xóa bỏ được những chế độ bóc lột, áp bức. Từ đó xây dựng đất nước mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc o II. BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC
  2. Câu 1: Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo em, đặc trưng nào được thể hiện rõ nhất trong thực tiễn cuộc sống hiện nay ở nước ta? Câu 2 : Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan? Câu 3: Em hiểu thế nào là “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”? Câu 4: Theo em, chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Mục tiêu cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức phấn đấu xây dựng là A. Chủ nghĩa quốc tế B. Chủ nghĩa xã hội C. Chủ nghĩa tư bản D. Chủ nghĩa vô sản Câu 2: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng có mấy đặc trưng cơ bản? A. Bốn đặc trưng B. Sáu đặc trưng C. Tám đặc trưng D. Mười đặc trưng Câu 3: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về chính trị của chủ nghĩa xã hội ở nước ta A. Là một xã hôi dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh B. Do nhân dân làm chủ C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công Câu 4: Nước ta đang ở giai đoạn phát triển nào dưới đây? A. Chế độ cộng sản chủ nghĩa B. Chế độ xã hội chủ nghĩa C. Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa D. Chế độ Tư bản chủ nghĩa Câu 5: Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển A. Ưu việt hơn các xã hội trước B. Lợi thế hơn các xã hội trước C. Nhanh chóng D. Tự do Câu 6: Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là A. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc B. Có nền văn hóa hiện đại C. Có di sản văn hóa vật thể và phi vật thể D. Có nguồn lao động dồn dào Câu 7: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ là A. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  3. B. Điểm mới trong xã hội Việt Nam C. Biểu hiện của sự phát triển của các dân tộc D. Đặc điểm quan trọng của đất nước Câu 8: Nguyên nhân nào dưới đây lí giải cho việc nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn? A. Đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ áp lực , bóc lột B. Đi lên chủ nghĩa xã hội la nhu cầu của nhiều nước trên thế giới C. Tư bản chủ nghĩa là một chế độ còn duy trì tình trạng bóc lột D. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội tốt đẹp và công bằng Câu 9: Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức nào dưới đây? A. Quá độ trực tiếp B. Quá độ gián tiếp C. Quá độ nhảy vọt D. Quá độ nửa trực tiếp Câu 10: Chủ trương “ hòa nhập nhưng không hoà tan” trong tiến trình hội nhập với văn hóa thế giới thể hiện đặc trưng cơ bản nào dưới đây của chủ nghĩa xã hội ở nước ta? A. Là một xã hộ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh B. Do nhân dân làm chủ C. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới D. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Câu 11: Đời sống của nhân dân giữa những vùng, miền của đất nước còn có sự chênh lệch là đặc điểm của thời kì quá độ trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Chính trị B. Kinh tế C. Tư tưởng và văn hóa D. Xã hội Câu 12: Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là quá độ A. Trực tiếp B. Tích cực C. Liên tục D. Gián tiếp Câu 13: Quá độ từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là quá độ A. Gián tiếp B. Nhảy vọt C. Đứt quãng D. Không cơ bản Câu 14: Sauk hi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ A. Tư bản chủ nghĩa B. Phong kiến lạc hậu C. Thuộc địa D. Nông nghiệp lạc hậu Câu 15: Nguyên nhân nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là do nguyên nhân nào sau đây? A. Xuất phát từ ý định chủ quan của con người. B. Là một yếu tố khách quan. C. Do tình hình thế giới tác động. D. Do mơ ước của toàn dân. Câu 16: Cảnh sát giao thông tuần tra và xử lí các trường hợp vi phạm luật giao thông. Chứng tỏ cảnh sát giao thông đã thực hiện chức năng nào sau đây? A. Giữ gìn trật tự giao thông. B. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hôi. C. Đảm bảo an ninh. D. Xây dựng văn hóa giao thông.
  4. Câu 17: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai cấp nào dưới đây giữ vai trò hạt nhân đoàn kết các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội? A. Nông dân B. Tư sản C. Công nhân D. Địa chủ Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện nội dung trên lĩnh vực chính trị trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố, nâng cao. B. Các chính sách được thực hiện có hiệu quả. C. Đảm bảo mọi quyền lợi của người lao động. D. Đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân Câu 19: Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam hiện nay biểu hiện như thế nào trong các đặc điểm dưới đây? A. Tất cả đều chưa hình thành. B. Tất cả đều đã hình thành. C. Có những đặc trưng đã và đang hình thành. D. Không thể đạt đến đặc trưng đó. Câu 20: Có ý kiến cho rằngV iệt Nam đi lên CNXH nhất thiết phải qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì chỉ có qua chế độ tư bản chủ nghĩa thì mới có đầy đủ cơ sở vật chất để xây dựng CNXH. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Việt Nam phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nếu không sẽ tụt hậu so vớ các nước trên thế giới. B. Việt Nam bỏ qua chế độ TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, kinh tế hiện đại để xây dựng CNXH. C. Việt Nam không cần phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên CNXH là tất yếu khách quan. D.Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế phát triển dựa trên việc chuyển giao công nghệ hiện đại của thế giới. Câu 21: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau và có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam. Đây là đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt nam? A. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. D. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 22: Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn
  5. hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Thông tin trên thể hiện đặc trưng cơ bản nào trong các đặc trưng sau đây của chủ nghĩa xã hội ở Việt nam? A. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. B. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. C. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Câu 23: Thực tiễn đau khổ của những năm chịu sự thống trị của giai cấp tư sản nước ngoài cho thấy giai cấp tư sản Pháp chỉ muốn kìm hãm Việt Nam trong vòng nô lệ, không cho Việt Nam phát triển (chỉ phát triển trong ngành công nghiệp chế biến, thuốc phiện, rượu; xây dựng rất ít trường học). Chính vì vậy, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ta không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà lại đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội là A. phù hợp với xu thế của thời đại. B. tất yếu khách quan. C. phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. D. phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta. Câu 24: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi của các xã hội trong lịch sử, suy đến cùng cũng là từ nguyên nhân A. kinh tế. B. văn hóa. C. xã hội. D. chính trị I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Học sinh làm bài bằng cách viết đáp án đúng nhất ở mỗi câu vào bảng sau.) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
  6. NỘI DUNG ÔN TẬP BÀI 9 BÀI 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (3 tiết) Cho đến nay, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại qua nhiều kiểu nhà nước khác nhau. Trong đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, khác về chất so với các kiểu nhà nước trước đó. Vậy mới ở điểm nào và khác như thế nào. A. Kiến thức trọng tâm 1. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước a. Nguồn gốc của nhà nước. Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được. 4 kiểu nhà nước: Nhà nước CHNL, PK, TS, XHCN 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam a. Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 2 nhà nước pháp quyền: TS và XHCN b. Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mang bản chất của giai cấp công nhân Tính nhân dân o Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí o Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. o Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Tính dân tộc o Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc. o Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam o Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
  7. c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chức năng tổ chức và xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. (cơ bản nhất) 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá các thế lực thù địch. I. CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC Câu 1: Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện từ khi nào? Tại sao khi đó nhà nước xuất hiện? Câu 2: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc? Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? Tại sao? Câu 4: Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta? Câu 5: Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Câu 6: Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết. Câu 7: Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình? Câu 8: Em hãy giải thích tại sao nói Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc?
  8. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhà nước xuất hiện từ khi A. Con người xuất hiện B. Xuất hiện chế độ cộng sản nguyên thủy C. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được D. Phân hóa lao động Câu 2: Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc điểm nào dưới đây? A. Tính xã hội B. Tính nhân dân C. Tính giai cấp D. Tính quần chúng Câu 3: Công cụ nào dưới đây là hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lí xã hội A. Kế hoạch B. Chính sách C. Pháp luật D. Chủ trương Câu 4: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở A. Pháp luật B. Chính sách C. Dư luận xã hội D. Niềm tin Câu 5: Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Trấn áp các lực lượng phá hoại B. Tổ chức và xây dựng C. Giữ gìn chế độ xã hội D. Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xh Câu 6: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp A. Công nhân B. Nông dân C. Tri thức D. Tiểu thương Câu 7: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước A. Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân B. Của riêng giaia cấp lãnh đạo C. Của riêng những người lao động nghèo D. Của riêng tầng lớp tri thức Câu 8: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội A. Bằng pháp luật B. Bằng chính sách C. Bằng đạo đức D. Bằng chính trị Câu 9: Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây? A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam C. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng Câu 10:Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện ở việc A. Nhân dân tích cực lao động vì đất nước B. Nhà nước ta là Nhà nước của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
  9. C. Đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn D. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Câu 11: Nhà nước ta kế thừa và pháp huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện A. Tính giai cấp của Nhà nước B. Tính nhân dân của Nhà nước C. Tính dân tộc của Nhà nước D. Tính cộng đồng của Nhà nước Câu 12: Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta? A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân Câu 13: Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất A. Chức năng đảm bảo an ninh chính trị B. Chức năng tổ chức và xây dựng C. Chức năng đam bảo trật tự, an ninh xã hội D. Chức năng tổ chức và giáo dục Câu 14: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo? A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam B. Đảng Cộng sản Việt Nam C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam D. Liên đoàn Lao động Việt Nam Câu 15: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của A. Các cơ quan B. Mọi công dân C. Nhà nước D. Lực lượng vũ trang Câu 16: Trên đường đi Minh thấy một người đnag cắt trộm dây cáp điện, Minh băn khoăn không biết phải làm gì. Nếu là bạn của Minh, em sẽ khuyên Minh lựa chọn cách nào dưới đây cho phù hợp A. Làm ngơ coi như không hay biết B. Xông vào bắt C. Tránh xa để khỏi nguy hiểm D. Báo cho công an hoặc ủy ban nhân dân Câu 17: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ? A. Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiemj tham gia xây dựng Nhà nước C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước Câu 18: ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
  10. B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người Câu 19: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Anh G không vi phạm pháp luật B. Anh C không tố giác tội phạm C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật Câu 20: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Rủ thêm một số người tham gia B. Báo cho cơ quan nhà nước có thảm quyền biết C. Lờ đi coi như không biết D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó Câu 21: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào? A. Thời kì giữa xã hội CSNT. B. Thời kì đầu CSNT. C. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX. D. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ. Câu22: Nhà nước xuất hiện do đâu? A. Do ý muốn chủ quan của con người. B. Do ý chí của giai cấp thống trị. C. Là một tất yếu khách quan. D. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào. Câu 23: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào sau đây? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. C.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. D. Tất cả cá giai cấp trong xã hội. Câu 24: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao? A. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động B. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân C. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam D. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 25: H viết đơn tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải ra môi trường của ông K. Vậy việc làm của H thể hiện điều nào dưới đây trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền?
  11. A. Trách nhiệm. B. Nghĩa vụ. C. Sự hiếu thắng. D. Sự góp ý. Câu 26: Hoạt động nào sau đây thể hiện Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa? A. Tố cáo hànhvi tham nhũng. B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt. C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường. D. Tham gia các hoạt động xã hội Câu 27: M thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, nhà nước ta. M đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền? A. Trí tuệ của công dân. B. Nghĩa vụ của công dân. C. Lí tưởng của công dân. D. Trách nhiệm của công dân. Câu 28: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây? A. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản, XHCN B. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, tư sản, XHCN C. Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, XHCN D. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, phong kiến, XHCN Câu 29: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ? A. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước. B. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước. C. Xây dựng và bảo vệ Nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân. D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Nhà nước. Câu 30: Doanh nghiệp A kinh doanh nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông A với số tiền 10 triệu đồng. Trong trường hợp này, Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí doanh nghiệp? A. Hiến pháp. B. Pháp luật.C. Pháp chế. D. Chủ trương. Câu 31: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? A. Anh G không vi phạm pháp luật. B. Anh C không tố giác tội phạm. C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường. D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật. Câu 32: Để đảm bảo an ninh cho biên giới quốc gia, hằng ngày , hằng giờ các chiến sĩ bộ độ biên phòng luôn tuần tra, canh gác, bảo đảm A. an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
  12. B. các điều kiện tổ chức, xây dựng đất nước. C. các quyền tự do dân chủ của nhân dân. D. lợi ích hợp pháp của nhân dân. Câu 33: Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp nàye sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Lờ đi xem như không biết gì. B. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền. C. Trao đổi với bạn bề về hành vi này. D. Đưa sự việc này lên Facebook. Câu 34: Bạn G đề nghị các bạn trong lớp tổ chức đua xe để biết cảm giác mạnh. Nếu là thành viên trong lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của công dân việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền? A. Khuyên G và các bạn không nên tổ chức và tham gia đua xe vì nó là hành vi vi phạm pháp luật. B. Ủng hộ nhiệt tình ý kiến của G và vận động các bạn đồng ý để lên kế hoạch triển khai. C. Lẳng lặng quay video khi các bạn đang bàn luận rồi đưa lên face book. D. Không quan tâm vì mình không thích tham gia trò chơi nguy hiểm này. Câu 35: Trong buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông, K được cô giáo phân công phát tờ rơi cho các bạn. K không nhận lời vì cho rằng đó là việc của cảnh sát giao thông. Nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây ? A. Không nhận lời vì mình còn bận học. B. Vui vẻ nhận lời và thực hiện tốt nhiệm vụ C. Bảo cô phân công bạn khác. D. Giả vờ đau đầu và xin nghỉ buổi ngoại khóa. Câu 36: Bà K là tổ trưởng tổ dân phố, ngày nào đi làm bà cũng đội mũ bảo hiểm và dặn cậu con trai học lớp 11 thực hiện đúng nội quy nhà trường. Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách khi đi xe đạp điện. Việc làm của bà K thể hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. B. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Câu 37: Những ngày cuối năm 2018 Hạnh thường được Trang suốt ngày rao giảng về “Đức thánh chúa trời” và rủ nên đi lễ đẻ không bị ốm đau bệnh tật, tai qua nạn khỏi. Hạnh không nghe theo, không làm theo mà còn phân tích cho Trang hiểu hành động sai tái của mình. Đề nghị Trang tập trung vào học tập để sau này xây dựng quê hương , đất nước. Việc làm trên cuả Hạnh chứng tỏ em đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?
  13. A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. B. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Câu 38: Là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị lôi kéo vào ham mê điện tử, nghiện ma túy. Chúng thường bắt Tiến phải lấy trộm tiền hoặc vật dụng có giá trị của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Thấy thế Nam khuyên nhủ Tiến không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ Tiến và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của Tiến và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện. Hành vi của Nam đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. B. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. D. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác Câu 39: Lần nào ông H say rượu cũng chửi bới khắp làng. Đối tượng mà ông ta hay chửi nhất là bác trưởng thôn và cán bộ xã nhà, vì ông có bức xúc về vấn đề gia đình ông không được công nhận hộ nghèo, nên đứa con út đi học không được miễn giảm học phí (Gia đình ông có 3/4 người trong độ tuổi lao động và đều có việc làm ổn định). Hành vi của ông H đã không thực hiện tốt trách nhiệm nào của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? A. Gương mẫu thực hiện và tuyên tuyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. B. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. C. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. D. Tích cực tham gia các hoạt động : xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Câu 40: A đã sử dụng Facebook để viết bài và tuyên truyền các thông tin sai lệch nói xấu Đảng và Nhà nước. Nếu em là bạn trên Facebook của A, em phải lựa chọn cách ứng xử này sau đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân đối với việc góp phần xây dựng nhà nước? A. Chia sẻ thông tin. B. Bình luận để tán thành, cổ vũ. C. Phê phán, đấu tranh. D. Chỉ đọc không thể hiện thái độ.
  14. Câu 41: Ông A kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông A. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước? A. Pháp chế. B. Chủ trương. C. Pháp luật. D. Hiến pháp. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Học sinh làm bài bằng cách viết đáp án đúng nhất ở mỗi câu vào bảng sau.) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40- 41