Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Thái Phiên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Thái Phiên
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 Biên soạn: Tổ GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Tài liệu lưu hành nội bộ) Đà Nẵng, tháng 12/2020
- Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm pháp luật: a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. b. Đặc trưng của pháp luật: - Tính quy phạm phổ biến. - Tính quyền lực, bắt buộc chung. - Tính chặt chẽ về mặt hình thức. 2. Bản chất của pháp luật: (Hướng dẫn học sinh tự học) a. Bản chất giai cấp của pháp luật: Pháp luật mang bản chất giai cấp dâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. b. Bản chất xã hội của pháp luật: + Pháp luật bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. + Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (Khuyến khích học sinh tự học) b. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị (Khuyến khích học sinh tự học) c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: - Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. - Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. - Những giá trị cơ bản của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội: a. PL là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội: - Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. - Quản lý bằng pháp luật là phương pháp qunr lý dân chủ và hiệu quả nhất, vì: + Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. + Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào? + Nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật. + Tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội. + Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. c. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: - Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. - Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của PL. - Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. II. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất nhân dân. D. Bản chất dân tộc. Câu 2: Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với A. mọi người từ 18 tuổi trở lên. B. mọi cá nhân, tổ chức.
- C. một số đối tượng cần thiết. D. mọi cán bộ, công chức. Câu 3: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Trình tự khoa học của pháp luật. B. Trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật. C. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 4: Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức - là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ pháp luật với chính trị. B. Quan hệ đạo đức với xã hội. C. Quan hệ chính trị với đạo đức. D. Quan hệ pháp luật với đạo đức. Câu 5: Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống của A. từng người dân và toàn xã hội. B. mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền. C. một số đối tượng cụ thể trong xã hội. D. những người cần được giáo dục, giúp đỡ. Câu 6: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quần chúng rộng rãi. B. Tính nghiêm túc. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính nhân dân và xã hội. Câu 7: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật chỉ bắt buộc đối với cán bộ, công chức. B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. Câu 8: Pháp luật được các cá nhân, tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là quy tắc xử sự chung, vì pháp luật bắt nguồn từ A. thực tiễn đời sống xã hội. B. các tầng lớp dân cư. C. các giai cấp trong xã hội. D. dư luận xã hội. Câu 9: Luật Giao thông đường bộ quy định, mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính uy nghiêm. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính thống nhất. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 10: Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để công dân A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. C. thực hiện quyền của mình. D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân. Câu 11: Năm 2010, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ban hành Luật này là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Là phương tiện để trừng phạt người vi phạm. B. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế. C. Là công cụ điều chỉnh hoạt động của xã hội. D. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. Câu 12: Chị Quyền có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị Quyền đã làm đơn khiếu nại và quyết định không được thực hiện. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân? A. Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên. B. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình. C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình. Câu 13: Trong hàng loạt quy phạm pháp luật có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội luôn thể hiện các quan niệm về A. đạo đức. B. giáo dục. C. văn hoá. D. khoa học. Câu 14: Pháp luật là phương tiện để công dân A. quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ. B. thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. sống trong tự do dân chủ.
- D. công dân phát triển toàn diện. Câu 15: Pháp luật là A. quy tắc xử sự bắt buộc mọi công dân. B. quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. C. quy tắc xử sự của một cộng đồng người. D. quy tắc xử sự bắt buộc chung. Câu 16: Pháp luật được bắt nguồn từ A. xã hội. B. kinh tế. C. đạo đức. D. chính trị. Câu 17: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là A. Nhà nước. B. cơ quan nhà nước. C. Chính phủ. D. Quốc hội. Câu 18: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của A. nhân dân lao động. B. giai cấp cầm quyền. C. giai cấp vô sản. D. giai cấp công nhân. Câu 19: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước A. quản lý xã hội. B. bảo vệ các giai cấp. C. quản lý công dân. D. bảo vệ các công dân. Câu 20: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của A. giai cấp công nhân. B. đa số nhân dân lao động. C. giai cấp vô sản. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 21: Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước vì pháp luật mang tính A. quy phạm phổ biến. B. chặt chẽ. C. bắt buộc chung. D. mệnh lệnh. Câu 22: Nếu không có pháp luật, xã hội sẽ không có A. hòa bình và dân chủ. B. trật tự và ổn định. C. dân chủ và hạnh phúc. D. sức mạnh và quyền lực. Câu 23: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước A. xử lý nghiêm minh. B. xử lý thật nặng. C. ngăn chặn, xử lý. D. xử lý nghiêm khắc. Câu 24: Bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vì pháp luật có tính A. bắt buộc chung. B. quy phạm pháp luật. C. cưỡng chế. D. quy phạm phổ biến. Câu 25: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một A. quy định pháp luật. B. quy phạm pháp luật. C. điều luật. D. điều cấm. Câu 26: Nhằm diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật vì pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt A. nội dung. B. văn bản. C. câu chữ. D. hình thức. Câu 27: Pháp luật do Nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện vì pháp luật mang bản chất A. giai cấp nhà nước. B. đoàn thể xã hội. C. giai cấp sâu sắc. D. xã hội sâu sắc. Câu 28: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực A. nhà nước. B. pháp luật. C. chính trị. D. giai cấp cầm quyền. Câu 29: Đâu không phải là đặc trưng cơ bản của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quy định, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 30: Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các A. nghĩa vụ hợp pháp của mình. B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. D. quyền hợp pháp của mình. Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I. Kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật: a. Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật:
- - Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. - Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật: (không học) 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: a. Vi phạm pháp luật: - Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm pháp luật: + Hành vi trái pháp luật. + Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. + Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. - Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do pháp luật bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lý: - Khái niệm: Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Mục đích: + Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật. c. Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý: - Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. + Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án. + Độ tuổi: * Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. * Người từ đủ 16 trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. * Việc xử lý người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu. - Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước. + Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được dùng để vi phạm, + Độ tuổi: * Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. * Người từ đủ 16 trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. - Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các mối quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. + Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự như bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần. + Độ tuổi: Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện. - Vi phạm kỷ luật: là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc II. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Thực hiện pháp luật là hành vi A. thiện chí của cá nhân, tổ chức. B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- C. tự nguyện của mọi người. D. dân chủ trong xã hội. Câu 2: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật? A. Không thích hợp. B. Lỗi. C. Trái pháp luật. D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Câu 3: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? A. Một hình thức. B. Hai hình thức. C. Ba hình thức. D. Bốn hình thức. Câu 4: Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm A. kỷ luật. C. bồi thường. B. hành chính. D. dân sự. Câu 5: Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. B. các quan hệ chính trị của Nhà nước. C. các lợi ích của tổ chức, cá nhân. D. các hoạt động của tổ chức, cá nhân. Câu 6: Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể A. hiểu được hành vi của mình. B. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình. C. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm. Câu 7: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây? A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật. B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. C. Xác định được người xấu và người tốt. D. Cách ly người vi phạm với những người xung quanh. Câu 8: Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật? A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước. B. Mọi cơ quan, tổ chức. C. Mọi công dân. D. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật? A. Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy. B. Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. C. Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường. D. Đỗ xe đạp dưới lòng đường. Câu 10: Ông Đạt đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đạt bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đạt phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hình sự và hành chính. B. Kỷ luật và dân sự. C. Hành chính và dân sự. D. Hành chính và kỷ luật. Câu 11: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Quỳnh ở nhà làm theo nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của Quỳnh là biểu hiện thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Làm theo pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 12: Dùng biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng Dùng không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của Dùng là thuộc hành vi nào dưới đây? A. Hành vi im lặng. B. Hành vi tuân thủ pháp luật. C. Hành vi hợp pháp. D. Hành vi không hành động. Câu 13: Trách nhiệm hình sự là sự quyết định do cơ quan A. Tòa án. B. cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. C. Viện kiểm sát. D. cơ quan, tổ chức nhà nước. Câu 14: Thực hiện pháp luật là làm cho những quy định của pháp luật A. đi vào lương tâm. B. đi vào cuộc sống. C. đi vào các quy tắc xử sự trong xã hội. D. cả A, B, C. Câu 15: Người có hành vi gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì A. phải chịu trách nhiệm dân sự. B. phải chịu trách nhiệm hình sự. C. phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự. D. phải chịu trách nhiệm hành chính. Câu 16: Vi phạm pháp luật có các loại vi phạm là A. hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật. C. kỷ luật, pháp luật, hành chính, hình sự. B. hình sự, hành chính, pháp luật, dân sự. D. hình sự, hành động, dân sự, pháp luật. Câu 17: Vi phạm dân sự là hành vi A. xâm phạm các quan hệ tài sản và sở hữu. B. xâm phạm các quan hệ tài sản.
- C. xâm phạm các quan hệ tài sản và thân nhân. D. xâm phạm các quan hệ tài sản và nhân thân. Câu 18: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. quy định. B. quy định phải làm. C. cho phép làm. D. không cho phép làm. Câu 19: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 250.000 đồng. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 20: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. không cấm. B. quy định phải làm. C. cho phép làm. D. quy định làm. Câu 21: Anh An đi săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này, anh An đã A. không tuân thủ pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không áp dụng pháp luật. D. không sử dụng pháp luật. Câu 22: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/6/2009) do mình gây ra là những người A. đủ từ 14 tuổi trở lên. B. đủ từ 18 tuổi trở lên. C. đủ từ 16 tuổi trở lên. D. đủ từ 15 tuổi trở lên. Câu 23: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây (Luật xử lý vi phạm hành chính - Điểm a, khoản 1, điều 6) về mọi hành vi hành chính do mình gây ra là những người A. đủ từ 14 tuổi trở lên. B. đủ từ 18 tuổi trở lên. C. đủ từ 16 tuổi trở lên. D. đủ từ 17 tuổi trở lên. Câu 24: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm A. pháp luật lao động. B. pháp luật hành chính. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 25: Người vi phạm thường bị phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện dùng để vi phạm khi A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm kỷ luật. D. vi phạm dân sự. Câu 26: Người vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương hoặc đuổi việc khi A. vi phạm kỷ luật. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm hình sự. Câu 27: Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này, anh M đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân theo pháp luật. Câu 28: Các cá nhân, tổ chức không làm những gì pháp luật cấm là A. tuân theo pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 29: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được A. pháp luật bảo vệ. C. pháp luật coi trọng. C. pháp luật xử lý. D. xử lý thích đáng. Câu 30: Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật nghĩa là không làm những điều mà pháp luật A. cho phép làm. B. không cấm. C. cấm. D. không đồng ý. Câu 31: Bố bạn An là người kinh doanh nên có thu nhập cao, hằng năm ông đến cơ quan thuế của quận để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp nay, bố bạn An đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 32: Chị Minh tham gia giao thông bằng xe máy trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, chị Minh đã A. không tuân thủ pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không áp dụng pháp luật. D. không sử dụng pháp luật. Câu 33: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận trực tiếp giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của vài người gửi lên cấp quận. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 34: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra các quyết định để luân chuyển một số cán bộ từ các phòng ban tăng cường cho Uỷ ban nhân dân các phường trên địa bàn. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 35: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là
- A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 36: Người vi phạm phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án khi A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm kỷ luật. D. vi phạm dân sự. Câu 37: Người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần khi A. vi phạm hình sự. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm kỷ luật. D. vi phạm hành chính. Câu 38: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật. Câu 39: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 40: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 41: Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật. Câu 42: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là A. vi phạm hình sự. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm dân sự. D. vi phạm kỷ luật. Câu 43: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ là hành vi A. vi phạm pháp luật hành chính. B. vi phạm hành chính. C. vi phạm pháp luật lao động. D. vi phạm kỷ luật. Câu 44: Anh Lưu Minh Tuấn bị bắt về tội vu khống và làm nhục bà Liên. Trong trường hợp này, anh Tuấn đã vi phạm A. hình sự B. hành chính C. kỷ luật D. dân sự Câu 45: Anh Nguyễn Văn Bình thường xuyên đến công ty không đúng giờ và đã nhiều lần tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm A. hình sự B. hành chính C. kỷ luật D. dân sự Câu 46: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là A. trách nhiệm kinh tế. B. trách nhiệm pháp luật. C. trách nhiệm pháp lý D. trách nhiệm xã hội Câu 47: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi A. trái pháp luật. B. bất hợp pháp. C. không đúng pháp luật. D. sai trái, không đúng. Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT I. Kiến thức cơ bản: 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: - Khái niệm: là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Hiểu về quyền và nghĩa vụ: + Bất kỳ công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân. Ngoài việc hưởng quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ một cách bình đẳng. + Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội. 2. Công dân hình đẳng về trách nhiệm pháp lý: Là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Trách nhiệm của Nhà nước: - Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. - Nhà nước không những đảm bảo cho công dân bình đẳng trước pháp luật mà còn xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.
- - Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống tư pháp cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước và xã hội. II. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ. B. quyền và trách nhiệm. C. nghĩa vụ và trách nhiệm. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 2: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng A. trong sản xuất. B. trong kinh tế. C. về điều kiện kinh doanh. D. về quyền và nghĩa vụ. Câu 3: Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. B. công dân bình đẳng về quyền. C. công dân bình đẳng về trách nhiệm. D. công dân bình đẳng về mặt xã hội. Câu 4: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Anh vào học Đại học còn Bình thì làm công nhân nhà máy, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ công dân. B. Bình đẳng về trách nhiệm với đất nước. C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội. Câu 5: Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện, công dân A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. C. bình đẳng trước pháp luật. D. bình đẳng khi tham gia giao thông. Câu 6: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Xuân được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Yến thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, Xuân và Yến có bình đẳng với nhau không? Nếu có thì bình đẳng nào dưới đây? A. Có, bình đẳng về chính sách học tập. B. Có, bình đẳng về học không hạn chế. C. Có, bình đẳng trong tuyển sinh. D. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 7: Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây? A. Không ai được ưu tiên. B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm. C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Không nên làm phiền người khác. Câu 8: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây? A. Nên làm. B. Được làm. C. Phải làm. D. Không được làm. Câu 9: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. công dân nào đủ 18 tuổi trở lên vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật không phân biệt đối xử. D. cả A, B, C. Câu 10: Tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân là A. Nhà nước. B. Mặt trận Tổ quốc. C. Chính phủ. D. Tòa án nhân dân. Câu 11: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước A. ngăn chặn, xử lý. B. xử lý thật nặng. C. xử lý nghiêm minh. D. xử lý nghiêm khắc. Câu 12: Theo Hiến pháp nước ta, đối với mỗi công dân, lao động là A. nghĩa vụ. B. quyền và nghĩa vụ. C. bổn phận. D. quyền lợi. Câu 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. thu nhập, tuổi tác, địa vị. B. dân tộc, giới tính, tôn giáo. C. dân tộc, giới tính, tôn giáo, địa vị. D. dân tộc, độ tuổi, giới tính. Câu 14: Mức độ sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân phụ thuộc rất nhiều vào A. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. B. giới tính, sở thích và hiểu biết của mỗi người. C. trình độ của mỗi người. D. thành phần địa vị xã hội của mỗi người.
- Câu 15: Học sinh đủ từ 16 tuổi được phép lái xe máy có dung tích xi-lanh là A. 90 cm3. B. dưới 50 cm3. C. từ 50 cm3 đến 70 cm3. D. trên 90 cm3. Câu 16: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. đều có quyền và bổn phận như nhau. B. đều có nghĩa vụ như nhau. C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 17: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện rõ công dân bình đẳng về A. trách nhiệm kinh tế. B. trách nhiệm pháp luật. C. trách nhiệm pháp lý. D. trách nhiệm xã hội. Câu 18: Học tập là một trong những A. nghĩa vụ của công dân. B. quyền của công dân. C. trách nhiệm của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 19: Tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội là một trong những A. quyền của công dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. trách nhiệm của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 20: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những A. quyền dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp. B. quyền tự do của công dân được quy định trong Hiến pháp. C. quyền tuyệt đối của công dân được quy định trong Hiến pháp. D. quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Câu 21: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ, thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong A.việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. B. việc giành quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. C. việc trả quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. D. việc có quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Câu 22: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước A. nhân dân và xã hội theo quy định của pháp luật. B. đồng bào và xã hội theo quy định của pháp luật. C. cộng đồng và xã hội theo quy định của pháp luật. D. nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Câu 23: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và A. thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. B. bị xử lý theo quy định của pháp luật. C. nhận trách nhiệm theo quy định của pháp luật. D. chịu tội theo quy định của pháp luật. Câu 24: Nhà nước ta không những đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình mà còn A. xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội. B. xử lý thật nặng những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội. C. ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội. D. xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội. Câu 25: Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được A. nghĩa vụ của mình phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. B. quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. C. quyền của mình phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. D. trách nhiệm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Câu 26: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong A. văn bản luật. B. Bộ luật. C. Hiến pháp và các văn bản luật. D. Luật hình sự. Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦACÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- I. Kiến thức cơ bản: 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: - Bình đẳng giữa vợ chồng: Được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. + Quan hệ nhân thân: * Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín của nhau; * Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình; + Quan hệ tài sản: * Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. * Những tài sản chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu * Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác có liên quan tài sản chung * Ngoài ra, vợ chồng vẫn có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt - Bình đẳng giữa cha mẹ và con: + Cha mẹ (cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con: + Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con + Con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, - Bình đẳng giữa ông bà và cháu: + Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu. + Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. - Bình đẳng giữa anh chị em: Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau: có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình (Không học) 2. Bình đẳng trong lao động: a. Thế nào là bình đẳng trong lao động? Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. b. Nội dung cơ bản: - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. + Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm + Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm + Người lao động phải đủ tuổi theo quy định, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động - Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. + Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công + Nguyên tắc: Tự do; tự nguyện; bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. - Công dân bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. + Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm. + Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng. + Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm + Lao động nữ cần được quan tâm hơn đến đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ
- c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động (Không học) 3. Bình đẳng trong kinh doanh: a. Khái niệm: Là cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ kinh tế từ lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, bình đẳng theo quy định của pháp luật. b. Nội dung cơ bản: - Có quyền lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng nếu có đủ điều kiện. - Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. - Khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh. - Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh (Không học) II. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng A. trong kinh doanh. B. trong lao động. C. trong tài chính. D. trong tổ chức. Câu 2: Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân A. trong tuyển dụng lao động. B. trước lợi ích trong kinh doanh. C. trước pháp luật về kinh doanh. D. trong giấy phép kinh doanh. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái. B. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai. C. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con. D. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi. Câu 4: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là A. mọi người đều có quyền lựa chọn việc làm mà không cần đáp ứng yêu cầu nào. B. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình. C. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau. D. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình. Câu 5: Khoản 2 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây? A. Giữa anh, chị, em với nhau. B. Giữa cha mẹ và con. C. Giữa các thế hệ. D. Giữa mọi thành viên. Câu 6: Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động. B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 7: Nội dung nào dưới đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng? A. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. B. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung. C. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật. D. Tài sản riêng của vợ chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn. Câu 8: Chủ thể của hợp đồng lao động là A. người lao động và đại diện người lao động. B. người lao động và người sử dụng lao động. C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động. D. ông chủ và người làm thuê. Câu 9: Ông Phú nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty kinh doanh thực phẩm, nhưng bị từ chối vì lý do ông không có quyền kinh doanh trong lĩnh vực này. Ông Phú có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này? A. Công dân có quyền tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh. B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào theo sở thích của mình. C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. D. Kinh doanh ngành nghề nào là quyền của mỗi người.
- Câu 10: Quyết muốn thi đại học vào ngành sư phạm, nhưng bố mẹ Quyết muốn Quyết vào ngành tài chính. Quyết phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình. B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con. C. Chọn ngành học phải theo sở thích của con. D. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con. Câu 11: Anh Mù là chồng chị Lý không bao giờ làm việc nhà vì cho rằng làm việc nhà là trách nhiệm của người vợ. Anh Mù còn đầu tư mua cổ phiếu từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị Lý. Hành vi, việc làm của anh Mù là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây? A. Quan hệ về chăm lo cuộc sống gia đình. B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Quan hệ trách nhiệm chung trong gia đình. D. Quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Câu 12: Giám đốc công ty T quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị Hoàng trong thời gian chị Hoàng đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi, vì lý do chị không hoàn thành công việc. Quyết định của giám đốc công ty T đã xâm phạm tới A. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. B. quyền bình đẳng giữa các lao động trong công ty. C. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. D. quyền ưu tiên lao động nữ trong công ty. Câu 13: Mục đích cuối cùng của hôn nhân là xây dựng gia đình A. yên ấm, hoà thuận. B. vui vẻ, hoà thuận. C. hạnh phúc, hoà thuận. D. đoàn kết, hoà thuận. Câu 14: Đâu không phải là chức năng của gia đình? A. Nuôi dạy con. B. Làm giàu cho xã hội. C. Sinh con. D. Tổ chức đời sống vật chất. Câu 15: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về A. quyền giữa vợ và chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. B. nghĩa vụ giữa vợ và chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. C. trách nhiệm giữa vợ và chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. D. nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. Câu 16: Bình đẳng giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình quy định được hiểu là A. vợ, chồng có quyền ngang nhau trong quyết định về tài sản riêng. B. người chồng có trách nhiệm chính trong việc nghỉ chăm sóc con ốm đau. C. người vợ phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái. D. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Câu 17: Bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện trong A. quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân. D. quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Câu 18: Nội dung thể hiện sự bình đẳng anh, chị, em trong gia đình là A. có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ. B. có sự phân biệt giữa anh chị lớn với em nhỏ. C. yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. D. được học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Câu 19: Những tài sản chung của vợ, chồng mà A. nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ lẫn chồng. B. pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ lẫn chồng. C. Toà án quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ lẫn chồng.
- D. xã hội quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ lẫn chồng. Câu 20: Cha mẹ cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ A. quyền hợp pháp của con. B. nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của con. C. nghĩa vụ hợp pháp của con. D. quyền và lợi ích hợp pháp của con. Câu 21: Khoảng thời gian tồn tại mối quan hệ vợ chồng, tính từ lúc hai người đi đăng ký kết hôn đến khi chấm dứt hôn nhân giữa vợ và chồng là thời kỳ A. kết hôn. B. ly hôn. C. hôn nhân. D. ly thân. Câu 22: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị xử lý thì hai bên nam, nữ phải A. tiếp tục quan hệ như vợ chồng. B. tạm hoãn quan hệ như vợ chồng. C. chấm dứt quan hệ như vợ chồng. D. tạm dừng quan hệ như vợ chồng. Câu 23: Tảo hôn là việc cưới vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên A. chưa có đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. B. không đủ tuổi kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. C. không có sự tự nguyện theo đúng quy định của pháp luật. D. không có sự đồng ý của gia đình theo đúng quy định của pháp luật. Câu 24: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã A. kết hôn. B. sinh con. C. tổ chức cưới. D. có sự sống chung. Câu 25: Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố A. gia đình đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình. B. hôn nhân đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình. C. tình yêu đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình. D. sự quen biết của hai người đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình. Câu 26: Anh An yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc ở cơ quan để ở nhà chăm sóc con khi con bị đau, anh An đã vi phạm quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ A. tài sản chung. B. tài sản riêng. C. thân nhân. D. nhân thân. Câu 27: Bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua A. tiếp cận công việc; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. B. hiểu biết công việc; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. C. thực hiện cam kết hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. D. hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. Câu 28: Quyền lao động là quyền của công dân A. tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất cứ ở nơi nào. B. có quyền sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất cứ ở nơi nào. C. cần biết sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất cứ ở nơi nào. D. tự nguyện sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất cứ ở nơi nào. Câu 29: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và A. công việc phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử. B. nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử. C. lao động phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử. D. ngành nghề phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử. Câu 30: Hợp đồng lao đồng là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có A. tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. B. tiền thưởng, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- C. trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. D. bảo hiểm, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Câu 31: Lao động nam và lao động nữ được đối xử A. công bằng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. B. như nhau tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. C. giống nhau tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. D. bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Câu 32: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mà người lao động nữ A. nghỉ việc mà không có lý do. B. nghỉ việc để kết hôn. C. có thai, nghỉ thai sản. D. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Câu 33: Để tìm ra công việc làm phù hợp với bản thân, anh Toàn có thể căn cứ vào quyền bình đẳng A. trong tiếp cận việc làm. B. tự do lựa chọn việc làm. C. trong độ tuổi và tiêu chuẩn khi tuyển dụng. D. trong giao kết hợp đồng lao động. Câu 34: Để có thể ký kết hợp đồng lao động, chị Chi cần căn cứ vào nguyên tắc A. tự do, trách nhiệm, bình đẳng. B. tự do, chủ động, tự nguyện. C. tự nguyện, bình đẳng, chủ động. D. tự do, tự nguyện, bình đẳng. Câu 35: Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức A. kinh doanh, tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tuỳ theo sở thích, khả năng của mình nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. B. kinh tế, tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tuỳ theo sở thích, khả năng của mình nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. C. liên doanh, tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tuỳ theo sở thích, khả năng của mình nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. D. liên kết, tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tuỳ theo sở thích, khả năng của mình nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Câu 36: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà A. nhà nước không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. B. pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. C. Chính phủ không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. D. xã hội không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Câu 37: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được A. như nhau trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. B. tự do trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. C. bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. tự nguyện trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Câu 38: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là A. tạo ra nhiều sản phẩm. B. nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. C. hạ giá thành của sản phẩm. D. tạo ra lợi nhuận cao. Câu 39: Nhà nước ta thừa nhận A. doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế. B. doanh nghiệp liên doanh giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế. C. doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế. D. doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế. Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
- I. Kiến thức cơ bản: 1. Bình đẳng giữa các dân tộc: a. Khái niệm: Là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da, được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung quyền bình đẳng: - Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: + Thông qua quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước được thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. + Không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước. - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: + Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số. Các vùng: sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm đặc biệt. + Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khan, vùng đồng bào dân tộc và miền núi. - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục: + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, khôi phục và phát huy + Các dân tộc đều bình đẳng trong hưởng thụ nền giáo dục nước nhà, Nhà nước tạo mọi điều kiện để các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập. c. Ý nghĩa: - Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc. - Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng đất nước. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc: (Khuyến khích học sinh tự học) 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo: a. Khái niệm: Là các tôn giáo ở Việt Nam có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ. b. Nội dung quyền bình đẳng: - Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của PL. - Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo được PL bảo hộ. c. Ý nghĩa: - Là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đoàn kết dân tộc. - Thúc đẩy tinh thần đoàn kết keo sơn của nhân dân VN. - Tạo sức mạnh tổng hợp cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: (Khuyến khích học sinh tự học) II. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa? A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình. B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. C. Các dân tộc có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình. D. Các dân tộc không được duy trì những lễ hội riêng của dân tộc mình. Câu 2: Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện A. quyền bình đẳng giữa các công dân. B. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. C. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước. Câu 3: Chị Nghĩa và anh Minh thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị Nghĩa là ông Hùng không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị Nghĩa theo đạo Thiên chúa, còn anh Minh theo đạo Phật. Hành vi của ông Hùng là biểu hiện
- A. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. B. không đoàn kết giữa các tôn giáo. C. lạm dụng quyền hạn. D. không thiện chí với tôn giáo khác. Câu 4: Việc Nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện A. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn học sinh người dân tộc Kinh. B. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập. C. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp. D. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 5: Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng A. về bầu cử, ứng cử. B. giữa các dân tộc, tôn giáo. C. về tham gia quản lý nhà nước. D. giữa người theo đạo và người không theo đạo. Câu 6: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về chính trị. B. Bình đẳng về kinh tế. C. Bình đẳng về xã hội. D. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục. Câu 7: Xã M là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã M kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh nào dưới đây? A. Bình đẳng về chủ trương. B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh. C. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh. D. Bình đẳng về kinh tế. Câu 8: Dân tộc được hiểu theo nghĩa là một A. một nhóm dân tộc thiểu số. B. một bộ phận dân cư của quốc gia. C. một dân tộc ít người. D. một cộng đồng có cùng lãnh thổ. Câu 9: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ A. quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. B. quyền tự do của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. C. quyền dân chủ của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. D. quyền được sống của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Câu 10: Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng A. quyền lợi ngang nhau. B. lợi ích ngang nhau. C. quyền và nghĩa vụ ngang nhau. D. quyền dân chủ ngang nhau. Câu 11: Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc; là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về A. số lượng dân cư giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau. B. khu vực sinh sống giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau. C. tiếng nói, chữ viết giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau. D. trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau. Câu 12: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt đa số, thiểu số, không phân biệt A. tín ngưỡng, tôn giáo đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. B. trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. C. trình độ văn hoá đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. D. số lượng dân cư đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Câu 13: Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã A. phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. B. ít nhiều khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. C. chậm phát triển vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. D. đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Câu 14: Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà, được Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được
- A. bình đẳng về cơ hội học tập. B. tự do về cơ hội học tập. C. có quyền lợi về cơ hội học tập. D. nắm bắt về cơ hội học tập. Câu 15: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là A. bình đẳng. B. tôn trọng lợi ích từ các dân tộc thiểu số. C. quan hệ hữu hảo với nhau. D. đoàn kết giữa các dân tộc. Câu 16: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Điều đó thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về A. kinh tế. B. chính trị - xã hội. C. phong tục tập quán. D. văn hoá, giáo dục. Câu 17: Bình đẳng giữa các dân tộc được ghi nhận trong A. Hiến pháp và Luật. B. quy phạm pháp luật. C. các văn bản Luật. D. Bộ luật. Câu 18: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lý thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức A. thánh lễ thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy. B. lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy. C. tôn kính thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy. D. lễ giáo thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy. Câu 19: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng A. trước nhà nước; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. B. trước cộng đồng; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. C. trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. D. trước xã hội; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Câu 20: Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống A. trung thành pháp luật. B. tốt đời, đẹp đạo. C. tuân thủ giới luật. D. đúng với đức tin. Câu 21: Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải A. tôn trọng lẫn nhau. B. hỗ trợ lẫn nhau. C. giúp đỡ lẫn nhau. D. ngang hàng lẫn nhau. Câu 22: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo A. thờ tự được pháp luật bảo hộ. B. hợp pháp được pháp luật bảo hộ. C. cũ và mới được pháp luật bảo hộ. D. lâu đời được pháp luật bảo hộ. Câu 23: Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử A. ngang hàng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. B. công bằng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. C. bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. D. tôn trọng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Câu 24: Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng A. chính trị, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. B. tự do, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. C. quyền lợi, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. D. pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm. Câu 25: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều A. tự chủ trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. B. tự do trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. C. có quyền lợi trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. D. bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I. Kiến thức cơ bản: 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân: a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: - Khái niệm: Là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. - Nội dung:
- + Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ không có căn cứ. + Các trường hợp bắt giam giữ người: * Bắt người chỉ tiến hành khi có quyết định của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, Toà án. * Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi thuộc một trong ba căn cứ theo quy định của pháp luật * Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. - Ý nghĩa: (Khuyến khích học sinh tự học) b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm: - Khái niệm: + Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. + Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Nội dung: + Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác. * Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. * Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người. + Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác: Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó. - Ý nghĩa: (Khuyến khích học sinh tự học) II. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Tự ý bắt và giam, giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền tự do thân thể. Câu 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó A. đang có ý định phạm tội. B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm. D. đang họp bàn thực hiện tội phạm. Câu 3: Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây? A. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội. B. Bắt người trong thời gian thi hành án. C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện phạm tội. D. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết. Câu 4: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm? A. Chê bai bạn trước mặt người khác. B. Trêu chọc làm bạn bực mình. C. Bịa đặt tung tin xấu về người khác trên Facebook. D. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp. Câu 5: Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường Y đã cùng đánh hội đồng bạn Hùng sau giờ tan học. Hành vi của 3 học sinh này đã xâm phạm A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. quyền được bảo đảm an toàn cá nhân. Câu 6: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Tự tiện bắt người. B. Tự tiện giam, giữ người. C. Đánh người gây thương tích. D. Đe dọa đánh người. Câu 7: Vì có mâu thuẫn cá nhân với Bình. Nên vào một buổi tối, Kỳ đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong thôn làm Bình ngã và bị chấn thương nặng ở tay. Kỳ đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bảo đảm an toàn giao thông. B. Quyền được bảo đảm về nhân thân. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Câu 8: Nghi ngờ ông Hà lấy trộm xe máy của ông Lai, công an phường N đã bắt giam ông Hà và dọa nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của công an phường N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền tự do đi lại. Câu 9: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong A. Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân. B. quy phạm pháp luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân. C. các văn bản Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân. D. Bộ luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân. Câu 10: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc A. ký xác nhận của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. B. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. C. cam kết của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. D. xử lý của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Câu 11: Không một ai dù ở A. cấp bậc nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. B. chức vụ nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. C. cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. D. tình huống nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Câu 12: Tự tiện bắt và giam, giữ người A. không đúng là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. không hợp pháp là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. có lỗi là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 13: Trong Hiến pháp và các văn bản luật ở nước ta, quyền có vị trí quan trọng nhất và không thể tách rời đối với mỗi công dân là A. quyền tự do cơ bản. B. quyền được sống. C. quyền được tự do. D. quyền dân chủ. Câu 14: Bất cứ ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp A. người phạm tội nghiêm trọng. B. người mới phạm tội lần đầu. C. người đang bị truy nã. D. bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra. Câu 15: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là loại quyền gắn liền với A. quyền bình đẳng của con người. B. tự do cá nhân của con người. C. quyền dân chủ của con người. D. quyền được sống của con người. Câu 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là công dân có quyền được A. bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. B. hỗ trợ giúp đỡ về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. C. giữ gìn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. D. chăm sóc về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Câu 17: Xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm A. bị thương đến tính mạng và sức khoẻ của người khác. B. tổn hại đến tính mạng và sức khoẻ của người khác. C. gây thương tích đến tính mạng và sức khoẻ của người khác.
- D. bị đau đến tính mạng và sức khoẻ của người khác. Câu 18: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với A. chuẩn mực xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật. B. nghĩa vụ xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật. C. đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật. D. dư luận xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo pháp luật. SỞ GD&ĐT TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HKI - Năm học 2016 - 2017 Thời gian: 45 phút - Mã đề 862 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6đ) Câu 1: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14 tuổi trở lên. B. Đủ 15 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên. D. Đủ 17 tuổi trở lên. Câu 2: Người nào tự tiện bóc, mở thư tín của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu thư tín thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm A. kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự. B. hình sự hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự. C. dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. D. hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 3: Bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc được hiểu là A. truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, phát huy. B. dân tộc ít người không được duy trì những nét tốt đẹp văn hóa của mình. C. con em đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên trong giáo dục. D. các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Câu 4: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quy tắc nào? A. An toàn lao động. B. Ký kết hợp đồng. C. Kỷ luật lao động. D. Quản lý nhà nước. Câu 5: Trong các nội dung sau, nội dung nào đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. B. Cha mẹ nên thương yêu con gái hơn con trai. C. Cha mẹ nên tạo điều kiện tốt hơn để con trai học tập. D. Cha mẹ yêu cầu con lao động để phụ giúp gia đình dù con chưa thành niên. Câu 6: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ trong trường hợp nào sau đây? A. Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. B. Đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi. C. Đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. D. Đang nuôi con nhỏ dưới 05 tuổi. Câu 7: Sau khi kết hôn, mặc dù có đầy đủ điều kiện nhưng chồng chị B không cho chị được tiếp tục đi học để nâng cao trình độ, chồng chị B đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ. B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Câu 8: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực xã hội. B. tính tự giác của dân. C. quyền lực nhà nước. D. chủ trương, chính sách. Câu 9: Cảnh sát giao thông xử phạt cùng một mức phạt cho hai người vượt đèn đỏ; trong đó, một người là cán bộ lãnh đạo và một người là dân thường. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào? A. Bình đẳng trong tham gia giao thông. B. Bình đẳng về nghĩa vụ. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng trước pháp luật. Câu 10: Anh A và chị B kết hôn được 05 năm, nhưng anh A chây lười, không chịu làm việc; trong khi chị B phải lao động và đảm đương mọi việc. Anh A tự ý mua xe máy với giá trị hơn 50 triệu đồng mà không bàn bạc với chị B. Việc tự ý mua xe máy của anh A là không thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào? A. Quan hệ tài sản. B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Quan hệ nhân thân. D. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình. Câu 11: Do mâu thuẫn với nhau nên Lợi đã tung tin nói xấu Thắng trên Facebook. Hành vi này của Lợi đã vi phạm quyền nào của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Quyền bí mật đời tư.
- C. Quyền được đảm bảo an toàn Facebook. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. Câu 12: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả nọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xã hội của pháp luật. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 13: Trong các hình thức thực hiện pháp luật, hình thức nào khác với các hình thức còn lại? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 14: Em Tý (8 tuổi) chơi diêm cùng em trai làm cháy đống rơm hàng xóm dẫn tới hậu quả cháy nhà. Hành vi của em Tý không vi phạm pháp luật vì A. em Tý chưa đủ tuổi. B. em Tý không có khả năng gánh chịu hậu quả. C. em Tý không có năng lực trách nhiệm pháp lý. D. em Tý không có khả năng điều chỉnh hành vi. Câu 15: Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật là A. mọi công dân. B. cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. C. mọi cán bộ, công chức nhà nước . D. chỉ có những cơ quan chuyên trách. Câu 16: Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người là loại vi phạm pháp luật nào? A. Dân sự. B. Hành chính. C. Kỷ luật. D. Hình sự. Câu 17: Bạn Nam nhặt được của rơi và đem trả lại cho người bị mất. Trong trường hợp này, bạn Nam đã A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 18: Vi phạm pháp luật xâm phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là hành vi vi phạm về lĩnh vực A. hình sự. B. kỷ luật. C. hành chính. D. dân sự. Câu 19: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của A. Viện kiểm sát. B. cơ quan công an. C. Thanh tra chính phủ. D. cơ quan điều tra. Câu 20: Chị Mai và anh Huy lấy nhau được 08 năm và có với nhau hai đứa con gái, đứa con gái út của anh chị mới 09 tháng tuổi. Vợ chồng anh chị thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xô xát, anh lại có nhân tình ở bên ngoài. Để công khai sống với nhân tình, anh Huy đơn phương gửi đơn ly hôn và yêu cầu tòa giải quyết. Nhưng tòa bác bỏ với lý do A. mâu thuẫn giữa 02 người có thể hòa giải được. B. anh Huy có nhân tình. C. anh Huy và chị Mai đã có 02 đứa con. D. đứa con gái út mới 09 tháng tuổi. II. PHẦN TỰ LUẬN (4đ) Câu 1 (2đ) Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông thành phố Đà Nẵng, sau một tháng triển khai phạt “nguội” qua hình ảnh ghi nhận từ camera (từ ngày 01/11/2016 đến ngày 29/11/2016). Công an thành phố Đà Nẵng đã xử lý 231 trường hợp vi phạm, lập biên bản 221 trường hợp với số tiền xử phạt ước tính hơn 320 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 67 trường hợp. 1. Hãy xác định các hình thức thực hiện pháp luật của người vi phạm và người xử lý vi phạm qua báo cáo trên? 2. Hiện nay, một số học sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa đủ điều kiện để điều khiển xe máy nhưng vẫn sử dụng xe máy đến trường. Suy nghĩ của anh, chị về vấn đề này? Câu 2 (2đ) Hiện nay, một số học sinh sử dụng trang mạng xã hội facebook để cố ý xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi trên vi phạm về lĩnh vực nào? Suy nghĩ của anh, chị về vấn đề này? HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chọn C D A D A A B C C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Chọn A D D C B D C B A D II. PHẦN TỰ LUẬN (4đ)
- Câu Nội dung Điểm 1. Xác định hình thức thực hiện pháp luật của 0.5 - Người vi phạm: Không tuân thủ pháp luật. 0.25 - Người xử lý vi phạm (Công an): Áp dụng pháp luật. 0.25 1 2. Hiện nay, một số học sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa đủ điều kiện để điều khiển xe máy nhưng vẫn sử dụng xe máy đến trường. Suy nghĩ của anh, chị về vấn đề này? 1.5 - Xác định hành vi sử dụng xe mô tô, xe máy tới trường dù chưa đủ điều kiện là vi phạm pháp luật. 0.5 - Ngoài ra, dù đủ điều kiện nhưng học sinh sử dụng xe máy đến trường là vi phạm cam kết về việc “không sử dụng xe máy đến trường”. 0.25 - Hiểu, chấp hành tốt Luật giao thông và cam kết “không sử dụng xe máy đến trường”. 0.25 - Phê phán những hành vi vi phạm Luật giao thông, vi phạm cam kết “không sử dụng xe máy đến trường”. 0.25 - Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền thực hiện Luật giao thông. 0.25 1. Hành vi sử dụng trang mạng xã hội facebook để cố ý xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực dân sự. (Điều 604 - Bộ luật dân sự năm 2005) 0.5 2. Suy nghĩ của anh, chị về vấn đề này? 1.5 - Xác định được hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi trái 2 pháp luật. 0.5 - Không đồng tình với các hành vi chửi tục, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. - Lên án mọi hành vi chửi tục, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác. 1.0 - Tuyên truyền cho mọi người xung quanh sử dụng facebook lành mạnh, không thực hiện các hành vi thiếu văn hóa và trái với quy định của pháp luật khi tham gia trang mạng facebook. Lưu ý về hướng dẫn chấm tự luận: Trên đây là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, các đơn vị có thể thảo luận để thống nhất đáp án. . SỞ GD&ĐT TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HKI - Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 45 phút - Mã đề 877 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không thuộc về đặc trưng của pháp luật? A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, vì sự phát triển của xã hội. B. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Câu 2. Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung thuộc về A. tính chất quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. C. khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc. D. nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 3. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, M đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ. Hiện nay, M đang đóng quân tại tỉnh Gia Lai. Trong trường hợp này, M đã A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 4. Chị X và chị Y là công nhân nhà máy T, hai chị cùng thuê nhà trọ của bà G. Do chậm trễ trong việc trả tiền thuê nhà nên bà G yêu cầu chị X và Y ra khỏi nhà trọ của mình. Nghe vậy, chị X đã gọi điện cho chị H là bạn thân của mình đến chửi bới, xúc phạm danh dự của bà G. Bà G cùng với S - con trai mình khống chế và bắt chị X, chị H đến nhà ông M - trưởng thôn. Tại đây, ông M đã cho nhốt cả chị X và chị H vào trong phòng kín 2 ngày. Những người nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Chị X, chị Y và chị H. B. Bà G, anh S và ông M. C. chị X và chị Y. D. Anh S, chị H và ông M. Câu 5. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung thuộc về hình thức thực hiện nào dưới đây?
- A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 6. Tôn giáo H tự ý cho xây dựng một cơ sở thờ tự mà không có giấy phép trên khu vực đất đang tranh chấp. Ủy ban nhân dân quận T đã ra quyết định đình chỉ việc xây dựng công trình trên. Trong trường hợp này, việc làm của Ủy ban nhân dân quận T A. vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. B. trái với những quy định của pháp luật. C. vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. D. phù hợp với quy định của pháp luật. Câu 7. Không bằng lòng với quyết định đình chỉ kinh doanh của Ủy ban nhân dân thành phố M, ông H đã làm đơn khiếu nại gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, ông H đã dựa vào pháp luật để A. thúc đẩy vai trò quản lý của nhà nước. B. ngăn chặn hành vi trái pháp luật. C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. thực hiện quyền tố cáo của mình. Câu 8. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản? A. Cùng lựa chọn biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. Tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. C. Có quyền ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú. D. Cùng thỏa thuận trong những giao dịch tài sản chung. Câu 9. Người đạt độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt về vi phạm hành chính do cố ý? A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 14 tuổi đến đủ 15 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Câu 10. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là nội dung thuộc về A. tiêu thụ sản phẩm. B. hợp đồng lao động. C. hương ước làng xã. D. thuê mướn mặt bàng. Câu 11. Phát hiện cảnh sát giao thông tỉnh S nhận tiền hối lộ của người vi phạm rồi không xử phạt. Ông K thu thập chứng cứ và gửi đơn tố cáo đến Giám đốc công an tỉnh S. Trong trường hợp này, ông K đã A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 12. Anh M thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lý do. Trong trường hợp này, anh M đã vi phạm A. hành chính. B. kỷ luật. C. dân sự. D. hình sự. Câu 13: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật, là đề cập đến bình đẳng về A. nghĩa vụ được giao. B. mọi chế độ ưu đãi. C. quyền tự do cơ bản. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 14. Việc làm nào dưới đây là đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo? A. Tổ chức các lớp học giáo lý cho người theo đạo. B. Giảng đạo, truyền đạo trong trường học. C. Lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. D. Ép buộc con đã thành niên theo tôn giáo mình đang theo. Câu 15. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, thuộc về khái niệm của quyền nào dưới đây? A. Quyền tự do tìm kiếm việc làm. B. Quyền tự do giao kết hợp đồng lao động. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Câu 16. Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân sử dụng pháp luật? A. Cảnh sát giao thông xử phạt người vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. B. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật. C. Bạn M (20 tuổi) đã thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. D. Chị S tiếp tục học bằng thạc sĩ sau khi kết hôn để nâng cao trình độ. Câu 17. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là nội dung thuộc về hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 18. Nhân lúc trong siêu thị đông người, M đã móc túi lấy trộm tiền của H. Việc làm đó bị S dùng điện thoại quay lại. Sau đó, S đi theo M đe dọa nếu M không đưa tiền cho S thì S sẽ cung cấp đoạn phim quay được cho công an. Biết chuyện, X là anh trai của M đã tìm gặp và đánh S, làm S bị thương phải vào bệnh viện. Những người nào dưới đây vi phạm pháp luật? A. M và X. B. M, H và X. C. M, H và S. D. M, S và X. Câu 19. Tòa án nhân dân ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn sau khi giải quyết đúng quy trình đối với đơn xin ly hôn của vợ chồng anh M. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân đã
- A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 20. Trần Văn M đi xe vượt đèn đỏ. Trong trường hợp này, Trần Văn M đã vi phạm A. hành chính. B. kỷ luật. C. dân sự. D. hình sự. Câu 21. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là nội dung thuộc về hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 22. Bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau là nội dung thuộc về quyền bình đẳng trong A. việc giữ gìn truyền thống dân tộc. B. việc tổ chức cưới xin. C. việc đăng ký kết hôn. D. lĩnh vực hôn nhân gia đình. Câu 23. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân? A. Có trách nhiệm sống tốt đời, đẹp đạo. B. Bắt buộc vợ/chồng theo tôn giáo của mình. C. Có ý thức chấp hành pháp luật. D. Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước. Câu 24. Tốt nghiệp đại học với kết quả xếp loại giỏi, chị H được giám đốc Công ty X tuyển dụng và bố trí vào vị trí quan trọng trong công ty. Chị H thực hiện nội dung nào dưới đây trong quyền bình đẳng trong lao động? A. Được tạo điều kiện để phát huy tài năng. B. Được ưu ái của lãnh đạo. C. Được quan tâm hỗ trợ về nguồn vốn ban đầu. D. Được định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Câu 25. Nội dung nào dưới đây không thuộc về quyền bình đẳng trong lao động? A. Tự do giao kết hợp đồng lao động khi đủ tuổi. B. Tự do làm những việc mà pháp luật không cấm. C. Làm bất cứ nghề nào mà bản thân mình thich. D. Người có chuyên môn cao được tạo điều kiện phát triển. Câu 26. Trong công tác quản lý xã hội thì pháp luật là một trong những phương tiện A. đơn giản nhất. B. thuận lợi nhất. C. hữu hiệu nhất. D. hợp tình nhất. Câu 27. Nghi ngờ chị K ngoại tình, anh T thường xuyên nói bóng gió, xúc phạm danh dự vợ mình. Một hôm đi nhậu về, anh T vô cớ gây sự và xô chị K ngã, làm chị bị xay sát nhẹ. Chị K đã gọi cho C, bạn thân của mình đến. Bức xúc vì thấy K bị thương, chị C bí mật thuê S - xã hội đen chặn đường đánh anh T. Biết chuyện, bà H - mẹ chồng chị K đến nơi chị K làm việc chửi bới, đe dọa không cho chị K đón con gái (18 tháng tuổi) của mình. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh T, bà H và chị C. B. Anh T và bà H. C. Anh T, chị C và S. D. Chị K và chị C. Câu 28. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Bố bạn M bắt bạn M phải nghỉ học với lý do con gái không cần học nhiều. B. Hội Khuyến học trao học bổng cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập. C. Học sinh nam đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. D. Nhà trường miễn, giảm học phí cho con em hộ nghèo trong thành phố. Câu 29. Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đềquan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc là đề cập đến A. ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. B. nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. C. phương thức hoạt động của các tôn giáo. D. khái niệm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Câu 30. Giám đốc Công ty M đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”. Giám đốc Công ty M đã vi phạm đến nội dung nào dưới đây trong quyền bình đẳng trng lao động? A. Bình đẳng trong việc lựa chọn hình thức tư vấn tâm lý. B. Được quan tâm, dầu tư dây chuyền sản xuất mới. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Được tham gia chuyển giao công nghệ tiên tiến. . ĐỀ MẪU Câu 1: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 14 tuổi trở lên. B. Đủ 15 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên. D. Đủ 17 tuổi trở lên. Câu 2: Người nào tự tiện bóc, mở thư tín của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu thư tín thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt vi phạm A. kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự. B. hình sự hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự. C. dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. D. hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Câu 3: Bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc được hiểu là A. truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, phát huy. B. dân tộc ít người không được duy trì những nét văn hóa tốt đẹp của mình C. con em đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên trong giáo dục. D. các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Câu 4: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quy tắc nào? A. An toàn lao động. B. Kí kết hợp đồng. C. Kỷ luật lao động. D. Quản lí nhà nước. Câu 5: Trong các nội dung sau, nội dung nào đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. B. Cha mẹ nên thương yêu con gái hơn con trai. C. Cha mẹ nên tạo điều kiện tốt hơn để con trai học tập. D. Cha mẹ yêu cầu con lao động để phụ giúp gia đình dù con chưa thành niên. Câu 6: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ trong trường hợp nào sau đây? A. Đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. B. Đang nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi. C. Đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. D. Đang nuôi con nhỏ dưới 05 tuổi. Câu 7: Sau khi kết hôn, mặc dù có đầy đủ điều kiện nhưng chồng chị B không cho chị được tiếp tục đi học để nâng cao trình độ, chồng chị B đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ. B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Câu 8: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực xã hội. B. tính tự giác của dân. C. quyền lực nhà nước. D. chủ trương, chính sách. Câu 9: Cảnh sát giao thông xử phạt cùng một mức phạt cho hai người vượt đèn đỏ; trong đó, một người là cán bộ lãnh đạo và một người là dân thường. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào? A. Bình đẳng trong tham gia giao thông. B. Bình đẳng về nghĩa vụ. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng trước pháp luật. Câu 10: Anh A và chị B kết hôn được 05 năm, nhưng anh A chay lười, không chịu làm việc; trong khi chị B phải lao động và đảm đương mọi việc. Anh A tự ý mua xe máy với giá trị hơn 50 triệu đồng mà không bàn bạc với chị B. Việc tự ý mua xe máy của anh A là không thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào? A. Quan hệ tài sản. B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Quan hệ nhân thân. D. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình. Câu 11: Do mâu thuẫn với nhau nên Lợi đã tung tin nói xấu Thắng trên Facebook. Hành vi này của Lợi đã vi phạm quyền nào của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Quyền bí mật đời tư. C. Quyền được đảm bảo an toàn Facebook. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. Câu 12: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xã hội của pháp luật. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 13: Trong các hình thức thực hiện pháp luật, hình thức nào khác với các hình thức còn lại? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 14: Em Tý (8 tuổi) chơi diêm cùng em trai làm cháy đống rơm hàng xóm dẫn tới hậu quả cháy nhà. Hành vi của em Tý không vi phạm pháp luật vì A. em Tý chưa đủ tuổi. B. em Tý không có khả năng gánh chịu hậu quả. C. em Tý không có năng lực trách nhiệm pháp lý. D. em Tý không có khả năng điều chỉnh hành vi. Câu 15: Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật là A. mọi công dân. B. cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- C. mọi cán bộ, công chức nhà nước. D. chỉ có những cơ quan chuyên trách. Câu 16: Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người là loại vi phạm pháp luật nào? A. Dân sự. B. Hành chính. C. Kỷ luật. D. Hình sự. Câu 17: Bạn Nam nhặt được của rơi và đem trả lại cho người bị mất. Trong trường hợp này, bạn Nam đã A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 18: Vi phạm pháp luật xâm phạm đến các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là hành vi vi phạm về lĩnh vực A. hình sự. B. kỉ luật. C. hành chính. D. dân sự. Câu 19: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của A. Viện kiểm sát. B. cơ quan công an. C. Thanh tra chính phủ. D. cơ quan điều tra. Câu 20: Chị Mai và anh Huy lấy nhau được 08 năm và có với nhau hai đứa con gái, đứa con gái út của anh chị mới 09 tháng tuổi. Vợ chồng anh chị thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xô xát, anh lại có nhân tình ở bên ngoài. Để công khai sống với nhân tình, anh Huy đơn phương gửi đơn ly hôn và yêu cầu tòa giải quyết. Nhưng tòa bác bỏ với lý do A. mâu thuẫn giữa 02 người có thể hòa giải được. B. anh Huy có nhân tình. C. anh Huy và chị Mai đã có 02 đứa con. D. đứa con gái út mới 09 tháng tuổi. Câu 21: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép là thực hiện pháp luật theo hình thức A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. phổ biến nội quy. D. thực hiện nội quy. Câu 22: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì A. pháp luạt do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. B. pháp luạt do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của tất cả mọi người. C. pháp luật bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân. D. pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. Câu 23: Ông N cạ ý đánh ngưại, gây thương tích 20%. Ông N sạ phại chạu trách nhiạm A. dân sạ. B. hình sạ. C. hành chính. D. kạ luạt. Câu 24: Mại công dân nam, nạ thuạc các dân tạc, tôn giáo, thành phạn, đạa vạ xã hại khác nhau đạu không bạ phân biạt đại xạ trong viạc hưạng quyạn, thạc hiạn nghĩa vạ và chạu trách nhiạm pháp lí theo quy đạnh cạa pháp luạt đưạc hiạu là công dân bình đạng A. như nhau. B. trưạc pháp luạt. C. ngang nhau. D. trưạc nhà nưạc. Câu 25: Luạt Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nưạc ta quy đạnh đạ tuại kạt hôn cạa nam và nạ là A. nam và nạ tạ đạ 18 tuại. B. nam và nạ tạ đạ 20 tuại. C. nam tạ đạ 20 tuại, nạ tạ đạ 18 tuại. D. nam tạ đạ 22 tuại, nạ tạ đạ 20 tuại. Câu 26: “Mại ngưại đạu có quyạn làm viạc, tạ do lạa chạn viạc làm và nghạ nghiạp phù hạp vại khạ năng cạa mình”. Điạu này thạ hiạn quyạn gì? A. Quyạn bình đạng trong lao đạng. B. Quyạn bình đạng trong giao kạt hạp đạng lao đạng. C. Quyạn bình đạng giạa lao đạng nam và lao đạng nạ. D. Quyạn bình đạng trong thạc hiạn quyạn lao đạng. Câu 27: Phát biạu nào dưại đây thạ hiạn quyạn bình đạng trong kinh doanh? A. Mại cá nhân, tạ chạc khi tham gia kinh doanh ưu tiên miạn giạm thuạ. B. Mại cá nhân, tạ chạc khi tham gia các quan hạ kinh tạ đạu bình đạng theo quy đạnh cạa pháp luạt. C. Mại cá nhân, tạ chạc khi kinh doanh đạu đưạc vay vạn ưu đãi cạa Nhà nưạc. D. Mại cá nhân, tạ chạc kinh doanh đạu đưạc ưu tiên lạa chạn nơi kinh doanh. Câu 28: Theo quy đạnh cạa pháp luạt, lao đạng nạ đưạc hưạng chạ đạ thai sạn sáu tháng và bạo đạm chạ làm viạc sau khi hạt thại gian thai sạn. Điạu này thạ hiạn
- A. bình đạng giạa lao đạng nam và lao đạng nạ. B. bạt bình đạng giạa lao đạng nam và lao đạng nạ. C. sạ bạt bình đạng giại. D. chạ bình đạng vại lao đạng nạ. Câu 29: Khái niạm tôn giáo là gì? A. Mạt hình thạc mê tín, dạ đoan. B. Mạt hình thạc tín ngưạng có điạu kiạn. C. Mạt hình thạc tín ngưạng có tạ chạc. D. Mạt hình thạc tuyên truyạn giáo lí. Câu 30: Quyạn quan trạng nhạt đại vại mại công dân là quyạn A. bạt khạ xâm phạm vạ thân thạ. B. tạ do ngôn luạn. C. bạt khạ xâm phạm vạ chạ ạ. D. tạ do cư trú, đi lại. Câu 31: Chạ nhạng ngưại có thạm quyạn theo quy đạnh pháp luạt mại có quyạn ra lạnh bạt ngưại trong trưạng hạp A. khạn cạp. B. phạm tại quạ tang. C. quan trạng. D. bạt ngưại không lí do. Câu 32: Đe dạa giạt ngưại là hành vi xâm phạm quyạn nào dưại đây cạa công dân? A. Quyạn đưạc pháp luạt bạo hạ vạ nhân phạm, danh dạ cạa công dân. B. Quyạn đưạc pháp luạt bạo hạ vạ tính mạng và sạc khạe cạa công dân. C. Quyạn bạt khạ xâm phạm vạ thân thạ cạa công dân. D. Quyạn đưạc pháp luạt bạo hạ vạ chạ ạ cạa công dân. Câu 33: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các: A. quy tắc quản lý nhà nước. B. quy tắc kỉ luật lao động. C. quy tắc quản lý xã hội. D. nguyên tắc quản lý hành chính. Câu 34: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính? A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi. D. Người từ dưới 16 tuổi. Câu 35: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây? A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật. B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. C. Xác định được người xấu và người tốt. D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh. Câu 36: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng B. bình đẳng về việc hưởng quyền giữa các thành viên trong gia đình C. bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình D. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình. Câu 37: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là A. tiêu thụ sản phẩm. B. tạo ra lợi nhuận. C. nâng cao chất lượng sản phẩm. D. giảm giá thành sản phẩm. Câu 38: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân? A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Củng cố tình yêu lứa đôi. C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình. D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Câu 39: Trong lĩnh vực kinh tế, quyền bình đẳng của các dân tộc được hiểu là A. Nhà nước phải bảo đảm để công dân của tất cả các dân tộc đều có mức sống như nhau. B. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số. C. mỗi dân tộc đều phải tự phát triển theo khả năng của mình. D. Nhà nước phải bảo đảm để không có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng miền, giữa các dân tộc.
- Câu 40: Hoạt động tôn giáo nào sau đây của tín đồ tôn giáo vi phạm pháp luật? A. Thực hiện lễ nghi trong các cơ sở tôn giáo. B. Thi hành giáo luật của tôn giáo. C.Tham gia vào hệ thống chức sắc tôn giáo. D. Truyền bá tôn giáo tại trường học. . SỞ GD&ĐT TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HKI - Năm học 2018 - 2019 Thời gian: 45 phút - Mã đề 846 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là A. thi hành pháp luật. B. trách nhiệm pháp lý. C. thực hiện pháp luật. D. vi phạm pháp luật. Câu 2. Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý, nhà nước cần phải làm gì dưới đây? A. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhà nước. B. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật. C. Giữ nguyên hệ thống pháp luật. D. Xử phạt một số công dân vi phạm pháp luật. Câu 3. Bà H kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp này, bà H đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 4. Theo quy định của pháp luật, người đang phạm tội quả tanghoawcj đang bị truy nã thì A. phải có quyết định của tòa án mới có quyền bắt. B. ai cũng có quyền bắt. C. chỉ có công an mới có quyền bắt. D. phải xin lệnh khẩn cấp mới có quyền bắt. Câu 5. Nhằm đảm bảo thông tin trên không gian mạng, nhà nước đã ban hành Luật An ninh mạng và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Yêu cầu ban hành Luật An ninh mạng cho thấy pháp luật bắt nguồn từ A. thực tiễn đời sống xã hội. B. lợi ích của một nhóm người. C. mục đích bảo vệ an toàn thông tin. D. yêu cầu của mọi người dân. Câu 6. Nghi ngờ chị G nói xấu mình, chị E đã thuê anh V chặn đường đánh G để dằn mặt. Biết chị gái mình bị đánh, X đã bắt giam con gái chị E và đe dọa giết cháu để trả thù. Được thả sau 12 giờ bị giam giữ, con gái chị E bị hoảng loạn về tinh thần. Bức xúc, anh Q - chồng chị E đã đăng bài nói xấu gia đình chị G lên mạng xã hội. Sự việc này được chị F chia sẻ trên trang cá nhân. Hành vi của những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Chị E, anh V, anh X. B. Chị E, chị F và chị G. C. Anh V, anh Q và chị F. D. Vợ chồng chị E, anh V và chị F. Câu 7. Vừa mới mãn hạn tù được hai tháng, anh Q nộp đơn đăng ký thành lập công ty sản xuất kinh doanh quần áo trẻ em nhưng bị cơ quan chức năng từ chối với lý do anh mới ra tù không đủ điều kiện thành lập công ty. Anh Q cần phải dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền tự do kinh doanh để khẳng định mình có quyền thành lập công ty? A. Công dân có quyền thành lập doanh nghiệp khi có đủ điều kiện. B. Mọi công dân đều có quyền kinh doanh bất kỳ ngành nào mình thích. C. Công dân có quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh. D. Kinh doanh ngành nghề nào là quyền của công dân. Câu 8. Hết thời gian nghỉ sinh theo quy định của pháp luật, chị H đi làm lại. Giám đốc công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác không phù hợp với chuyên môn. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân? A. Bảo vệ một số lợi ích của công dân. B. Đáp ứng nhu cầu của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Bảo vệ một số quyền lợi của người dân. Câu 9. Do có mâu thuẫn với chị S nên chị L đã tác động với Giám đốc là ông Q chuyển chị S sang vị trí khác để mình thay thế vị trí đó. Bị điều chuyển vào vị trí không phù hợp với năng lực, chị S buồn chán và tự ý nghỉ làm không có lý do. Chị Y - bạn thân của S biết chuyện đã tung tin đồn chị L có tình cảm với Giám đốc. Vì ghen tuông nên bà H - vợ Giám đốc đã thuê anh M tạt a xít làm chi L bị bỏng nặng. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị L, chị Y và bà H. B. Bà H, anh M và chị L. C. Chị L, bà H và ông Q. D. Chị S, chị L và ông Q.