Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên

pdf 12 trang Đăng Bình 12/12/2023 220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_11_truong_thpt_thai.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp 11 - Trường THPT Thái Phiên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I -HÓA 11 A.KIẾN THỨC CƠ BẢN: I. CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI - Nắm vững khái niệm chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Tính chất của hiđroxit lưỡng tính, chất lưỡng tính - Viết thành thạo phương trình trình điện li (cả chất điện li mạnh và yếu) - Khái niệm về pH, chất chỉ thị axit-bazo. Biết xác định môi trường theo [H+], [OH-] và pH. - Nắm vững điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion và viết thành thạo các phương trình hóa học của phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn. II. CHƯƠNG II: NHÓM NITƠ 1. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế: N 2 , NH3 , muối amoni ( ) , HNO3 , muối nitrat ( ). Phương pháp nhận biết từng chất. 2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế: P , H 3PO4 , muối photphat ( ). So sánh với N2 và các hợp chất của nitơ. 3. Phân bón hóa học. Phương pháp sản xuất phân bón. III. CHƯƠNG III: NHÓM CACBON 1. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế C, CO, CO 2 , Axit cacbonic, muối cacbonat. 2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế Si và hợp chất của silic (so sánh với C và hợp chất của cacbon). B. CÁC DẠNG BÀI TẬP - Tính pH của dung dịch: Axit,Bazơ,dung dịch thu được khi trộn dung dịch axit với dung dịch bazo. - Toán hiệu suất phản ứng - Kim loại và hợp chất tác dụng với axit HNO3. - Axit H3PO4, CO2 tác dụng với dung dịch bazo. - - Nhiệt phân muối nitrat và tính oxi hóa của ion NO3 trong môi trường axit. - Bảo toàn điện tích, tính m muối - Xác định tên kim loại C. MA TRẬN Trang 1/12
  2. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: HÓA HỌC – LỚP: 11 NĂM HỌC: 2020-2021 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ Cấp độ thấp Cấp độ cao đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Khái niệm chất Điều kiện xảy ra Bảo toàn điện Tính pH khi trộn điện li, chất điện p/ứng trao đổi tích, tính m lẫn các dung dịch Chương1: muối li mạnh,yếu, axit, ion trong dung axit mạnh và Sự điện li bazơ, muối, dịch chất điện li. bazơ mạnh. Viết phương trình điện li. Số điểm 0,8đ 0,4đ 0,4đ 0,4đ 2đ Số câu 2 1 1 1 5 -Viết pthh thực Tính chất hóa - Tính khối lượng Nhiệt phân hiện dãy chuyển học của amoniac, hh kim loại, tác muối Nitrat Chương hóa. axit nitric, muối dụng với HNO3 2: -Tính chất vật lí, nitrat, axit cho 1 khí. Nitơ- ứng dụng, điều photphoric. - hoặc1 kloai td Photpho chế N2, HNO3, P, HNO3 cho hh khí H3PO4. Thành Xác định tên kim Tính khối lượng phần các loại loại. muối, V, nồng độ phân bón hóa học. mol/l HNO3 Số điểm 0,8 đ 1đ 1,6đ 1,5đ 0,5đ 5,4 đ Số câu 2 1 4 1 1 9 Chương Tính chất vật lí, Tính chất hóa Toán CO2 tác 3: ứng dụng của học của cacbon, dụng với hỗn hợp Cacbon- cacbon, silic và silic và hợp chất dung dịch kiềm. Silic hợp chất của của chúng. chúng. Số điểm 0,4đ 0,4đ 0,4đ 1,2đ Số câu 1 1 1 3 Kiến thức giải thích, nêu Toán tổng hợp tổng hợp hiện tượng, viết HNO3 pthh minh họa Số điểm 1đ 0,4đ 1,4đ Số câu 1 1 2 Tổng số 3,0đ 3,4đ 2,3đ 1,3đ 10đ điểm Trang 2/12
  3. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ MINH HỌA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 -2021 ĐỀ 1 Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Câu nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4 B. KCl, CH3COOH, CaCl2 C. Ba(OH)2, H2SO4, KNO3 D. HNO3, CuSO4, H2S Câu 2: Tại sao dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được? A. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron. B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện. C. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch. D. Do phân tử của chúng dẫn được điện. Câu 3: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion: + 2+ - - + 2+ - 2- A. Na , Cu , Cl , OH B. Na , Ba , Cl , SO4 C. K+ , Ba2+ , Cl- , OH- D. Ag+ , Ba2+ , Cl- , OH- 2+ + - 2- Câu 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu , 0,03 mol K , x mol Cl , y mol SO4 . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 g. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,03 và 0,02 B. 0,05 và 0,01 C. 0,01 và 0,03 D. 0,02 và 0,05 Câu 5: Trộn 100ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M ) thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X: A. 7 B. 2 C. 1 D. 6 Câu 6: Những số oxi hóa có thể có của Nitơ là: A. -3 ; 0 ; +1 ; +2 ; +3 ; +4 ; +5 B. -3 ; 0 ; +5 C. -3 ; 0 ; +1 ; +5 D. -3 ; +1 ; +2 ; +3 ; +4 ; +5 Câu 7: Câu nào sau đây sai? A. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. B. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O. D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch Câu 8: Dung dịch HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây? A. CuO B. FeO C. Fe2O3 D. Fe(OH)3 Câu 9: Dãy các chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NH3? A. HCl, P2O5, dd AlCl3 B. dd NaCl, H2SO4, HNO3 C. dd Ba(NO3)2, dd ZnSO4, H3PO4 D. dd FeSO4, dd KCl, H2S Câu 10: Nhiệt phân Cu(NO3)2, sản phẩm thu được là: A. Cu, NO2, O2 B. CuO, NO2, O2 C. Cu(NO2)2, O2 D. CuO, N2O5 Câu 11: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên là do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bị bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. H2 B. N2 C. CO2 D. O2 Câu 12: Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch X chứa NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,03M thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là: A. 5,74 B. 2,74 C. 3,00 D. 3,76 Câu 13: Khí CO không khử được oxit nào sao đây ở nhiệt độ cao. A. CuO B. CaO C. PbO D. ZnO Trang 3/12
  4. Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 0,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O (đktc). M là A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Mg. Câu 15: Tính khối lượng HNO3 được tạo thành khi điều chế từ 2,24 lít NH3 (đktc). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. A. 6,3 gam B. 5,04 gam C. 7,875 gam D. 6,405 gam II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện nếu có N2 NH3 (NH4)2SO4 NH3 N2 Câu 2: (1 điểm) Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng khi: a. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa. b. Thực hiện thí nghiệm sau: chuẩn bị 1 ống nghiệm đựng dung dịch amoni sunfat và giấy quỳ tím ẩm. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm và đặt giấy quỳ tím ẩm trên miệng ống nghiệm. Nêu hiện tượng xảy ra đối với giấy quỳ tím ẩm và viết phương trình phản ứng xảy ra trong ống nghiệm. Câu 3: (2 điểm) Cho 1,53 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al vào dung dịch HNO3 8M (dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng) thì thấy thoát ra 0,42 lít khí N2O (sản phẩm khử duy nhất) (đktc). a. Tính phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng muối có trong dung dịch thu được. c. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã lấy ban đầu. d. Cô cạn dung dịch thu được. Sau đó, đun nóng chất rắn đến khối lượng không đổi thu được V lít hỗn hợp khí X (đktc). Đem toàn bộ hỗn hợp khí X hấp thụ hoàn toàn vào nước và thêm nước để thu được 2 lít dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y. HẾT Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 4/12
  5. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ MINH HỌA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 -2021 ĐỀ 2 Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề I. TRẮC NGHIỆM (6điểm ) Câu 1:Phát biểu nào sau đây là sai? A. Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. B. Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau. C. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá - khử. D. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hoặc nóng chảy. Câu 2: Dung dịch NaHSO4 không tác dụng với dung dịch chứa chất tan nào sau đây: A. Ba(OH)2. B. NaHCO3. C. BaCl2. D. MgCl2. + Câu 3: Phản ứng giữa các chất nào sau đây có phương trình ion là H + HCO3  CO2 + H2O? A. CH3COOH + NaHCO3. B. FeCO3 + HCl. C. NaHCO3 + KHSO4. D. H2S + KHCO3. Câu 4: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1mol) và Al3+ (0,2mol) và hai anion là Cl−(a mol) và 2- SO4 (b mol). Cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan. Gía trị a, b lần lượt là: A. 0,2 và 0,3 B. 0,3 và 0,2 C. 0,15 và 0,3 D. 0,15 và 0,2 Câu 5: Trộn V ml dung dịch NaOH aM với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được dung dịch Y có pH = 2. Giá trị của a là A. 0,010. B. 0,024. C. 0,030. D. 0,015 Câu 6: Cho 2 phản ứng Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1) Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (2) Tìm phát biểu đúng A. H+ ở phản ứng (2) có tính oxi hóa mạnh hơn H+ ở phản ứng (1) + - B. H là chất oxi hóa ở phản ứng (1), NO3 là chất oxi hóa ở phản ứng (2) C. Trong 2 phản ứng (1) và (2), Axit vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường D. Trong phản ứng (1) Fe thể hiện tính khử yếu, trong phản ứng (2) Fe thể hiện tính khử mạnh Câu 7: Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau: Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh A. tính tan nhiều trong nước của NH3. B. tính bazơ của NH3. C. tính tan nhiều trong nước và tính bazơ của NH3. D. tính khử của NH3. Câu 8: Thành phần chính của supe photphat kép là A.Ca(H2PO4)2. B. Ca(H2PO4)2, CaSO4. C. CaHPO4 và CaSO4. D. Ca3(PO4)2. Trang 5/12
  6. Câu 9: Dãy các muối nào dưới đây khi bị phân huỷ đều tạo ra : kim loại, NO2 và O2? A. KNO3, NH4NO3, Cu( NO3)2. B. Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. C.AgNO3, Hg(NO3)2. D. AgNO3, Cu(NO3)2, Hg(NO3)2. Câu 10: Cho P2O5 vào dung dịch NaOH loãng, dư thu được dung dịch chứa các chất tan nào sau đây? A. NaH2PO4 và Na2HPO4. B. Na2HPO4 và NaOH. C. Na3PO4 và NaOH. D. Na2HPO4 và Na3PO4. Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. SiO2 là oxit axit. B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục. D.SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl. Câu 12: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,2 M, sinh ra a gam kết tủa và trong dung dịch có chứa b gam chất tan. Giá trị của a và b lần lượt là: A. 19,70 và 38,85. B. 9,85 và 25,9. C.9,85 và 17,15. D. 11,82 và 25,9. Câu 13: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là: A.CO2 rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO rắn. Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 19,5 gam một lim loại X có hoá trị cao nhất là 2 vào dung dịch axit nitric dư thu được 4,48 lít khí (đktc) không màu và hoá nâu trong không khí. X là A. B. Mg. C. Cu. D. Ba. Câu 15: Chia m gam hỗn hợp Cu, Al làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch HNO 3 đặc nguội thì có 8,96 lít khí màu nâu đỏ bay ra. Phần 2 cho vào dung dịch HNO 3 loãng thì có 6,72 lít khí không màu sau đó hóa nâu trong không khí bay ra khí đo ở đktc). Giá trị của m là: A. 25,6 B. 12,8 C. 17,3 D. 34,6 II. TỰ LUẬN:(4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện nếu có NH3 Al(OH)3 Al(NO3)3 NO2 HNO3 Câu 2: (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình minh họa khi: a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch muối AlCl3. b. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. Câu 3: (2 điểm) Cho m gam Mg phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X không màu (đktc) sau đó một phần hóa nâu trong không khí, tỉ khối của hỗn hợp khí X so với H2 bằng 14,5 và dung dịch Y chỉ chứa muối của kim loại. a. Tính m. b. Cô cạn dung dịch Y, sau đó đem nung đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m1 gam chất rắn khan. Tính m1. HẾT Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 6/12
  7. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ MINH HỌA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 -2021 ĐỀ 3 Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề I. TRẮC NGHIỆM: (6điểm) Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng ? Chất điện li mạnh là chất : A. Khi tan trong nước , dung dịch thu được làm thay đổi chất chỉ thị màu B. Khi tan trong nước , các phân tử hòa tan đều phân li 1 phần thành ion C. Khi tan trong nước , các phân tử hòa tan tạo dung dịch có pH = 7 D. Khi tan trong nước , các phân tử hòa tan đều phân li thành ion Câu 2: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng ? A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. B. Một hợp chất khi tan trong nước không tạo ra cation H+ còn gọi là bazơ. C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axit . D. Một hợp chất có khả năng phân li ra anion OH- trong nước gọi là bazơ. Câu 3: Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li xảy ra khi : A. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc chất bay hơi hoặc chất điện li yếu B. Sản phẩm tạo màu C. Chất phản ứng là các chất dễ tan D. Chất phản ứng là các chất điện li mạnh 2- - + Câu 4: Dung dịch A chứa 0,2 mol SO4 và 0,3 mol Cl cùng với x mol K . Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là: A. 57,15 g B. 45,8 g C. 26,3 g D. 53,6 g Câu 5: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba(OH) 2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được: A. 10 B. 11 C. 13 D. 12 Câu 6: phát biểu nào sau đây đúng: A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng. B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm, thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm. C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp NaNO3 (KNO3) với H2SO4 đặc D. điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3) Câu 7: Thành phần của phân amophot gồm A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4. C. (NH4)3PO4 và NH4H2PO4. D. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4. Câu 8: Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây ? A. CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3. B. KOH, NaHCO3, NH3, ZnO. C. MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2. D. NaOH, KCl, NaHCO3, H2S. Câu 9: NH3 thể hiện tính bazơ trong phản ứng nào dưới đây? A.NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4 B.4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O C.2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + 3H2O C.2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl Câu 10: Hiện tượng quan sát được trong phương trình Cu + HNO3 đặc là : A.dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra. B.không có hiện tượng gì xảy ra vì Cu thụ động với HNO3 đặc. C.dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra. D.dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra. Câu 11: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế là do than hoạt tính có khả năng A. hấp thụ các khí độc. B. hấp phụ các khí độc. Trang 7/12
  8. C. phản ứng với khí độc. D. khử các khí độc. Câu 12: Cho 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng A. 9,85 gam B. 14,775gam C. 19,7gam D. 1,97 gam Câu 13: Từ 34 tấn NH3 sản xuất được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất của phản ứng điều chế HNO3 là: A. 80% B. 50% C. 60% D. 85% Câu 14: Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây t0 t0 A. CaO 3C  CaC2 CO B. C 2H2  CH 4 t0 t0 C. C CO2  2CO D. 4Al 3C  Al4 C 3 Câu 15: Hòa tan 38,4 g một kim loại R hóa trị 2 trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 8,96 lít khí NO (đktc)(sản phẩm khử duy nhất). Kim loại R là : A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Ca II. TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: ( 1 điểm ) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): (1) (2) (3) (4) NO NO2  HNO 3  Fe() NO 3 3  NO 2 Câu 2: ( 1 điểm ) a. Một số người đốt lò sưởi bằng than trong nhà bị ngộ độc , thậm chí tử vong. Hãy giải thích vì sao? b. Vì sao có thể dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm? Câu 3: ( 2 điểm ) Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). a. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Tính thể tích HNO3 2,5M cần dùng. c. Cô cạn dung dịch thu được, đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được. HẾT Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ MINH HỌA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 -2021 Trang 8/12
  9. ĐỀ 4 Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Học sinh chọn đáp án đúng nhất để trả lời cho các câu sau: Câu 1. Trộn lẫn hai dung dịch có thể tích bằng nhau HCl 0,2M và Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là: A. 12 B. 9 C. 13 D. 14,2 O2 H 2O Mg (OH )2 to Câu 2. Cho sơ đô : NO2  A  B  C. C là chất nào ? A. Mg(NO3)2 B. Mg C. MgO D. Mg(NO2)2 2+ + - 2- Câu 3. Một dung dịch X có chứa 0,1 mol Ca , 0,2 mol Na , 0,1 mol Cl , x mol SO4 . Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A.13,28 B.26,55 C.31,35 D.15,68 Câu 4. Cho 0,448 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hổn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa . Giá trị của m: A.1,182 B.3,94 C.1,97 D.2,364 Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 5,4g kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 4,48 lít NO (đktc). Vậy R là kim loại A. Fe. B. Zn. C.Al.D. Cu. Câu 6. Phản ứng giữa các chất nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn? (1) HCl + NaOH (2) CaCl2 + Na2CO3 (3) CaCO3 + HCl (4) Ca(HCO3)2 +K2CO3 (5) CaO + HCl (6) Ca(OH)2 + CO2 A. (2), (3) B. (2), (3), (4), (5), (6) C. (2), (4) D. (4), (5), (6) Câu 7. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ): A. HCl ,O2 , Cl2 ,dd AlCl3. B. H2SO4 , PbO, FeO,NaOH . C. HCl , KOH , FeCl3 , Cl2 . D. KOH , HNO3 , CuO , CuCl2 . Câu 8. Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh? A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3 C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SO4 B.H2SO4, NaOH, Ag3PO4, HF D.Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl Câu 9. Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? A. KCl. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. K2CO3 Câu 10. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, NaOH, Cr(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2. Số hiđroxit lưỡng tính là A. 1 B.2 C. 3 D.4 Câu 11. Cho CO dư qua hỗn hợp các oxit: Al2O3, Fe2O3, CuO nung nóng, sau phản ứng chất rắn thu được gồm: A. Al2O3, Fe, Cu. B. Al2O3, FeO, Cu. C. Al2O3, Fe2O3, Cu. D. Al, Fe, Cu. Câu 12. Cho 0,28 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04gam muối. Số mol khí NO thu được là A. 0,2. B. 0,28. C. 0,1. D. 0,14. Câu 13. Cho các phát biểu sau: (a) Nitơ là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. (b) Trong công nghiệp, nitơ được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng. (c) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. (d) Photpho có 2 dạng thù hình quan trọng đó là photpho đỏ và photpho trắng. (e) P trắng không độc, còn P đỏ rất độc. (f) Phần lớn photpho được dùng để sản xuất axit photphoric. Số phát biểu đúng là: A. 6 B. 5 C. 3 D. 4 Trang 9/12
  10. Câu 14. Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế, là do nó có khả năng: A. hấp thụ các khí độc. B. hấp phụ các khí độc. C. phản ứng với khí độc. D. khử các khí độc. Câu 15. Axit nitric đặc, nguội có thể tác dụng được với: A. BaSO, CuO, FeO. B.CaCO, Cu, Mg. C. Fe, FeO, Cu. D. Al, Zn, Cu(OH). II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện nếu có 2 (1 )  (4 ) AgNO3 NO2 3 HNO3 H3PO4 Câu 2: (1 điểm) Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng khi: a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 và dung dịch muối AlCl3. b. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch muốiAlCl3. Câu 3: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 11,55 g hỗn hợp Al và Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ tạo dung dịch X và 6,72 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu. b) Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng. c) Đem cô cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm đi a gam. Tính giá trị của a (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). HẾT Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ MINH HỌA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 -2021 ĐỀ 5 Môn: Hóa học - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề PHẦN TRẮC NGHIỆM Trang 10/12
  11. Câu 1: Cho các phát biểu sau: (a) Chất điện li bao gồm: axit, bazơ, muối. (b) Dãy các chất: HF, NaF, NaOH đều là chất điện li mạnh. (c) Dãy các chất: C2H5OH, C6H12O6 (glucozơ), CH3CHO đều là chất điện li yếu. (d) Những chất khi tan trong nước cho dung dịch dẫn điện được gọi là những chất điện li. Số phát biểu đúng là: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 2: Trong các phản ứng sau: (1) NaOH + HNO3 (2) NaOH + H2SO4 (3) NaOH + NaHCO3 (4) Mg(OH)2 + HNO3 (5) Fe(OH)2 + HCl (6) Ba(OH)2 + HNO3 + - Số phản ứng có phương trình ion thu gọn: H + OH H2O là A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 3: Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch: + - 3+ - 3+ - 2+ - A. NH4 , OH , Fe , Cl B. Fe , NO3 , Mg , Cl + - 2+ - + + 2- - C. Na , NO3 , Mg , Cl D. H , NH4 , SO4 , Cl Câu 4: Khối lượng chất rắn khan có trong dd chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg2+, 0,03 mol Cl- , 2- a mol SO4 là A.2,735 gam. B.3,695 gam. C.2,375 gam. D.3,965 gam. Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. Câu 6: Tìm phát biểu đúng A. NH3 có tính khử mạnh, tính Oxi hóa yếu B. NH3 là chất khử mạnh C. NH3 có tính Oxi hóa mạnh, tính khử yếu D. NH3 là chất Oxi hóa mạnh Câu 7: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng A. P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O. B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4. C. PCl5 + 4H2O → H3PO4 + 5HCl. D. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Câu 9: Cho các phát biểu sau: (1) Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân và phân kali tính theo phần trăm khối lượng tương ứng của N2O5 ; P2O5 và K2O. (2) Người ta không bón phân urê kèm với vôi. (3) Phân lân chứa nhiều photpho nhât là supephootphat kép. (4) Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm đất chua. (5) Quặng photphorit có thành phần chính là Ca3(PO4)2. Trong các phát biểu trên, số phất biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Nhận định nào sau đây về axit HNO3 là sai? A. Trong tất cả các phản ứng axit - bazơ, HNO3 đều là axit mạnh. B. Axit HNO3 đặc nguội có thể tác dụng với hầu hết kim loại trừ Au và Pt. C. Axit HNO3 có thể tác dụng với một số phi kim như C, S. D. Axit HNO3 có thể tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ. Câu 11: Cho 19,5 gam môt kim loai M tan hêt trong dung dich HNO3 thu đươc 4,48 lit khi NO (ơ đktc). M la kim loai: A. Mg B. Cu C. Fe D. Zn Câu 12: Cho các phát biểu sau (a) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (b) Khí SO2 gây ra hiện tượng mưa axit. (c) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon (d) Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3. Trang 11/12
  12. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 13: Silicagen là chất hút ẩm được điều chế bằng cách: A. Trộn SiO2 với H2SiO3. B. Sấy khô một phần H2SiO3. C. Trộn SiO3 với NaOH theo tỉ lệ 1:1. D. Cho SiO2 tác dụng với HF. Câu 14: Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là A. 15 gam. B. 5 gam. C. 10 gam. D. 20 gam. Câu 15: Cho 22,4 gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc tạo ra 0,1 mol NO và a mol NO2 ( sản phẩm khử HNO3 chỉ tạo ra NO, NO2). Gía trị của a là: A. 0,5 B. 0,3 C. 0,6 D. 0,9 II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện nếu có KNO3 O2 HNO3 NH4NO3 NH3 Câu 2: (1 điểm) Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích ý nghĩa câu sau: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu 3: (2 điểm) Cho 35,4 gam hỗn hợp Cu và Ag tác dụng với dung dịch HNO3 dư , thu được 5,6 lít khí không màu (đktc), khí này hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch B. a. Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng. c. Cô cạn dung dịch B, sau đó đem nung đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn khan. Tính m. HẾT Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trang 12/12