Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

docx 22 trang Đăng Bình 12/12/2023 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_2019_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 - HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tổ: Địa lí Trường: THPT Thái Phiên Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên1
  2. BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Câu 1. Hiện nay mỗi năm nước ta có thêm hơn bao nhiêu lao động: A. 0,5 triệu lao động B. 1 triệu lao động C. 1,5 triệu lao động D. 2 triệu lao động Câu 2. Đặc điểm nào sau đây đúng với người lao động nước ta: A. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất NN, tiểu thủ công nghiệp B. Sáng tạo, thông minh, có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại C. Thông minh, cần cù, có kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ D. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất NN, CN Câu 5. Cơ cấu lao động theo các ngành KT của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông lâm ngư nghiệp B. Giảm tỉ trọng lao động ở khu vực CN-XD C. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài nhà nước D. Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Câu 6. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành KT của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của A. Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình B. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp cần nhiều lao động C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo CNH - HĐH D. Sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng Câu 7. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người: A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất B. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. Mở rộng SX hàng XK. D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn nước ta trong nhiều năm trở lại đây: A. Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, ở thành thị giảm B. Tỉ trọng lao động ở thành thị giảm, ở nông thôn giảm C. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm, ở thành thị tăng D. Tỉ trọng ở thành thị tăng, ở nông thôn tăng Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta: A. Việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay B. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để D. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao Câu 10. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta nào sau đây không thuộc vào lĩnh vực kinh tế: A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất B. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động D. Mở rộng SX hàng XK. Câu 12. Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? A.Giáo dục, văn hóa và y tế phát triển B. Nhiều dân tộc, lao động dồi dào. C. dân số đông, gia tăng còn nhanh D. các đô thị có nhiều lao động kĩ thuật. Câu 14. Cho biểu đồ: Biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng lao động đang làm việc phân theo các thành phần KT nước ta năm 2014 so với năm 2006? Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên2
  3. A. Kinh tế ngoài Nhà nước giảm, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. B. Kinh tế Nhà nước giảm, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. C. Kinh tế Nhà nước tăng, Kinh tế ngoài Nhà nước giảm. D.Kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước đều giảm. Câu 15. Năng suất lao động xã hội ở nước ta còn thấp, chủ yếu do A.Cơ sở hạ tầng hạn chế B. phân bố lao động không đều C. cơ cấu kinh tế chậm thay đổi D. trình độ lao động chưa cao. Câu 17. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000 – 2005. (Đơn vị : %) Năm 2000 2002 2003 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 57,3 Công nghiệp – xây dựng 13,1 15,4 16,5 18,2 Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 24,5 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Số liệu SGK Địa lí 12, NXB Giáo Dục Việt Nam năm 2015) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế có sự thay đổi, B. Nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn hơn công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. C. Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng tăng nhanh hơn tỉ trọng theo khu vực dịch vụ. D. Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng tăng chậm hơn tỉ trọng theo khu vực dịch vụ. BÀI 18. ĐÔ THỊ HÓA Câu 1. Đô thị đầu tiên của nước ta là A. Thành Cổ Loa B. Phố Hiến C. thành Thăng Long D. Phú Xuân Câu 2. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta từ năm 1975 đến nay là: A. Chuyển biến khá tích cực nhưng CSHT còn ở mức độ thấp B. CSHT còn ở mức độ thấp, nhưng nếp sống đô thị đã rất tốt C. nếp sống đô thị đã rất tốt, nhưng số lao động tự do còn nhiều D. số LĐ tự do tuy còn nhiều nhưng môi trường đô thị tốt Câu 3. Vào năm 2006, vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta: A. Đồng bằng Sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Bắc Trung Bộ D. Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 4. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm độ thị hóa ở nước ta? A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp. B. Trình độ đô thị hóa thấp. C. Tỉ lệ dân thành thị tăng. D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng. Câu 5. Hai đô thị loại đặc biệt ở nước ta là: A. Hà Nội, Hải Phòng B. Hải Phòng, TP. HCM. C. TP. HCM, Hà Nội. D. Hà Nội, Cần Thơ Câu 6. Các đô thị trực thuộc trung ương của nước ta là: A. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ B. Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ C. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu D. Nam Định, Vinh, Huế, Vũng Tàu, Cần Thơ Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của ĐTH đến PT KTXH ở nước ta: A. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu KT của nước ta. B. Ảnh hưởng lớn đến sự PTKTXH của các địa phương C. Sử dụng không nhiều lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật D. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. D. đóng góp một tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương, các vùng Câu 10. Quá trình ĐTH ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả về các vấn đề nào sau đây: A. Môi trường, an ninh trật tự xã hội B. An ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số tự nhiên C. Gia tăng dân số tự nhiên, việc làm D. Việc làm, mật độ dân số Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình ĐTH hiện nay ở nước ta phát triển là: A. Nền KT chuyển sang cơ chế thị trường B. Hội nhập quốc tế và khu vực C. Quá trình CNH được đẩy mạnh D. Thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài Câu 12. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là: A. Tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. C.Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D.Thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Huế. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy mô dân số từ 200 001 – 500000 người ở vùng Tây Nguyên là đô thị nào? A. Đà lạt. B. Buôn Ma Thuột. C. Pleiku. D. Kon Tum. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên3
  4. Câu 18. Cho bảng số liệu sau SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 Năm 2000 2005 2010 2013 Số dân thành thị (triệu người) 18,7 22,3 26,5 28,9 Tỉ lệ dân thành thị (%) 24,1 27,1 30,5 32,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 - 2013? A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục qua giai đoạn trên. B. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng không liên tục qua giai đoạn trên. C. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng chậm qua giai đoạn trên. D. Số dân và tỉ lệ dân thành thị biến động qua giai đoạn trên. Câu 19. Cho biểu đồ sau Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Từ năm 1990 – 2005, số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân cả nước không ổn định. B. Số dân thành thị tăng lên 9,4 triệu người. C. Tỷ lệ dân thành thị tăng lên 8,4%. D. Năm 2005, tỷ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%, cao hơn so với các nước trong khu vực. 20. CƠ CẤU KINH TẾ Câu 1. Cơ cấu ngành KT trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng khu vực I và III B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I C. Giảm tỉ trọng khu vực I và II D. Giảm tỉ trọng khu vực II và III Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết các trung tâm kinh tế tập trung cao ở vùng nào? A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. C. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. D.Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ Câu 4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nào sau đây đúng với khu vực I của nền kinh tế nước ta: A. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản B. Tăng tỉ trọng thủy sản, giảm tỉ trọng chăn nuôi C. Giảm tỉ trọng chăn nuôi, tăng tỉ trọng lương thực D. Tăng tỉ trọng lương thực, giảm tỉ trọng thủy sản Câu 5. Xu hướng nào sau đây đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) ở nước ta: A. Tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm, tỉ trọng ngành trồng trọt tang B. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng C. Tỉ trọng cả trồng trọt và chăn nuôi đều giảm D. Tỉ trọng cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng Câu 6. Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành SX và đa dạng sản phẩm để: A. Tận dụng các thế mạnh về khoáng sản, nguồn lao động B. Phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và sử dụng tốt nguồn lao động C. Phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư D. tăng hiệu quả đầu tư và tận dụng các thế mạnh về khoáng sản Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu của khu vực III của nước ta: A. Đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt B. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên4
  5. C. Dịch vụ về lĩnh vực đô thị tăng trưởng nhanh D. Tỉ trọng của khu vực III trong cơ cấu GDP cao và ổn định Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc vùng kinh tế nào sau đây? A. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Vùng Tây Nguyên. C. Vùng Bắc Trung Bộ. D. Vùng Đông Nam Bộ. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực KT nhà nước: A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền KT B. Quản lí các ngành và lĩnh vực KT then chốt C. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP Câu 10. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta. (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1995 66393,5 16168,2 2545,6 2000 101043,7 24960,2 3136,6 2005 134754,5 45225,6 3362,3 2007 175007,0 57803,0 4125,0 Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là: A. cột ghép B. Hình tròn. C. Miền. D. Cột chồng. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô trên 100 000 tỉ đồng? A. Hải Phòng B. Thành phố Hồ Chí Minh C. Hạ Long. D. Biên Hòa. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ̣cao nhất trong cơ cấu kinh tế A. Biên Hòa B. Vũng Tàu. C. Cần Thơ. D. Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 13. Biểu hiện của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là A. các vùng sản xuất chuyên canh được mở rộng B. phát triển nhiều khu công nghiệp tập trung C. các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành. D. tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng. Câu 14. So với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta diễn ra A. còn chậm nhưng đáp ứng được B. khá nhanh nhưng chưa đáp ứng được. C. còn chậm và chưa đáp ứng được. D. khá nhanh và đã đáp ứng được. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2000 -2007, nhận xét nào là không đúng? A. Tốc độ tăng trưởng tăng liên tục. B. GDP tăng liên tục. C. Tốc độ tăng trưởng và GDP đều tăng. D. GDP và tốc độ tăng trưởng không tăng. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng có nhiều tỉnh GDP bình quân tính theo đầu người dưới 6 triệu đồng là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Hải Phòng. B. Hải Dương. C. Hà Nội. D. Nam Định. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển Nhơn Hội thuộc vùng kinh tế nào sau đây? A. Vùng Tây Nguyên. B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Vùng Đông Nam Bộ. D. Vùng Bắc Trung Bộ. Câu 20. Cho bảng số liệu sau TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC NÔNG – LÂM - THỦY SẢN (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Tổng số Nông-lâm-thủy sản 2000 441 646 108 356 2003 613 443 138 285 2007 1 246 769 232 586 2011 2 779 880 558 185 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013) Tỷ trọng nông – lâm - thủy sản năm 2011 là A. 20.08%. B. 24.08%. C. 26.08%. D. 28.08%. BÀI 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA Câu 1. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự phân hóa mùa vụ trong nông nghiệp ở nước ta: A. Sự phân hóa khí hậu B. Sự phân hóa đất đai Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên5
  6. C. Độ cao địa hình khác nhau D. Hệ thống sông khác nhau Câu 2. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp: A. Các loại đất trồng khác nhau giữa các vùng đất nước B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ C. Nguồn nước khác nhau rất nhiều giữa các đồng bằng D. Địa hình đa dạng, có cả núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng Câu 3. Phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng là do sự phân hóa của các điều kiện: A. Địa hình, khí hậu B. khí hậu, nguồn nước C. Nguồn nước, địa hình D. Địa hình, đất trồng Câu 4. Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta là: A. Cây lâu năm và chăn nuôi lợn B. Chăn nuôi gia cầm và cây hàng năm C. Cây hàng năm và cây lâu năm D. Cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn Câu 5. Thế mạnh nào sau đây không phải ở đồng bằng nước ta: A. Cây trồng ngắn ngày B. Cây lâu năm C. Thâm canh tăng vụ D. Nuôi trồng thủy sản Câu 6. Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính tính bấp bênh vốn có của NN nước ta: A. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường C. Nguồn nước sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào D. Diện tích đất NN ngày càng bị thu hẹp Câu 7. Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sâu sắc, với tính chất SX hàng hóa ngày càng cao, quy mô SX ngày càng lớn nên chịu sự tác động mạnh mẽ của: A. Sự biến động của thị trường B. Nguồn lao động đang giảm C. Các thiên tai ngày càng tăng D. tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền NN nhiệt đới ở nước ta: A. Cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái NN B. Cơ cấu mùa vụ và giống có nhiều thay đổi quan trọng nhằm phòng tránh thiên tai C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ vào giao thông và chế biến nông sản D. Đẩy mạnh sản xuất LTTP đáp ứng nhu cầu trong nước Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với nền NN nước ta hiện nay: A. Là nền NN tự cấp, tự túc, SX theo lối cổ truyền B. Là nền NN hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại C. Tồn tại song song nền NN cổ truyền và nền NN hàng hóa D. Chuyển nền NN cổ truyền sang nền NN hiện đại Câu 10. Đặc điểm của nền NN cổ truyền là: A. Phần lớn sản phẩm dùng để cung cấp cho thị trường B. SX nhỏ, công cụ thủ công, nhiều sức người, năng suất lao động thấp C. Tạo ra nhiều lợi nhuận, sử dụng ngày càng nhiều máy móc D. phát triển ở những vùng có truyền thống SX hàng hóa Câu 11. Đặc trưng của nền NN hàng hóa là: A. Người nông dân quan tâm đến sản lượng B. Mỗi cơ sở SX, mỗi địa phương đều SX nhiều loại sản phẩm C. Phần lớn sản phẩm SX ra để tiêu dùng tại chỗ D. NN gắn liền với CN chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Câu 12. Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là: A. Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp. B. Thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh. C. Mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ. D.Mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu Câu 13. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng. C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản. D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta? A. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất B. Gắn liền với CN chế biến C. Sử dụng ngày càng nhiều máy móc D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ Câu 15. Biện pháp chủ yếu nhất góp phần giảm nhẹ rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp A. đầu tư thâm canh, luân canh, tăng vụ. B. Phát triển nền nông nghiệp cổ truyền. C. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất D. đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp Câu 17. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp nhiệt đới vì A. khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao, ẩm lớn. B. chế độ nhiệt ẩm phân hóa theo mùa rõ rệt. C. khí hậu phân hóa rõ giữa miền Bắc và miền Nam D. khí hậu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên6
  7. Câu 18. Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc B. Địa hình chủ yếu là đồi núi. C. Khí hậu phân hóa đa dạng D. Tài nguyên đất đai đa dạng. BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Câu 1. Cho bảng số liệu sau DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 2000 2005 2009 Cây công nghiệp hằng năm 542 778,1 861,5 753,6 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 1451,3 1633,6 1936 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, Nhà xuất bản thống kê, 2012) Để vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta, giai đoạn 1990 – 2009, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. biểu đồ kết hợp. B. biểu đồ miền. C. biểu đồ đường. D.biểu đồ cột. Câu 2. Cho bảng số liệu sau DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 2000 2005 2009 Cây công nghiệp hằng năm 542 778,1 861,5 753,6 Cây công nghiệp lâu năm 657,3 1451,3 1633,6 1936 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, Nhà xuất bản thống kê, 2012) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng trên? A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm. B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp lâu năm. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng. D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm. Câu 3. Đồng bằng sông Hồng là vùng: A. SX lương thực lớn nhất nước B. Có năng suất lúa cao nhất nước C. Có bình quân lương thực đầu người trên 1000kg/năm D. Chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của ĐBSCL: A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước B. Là vùng trồng lúa lớn thứ 2 cả nước C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước Câu 5. Điều kiện KTXH nào sau đây thuận lợi cho SX cây công nghiệp ở nước ta: A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có cả cận nhiệt, cận xích đạo B. Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây CN C. Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây CN. D. Có nhiều giống cây CN thích hợp với điều kiện sinh thái. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60 %? A. Tây Ninh. B. Bình Phước. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90 %? A. Thái Bình. B. Thanh Hóa. C. Hòa Bình. D. Nghệ An. Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản lượng lúa cao nhất? A. Cần Thơ. B. Sóc Trăng. C. An Giang. D. Trà Vinh. Câu 10. Khó khăn lớn nhất đối với PT cây CN ở nước ta là: A. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật B. Đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu C. Thị trường thế giới có nhiều biến động D. Biến đổi khí hậu tác động xấu đến cây CN Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây CN lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây CN: A. Năng suất cao hơn cây CN hàng năm B. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi PT C. Có nguồn lao đông dồi dào, có kinh nghiệm D. Giá trị SX cao hơn nhiều so với cây CN hàng năm Câu 12. Cà phê được trồng chủ yếu ở: A. Tây Nguyên B. Đông Nam Bộ C. Bắc Trung Bộ D. Tây bắc Câu 13. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 - 2002. (Đơn vị: nghìn ha) Năm Hằng năm Lâu năm Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên7
  8. 1975 210,1 172,8 1985 600,7 470,3 1990 542,0 657,3 2002 845,8 1491,5 Nhận định đúng nhất là: A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn C.Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn. D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục. Câu 14. Dựa vào Atlat trang 19, cho biết nơi nào sau đây trồng được nhiều chè nhất nước ta: A. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên C. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên Câu 15. Dựa vào Atlat trang 19, cây lạc không được trồng nhiều ở nơi nào sau đây: A. Đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh B. Đông Nam Bộ C. Đắc Lắc D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 16. Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta lần lượt là: A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay: A. Tỉ trọng trong giá trị SX NN từng bước tăng khá vững chắc B. Xu hướng nổi bật là tiến mạnh lên SX hàng hóa C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao D. Hiệu quả chăn nuôi đã đạt được ở mức độ cao và ổn định Câu 18. Nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi của nước ta chưa thật cao và chưa ổn định không phải là: A. Giá cả sản phẩm chăn nuôi trên thị trường cao B. Chất lượng nguồn thức ăn kém C. Hình thức chăn nuôi cổ truyền là chủ yếu D. Dịch bệnh bùng phát Câu 19. Ở nước ta hiện nay, vật nuôi giữ vai trò số 1 trong việc cung cấp thịt là: A. Gia cầm B. Trâu C. Lợn D. Bò Câu 20. Dựa vào Atlat trang 19, cho biết chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng B. Đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long C. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn ở VN. A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt B. Có nhiều mặt bằng để tập trung chuồng trại C. Có nhiều cơ sở CN chế biến thịt D. Nhu cầu thịt, trứng của dân cư lớn Câu 22. Cà phê được trồng chủ yếu ở trên loại đất nào sau đây: A. Đất ba dan B. Đất xám bạc màu C. Đất đỏ đá vôiD. Đất phù sa Câu 23. Nhóm cây nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay? A. Cây lương thực B. Cây ăn quả C. Cây công nghiệp lâu năm D. Cây CN hàng năm. BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị: nghìn tấn) Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 890,6 1584,4 2250,5 3432,8 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1995,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1437,4 Nhận định nào sau đây chưa chính xác? A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện. B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần. C.Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành. D.Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. Câu 2. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là: A. Tạo sự đa dạng sinh học. B. Điều hoà nguồn nước của các sông. C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý. Câu 3. Dựa vào Atlat trang 12, cho biết vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh: A. Lâm Đồng. B. Đồng Nai. C. Ninh Bình. D. Thừa Thiên - Huế. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên8
  9. Câu 4. Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì A. Nhu cầu vế tài nguyên rừng rất lớn và phổ biến B. Nước ta có 3/4 đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển C. Độ che phủ rừng nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng D. Rừng giàu có về kinh tế và môi trường sinh thái Câu 5. Điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta là: A. Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng B. Nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng lớn C. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch D. Nhân dân có nhiều kinh nghiệm đánh bắt Câu 6. Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là: A. Cà Mau- Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan) B. Quần đảo Trường Sa- quần đảo Hoàng Sa. C. Ninh Thuận- Bình Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu D. Hải Phòng- Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) Câu 7. Thuận lợi chủ yếu để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là: A. Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn B. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú C. Biển có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò điệp D. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. Câu 8. Thuận lợi về kinh tế xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là: A. Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn B. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú C. Thị trường ngoài nước về thủy sãn mở rộng D. Có nhiều khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Câu 9. Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở: A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ B. Nam Bộ và Bắc Trung Bộ C. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng D. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung bộ Câu 10. Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc: A. Góp phần điều hòa khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí B. Có tác dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất C. Có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn D. Cung cấp nhiều lâm sản (gỗ, củi ) và các dược liệu. Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ nước ta ngày càng pt là do A. nguồn lợi sinh vật biển ngày càng phong phú. B. Cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển. C. Tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại. D. Lao động có kinh nghiệm ngày càng đông. Câu 12. Dựa vào Atlat trang 20, cho biết nhận định nào sau đây đúng về xu hướng thay đổi trong cơ cấu ngành thủy sản ở nước ta? A. Tỉ trọng ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng cao. B. ngành khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao. C.Tỉ trọng ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm. D. Tỉ trọng ngành khai thác cá biển ngày càng giảm. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn nhất nước ta tập trung ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tốc độ gia tăng sản lượng khai thác thủy sản của nước ta năm 2007 so với năm 2000? A. 124,90%. B. 125,72%. C. 125,83%. D. 126,52%. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng trên 60% so với diện tích toàn tỉnh là? A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long? A. An Giang. B. Kiên Giang. C. Đồng Tháp. D. Cà Mau. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản lượng thủy sản khai thác cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long? A. Bạc Liêu. B. Kiên Giang. C. Sóc Trăng. D. Cà Mau. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng từ trên 40 % - 60% so với diện tích toàn tỉnh là? A. Nghệ An. B. Lai Châu. C. Kon Tum. D. Tuyên Quang. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn sản lượng nuôi trồng? A. Cà Mau. B. Kiên Giang. C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Bạc Liêu. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản trên 50 % trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản? A. Quảng Ninh. B. Bình Định. C. Bình Thuận. D. Bạc Liêu. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%? Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên9
  10. A. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng. B. Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Quảng Bình. C. Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng. D. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ diện tích rừng của nước ta qua các năm? A. Tổng diện tích rừng nước ta tăng qua các năm. B. Diện tích rừng tự nhiên qua các năm tăng liên tục. C. Diện tích rừng trồng qua các năm tăng liên tục. D. Diện tích rừng tự nhiên tăng chậm hơn diện tích rừng trồng. Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm? A. Tổng sản lượng thủy sản tăng qua các năm. B. Sản lượng thủy sản khai thác giảm. C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng. D. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác. Câu 24. Cho bảng số liệu sau SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, NĂM 1995 VÀ 2005 (Đơn vị: nghìn tấn) Sản lượng 1995 2005 Đánh bắt 1 195,3 1 987,9 Nuôi trồng 389,1 1 478,0 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008) Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu ngành thủy sản? A. Tỉ trọng thủy sản đánh bắt chiểm cao nhất và có xu hướng giảm. B. Tỉ trọng thủy sản đánh bắt chiểm cao nhất và có xu hướng tăng. C. Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng chiểm cao nhất và có xu hướng giảm. D. Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng chiểm cao nhất và có xu hướng tăng. BÀI 25. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Câu 1. Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của ĐBSH và ĐBSCL là cả 2 đều có: A. Mùa đông lạnh B. Diện tích tương tự nhau C. Đất phù sa ngọt D. Diện tích đất phèn lớn Câu 2. Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của TDVMNBB với Tây Nguyên là cả 2 đều có: A. Đất đỏ đá vôi B. Đất đỏ ba dan C. Cao nguyên D. Hai mùa mưa khô rõ rệt Câu 3. Trình độ thâm canh cao, SX hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp là đặc điểm ủa: A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên C. Tây Nguyên và đồng bằng Sông Hồng D. ĐBSH và Bắc Trung Bộ Câu 5. Sản phẩm chuyên môn hóa SX của Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. Lúa, lúa có chất lượng cao, thủy sản, gia cầm B. Thủy sản (đặc biệt là tôm), gia cầm, lạc C. Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn); lúa có chất lượng cao, bò sữa D. Trâu, lúa, lúa có chất lượng cao, đậu tương Câu 7. Đây là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long: A. Địa hình. B. Đất đai. C. Khí hậu. D. Nguồn nước Câu 8. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động: A.Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. B.Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá. C.Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. D.Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng. Câu 9. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là: A. Trình độ thâm canh. B. Điều kiện về địa hình. C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu. D. Truyền thống sản xuất của dân cư. Câu 10. Ở nước ta hiện nay, vùng có hai khu vực sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh đối lập nhau rõ nhất là: A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây mía không phải là cây chuyên môn hóa của vùng nào sau đây? A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết trong các vùng nào sau đây có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản nhiều nhất? A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 10
  11. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ có chuyên môn hóa cây mía? A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Ninh Thuận. BÀI 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu 1. Cơ cấu CN theo ngành được thể hiện ở: A. Số lượng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành CN. B. Mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành CN C. Tỉ trọng giá trị SX của từng ngành trong hệ thống các ngành CN. D. Thứ tự giá trị SX mỗi ngành trong hệ thống các ngành CN Câu 2. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ một cách rõ ràng nhất cơ cấu ngành CN nước ta tương đối đa dạng: A. Có 4 ngành thuộc nhóm CN khai thác B. Có 3 nhóm với 29 ngành CN C. Nhóm CN chế biến có 23 ngành D. Nhóm SX phân phối điện, khí đốt, nước có 2 ngành Câu 3. Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành CN: A. Công nghiệp nặng, CN nhẹ B. Khai thác; chế biến; SX phân phối điện, khí đốt, nước C. Khai thác; công nghiệp nhẹ D. SX phân phối điện, khí đốt, nước; công nghiệp nặng Câu 4. CN trọng điểm không phải là ngành: A. Có thế mạnh lâu dài B. Mang lại hiệu quả cao về KT-XH-MT C. Dựa hoàn toàn vào vốn nước ngoài D. Có tác động mạnh mẽ đến sự PT của các ngành KT khác Câu 5. Chuyên môn hóa sản xuất CN của cụm Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả là: A. Vật liệu xây dựng, phân hóa học, luyện kim B. Cơ khí, luyện kim, khai thác than C. Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng D. Hóa chất, giấy, cơ khí Câu 6. Chuyên môn hóa sản xuất CN của cụm Đáp Cầu-Bắc Giang là: A. Cơ khí, khai thác than B. Vật liệu xây dựng, phân hóa học C. Hóa chất, giấy D. Cơ khí, luyện kim Câu 7. Trung tâm CN nào sau đây không thuộc dải CN tập trung ở Nam Bộ: A. TP Hồ Chí Minh B. Cần Thơ C. Biên Hòa D. Vũng Tàu Câu 8. Hạn chế lớn nhất đối với PTCN ở Duyên hải miền Trung là: A. CSHT còn nghèo nàn B. Lao động ít, thị trường nhỏ C. Vị trí địa lí nằm cách xa hai đầu đất nước D. Đất đai ít màu mỡ, khí hậu nhiều thiên tai Câu 9. Đặc điểm nổi bật về phân hóa lãnh thổ CN ở ĐBSH và vùng phụ cận là có: A. Nhiều trung tâm CN chuyên ngành với giá trị sản lượng cao nhất nước B. Mức độ tập trung CN vào loại cao nhất C. Các trung tâm CN lớn phân bố ở ven biển D. Nhiều trung tâm CN quy mô lớn, giá trị sản lượng cao nhất nước Câu 11. Vùng có tỉ trọng chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất CN cả nước là: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng Sông Hồng C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 12. Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây? A. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp B. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến C. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp D. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. Câu 13. Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1995-2005 (Đơn vị: tỉ %) Năm 1995 1999 2000 2001 2005 Nhóm hàng Công nhiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,3 37,2 34,9 36,1 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28,5 36,8 33,8 35,7 40,0 Nông, lâm, thủy sản 46,2 31,9 29,0 29,4 22,9 Loại biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn trên: A. Cột B. tròn C. miền D. kết hợp Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng cơ cấu CN theo ngành nước ta hiện nay? A. Có các ngành trọng điểm B.tập trung một số nơi. C. tương đối đa dạng D. có sự chuyển dịch rõ rệt. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Bà Rịa- Vũng Tàu. C. Hà Nội, Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng của Đồng bằng Sông Cửu Long? A. Cần Thơ, Long Xuyên. B. Cần Thơ, Cà Mau. C. Cà Mau, Long Xuyên. D. Sóc Trăng, Mỹ Tho. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Vinh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 11
  12. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh so với cả nước là A. trên 0,5-1%.B. trên 1-2,5 %. C. trên 2,5-10%. D. trên 10%. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước? A. Duyên hải miền Trung. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 20. Cho bảng số liệu sau CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Đơn vị: %) Năm 2005 2007 2009 2010 Nhà nước 24,9 19,9 18,3 19,1 Ngoài nhà nước 31,3 35,4 38,5 38,9 Có vốn đầu tư nước ngoài 43,8 44,7 43,2 42,0 Nhận xét nào sau đây đúng nhất với bảng số liệu trên? A. Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm liên tục qua các năm. B. Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng liên tục. C. Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục. D. Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước tăng liên tục. Câu 21. Cho bảng số liệu sau GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng) Sản xuất, phân phối Công nghiệp khai Công nghiệp chế điện, khí đốt và Năm thác biến nước 2005 110 919 818 502 59 119 2007 141 606 1 245 850 79 024 2010 250 466 2 563 031 150 003 2012 384 851 3 922 589 199 316 Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành đều tăng. B. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành có sự biến động. C. Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến tăng nhanh nhất. D. Ngành công nghiệp chế biến có giá trị sản xuất cao nhất. BÀI 27. CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Câu 1. Công nghiệp năng lượng bao gồm các phân ngành: A. Khai thác than và SX điện B. Khai thác nguyên-nhiên liệu và SX điện C. Khai thác dầu khí và thủy điện D. Nhiệt điện và thủy điện Câu 2. Dựa vào Atlat trang 8, than bùn tập trung nhiều ở: A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Bắc Trung bộ C. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 3. Dựa vào Atlat trang 8, than nâu phân bố ở: A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 4. Trong hệ thống các ngành công nghiệp nước ta, ngành nào cần đi trước 1 bước so với các ngành CN khác: A. Cơ khí B. Luyên kim C. Hóa chất D. Điện Câu 5. Từ năm 2005 trở lại đây, trong cơ cấu điện, chiếm 70% sản lượng là: A. Thủy điện B. Nhiệt điện C. Điện nguyên tử D. điện gió Câu 6. Dựa vào Atlat trang 22, nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông A. Gâm B. Chảy C. Đà D. Lô Câu 7. Dựa vào Atlat trang 22, Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là: A. Than đá B. Dầu nhập nội C. Khí tự nhiên D. Năng lượng mặt trời Câu 8. Dựa vào Atlat trang 22, Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Phú Mỹ, Cà Mau là: A. Than đá B. Than bùn C. Dầu D. Khí tự nhiên Câu 9. Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm ở tỉnh nào: A. Bình Định B. Phú Yên C. Quảng Nam D. Quảng Ngãi Câu 10. Dựa vào Atlat trang 22, nhà máy nhiệt điện nào sau đây không chạy bằng than: A. Phả Lại B. Uông Bí C. Thủ Đức D. Ninh Bình Câu 11. Công nghiệp năng lượng là ngành CN trọng điểm của nước ta, không phải vì ngành này: A. Có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào B. Mang lại hiệu quả cao về KTXH C. Có vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hóa D. Có tác động mạnh mẽ đến việc PT các ngành KT khác Câu 12. Ngành CN chế biến nông, lâm, thủy sản PT chủ yếu dựa vào: Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 12
  13. A. Vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp B. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú C. Mạng lưới GTVT thuận lợi D. Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân bố của CN chế biến lương thực thực phẩm của nước ta: A. Gần nơi có nguyên liệu, nhưng xa nơi tiêu thụ B. Vừa gần nơi có nguyên liệu, vừa gần nơi tiêu thụ C. Gần nơi tiêu thụ, nhưng xa nơi có nguyên liệu D. Xa cả nơi có nguyên liệu lẫn nơi tiêu thụ Câu 14. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không phải là A. cơ khí - điện tử B. luyện kim màu C. vật liệu xây dựng D. năng lượng. Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Cửa Đạt được xây dựng trên sông nào sau đây. A. Sông Cả B. sông Chu C. sông Lô D. sông Gâm Câu 16. Đường dây siêu cao áp 500 kV được xây dựng nhằm mục đích A. khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ. B. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước. C. kết hợp giữa nhiệt điện và thủy điện thành mạng lưới điện quốc gia. D. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Câu 17. Yếu tố nào sau đây chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có cơ cấu đa dạng? A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển. C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia. D. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú. Câu 18. Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng nước ta. A. Sản xuất điện B. khai thác than C. khai thác bô xít D. khai thác dầu khí. Câu 19. Hoạt động nào sau đây không thuộc CN chế biến lương thực thực phẩm? A. chế biến sản phẩm trồng trọt B. chế biến gỗ, lâm sản. C. chế biến sản phẩm chăn nuôi. D. chế biến thủy, hải sản. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000MW? A. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau. B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mỹ. C. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc. D. Bà Rịa, Phả Lại, Uông Bí. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn? A. Hải Phòng, Hà Nội. B. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. C. Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. D. Đà Nẵng, Hà Nội. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007? A. Sản lượng dầu có xu hướng giảm. B. Sản lượng than có tốc độ tăng nhanh hơn dầu. C. Sản lượng than có tốc độ tăng liên tục. D. Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm. Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất nói về giá trị sản xuất hàng tiêu dùng năm 2000-2007? A. Da giày có giá trị thấp hơn giấy-in-văn phòng phẩm. B. Dệt may luôn chiếm giá trị cao nhất. C. Sản xuất giấy-in-văn phòng phẩm có xu hướng giảm. D. Da giày tăng và chiếm giá trị lớn nhất. Câu 24. Cho biểu đồ sau Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta đều có xu hướng tăng qua các năm. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 13
  14. B. Điện và than tăng liên tục qua các năm, trong đó điện tăng nhanh nhất. C. Dầu mỏ tăng không ổn định và tăng chậm nhất. D. Điện tăng liên tục, than tăng tương đối nhanh, dầu mỏ tăng nhẹ. BÀI 28. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Câu 1. Hình thức nào sau đây không thuộc tổ chức lãnh thổ công nghiệp: A. Điểm công nghiệp B. Trang trại sản xuất C. Vùng công nghiệp D. Trung tâm công nghiệp Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của khu công nghiệp: A. Do chính phủ quyết định thành lập B. Chuyên sản xuất công nghiệp C. Gắn với các khu dân cư sinh sống D. Phân bố không đều theo lãnh thổ Câu 3. Các khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở: A. Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Miền Trung B. Đồng bằng sông Hồng, duyên hải Miền Trung, Trung du và miền núi phía Bắc C. Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng D. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ Câu 4. Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 6 bao gồm các tỉnh thuộc: A. Thuộc Tây Nguyên B. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng C. Thuộc đồng bằng sông Cửu Long D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh Câu 5. Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm các tỉnh thuộc: A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng NinhB. Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh C. Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với trung tâm CN ở nước ta hiện nay? A. hầu hết các trung tâm đều có nhiều ngành CN. B. Trung Tâm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có ý nghĩa quốc gia. C. Nhiều trung tâm ra đời trong quá trình công nghiệp hóa. D. Hải Phòng, Vũng Tàu, Cần Thơ là các trung tâm rất lớn. Câu 7. Hình thức tổ chức lãnh thổ CN nào sau đây gắn với đô thị vừa và lớn? A. Điểm công nghiệp B. Khu CN C. Trung Tâm CN D. Vùng CN. Câu 8. Dựa vào Atlat trang 21, cho biết trung tâm CN có quy mô từ 40 – 120 nghìn tỉ đồng ở vùng ĐBSH? A. Bắc Giang B. Hà Nội C. Hạ Long D. Hải Phòng Câu 9. Dựa vào Atlat trang 21, cho biết trung tâm CN có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng ở vùng Đông Nam Bộ? A. Biên Hòa B. TP Hồ Chí Minh C. Vũng Tàu D. Thủ Dầu Một. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 14
  15. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 15
  16. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 16
  17. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 17
  18. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 18
  19. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 19
  20. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 20
  21. Tổ Địa lý - THPT Thái Phiên 21