Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

doc 5 trang Đăng Bình 05/12/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM MÔN GDCD 7 Năm học: 2018– 2019 I. TRẮC NGHIỆM: (Khoanh vào đáp án đúng nhất) Câu 1: Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan? A. Đi lễ nhà thờ B. Xin thẻ (xăm). C. Thờ cúng tổ tiên D. Thăm cảnh đền, chùa Câu 2: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là: A. Công dân được tự do làm nghề bói toán. B. Công dân có thể theo tôn giáo, tín ngưỡng nào đó hoặc không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào. C. Người có tôn giáo có quyền buộc con phải theo tôn giáo của mình. D. Công dân có quyền được tự do truyền đạo theo ý mình. Câu 3: Hành vi nào dưới đây là không vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng? A. Nói tục nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo. B. Nói chuyện ồn ào trong lúc xin tội. C. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ. D. Phá phách nơi thờ tự. Câu 4: Thờ cúng ông địa là hình thức ? A. Tôn giáo . B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Tin vào siêu nhiên.
  2. Câu 5: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước? A. Hội đồng nhân dân B. Uỷ ban nhân dân C. Viện kiểm sát nhân dân D. Tòa án nhân dân Câu 6: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước? A. Chính phủ B. Toà án nhân dân C. Quốc hội D. Viện kiểm sát nhân dân Câu 7: Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì ? A. Không có ý nào đúng B. Im lặng, bỏ qua C. Biết là sai nhưng vì vị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ D. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương Câu 8: Uỷ ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào dưới đây bầu ra? A. Nhân dân bầu ra B. Chính phủ bầu ra C. Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra. D. Hôi đồng nhân dân bầu ra. Câu 9: Gia đình em đến Uỷ ban nhân dân xã (phường thị trấn) để giải quyết những công việc nào sau đây?. A. Xin sổ khám bệnh.
  3. B. Xin cấp giấy khai sinh. C. Xác nhận bảng điểm học tập. D. Xin đăng ký hộ khẩu. Câu 10: Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là: A. Công nông. B. Việt Nam dân chủ công hòa . C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. Nước Việt Nam . Câu 11 : Bản chất của Nhà nước ta là : A. Thuộc gia cấp Tư sản. B. Thuộc tầng lớp công – nông. C. Của dân, do dân và vì dân . D. Thuộc giai cấp tầng lớp quản lí nhà nước. Câu 12: Bộ máy nhà nước chia thành các loại cơ quan: A. Cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính. B. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử . C. Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát , cơ quan quyền lực. D. Cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính, Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát. II.TỰ LUẬN: Câu 1: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Hướng dẫn trả lời: - Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)
  4. - Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Câu 2: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo? Bản thân em phải làm gì để thực hiện tốt quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo? Hướng dẫn trả lời: - Là quyền công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giaó nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở Câu 3: Hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân: Hướng dẫn trả lời: - Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo - Không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa những người không có tôn giáo với người có tôn giáo. - Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Câu 4: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước: Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước (4 cấp) Hướng dẫn trả lời: Trang 56/ SGK Câu 5: Nêu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra. Hướng dẫn trả lời: * Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra: - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có nhiệm vụ: + Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;
  5. + Quyết định các chính sách cơ bản về đôi nội và đối ngoại, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân. - Hội đồng nhân dân: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ: + Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; + Quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt của địa phương. Câu 6: Nêu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính. Hướng dẫn trả lời: * Cơ quan hành chính nhà nước: - Chính phủ do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính cao nhất, có nhiệm vụ : + Bảo đảm việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; + Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nứơc, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân - Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân