Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên

pdf 15 trang Đăng Bình 12/12/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_truong_thpt_tha.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Thái Phiên

  1. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC I. Nội dung kiến thức thống nhất chung của Tổ A. Lý thuyết: Chương 5: Nhóm Halogen - Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng flo, clo, brom, iot. - Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng HCl, muối clorua, nước Gia ven, Clorua vôi Chương 6: Oxi- Lưu huỳnh - Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng O2, O3, S. - Tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng H2S, SO2, SO3, H2SO4. B. Các dạng bài tâp: - Viết phương trình phản ứng hoàn thành dãy chuyển hóa. - Nhận biết các chất đựng trong các bình riêng rẽ. - Nêu hiện tượng, giải thích. - Viết phương trình phản ứng chứng minh các tính chất. - Tính khối lượng, thể tích, CM các chất theo phương trình. - Bài toán về hỗn hợp kim loại, hoặc kim loại với oxit, hỗn hợp muối tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng hoặc H2SO4 loãng hoặc axit HCl. - Bài toán SO2 hoặc H2S tác dụng với dd kiềm. - Bài tập về xác định CT oleum. - Tìm kim loại, phi kim hoặc hợp chất.
  2. II. Ma trận đề Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tên chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL -TCVL, đặc điểm - Tính chất hóa học - Nhận biết được gốc -Tính % khối lượng chung của các nguyên của Flo, clo, brom,iot clorua. các chất có trong hỗn Chủ đề 1 tố nhóm Halogen. và các axit tương ứng. - Bài tập xác định hợp Nhóm - Điều chế Cl2 - Tính chất hóa học nguyên tố Halogen -CTHH, Ứng dụng của dd HCl - Bài tập tính khối - -, hợp chất chứa oxi của - Nhận biết ion F , Cl lượng, CM các chất clo, nước gia ven, Br-, I- dựa vào phương clorua vôi, - Nêu hiện tượng- giải trình phản ứng thích – viết phương trình Số câu hỏi 2 3 1 1 1 1/2 8.5 câu Số điểm 0.8đ 1.2 đ 1đ 0.4 đ 0.4 đ 0.5đ 4.3 đ -TCVL,tính tan của - Cân bằng phản ứng - Tính khối lượng, - Bài tập tính khối các hợp chất. oxi hóa – khử thể tích, CM các chất lượng muối dựa vào - TCHH cơ bản của - Nhận biết được ion theo phương trình. phản ứng của SO2. O2 ,S,H2SO4,H2S, sunfat. - Điều chế O2 trong H2S với dung dịch SO2 ,H2SO4 loãng, - Nguyên nhân gây ra PTN kiềm 2- Chủ đề 2 đặc, ion SO4 hiện tượng suy giảm - BT cho KL phản - Bài tập xác địnhCT Oxi-lưu tầng Ozon, hiện tượng ứng với H2SO4 oleum huỳnh mưa axit, hậu quả & loãng/đặc - Bài tập tính C% cách khắc phục. Số câu hỏi 2 1 3 2 1/2 1 9.5 câu Số điểm 0.8 2đ 1.2 đ 0.8 0.5đ 0.4 5.7 đ Tổng số câu 4 1 6 1 3 1/2 2 1/2 15 TN 3 TL Tổng số điểm 1.6 đ 2đ 2.4 đ 1đ 1.2 đ 0.5đ 0.8đ 0.5đ 10đ III. Một số đề minh họa TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ MINH HỌA Môn thi: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ 1 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (6đ) Học sinh chọn và vòng tròn phương án trả lời đúng Câu 1: Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các halogen? A. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron. B. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hoá -1, +1, +3, +5, +7. C. Halogen là những phi kim điển hình. D. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành hai nguyên tử X. Câu 2: Sục khí clo vào dung dịch nước vôi trong được các sản phẩm sau phản ứng A. CaCl2O, H2O B. CaOCl2 , H2O
  3. C. CaCl2O , CaCl2 D. Ca(ClO)2 ,CaCl2 ,H2O Câu 3: Chất M là muối magie halogenua . Cho dung dịch chứa 0,95 gam M tác dụng với lượng dư bạc nitrat thì thu được 2,87 gam kết tủa bạc halogenua . M là : A MgF2 B MgCl2 C MgBr2 D MgI2 Câu 4 : Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa có màu trắng ? A. HF B. HCl C. HBr D. HI Câu 5: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3. C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. Câu 6: Nhận định nào sau đây sai khi nói về flo? A. Là chất khí màu vàng lục nhạt B. Có nhiều đồng vị bền trong tự nhiên C. Là chất oxi hoá rất mạnh D. Tác dụng với tất cả các kim loại Câu 7 : Khi clo hóa 20 gam một hỗn hợp bột gồm Mg và Cu cần phải dùng 1,12 lít khí clo (đktc). Thành phần phần trăm của Mg trong hỗn hợp là : A. 36% B. 32% C. 34% D. 38% Câu 8: Phát biểu nào không đúng? A. Khí H2S có mùi trứng thối B. Khí SO2 là một oxit axit C. Axit H2SO4 đặc oxi hóa được kim loại Cu D. Pha loãng axit H2SO4đ bằng cách rót từ từ nước vào axit. Câu 9: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Hệ số của chất oxi hóa và chất khử lần lượt là: A. 6 và 2 B. 2 và 6 C. 1 và 3 D. 2 và 3 Câu 10: H2S tác dụng được với những chất nào sau đây? A.O2,Cl2, HCl B.O2,HCl,SO2 C.O2,Br2, H2SO4đ, FeCl2 D.O2,Br2,SO2, H2SO4đ Câu 11: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. B. Chữa sâu răng. C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Sát trùng nước sinh hoạt. Câu 12: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 loãng, Ba(OH)2, HCl là: A. Cu B. dung dịch BaCl2 C. dung dịch NaNO3 D. dung dich NaOH Câu 13: Cho 20,2 gam hỗn hợp Zn và Mg vào dd H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là: A. 68,2 gam. B. 70,25 gam. C. 60,0 gam. D. 80,5 gam. Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lit SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng của muối thu được là: A 31,5 g B. 21,9 g C . 15,6 g D. 6,3 g Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn 3,634 gam KMnO4, thể tích O2 thu được là A. 224 ml B. 257,6 ml C. 515,2 ml D. 448 ml II. Tự luận (4đ) Câu 1: (2,0 điểm) Viết các phương trình phản ứng khác nhau thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có) KClO3® O2® SO2 ® H2SO4 ® Fe2(SO4)3 Câu 2: (1,0 điểm) a.Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố có mùi clo? b. Dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 , nêu hiện tượng - giải thích bằng phương trình phản ứng.
  4. Câu 3: (1,0 điểm) Cho m (g) hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Ag tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và chất rắn A. Đem hòa tan hoàn toàn chất rắn A bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc). a. Tính m. b. Dẫn toàn bộ lượng khí SO2 trên lội qua dung dịch MOH thì thu được 23 g hỗn hợp muối. Xác định kim loại M. HẾT Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ MINH HỌA Môn thi: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (6đ) Học sinh chọn và vòng tròn phương án trả lời đúng Câu 1: Phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm là: A. Thủy phân AlCl3. B. Tổng hợp từ H2 và Cl2. C. Clo tác dụng với H2O. D. NaCl tinh thể và H2SO4 đặc. Câu 2: Phát biểu sai là: A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục. B. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh. C. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ. D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương. Câu 3: Phản ứng nào chứng tỏ HCl là chất khử? A. HCl + NaOH ®NaCl + H2O. B. 2HCl + Mg ®MgCl2+ H2 . C. MnO2+ 4 HCl ® MnCl2+ Cl2 + 2H2O D. NH3+ HCl ® NH4Cl. Câu 4: Hệ số cân bằng của phản ứng sau là SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. A. 2,5,1,1,2,2 B. 2,5,2,1,2,2 C. 5,2,2,1,2,2 D. 5,2 1, 2, 2,2 Câu 5: Bạc tiếp xúc với không khí có lẫn H2S biến đổi thành bạc sunfua theo phương trình phản ứng sau: 4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S + 2H2O Vai trò của các chất trong phản ứng? A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử B. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử C. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa D. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa Câu 6: Số hoạt động sinh ra khí H2S làm ảnh hưởng đến môi trường trong các hoạt động sau là: HĐ 1. Vứt xác động vật ra môi trường HĐ 2. Sự phun trào của núi lửa HĐ 3. Trồng cây gây rừng HĐ 4. Khai thống cống rảnh, dọn vệ sinh sạch sẽ môi trường A.1 B.2 C.3 D. 4 Câu 7: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3. C. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. D. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. Câu 8: Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit của các dung dịch hiđro halogenua? A. HI > HBr > HCl > HF B. HF > HCl > HBr > HI
  5. C. HCl > HBr > HI > HF D. HCl > HBr > HF > HI Câu 9: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa - khử? A. H2SO4 + Fe Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O B. H2SO4 + S SO2 + H2O C. H2SO4 + Fe3O4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O D. H2SO4 + FeO Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol SO2 vào 400 ml dd NaOH C mol/l, thu được 16,7 gam muối. C có giá trị là: A. 0,5 M. B. 0,75 M C. 0,7 M. D. 0,375 M Câu 11: Để hòa tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,840 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) thì thu được V lít khí (đktc). Thành phần phần trăm của Zn trong hỗn hợp đầu và giá trị V là: A. 61,6% và 8,96 B. 61,6% và 4,48%. C. 60% và 8,96%. D. 27,2% và 2,24%. Câu 12: Cho 22,2g hỗn hợp Fe, Al tác dụng hết với H2SO4 thu được 13,44 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 23,4g. B. 35,64g. C. 81g. D. 79,8g. Câu 13: Cho hình vẽ thu khí bằng cách dời chỗ nước như sau: Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây? A. H2, N2, O2, HCl, H2S B. O2, H2 C. NH3, HCl, SO2, Cl2 D. NH3, O2, N2, HCl Câu 14: Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng A. 100 ml. B. 120 ml. C. 160 ml. D. 200 ml. Câu 15: Hỗn hợp 2,016 lít (đktc) khí A gồm H2 và Cl2 có tỉ khối hơi đối với heli là 8,1667. Nung A thu được B. Sục B qua dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của khí Cl2 trong hỗn hợp A và hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2 là: A. 96,6 % và 62,5% B. 3,4% và 62,5% C. 96,6% và 52,6% D. 3,4% và 52,6% Câu 1:(2 điểm) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện (nếu có) HCl ® Cl2®H2SO4®SO2®CaSO3 Câu 2: (1 điểm) Dẫn khí H2S qua dung dịch brom, nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình phản ứng. Câu 3:(1 điểm) Cho 33,2g hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 22,4 lít khí ở đktc và chất rắn không tan B. Cho B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 98%, nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2(đktc). a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% đã dùng biết người ta đã dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng. HẾT Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  6. TRƯỜNG THPT THÁI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 201 7– 2018 ĐỀ MINH HỌA Môn thi: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ 3 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (6đ) Học sinh chọn và vòng tròn phương án trả lời đúng Câu 1: Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất: A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2 Câu 2: Nhận định nào sau đây sai khi nói về flo? A. Là phi kim loại hoạt động mạnh nhất B. Trong tự nhiên tồn tại ở dạng đơn chất C. Là chất oxi hoá rất mạnh D. Có độ âm điện lớn nhất Câu 3. Tính chất vật lý nào sau đây không phải của SO3: A. Ở điều kiện thường, SO3 là chất lỏng, không màu. B. SO3 tan vô hạn trong nước. C. SO3 không tan trong H2SO4. D. Hơi SO3 nặng hơn không khí. Câu 4: Hỗn hợp 2,016 lít (đktc) khí A gồm H2 và Cl2 có tỉ khối hơi đối với heli là 8,1667. Nung A thu được B. Sục B qua dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của khí H2và Cl2 trong hỗn hợp A A. 96,6 % và 3,4% B. 3,4% và 96,6% C. 96,6% và 52,6% D. 3,4% và 52,6% Câu 5: Cho các phản ứng sau, trong phản ứng nào S đóng vai trò là chất khử? A. S + O2 → SO2 B. S + Hg → HgS C. S + Fe → FeS D. S + H2 → H2S Câu 6: Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch nước brom, hiện tượng quan sát được là: A. Dung dịch có màu vàng. B. Xuất hiện kết tủa trắng. C. Dung dịch có màu nâu. D. Dung dịch mất màu nâu. Câu 7: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Hệ số của chất oxi hóa và chất khử lần lượt là: A. 2 và 3 B. 2 và 6 C. 1 và 3 D. 6 và 2 Câu 8: Nếu lấy khối lượng KMnO4 và MnO2 bằng nhau cho tác dụng với HCl đặc thì chất nào cho nhiều clo hơn? A. MnO2. B. KMnO4. C. Lượng clo thoát ra bằng nhau. D. Không so sánh được. Câu 9: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không thể xảy ra? A. H2O + F2 B. Dung dịch KBr + Cl2 C. Dung dịch NaI + Br2 D. Dung dịch KBr + I2 Câu 10: Cho 72 gam hỗn hợp Cu và CuO tác dụng hết với 2 lít dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 11,2 lít khí SO2 ở đktc. Nồng độ mol của muối thu được là: A. 0,25M B. 0,2M C. 0,5M D. 0,45M Câu 11: Quá trình nào sau đây không sinh ra oxi? A. Cho MnO2 tác dụng với HCl đặc, đun nóng. B. Điện phân nước. C. Nhiệt phân KClO3, xúc tác MnO2. D. Cây xanh quang hợp. Câu 12: Hòa tan 12,8 gam hh Fe, FeO bằng dd HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 14,2 lít. B. 4,0 lít. C. 4,2 lít. D. 2,0 lít. Câu 13 : Cho các hoạt động sau Sử dụng phương tiện giao thông công cộng (1) Đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp (2) Sử dụng nhiên liệu sinh học như xăng E5, dầu biodiezen (3)
  7. Sử dụng than đá và dầu hỏa để làm chất đốt (4) Số hoạt động làm giảm lượng SO2 ra môi trường là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14: Hoà tan hết m gam Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng được V lít khí SO2 ở đktc. Lượng khí SO2 ở trên làm mất màu vừa hết 200 ml dung dịch brom 1M. Giá trị của m và V là : A. 6,4 và 2,24 lít . B. 6,4 và 4,48 lít. C. 12,8 và 2,24 lít. D. 12,8 và 4,48 lít. Câu 15: Cho 33,8 gam oleum vào nước được dung dịch A, cho A tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch NaOH 1M để tạo muối trung hòa. Công thức của oleum là: A. H2SO4.SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.4SO3 D. H2SO4.3SO3 II. Tự luận(4đ) Câu 1: (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau : S → SO2 → H2SO4 → HCl → Cl2 Câu 2 : (1 điểm) Phân biệt các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học : NaOH, NaCl, NaF, H2SO4 Câu 3:(1 điểm) Cho hỗn hợp gồm 0,03 mol Fe, 0,03 mol Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít (đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính V và số mol H2SO4 đã phản ứng. HẾT Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ MINH HỌA Môn thi: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ 4 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (6đ) : Học sinh chọn và vòng tròn phương án trả lời đúng Câu 1: Dãy chất nào vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng vừa phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội? A. CuO, CaCO3, Zn, Mg(OH)2. B. Cu, BaCl2, Na, Fe(OH)2. C. Fe, CaO, Na2SO3, Fe2O3. D. Ag, Na2CO3. Zn, NaOH. Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá? A. O2, SO2, , H2SO4 B. S, O2 , H2S, O3 C. O3, H2SO4 D. H2SO4, H2S, SO2,SO3 Câu 3: Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng: t 0 A. H2S + 2NaCl ® Na2S + 2HCl B. 2H2S + 3O2 ¾¾® 2SO2 + 2H2O C. H2S + Pb(NO3)2 ® PbS + 2HNO3 D. H2S + 4Cl2 + 4H2O ® H2SO4 + 8HCl Câu 4: Đốt 8,96l khí H2S (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dd NaOH 25% (d = 1,28) thu được 46,88g muối. Thể tích dd NaOH cần dùng là: A. 100 ml B. 120 ml C. 80 ml D. 90 ml Câu 5: Để phân biệt SO2 và CO2 người ta dùng thuốc thử là: A. Dd Ca(OH)2. C. Nước Brôm B. Dd thuốc tím (KMnO4). D. Cả B và C. Câu 6: Cho phương trình phản ứng sau: K2Cr2O7 + HCl ® Cl2 + KCl + CrCl3 + H2O.
  8. Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là: A. 1;14;3;2;2;7 B. 2;14;2;3;1;7 C. 1;14;2;3;2;7 D. 2;14;2;2;3;7 Câu 7: Hòa tan 3.38g oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch X cần dùng vừa hết 400ml dung dịch NaOH 0,2M. Công thức oleum là: A. H2SO4.SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.3SO3 D. H2SO4.4SO3 Câu 8: Tìm phát biểu sai A. Khuynh hướng chung của các halogen là nhận thêm 1e vào lớp ngoài cùng B. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa C. Liên kết giữa các nguyên tử halogen là kiên kết cộng hóa trị không phân cực D. Trong hợp chất, tất cả các nguyên tố halogen đều có số oxi hóa là -1, +1, +3, +5, +7 Câu 9: Dãy axit nào dưới đây được xếp theo tính axit giảm dần: A. HI > HBr > HCl > HF. C. HCl > HBr > HI > HF. B. HF > HCl > HBr > HI. D. HCl > HBr > HF > HI. Câu 10: Cho 16,4 gam hỗn hợp gồm Ag và Fe vào dung dịch HCl lấy dư , sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 thoát ra ở đktc. Khối lượng của Ag và Fe lần lượt là: A. 8,4gam và 8 gam B. 5,6gam và 10,8 gam C. 10,8gam và 5,6gam D. 8gam và 8,4gam Câu 11: Dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 màu tím thì dung dịch KMnO4 bị mất màu, vì xảy ra phản ứng: 5SO2 +2 KMnO4 + 2H2O ® 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 Hãy cho biết vai trò của SO2 trong phản ứng trên? A. Tính oxit axit B. Tính khử C. Tính oxi hóa D. Tất cả đều sai Câu 12: Tính chất đặc biệt của dd H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dd H2SO4 loãng không tác dụng? A. BaCl2, NaOH, Zn B. NH3, MgO, Ba(OH)2 C. Fe, Al, Ni D. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozơ) Câu 13: Cho 0,8g muối sắt sunfat tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 1,398g kết tủa. Công thúc muối sắt sunfat là: A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. Cả A và B D. Không xác định được. Câu 14: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm có Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thấy có 3,36 lít khí thoát ra (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là: A. 84% B. 8,4% C. 48% D. 42% Câu 15: Khí góp phần lớn vào sự hình thành mưa axit là: A. H2S B. SO2 C. HCl D. O3 II. Tự luận(4đ) Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): (1) (2) (3) (4) FeS2 ¾¾® SO2 ¾¾®NaHSO3 ¾¾®Na2SO4 ¾¾® NaCl Câu 2: (1 điểm) a. So sánh tính chất hóa hoc của oxi và ozon, viết phương trình phản ứng chứng minh? b. Tại sao pha loãng axit H2SO4 ta phải cho từ từ H2SO4 vào nước và khuấy đều mà không làm ngược lại?
  9. Câu 3: (1 điểm) Hoà tan 10,54 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg , Fe bằng một lượng dư dd HCl thu được 4,48 lit khí A(đktc) , 2,54 gam chất rắn B và dd C. Cô cạn dd C thu được m gam muối. a. Tính phần trăm khối lượng kim loại và m. b. Nếu dùng H2SO4 đặc, nguội để hòa tan hỗn hợp X thì thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc)? HẾT Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐỀ MINH HỌA Môn thi: Hóa học - Lớp 10 ĐỀ 5 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm (6đ) : Học sinh chọn và vòng tròn phương án trả lời đúng Câu 1: Dẫn khí clo vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thì thu được nước Gia - ven, thành phần của nước Gia - ven gồm: A. NaCl, NaClO,Cl2 B. NaCl, NaClO, HCl C. NaCl, NaClO, H2O D. NaCl, NaClO,Cl2, H2O Câu 2: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF , NaCl , NaBr và NaI cho thấy: A. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo kết tủa B. Cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa D. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa Câu 3: Cho lần lượt các chất sau : MgO, NaI, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là: A. 9 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 4: Hòa tan 11 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội có dư thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Nếu cho 11 gam hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được là: A. 3,36 lít B. 2,24 lít C. 4,20 lit D. 3,92 lit Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,78 gam một kim loại M bằng dung dịch HCl ta thu được 4,704 lít khí H2 (đktc). Kim loại M la: A. Zn B. Fe C. Mg D. Al Câu 6: Cho phương trình phản ứng sau: a Fe3O4 + b H2SO4 đặc nóng ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Tổng a va b của phản ứng trên là: A. 12 B. 10 C. 4 D. 9 Câu 7: Cho 4,98g Ôleum hòa tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch A , để trung hoà hết dd A ta cần dùng vừa đủ 600 ml Ba(OH)2 0,1M. Công thức oleum là: A. H2SO4.SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.3SO3 D. H2SO4.4SO3 Câu 8: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dd H2SO4 loãng.? A.Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2 B. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl. C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4 Câu 9: Cho phản ứng hóa học H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl A. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. B. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
  10. Câu 10: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 vào dung dịch HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với Cu, đun nóng. (4) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (5) Cho FeS2 tác dụng với O2 không khí (lấy dư), đun nóng. Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm là chất khí: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 11: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây ? A. SO2 là oxit axit B. SO2 làm mất màu nước brom C. SO2 là chất khí, màu vàng D. SO2 có tính oxi hóa và tính khử Câu 12: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là: A. 2,7g và 1,2g B. 5,4g và 2,4g C. 5,8g và 3,6g D. 1,2g và 2,4g Câu 13:. Cho các phản ứng sau: to (1) O3 + dung dịch KI→ (2) F2 + H2O ¾¾® to (3) MnO2 + HCl đặc ¾¾® (4) Cl2 + dung dịch H2S → Các phản ứng tạo ra đơn chất là: A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (1), (4) D. (2), (3), (4). Câu 14: Tìm câu đúng trong các câu sau đây: A. H2SO4(l) tác dụng được với Fe,Mg,Cu B. H2SO4(đ), nguội tác dụng được với Al,Mg,Cu C. H2SO4(đ), nóng tác dụng được với Fe,Ag,Cu D. H2SO4(đ), nóng tác dụng được với Ag,Au,Al Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là: A. 0,5 mol B. 0,6 mol C. 0,4 mol D. 0,3 mol II. Tự luận(4đ) Câu 1: (2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): KMnO4 ® Cl2 ® H2SO4 ® SO2 ® S Câu 2: (1 điểm) a. Viết phương trình phản ứng chứng minh: Từ F2 đến Iôt tính oxi hóa giảm dần . b. Dẫn khí ozon vào dd KI không màu, dd nhuốm màu vàng nâu. Cho mẫu giấy quì tím vào dd, thấy giấy quì có màu xanh.Giải thích và viết phương trình hóa học. Câu 3: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc), dung dịch B và rắn Y. Hòa tan hoàn toàn rắn Y vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít SO2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong X (1 điểm) b. Dẫn toàn bộ V lít SO2 thu được ở trên vào 150ml dung dịch NaOH 2M. Tính nồng độ CM của các chất có trong dung dịch sau phản ứng HẾT Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  11. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN MÔN: HÓA – LỚP 10 Đề chính thức Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề thi 123 Họ và tên: Lớp: (ghi bằng chữ và bằng số) Số báo danh: .Phòng thi: Họ, tên, chữ ký Giám thị: Họ, tên, chữ ký Giám khảo: Điểm (bằng số): Điểm (bằng chữ): I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Học sinh đánh dấu ”X” vào phương án trả lời đúng ở ô phiếu trả lời trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B C D Câu 1: Dãy gồm các chất có thể tác dụng với khí clo là: A. Na, H2, N2. B. NaOH, NaBr, NaI. C. KOH, H2O, KF. D. Fe, K, O2. Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Dẫn khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2 (2) Dẫn khí SO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 (3) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4 (4) Cho vài viên kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng Số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng một loại muối clorua kim loại? A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Fe. Câu 4: Cho phản ứng: Fe3O4 + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Hệ số của chất khử và chất oxi hóa lần lượt là: A. 2 và 10 B. 2 và 4 C. 1 và 5 D. 2 và 3 Câu 5: N2(K) + H2(K) ⇋ NH3(K) △H > 0. Khi giảm nhiệt độ của phản ưng thì: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận C. Cân bằng không chuyển dịch D. Không xác định được
  12. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 17,5g hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 65,5 B. 41,5 C. 35,5 D. 113,5 Câu 7: Lớp ozon ở tầng bình lưu khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Hiện tượng này là do: A. Chất thải CFC do con người gây B.các hợp chất hữu cơ C. ra Sự thay đổi khí hậu D. Một nguyên nhân khác Câu 8: Cho 0,56 gam Fe và 3,2 gam S phản ứng trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là: A. 3,76 g B. 0,88 g C. 2,64 g D. 8,8 g Câu 9: Dãy các chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử: A. Cl2, SO2, S. B. SO2, H2S, S. C. S, Cl2, O2. D. S, Ca, H2S. Câu 10: Thành phần của Oleum gồm : A. SO3 và H2SO4 đặc B. SO3 và H2O C. SO3 và H2SO4 loãng D. SO2 và H2SO4 đặc Câu 11: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2 Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ -5 trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10 mol (l.s). Giá trị của a là A. 0,012. B. 0,016. C. 0,018. D. 0,014. Câu 12: cho 23,7g KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc dư thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V: A. 8,40 lít B. 6,72 lít C. 5,60 lít D. 3,36 lit Câu 13: Tính chất vật lí nào sau đây là của Brom: A. Chất lỏng , màu nâu đỏ, độc B. Chất rắn màu tím độc C. Chất lỏng, sánh như dầu, độc D. Chất khí, màu vàng, mùi xốc, độc Câu 14: Cho từng chất KMnO4, MnO2, KClO3, K2Cr2O7 có cùng số mol tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư thì chất cho lượng khí Cl2 ít nhất là: A. MnO2 B. KMnO4 C. KClO3 D. K2Cr2O7 Câu 15: Hoà tan 1,92 gam kim loại M ( hóa trị n ) vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng vừa đủ thu được 1,792 lít khí H2. Kim loại M là: A. Mg B. Cu C. Zn D. Fe II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 ( 1 điểm): Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): (1) (2) (3) (4) H2S ¾¾® SO2 ¾¾® H2SO4 ¾¾®CuSO4 ¾¾® CuCl2 Câu 2 ( 1 điểm): Cho FeS vào lượng dư dung dịch HCl. Dẫn khí thoát ra vào bình đựng nước brom. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 3 ( 2 điểm): Cho 7,02 gam hỗn hợp X gồm: Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu 5,6 lít khí và chất rắn không tan B. Cho B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 0,672 lít khí SO2 . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Cho toàn bộ lượng khí SO2 trên tác dụng với a mol NaOH, sau phản ứng thu được 2,52 gam Na2SO3 . Tính a mol NaOH. (Cho biết: H = 1, O = 16, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Fe = 56, Cu = 64, Cl = 35,5) HẾT
  13. Học sinh được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân theo quy định của Bộ GD & ĐT. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN MÔN: HÓA – LỚP 10 Đề chính thức Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề thi 237 Họ và tên: Lớp: (ghi bằng chữ và bằng số) Số báo danh: .Phòng thi: Họ, tên, chữ ký Giám thị: Họ, tên, chữ ký Giám khảo: Điểm (bằng số): Điểm (bằng chữ): II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm): Học sinh đánh dấu ”X” vào phương án trả lời đúng ở ô phiếu trả lời trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B C D Câu 1: Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với: A. (1), (2), (4), (5). (B. (3), (4), (5), (6). C. 1), (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5). Câu 2: Đổ dung dịch chứa 2 gam HBr vào dung dịch chứa 2 gam NaOH. Sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Màu xanh B. Màu đỏ C. Không đổi màu D. Không xác định được Câu 3: Cho phản ứng: Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Hệ số của chất khử và chất oxi hóa lần lượt là: A. 2 và 6 B. 2 và 3 C. 2 và 3 D. 6 và 2 Câu 4: Cho phản ứng H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất tham gia phản ứng: A. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá C. H2O là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá D. H2S là chất oxi hoá , Cl2 là chất khử Câu 5: Cho phương trình phản ứng: 2SO2 + O2 D 2SO3 . DH < 0. Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp A. Tăng nhiệt độ B. Lấy bớt SO3 ra C. Tăng áp suất bình phản ứng D. Tăng nồng độ O2 Câu 6: Cho 24,6 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 84,95 gam muối khan. Thể tích H2 (đktc) thu được bằng:
  14. A. 19,04 lít B. 18,06 lít C. 14,02 lít D. 17,22 lít Câu 7: Cho 1 lượng AgNO3 dư tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,02M và NaCl 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 2,87g B. 28,7g C. 3,122g D. 0,252g Câu 8: Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48l khí (đktc) phần không tan cho vào dd H2SO4 đặc nóng thì giải phóng ra 2,24l khí (đktc). Kim loại R là: A. Cu B. Pb C. Mg D. Ag Câu 9: Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO2 vào nước brom. (III) Sục khí H2S vào dung dịch H2SO4 đặc. (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 10: Nếu cho 1 mol mỗi chất CaOCl2, MnO2, KMnO4, K2Cr2O7 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là: A. K2Cr2O7 B. MnO2 C. CaOCl2 D. KMnO4 Câu 11: Phát biểu đúng là A. Oxi và ozon đều có tính oxi hóa mạnh nhưng tính oxi hóa của oxi mạnh hơn ozon. B. SO2 chỉ có tính oxi hóa và S chỉ có tính khử. C. Fe tác dụng với Cl2 và H2SO4 loãng đều tạo ra muối sắt (II). D. Để pha loãng axit H2SO4 đặc ta rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh. Câu 12: Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính axit của các dung dịch hiđro halogenua? A. HF < HCl < HBr < HI B. HI < HBr < HCl < HF C. HCl < HBr < HI < HF D. HCl < HBr < HF < HI Câu 13: Nhận xét nào sau đây là sai về tính chất của SO2: A. SO2 làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. B. SO2 làm mầt màu cánh hoa hồng. C. SO2 làm quỳ tím tẩm ướt chuyển sang màu đỏ. D. SO2 làm mất màu dung dịch nước brom. Câu 14: Cho các phát biểu sau: (1) Trong y học, ozon được dùng để chữa sâu răng (2) Để chuyên chở axit H2SO4 đặc nguội có thể dùng thùng làm bằng nhôm hoặc sắt. (3) Hấp thụ khí SO2 vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa trắng. (4) Axit H2SO4 đặc có tính háo nước và tính oxi hóa mạnh. Số phát biểu đúng: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 15: Tính lượng H2SO4 98% điều chế được từ 1 tấn quặng pirit sắt chứa 60% FeS2 . Biết hiệu suất cả quá trình là 80%: A. 80 kg B. 40kg C. 78,4 kg D. 125 kg II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 ( 1 điểm): Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): (1) (2) (3) (4) MnO2 ¾¾® Cl2 ¾¾® H2SO4 ¾¾®SO2 ¾¾® S Câu 2 ( 1 điểm): Dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 , nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
  15. Câu 3 ( 2 điểm): Cho 25,7 gam hỗn hợp X gồm: Al, Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 14,56 lít khí (đkc) và chất rắn không tan B. Cho B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Dẫn lượng khí SO2 ở trên vào dung dịch KOH 2M. Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng để thu được 2 muối, trong đó số mol muối axit gấp 4 lần số mol muối trung hòa. (Cho biết: H = 1, O = 16, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Fe = 56, Cu = 64, Cl = 35,5) HẾT Học sinh được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân theo quy định của Bộ GD & ĐT. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.