Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Trần Phú

doc 12 trang Đăng Bình 11/12/2023 420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_truong_thpt_tra.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Trần Phú

  1. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG: HALOGEN Câu 1: Hình vẽ bên minh họa sự phân bố electron của anion X . Vậy X là electron hạt nhân A. 11Na. B. 8O. C. 9F. D. 10Ne. Câu 2: Anion X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p6. Số hiệu của (X) là A. 11.B. 18. C. 9. D. 17. Câu 3: Tính oxi hóa của các đơn chất halogen được so sánh đúng A. F2 > Cl2 > I2 > Br2. B. F2 > Cl2 > Br2 > I2. C. I2 > Br2 > Cl2 > F2. D. Cl2 > I2 > F2 > Br2. Câu 4: Chọn nhận xét sai A. Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns2np5. B. Lực axit so sánh đúng: HF > HCl > HBr > HI. C. Tính chất đặc trưng của các đơn chất halogen là oxi hóa mạnh. D. Flo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Câu 5: Khi đun nóng, I2 rắn biến thành hơi mà không qua trạng thái lỏng (như hình vẽ). Hiện tượng này được gọi là A. Sự ngưng tụ. B. Sự thăng hoa. C. Sự bốc hơi. D. Sự đông tụ. Câu 6: Khí Cl2 không tác dụng với A. khí O2. B. H2O. C. dung dịch NaBr. D. dung dịch NaOH. Câu 7: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 đều thu được cùng một muối A. Fe.B. Mg. C. Cu.D. Ag. Câu 8: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Dung dịch trong lọ (bình) thủy tinh có màu Trang 1
  2. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. hồng. B. xanh. C. đỏ. D. tím. Câu 9: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,12 mol HBr thu được dung dịch (X). Nhúng giấy quỳ tím vào (X), quỳ tím sẽ A. hóa màu đỏ.B. hóa màu xanh. C. vẫn tím.D. hóa màu trắng. Câu 10: Cho giấy quỳ tím vào nước Gia-ven (như hình vẽ). Quỳ tím sẽ A. hóa không màu.B. hóa màu trắng. C. hóa màu xanh.D. vẫn màu tím. Câu 11: Ứng dụng, tính chất không phải của nước Gia-ven và clorua vôi A. Tẩy màu, sát trùng.B. Tẩy trắng sợi, vải, giấy. C. Có tính khử rất mạnh. D. Tẩy uế chuồng trại và nhà vệ sinh. Câu 12: Nhóm các nhận xét đúng trong các nhận xét sau (1) Nước Gia-ven là dung dịch chứa hỗn hợp muối NaCl và NaClO. (2) Clorua vôi là chất bột, màu trắng, xốp. (3) Nước Gia-ven và clorua vôi đều có tính oxi hóa mạnh. (4) Nước Gia-ven và clorua vôi dùng để khử trùng nguồn nước sinh hoạt. A. (1), (2), (3).B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4).D. (2), (3), (4). Câu 13: Cho hai phản ứng: NaClO + H2O + CO2  NaHCO3 + HClO. CaOCl2 + H2O + CO2  CaCl2 + CaCO3 + HClO. Chứng tỏ HClO là chất A. có tính axit yếu hơn axit cacbonic.B. có tính axit mạnh hơn axit cacbonic. C. có tính oxi hóa mạnh. D. có tính khử mạnh. Câu 14: Trong công nghiệp, nước Gia-ven được điều chế bằng cách Trang 2
  3. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. điện phân dung dịch NaCl và không có vách ngăn. B. điện phân dung dịch NaCl và có vách ngăn. C. điện phân nóng chảy NaCl và không có vách ngăn. D. điện phân nóng chảy NaCl và có vách ngăn. Câu 15: Chọn phản ứng để điều chế clorua vôi từ khí clo và vôi sữa đun A. Cl2 + Ca(OH)2  CaClO2 + H2O. t o thuong B. Cl2 + Ca(OH)2  CaOCl2 + H2O. đun C. Cl2 + Ca(OH)2  CaOCl2 + H2O. t o thuong D. Cl2 + Ca(OH)2  CaClO2 + H2O. Câu 16: Trong công nghiệp, ta thường điều chế clo bằng cách A. điện phân nóng chảy NaCl khan. B. phân huỷ HCl. C. cho HCl tác dụng với MnO2. D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn Câu 17: Trong phản ứng: MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 4. B. 0,25. C. 1. D. 0,5. Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, khí (X) được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ bên. Khí (X) là A. H2. B. F2. C. Cl2. D. O2. Câu 19: Số lượng phát biểu đúng trong các phát biểu sau - Chất dẻo teflon được phủ lên các dụng cụ nhà bếp để chống dính. - Dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh. - Phần lớn iot dùng để sản xuất cồn iot và muối iot. - Dùng Clo để khử trùng nguồn nước sinh hoạt. - AgBr dùng để tráng lên phim. A. 5.B. 4. C. 3. D. 2. Câu 20: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch KBr (như hình). Trang 3
  4. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 Hiện tượng quan sát được A. không có  .B. có trắng.  C. có vàng đậm. D. có vàng nhạt. Câu 21: Cho dung dịch AgNO 3 lần lượt vào các ống nghiệm đựng riêng biệt các chất: NaF, NaCl, NaBr, NaI. Sau khi phản ứng kết thúc, số lượng ống nghiệm có  tạo thành A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 22: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr và NaI là A. dung dịch CuSO4. B. dung dịch KOH. C. hồ tinh bột. D. dung dịch AgNO3. Câu 23: Nhóm các nhận xét đúng trong các nhận xét sau (a) Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố oxi trong hợp chất F2O là -2. (b) Khi đun nóng, I2 rắn biến thành hơi mà không qua trạng thái lỏng. (c) Phản ứng: 2NaX + Cl 2  X2 + 2NaCl (với X là Br, I) để điều chế Br 2 và I2 từ nước biển. (d) Dùng AgNO3 để phân biệt các dung dịch muối halogenua. A. (b), (c), (d).B. (c), (d). C. (b), (d).D. (a), (b), (c). Câu 24: Nối các hiện tượng được mô tả ở cột 2 phù hợp với các thí nghiệm ở cột 1. Thí nghiệm Hiện tượng 1. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl a. chất rắn tan và có khí thoát ra 2. Nhỏ dung dịch HCl vào cốc chứa CaCO3 b. dung dịch chuyển sang màu xanh 3. Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch KI, hồ tinh bột c. xuất hiện kết tủa màu trắng A. 1–c, 2–a, 3–b. B. 1–c, 2–b, 3–a. C. 1–b, 2–c, 3–a. D. 1–b, 2–a, 3–c. Câu 25: Cho lượng dư dung dịch AgNO 3 vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là A. 14,35 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 27,05 gam. Câu 26: Cho dung dịch chứa 0,1 mol HCl và 0,2 mol HI vào dung dịch AgNO3 dư. Khối lượng kết tủa thu được A. 14,35 gam. B. 47 gam. C. 32,65 gam. D. 61,35 gam. Câu 27: Đun nóng Na với Cl2 thu được 11,7 gam muối. Khối lượng Na và thể tích khí clo (đktc) đã phản ứng là Trang 4
  5. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. 4,6 gam; 2,24L. B. 2,3 gam; 2,24L. C. 4,6 gam; 4,48L. D. 2,3 gam; 4,48L. Câu 28: Đốt cháy hết m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56. Câu 29: Để phản ứng hết với 4,8 gam kim loại R (hóa trị 2) cần 0,2 mol hơi Br2. Vậy R là A. Mg.B. Zn. C. Ca. D. Cu. Câu 30: Cần dùng 300 gam dung dịch HCl 3,65% để hòa tan vừa hết x gam Al2O3. Giá trị của x A. 10,2. B. 5,1. C. 30,6. D. 15,3. Câu 31: Cho 0,5 gam một kim loại R (có hóa trị II) phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28L H2 (đktc). Kim loại đó là A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Zn. Câu 32: Cho 0,2 mol kim loại R (có hóa trị II) tác dụng hết với dung dịch HI. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thì thu được 55,6 gam muối khan. Vậy R là A. Mg.B. Fe. C. Zn.D. Cu. Câu 33: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48L khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 6,4. B. 2,2. C. 8,5. D. 2,0. Câu 34: Cho m gam hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu vào dung dịch HBr (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48L khí H2 (đkc) và 3,8 gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 11,2. B. 14. C. 15. D. 16,6. Câu 35: Chia một lượng sắt thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,448L khí (đktc). - Đun nóng phần 2 với a mol Cl2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 0,02. B. 0,03. C. 0,04. D. 0,015. Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp các kim loại vào dung dịch HBr dư, thấy thoát ra a mol khí H2 và dung dịch (X) chứa 80 gam muối. Giá trị của a là A. 0,2. B. 0,4. C. 0,6. D. 0,8. Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp các kim loại vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 0,3 mol khí H2 và dung dịch (X). Lượng muối trong (X) A. (m+ 10,65) (gam). B. (m+ 21,3) (gam). C. (m+ 10,95) (gam). D. (m+ 21,9) (gam). Câu 38: Cho 41,4 gam hỗn hợp gồm các oxit kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,6 mol HCl thu được dung dịch (X). Lượng muối trong (X) Trang 5
  6. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. 85,4 gam. B. 99,8 gam. C. 86,5 gam. D. 98,9 gam. Câu 39: Cho m gam hỗn hợp gồm các oxit kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1 mol HBr thu được dung dịch (X) có chứa 96 gam muối. Giá trị của m gần nhất với A. 23. B. 19. C. 17. D. 15. Câu 40: Khi trộn 200mL dung dịch HCl 1M với 300mL dung dịch HCl 4M thì thu được dung dịch mới có nồng độ A. 2M .B. 2,5M. C. 2,8M. D. 3,0M. CHƯƠNG: OXI. LƯU HUỲNH Câu 41: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của phần tử O trong hợp chất Na2O A. 2s22p6. B. 3s2. C. 2s22p4. D. 2s22p2. Câu 42: Nhiệt phân hoàn toàn một lượng KMnO 4 thu được a mol O2. Số mol khí Cl2 thoát ra khi cho toàn bộ lượng lượng KMnO4 trên tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là A. a.B. 2,5a. C. 10a.D. 5a. Câu 43: Cho 2,7 gam nhôm phản ứng hết với lượng khí sinh ra khi nhiệt phân hoàn toàn m gam KClO3. Giá trị của m gần nhất với A. 12.B. 12,2. C. 6,5.D. 6. Câu 44: Nhiệt phân hoàn toàn 56,88 gam KMnO4. Lượng oxi thu được tác dụng hết với 8,64 gam kim loại R (hóa trị 2), đun nóng. Kim loại R là A. Mg.B. Ca. C. Zn.D. Ba. Câu 45: Chọn câu đúng A. Ozon là một dạng thù hình của oxi. B. Tính oxi hóa của ozon yếu hơn oxi. C. Ở điều kiện thường, oxi và ozon đều là chất khí không màu, không mùi. D. Ở điều kiện thường, oxi và ozon đều oxi hóa được bạc thành bạc oxit. Câu 46: Chọn phản ứng không đúng tia tu ngoai to A. 3O2  2O3. B. O2 + 4Ag  2Ag2O. to C. 2O3  3O2. D. O3 + 2Ag  Ag2O + O2. Câu 47: Hơ nóng lá bạc rồi cho vào bình chứa khí ozon; sau một thời gian, thấy khối lượng lá bạc tăng lên 2,4 gam. Khối lượng ozon đã phản ứng là A. 2,4 gam B. 7,2 gam C. 14,4 gam D. 21,6 gam Câu 48: Khi sục khí O 3 vào dung dịch KI ta thu được KOH và I 2. Nếu thay O 3 bằng O 2 thì không có hiện tượng. Phản ứng này chứng tỏ A. O2 có tính oxi hóa mạnh hơn O3. B. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. C. O2 và O3 đều có tính oxi hóa mạnh. D. O2 và O3 đều có tính oxi hóa mạnh. Câu 49: Chọn nhận xét sai A. O3 có tác dụng tẩy trắng tinh bột, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả, tiệt trùng nước Trang 6
  7. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 B. O2 duy trì sự sống và sự cháy. C. Tỉ khối hơi của O3 so với O2 bằng 2. D. Thuốc thử đặc trưng để nhận biết khí ozon (O3) là KI, hồ tinh bột Câu 50: Cho hỗn hợp khí (X) gồm oxi và ozon, sau một thời gian ozon bị phân huỷ hết thu được khí (Y) (thể tích tăng lên 2%). Phần trăm về thể tích của ozon trong (X) là A. 94%. B. 4%. C. 96%. D. 6%. Câu 51: Cho hỗn hợp khí gồm oxi và ozon, trong đó oxi chiếm 90% về thể tích. Sau một thời gian ozon bị phân huỷ hết, phần trăm về thể tích khí tăng lên so với ban đầu A. 10%. B. 5%. C. 20%. D. 40%. Câu 52: Tỉ khối của hỗn hợp (X) gồm O2 và O3 so với hiđro bằng 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong (X) là A. 60%. B. 75%. C. 25%. D. 50%. Câu 53: Thủy ngân rất độc, có thể làm tê liệt hệ thần kinh, giảm trí nhớ, viêm loét răng lợi . Vì vậy, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, để thu gom thủy ngân người ta thường dùng A. Dung dịch NaOHB. Dung dịch HCl C. Cacbon. D. Lưu huỳnh. to Câu 54: Cho các phản ứng hóa học sau: (a) S + O2  SO2. to to (b) S + Mg  MgS. (c) S + F2  SF6. Nhóm phản ứng hóa học trong đó đơn chất lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa A. (a), (b).B. (a), (c). C. (b), (c).D. Chỉ (b). Câu 55: Chọn khí không mùi A. O3. B. O2. C. H2S. D. SO2. Câu 56: Nhận xét sai về khí hidrosunfua A. có mùi trứng thối. B. tạo đen khi sục qua dung dịch CuSO4. C. là chất khí độc. D. làm quì tím ẩm hóa đỏ. Câu 57: Có 3 chất khí đựng trong 3 bình riêng biệt gồm: H 2S; HCl và O2. Thuốc thử để phân biệt được cả 3 chất khí trên A. Dung dịch AgNO3.B. Dung dịch NaOH. C. Nước vôi trong. D. Dung dịch NH3. Câu 58: Cho phản ứng: S + 2H2SO4  3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử với số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là A. 1: 2. B. 1 : 3. C. 3 : 1. D. 2: 1. Câu 59: Để dung dịch H2S bão hòa trong không khí sau một thời gian dài thì thấy dung dịch A. trong suốt.B. bị vẩn đục. C. hóa xanh. D. hóa đỏ. HCl H 2S Câu 60: Có sơ đồ phản ứng: Na2SO3  Khí (X)  rắn (Y). (X) và (Y) là Trang 7
  8. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. S và SO2. B. SO2 và S. C. H2 và S. D. S và H2. H / t o O / t o O / t o (X) Câu 61: Có chuỗi phản ứng sau: S 2 (X) 2 S 2 (Y)  (Z). Biết (X), (Y) và (Z) có chứa lưu huỳnh. Vậy (X), (Y) và (Z) lần lượt là A. H2S, SO2 và S.B. H 2S, S và SO2. C. S, SO2 và H2S.D. S, H 2S và SO2. Câu 62: Cho m gam hỗn hợp (X) gồm CaCO3 và ZnS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72L hỗn hợp khí (Y) (đktc). Cho toàn bộ (Y) tác dụng với khí SO2 dư thu được 9,6 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 29,7.B. 29,4.C. 24,9.D. 27,9. Câu 63: Thu khí bằng cách như hình vẽ dưới đây được dùng tốt nhất với chất khí A. H2S. B. Cl2. C. O3. D. SO2. Câu 64: Cho phản ứng: KMnO4 + SO2 + H2O (X) + MnSO4 + K2SO4 Công thức của (X) là A. H2SO4.B. H 2SO3. C. H2S. D. H2. Câu 65: Tổng hệ số trong phản ứng khi sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím A. 13. B. 9. C. 12. D. 14. Câu 66: Cặp hóa chất không dùng để điều chế SO2 A. Na2SO3, H2SO4 loãng. B. H2SO4 loãng và Cu C. S và O2. D. FeS2, O2. Câu 67: Chọn chất chỉ thể hiện tính oxi hóa A. S B. H2S. C. SO2. D. H2SO4 đặc. Câu 68: Chọn chất vừa có tính oxi hóa, có tính khử A. H2SO4 loãng. B. H2S. C. SO2. D. H2SO4 đặc. Câu 69: Chọn phát biểu sai A. Khí H2S không màu có mùi trứng thối còn khí SO2 không màu có mùi hắc. B. Phản ứng điều chế H2S trong phòng thí nghiệm là FeS + 2HCl FeCl2 + H2S. C. Dẫn khí SO2 dư vào dung dịch brom có màu vàng thì dung dịch brom bị mất màu. D. Ở điều kiện thường, SO3 là chất khí, không màu tan vô hạn trong nước. Câu 70: Khi đốt các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), các quặng sunfua sinh ra khí SO2 thoát vào bầu khí quyển là nguyên nhân chính gây ra Trang 8
  9. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. mưa axit. B. thủng tầng ozon. C. hiệu ứng nhà kính. D. nhiệt độ trái đất tăng lên. Câu 71: Dưới đây là hình vẽ minh họa cho quá trình pha loãng H2SO4. Cách tiến hành đúng là: cho từ từ A. H2SO4 đặc vào nước, rồi khuấy nhẹ. B. H2SO4 đặc vào nước, rồi khuấy mạnh. C. nước vào H2SO4 đặc, rồi khuấy nhẹ. D. nước vào H2SO4 đặc, rồi khuấy nhẹ. Câu 72: Sơ đồ dùng để điều chế H2SO4 trong công nghiệp A. S → SO3 → H2SO4. B. FeS2 → SO3 → H2SO4. C. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. D. Na2SO3 → SO2 → H2SO4. Câu 73: Trong quá trình sản xuất axit sunfuric, để hấp thụ SO3, người ta sử dụng chất A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc. C. nước. D. Ba(OH)2. Câu 74: Chất có tính háo nước là: A. HCl đặc. B. H2S. C. H2SO4 đặc. D. H2SO4 loãng. Câu 75: Nhóm gồm tất cả các chất đều tác dụng được với H2SO4 loãng là A. NaOH, Fe, Cu, BaSO3. B. NaOH, Fe, CuO, C. NaOH, Fe, Cu, BaSO3. D. NaOH, Fe, CuO, NaCl. Câu 76: Nhóm gồm các kim loại thụ động với H2SO4 đặc, nguội là A. Cu, Zn, Al. B. Cr, Zn, Fe. C. Al, Fe, Cr. D. Cu, Fe, Al. Câu 77: Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nguội đều tạo khí A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Mg. Câu 78: Chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng không thể tạo ra khí SO2 A. Fe.B. FeO.C. Fe 3O4.D. Fe 2O3. Câu 79: Chọn phản ứng không đúng A. H2SO4 loãng + FeO → FeSO4 + H2O. B. H2SO4 đặc + Fe → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. C. H2SO4 đặc + C → CO2 + SO2 + H2O. D. H2SO4 loãng + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O. Câu 80: Số lượng phản ứng đúng trong số các phản ứng sau (1) Fe + H2SO4 (loãng)  Fe2(SO4)3 + H2. (2) FeO + H2SO4(đặc)  FeSO4 + SO2 + H2O (3) Fe3O4 + 4H2SO4 (đặc)  FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O A. 1. B. 2. C. 3. D. 0. Câu 81: Hòa tan 16 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng dư. Kết thúc phản ứng thấy thoát ra x mol khí và 4,8 gam kim loại không tan. Giá trị của x là Trang 9
  10. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,1. Câu 82: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được V(L) khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36. Câu 83: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại R (hóa trị 2) bằng dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và đồng thời khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Vậy R là A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Ni. Câu 84: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được V(L) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 1,12. D. 3,36. Câu 85: Trộn 2L dung dịch H 2SO4 0,2M với 3L dung dịch H 2SO4 0,5M thu được dung dịch H2SO4 có nồng độ là A. 0,4M.B. 0,25M. C. 0,38M.D. 0,15M. Câu 86: Cho từ từ m 1 gam dung dịch H 2SO4 98% vào m2 gam H2O thu được 500 gam dung dịch H2SO4 9,8%. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là A. 98 và 402. B. 50 và 450. C. 49 và 451.D. 25 và 475. Câu 87: Phần trăm về khối lượng của SO3 trong H2S2O7 là A. 44,94%.B. 49,44%. C. 55,06%.D. 35,955%. Câu 88: Chọn oleum có 37,209%S về khối lượng A.H 2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 89: Hòa tan 3,38 gam oleum (X) vào nước thu được dung dịch (Y). Để trung hòa (Y) cần dùng 800mL dung dịch KOH 0,1M. Công thức của (X) là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 90: Hòa tan 0,1 mol oleum (X) có công thức H2SO4.nSO3 vào nước thu được dung dịch (Y). Cho (Y) tác dụng với BaCl2 dư thu được 93,2 gam kết tủa. Giá trị của n A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. CHƯƠNG: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG. CÂN BẰNG HÓA HỌC. Câu 81: Cho phản ứng: X Y. Tại thời điểm t 1 và t2 nồng độ của chất X lần lượt bằng C 1 và C2 (với t2 t1). Tốc độ của phản ứng tính theo chất X là C C C C C C C C A. V 2. 1 2 B. V 2. 2 1 C. V 1 2 D. V 2 1 t1 t 2 t1 t 2 t 2 t1 t 2 t1 Câu 82: Cho 10 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H 2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường (25oC). Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng không thay đổi khi A. thay 10 gam kẽm hạt bằng 10 gam kẽm bột. Trang 10
  11. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 B. dùng dung dịch H2SO4 5M thay dung dịch H2SO4 4M. C. tiến hành phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 500C). D. tăng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu. Câu 83: Cho phản ứng phân hủy: 2KClO3 (rắn)  2KCl (rắn) + 3O2 (khí). Biện pháp không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng phân hủy KClO3 A. Tăng nhiệt độ.B. Đập nhỏ KClO 3. C. Thêm xúc tác (MnO2) D. Tăng áp suất. Câu 84: Trường hợp có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng A. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa oxi. B. Quạt bếp than đang cháy. C. Thay hạt nhôm bằng bột nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl. D. Pha loãng các dung dịch tham gia phản ứng. Câu 85: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) → 2HBr (k). Lúc đầu nồng độ hơi Br 2 là 0,072M. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là A. 8.10–4 M/s. B. 6.10–4 M/s. C. 4.10–4 M/s. D. 2.10–4 M/s. Câu 86: Xét phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Lúc đầu nồng độ của Br 2 là 0,012M, sau 50 giây nồng độ Br 2 là 0,0101M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là A. 3,5.10-4 M/s.B. 3,8.10 -4 M/s.C. 3,8.10 -5 M/s.D. 3,5.10 -5 M/s. Câu 87: “Cân bằng hóa học là cân bằng (1) vì ở trạng thái cân bằng phản ứng thuận và phản ứng nghịch (2) ”. Từ (cụm từ) thích hợp điền vào các “ ” ở câu trên là A. (1): tĩnh; (2): vẫn xảy ra nhưng với tốc độ bằng nhau. B. (1): động; (2): vẫn xảy ra nhưng với tốc độ bằng nhau. C. (1): tĩnh; (2): dừng lại. D. (1): động; (2): dừng lại. Câu 88: Cho các cân bằng hóa học sau: (a) H2 (k) +I2 (k)  2HI(k) (b) 2NO2 (k)  N2O4 (k). (c) N2 (k) + 3H2 (k )  2NH3 (k) (d) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất số lượng cân bằng hóa học không chuyển dịch A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 89: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k)  CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0 Trong các yếu tố: tăng nhiệt độ; thêm một lượng hơi nước; thêm một lượng 2H; tăng áp suất chung của hệ; dùng chất xúc tác. Số lượng yếu tố làm không thay đổi cân bằng của hệ A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Trang 11
  12. Tổ Hóa. Trường THPT Trần Phú Đề cương ôn tập HKII lớp 10 Câu 90: Cho cân bằng hóa học: N 2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi A. thay đổi áp suất của hệ. B. thay đổi nồng độ N2. C. thay đổi nhiệt độ. D. thêm chất xúc tác Fe. B. TỰ LUẬN Bài 1: 1. Khí (X) được điều chế từ KHS; còn khí (Y) được điều chế từ KHSO 3 khi cho chúng lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. a. Viết phương trình phản ứng điều chế (X), (Y). b. Viết phương trình phản ứng xảy ra và nêu hiện tượng quan sát được khi: - Sục (X) qua dung dịch thuốc tím trong môi trường H2SO4. - Sục (Y) qua dung dịch thuốc tím. 2. Bổ túc và hoàn thành các phản ứng sau: o dd KMnO Khí mùi trứng thối  O2 ,t C,du (X) 4 axit  Na2SO3 (X) NaOH(1:2) ? (1) (2) (3) (4) Bài 2: 1. Cho m gam hỗn hợp (X) gồm KMnO 4 và MnO2 (với tỉ lệ mol 2:1) tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thì thu được 1,344L khí (đktc). Tính giá trị của m và thể tích khí thu được (đktc) khi nhiệt phân hoàn toàn lượng (X) trên. 2. Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam kim loại R (có hóa trị a) vào dung dịch chứa 0,25 mol axit sunfuric đặc, nóng. Để trung hòa lượng axit dư sau phản ứng thì phải dùng 100mL dung dịch NaOH 1M. Xác định R. 3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp (X) gồm Fe và MgO thì cần dùng 300mL dung dịch H2SO4 1M (loãng); đồng thời thấy thoát ra 4,48L khí H2 (đktc). a. Tính giá trị của m. b. Cho (X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, dư. Tính thể tích của khí SO2 thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. c. Cho dung dịch chứa 0,18 mol Ca(OH)2 tác dụng với lượng khí SO2 ở câu b thu được dung dịch (Y) - Tính khối lượng kết tủa thu được. - Khối lượng dung dịch (Y) thay đổi như thế nào so với dung dịch Ca(OH)2. 4. Chia m gam hỗn hợp (X) gồm Fe và FeO thành hai phần bằng nhau: - Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong H2SO4 loãng, dư thì thu được 0,2 mol khí. - Phần 2 tan hết trong H2SO4 đặc, dư thì thu được 0,35 mol khí SO2 (duy nhất). a. Tính giá trị của m. b. Tính số mol NaOH tối thiểu cần để hấp thụ hết lượng khí SO2 trên. Trang 12