Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

doc 6 trang Đăng Bình 05/12/2023 570
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP –HÓA 9 -HỌC KÌ II Năm học 2018-2019 I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1.Tính chất vật lý, hóa học của phi kim . 2. Tính chất hóa học của axit và muối cacbonat (viết PTHH) 3. Trình bày ý nghĩa bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 4. Khái niệm hợp chất hữu cơ, đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ 5.Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế (nếu có) của các hiđrocacbon đã học: metan,etilen ,axetilen ,benzen(đã có Đc tiết 54) 6.a) Khái niệm Nhiên liệu . Cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả. b) Các sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ. Phương pháp để tăng thêm lượng xăng 7. Tính chất vật lý, đặc điểm câu tạo, tính chất hoá học ứng dụng và cách điều chế(nếu có) của các dẫn xuất hiđrocabon đã học: rượu etylic, axitaxetic, chất béo(đã có Đc tiết 61) glucozơ, saccarozơ) II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1. Hãy chọn câu đúng : A. Phi kim dẫn điện tốt. B. Phi kim dẫn nhiệt tốt. C. Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn, khí. D. Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Câu 2. Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào : A. Dung dịch HCl; B. Dung dịch NaOH ; C. Dung dịch NaCl; D. Nước. Câu 3. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần : A. Na, Mg, Al, K ; B. K, Na, Mg, Al; C. Al, K, Na, Mg ; D. Mg, K, Al, Na. Câu 4. Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể nói một chất là vô cơ hay hữu cơ ? A. Trạng thái (rắn, lỏng, khi’); B. Màu sắc; C. Độ tan trong nước ; D. Thành phần nguyên tố. Câu 5. Dãy các chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CH4, CH4O, CH3Cl, NaHCO3 B. CH4, CO2, C4H10, CH3Cl C. CH4, CH4O, CH3Cl, C4H10 D. C4H10, CH4O, NaCl, CH4 Câu 6. Chọn câu đúng trong các câu sau : A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên. B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon. C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các chất trong cd thể sống. Câu 7. Liên kết C C trong phân tử axetilen có đặc điểm: A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học. B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học. C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học. D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học. Câu 8. Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là : A. Phân tử có vòng 6 cạnh.
  2. B. Phân tử có ba liên kết đôi. C. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn. D. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa liên kết đôi và liên kết đơn. Câu 9. Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 5%. Khối lượng dung dịch brom tham gia phản ứng là: A. 160 gam. B. 320 gam. C. 3200 gam. D. 1600 gam. Câu 10. Trong nhóm các hidrocacbon sau, nhóm hidrocacbon nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng? A. C2H2, C2H4 B. C2H4,CH4 C. C2H2, C6H6 D. C2H4, C6H6 Câu 11. Người ta đang nghiên cứu để sử dụng nguồn nhiên liệu khi cháy không gây ô nhiễm môi trường là: A. CH4. B. C4H10. C. CO. D. H2. Câu 12. Chọn câu đúng trong các câu sau : A. Dầu mỏ là một đơn chất. B. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp. C. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon. D. Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định. Câu 13. Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp: A. phủ cát vào ngọn lửa. B. thổi oxi vào ngọn lửa. C. phun nước vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa. Câu 14. Hợp chất hữu cơ là chất khí ít tan trong nước, làm mất màu ddBrom, đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí này sinh ra khí CO2 và 1 mol hơi nước. Hợp chất đó là: A. Etilen B. CH4 C. Axetilen D. Benzen Câu 15. Khí thiên nhiên có thành phần chính là: A. Benzen B. Metan C. Axetilen D. Etilen Câu 16. Rượu etylic phản ứng được với natri vì: A. Trong phân tử có nguyên tử oxi B. Trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi C. Trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro, oxi D. Trong phân tử có nhóm -OH Câu 17. Axit axetic có tính axit vì trong phân tử : A. có hai nguyên tử oxi B. có nhóm – OH C. có nhóm – OH và nhóm >C =O D. có nhóm – OH kết hợp với nhóm >C=O tạo thành nhóm – COOH Câu 18. Hóa chất dùng để phân biệt dung dịch rượu etylic và dung dịch axit axetic là A. dd HCl. B. quì tím. C. H2O. D. dd NaOH. Câu 19. Hợp chất hữu cơ Y làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ, tác dụng được với một số kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối cacbonat, Y có chứa nhóm A. CH=O. B. OH . C. COOH . D. COO . Câu 20 . Chọn câu đúng nhất trong các câu sau A. Dầu ăn là este B. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este cuả glixerol và axit béo C. Dầu ăn là este của glixerol D. Dầu ăn là este của glixerol và axit béo
  3. BÀI TẬP: (Xem lại tất cả các phần mục em có biết, liên hệ thực tế). Dạng 1. Viết PTHH Bài 1. Điền vào chỗ trống công thức hoá học và điều kiện thích hợp. ? a) CH2 = CH2 +  C2H5OH ? b) + Cl2  CH3Cl + ? c) C6H6 +  C6H5Br + to d) (RCOO)3C3H5 +  + RCOONa Menruou e) C6H12O6 300 C 320 C + Axit,dac,t0 g) CH3COOH +  CH3COOC2H5 + Axit,t o h) C12H22O11 +  C6H12O6 + Bài 2. Viết PTHH thực hiện chuyển hóa: 1 2 3 4 1.C2H4  C2H5OH  CH3COOH  CH3COOC2H5  C2H5OH (5)  (6) (7) PE CH3COONa 1 2 3 4 2.CaC2  C2H2  CO2  CaCO3  (CH3COO)2Ca (5) C2H2Br4 1 2 3.RCOOH  (RCOO)3C3H5  RCOONa 1 2 3 4 4. Saccarozơ  Glucozơ  rượu etylic  axitaxetic  etyaxetat ddaxit,to Gợi ý trả lời: (1) C12H22O11 +H2O C6H12O6 + C6H12O6 (2) Menruou C6H12O6 300 C 320 C 2C2H5OH + 2CO2 men giÊm (3 )C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O o H2SO4 ,®Æc, t (4) C2H5OH + CH3COOH  CH3COOC2H5 + H2O Dạng 2. GIẢI THÍCH Bài 1. Trên bề mặt các hố nước tôi vôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hoá học. Gợi ý trả lời: Trong nước tôi vôi có Ca(OH)2; trong không khí có khí CO2 nên xảy ra phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O. Do lượng CO2 trong không khí không nhiều, CaCO3 được tạo thành một cách từ từ, lâu ngày tạo thành lớp màng CaCO3 rắn trên bề mặt hố nước tôi vôi. Bài 2. Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic. Gợi ý trả lời: Trong không khí có thể có một số vi khuẩn giúp phân hủy dần saccarozơ thành glucozơ, sau đó lên men glucozơ thành rượu etylic. Bài 3. Trên nhãn của chai rượu đều có ghi các số, thí dụ 45o,18o, 12o.Hãy giải thích ý nghĩa của các số trên. o o Gợi ý trả lời: Rượu 45 nghĩa là : 100ml rượu 45 có 45ml C2H5OH. ( 18o, 12o : tương tự) Bài 4. Hãy chọn phương pháp có thể làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo :
  4. a) Giặt bằng nước ; b) Giặt bằng xà phòng ; c) Tẩy bằng cồn 96o ; d) Tẩy bằng giấm ; e) Tẩy bằng xăng . Hãy giải thích sự lựa chọn đó. Gợi ý trả lời: Để tẩy sạch vết dầu ăn dính vào quần áo, ta phải dùng các chất có thể hòa tan được dầu nhưng không phá hủy quần áo. - Xà phòng, cồn 96o, xăng là những chất hòa tan được dầu và không làm hư hại quần áo nên các phương pháp b), c), e) là dùng được. - Giấm tuy hòa tan được dầu ăn nhưng phá hủy quần áo nên không dùng được. - Nước không hòa tan được dầu ăn nên cũng không dùng được. Bài 5. Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau : a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong. b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa. c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp. Gợi ý trả lời: a) tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí b) Tăng lượng oxi ( có trong không khí ) để quá trình cháy diễn ra dễ dàng hơn c) Giảm lượng oxi ( có trong không khí)để hạn chế quá trình cháy. Bài 6. Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng. Gợi ý trả lời: Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và các chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn ợp với không khí , khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí nhiều hơn so với chất lỏng và chát rắn. Dạng 3. NHẬN BIẾT Bài 1. Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học (nêu rõ cách tiến hành) a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic. Gợi ý trả lời: a) - Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3: Cho dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 cho đến khi kết tủa tạo thành tan hết thành dung dịch (gọi là thuốc thử) - Sau đó cho mẫu thử của từng chất lần lượt vào dd thuốc thử nói trên và đun nóng. + Nếu có Ag tạo thành thì mẫu thử cho vào dd glucozơ o ddNH3 ,t C6H12O6 + Ag2O  C6H12O7 + 2Ag + không phản ứng là dd rượu etylic. b) Hướng dẫn: axit axetic CH3 – COOH làm đổi màu quỳ tím, tác dụng với Na2CO3 nhưng không có phản ứng tráng bạc, còn dd glucozơ không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng với Na2CO3 nhưng có phản ứng tráng bạc. Vì vậy có thể chọn thuốc thử là dd AgNO3trong NH3, quỳ tím hoặc Na2CO3. Nếu chọn dd AgNO3 trong NH3 thì tiến hành như câu a. Bài 2. Có 3 lọ đựng 3 khí không màu riêng biệt là : CH4 , C2H2 , CO2 . Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trên . Viết PTHH( nếu có ) Bài 3. Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: Glucozơ, rượu etylic và axitaxetic ( viết phương trình hóa học nếu có). Gợi ý trả lời: -Trích mẫu thử ,đánh số thứ tự
  5. -Nhỏ lần lượt từng mẫu thử lên giấy quỳ tím +Mẫu thử nào làm quỳ tím chuyển mầu đỏ thí đó là dd axit axetic + Mẫu thử nào không làm quỳ tím chuyển mầu là 2 mẫu thử còn lại (dd rượu etylic, glucozo) -Nhỏ dung dịch AgNO3 /NH3 vào hai ống nghiệm đựng 2 mẫu thử (Glucozo và rượu etylic) và ngâm trong cốc nước nóng + Nếu có lớp sáng bạc bám vào thành ống nghiệm đó là Glucozo o ddNH3 ,t C6H12O6 + Ag2O  C6H12O7 + 2Ag + Không có hiện tượng gì là rượu etylic Dạng 4. TOÁN CƠ BẢN Bài 1. Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dần khí X vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Bài 2.(T116/SGK) Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic. a) Tính thể tích khí CO2 tạo ra (đktc). b) Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí. Bài 4. Tính lượng glucozơ cần lấy để pha được 500 ml dung dịch glucozơ 5% có D ≈ 1,0 3 g/cm . Dạng 5. TOÁN HỖN HỢP Bài 1. Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9 gam kết tũa. a) Viết các phương trình hoá học (biết N2, CO2 không cháy). b) Tính V (đktc). (Đ/A: 1,12 (lít) Bài 2.Có 5,8 g hỗn hợp A gồm axit axetic và rươu etylic cho tác dụng với Natri dư thì thu được 1344 ml khí hiđro (ở đktc) a. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A b. Nếu cho thêm H2SO4 đặc vào hỗn hợp A và đun nóng thì sau phản ứng thu được những sản phẩm gì ? Khối lượng bao nhiêu gam ?. Dạng 6:Bài toán liên quan đến độ rượu ,hiệu suất , xđ CTPT Bài 1. Khi lên men glucozơ người ta thấy thoát ra 11,2 lit khí CO2 ở đktc . a.Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men b.Tính khối lượng glucozơ đã lấy luc ban đầu ,biết hiệu suất quá trình lên men là 90% Bài 2.Cho glucozơ lên men thành rượu etylic. Dẫn toàn bộ lượng khí CO 2 sinh ra đi vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 80 g kết tủa. a) Tính khối lượng rượu etylic thu đươc sau phản ứng. b) Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất quá trình lên men là 80%. c) Tính thể tích nước cần pha vào lượng rượu thu được ở trên để được rượu 25o Biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml
  6. Bài 3 :Đốt cháy hoàn toàn 17,25ml rượu etylic chưa biết độ rượu, sản phẩm sinh ra được dẫn vào chậu đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được chất kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem sấy khô cân nặng được 15gam. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra? b) Tính thể tích khí Oxi (đktc) cần để đốt cháy lượng rượu đó? c) Xác định độ rượu đem phản ứng, biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8g/cm3 Bài 4:Để trung hòa vừa đủ 100ml dung dịch NaOH 4M cần a gam CH3COOH . 1. Tính a 2. Cho a gam CH3COOH trên tác dụng với một lượng dư rượu etylic . Tính khối lượng este sinh ra nếu hiệu suất phản ứng là 60% . Bài 5: Lên men rượu từ glucozo. Dẫn hết sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 4,5 g kết tủa màu trắng. a) Viết PTHH xảy ra b) Tính khối lượng rượu thu được c) Nếu dùng một dd chứa 4,5 g glucozo đem lên men. Hãy tính hiệu suất của phản ứng lên men. Bài 6. Từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80% Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 3,2 g chất hữu cơ A thu được 8,8 gam khí CO2 và 7,2 gam H2O a. Xác định công thức phân tử của A .Biết phân tử khối của A là 16 b. Viết phương trình hoá học đặc trưng của A c. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư . Tính khối lượng kết tủa tạo thành ? ( Bài tập tương tự 5/112 ; 4/133 ;4/144 ;6/155 ;5/165 ;6,7/168