Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 4 trang thuongdo99 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ HÓA – SINH – ĐỊA MÔN: HÓA HỌC 9 Năm học: 2018 - 2019 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nêu được các tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, nhận biết dấu hiệu của các phản ứng xảy ra, viết được dãy hoạt động hóa học của kim loại theo chiều tăng dần hoặc giảm dần - Nêu được khái niệm hợp kim, phương pháp sản xuất hợp kim sắt (gang, thép) - Nêu được phương pháp sản xuất một số hợp chất quan trọng: CaO, SO2, H2SO4, NaOH - Hiểu được vì sao kim loại bị ăn mòn và đưa ra các cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn - Vận dụng kiến thức nhận biết Al, Fe và một số kim loại khác 2. Kĩ năng: - Viết PTHH, nhận biết chất, xác định cặp chất có xảy ra phản ứng - Vận dụng tính theo PTHH, áp dụng công thức chuyển đổi từ CT tính C, n, m, V 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận. - Nêu được các ví dụ về những ứng dụng của một số hợp chất, của kim loại nhôm, sắt trong đời sống và có ý thức bảo vệ kim loại không bị ăn mòn 4. Năng lực HS: - Năng lực làm thí nghiệm, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán - Năng lực vận dụng kiến thức đã học về kim loại và các hợp chất vô cơ để giải quyết các vấn đề thực tế như nhận biết chất, ứng dụng của các chất trong đời sống II. Phạm vi ôn tập - Chương 1. Các hợp chất vô cơ - Chương 2. Kim loại III. Câu hỏi ôn tập cụ thể A. Lí thuyết: 1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại. Viết PTHH minh hoạ. 2. So sánh t/c HH của nhôm và sắt. Nhận biết nhôm, sắt, nhận biết kim loại hoạt động hóa học yếu như Ag, Cu và nhận biết kim loại hoạt động hóa học mạnh như Na, K. 3. Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nêu ý nghĩa dãy HĐ hoá học của kim loại. 4. Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. Nêu biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 5. Phân biệt gang, thép (thành phần, nguyên tắc sản xuất, các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất) B. Các dạng bài tập PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái trước phương án trả lời đúng Câu 1. Oxit axit là A. những oxit tác dụng được với axit tạo thành muối và nước B. hợp chất của tất cả các phi kim và oxi C. hợp chất của tất cả các kim loại và oxi
  2. D. những oxit tác dụng được với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước Câu 2. Cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? A. CO2 và BaO C. CuSO4 và NaCl B. SO2 và HCl D. H2O và Fe Câu 3. Để hòa tan hỗn hợp bột CaO và FeO thì ta phải dùng dư A. nước C. dung dịch NaOH B. dung dịch axit HCl D. dung dịch muối NaCl Câu 4. Đất chua là do trong đất có axit. Để khử chua đất trồng ta phải dùng A. CaO B. H2SO4 loãng C. SO2 D. NaCl Câu 5. Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế CaO trong công nghiệp? A. Cho canxi tác dụng trực tiếp với oxi B. Nung đá vôi trên ngọn lửa đèn cồn C. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong lò nung vôi D. Nung thạch cao CaSO4 ở nhiệt độ cao trong lò nung vôi Câu 6. Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) trong công nghiệp? A. Cho muối canxi sunfit (CaSO3) tác dụng với axit clohiđric (HCl) B. Cho đồng tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng C. Phân hủy canxi sunfat (CaSO4) ở nhiệt độ cao D. Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi Câu 7. Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế NaOH trong công nghiệp? A. Điện phân dung dịch muối ăn B. Điện phân muối ăn C. Điện phân dung dịch muối bão hòa D. Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa Câu 8. Canxi oxit có thể làm khô khí nào sau đây? A. Khí CO2 (có lẫn hơi nước) C. Khí HCl (có lẫn hơi nước) B. Khí SO2 (có lẫn hơi nước) D. Khí CO (có lẫn hơi nước) Câu 9. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra muối và nước? A. CO B. Fe C. Al D. Cu(OH)2 Câu 10. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit clohiđric tạo ra khí hiđro? A. Ag B. CaO C. Mg D. Na2SO4 Câu 11. Có thể dùng nguyên liệu nào để sản xuất dung dịch axit sunfuric ? A. Khí hiđro và khí sunfurơ (hay lưu huỳnh đioxit SO2) B. Không khí và khí anhiđrit sunfuric (hay lưu huỳnh trioxit SO3) C. Nước và khí sunfurơ (hay lưu huỳnh đioxit SO2) D. Nước, không khí và lưu huỳnh Câu 12. Phương trình hóa học nào sau đây viết đúng? A. Cu + 2HCl CuCl2 + H2 C. 2Fe + 6HCl 3FeCl3 + 3H2 B. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O D. FeSO4 + 2HCl FeCl2 + H2SO4 Câu 13. Chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch NaOH? A. CaCO3 B. CO C. Fe D. Al Câu 14. Chọn cách sắp xếp các kim loại đúng theo chiều giảm dần độ hoạt động hóa học: A. K, Mg, Na, Cu, Al, Zn, Fe, Ag C. Ag, Cu, Al, Fe, Zn, Mg, Na, K B. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Cu, Ag D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Mg, Na Câu 15. Hiện tượng nào sau đây KHÔNG PHẢI là sự ăn mòn kim loại? A. Vỏ tàu thủy sau một thời gian sử dụng bị han gỉ
  3. B. Dao sắt để trong chậu nước vài ngày bị gỉ C. Nồi nhôm bị xám do nấu đồ ăn chua hoặc đựng nước vôi D. Dây tóc bóng đèn điện bằng kim loại Vonfam (W) sáng đỏ khi có dòng điện chạy qua Câu 16. Gang được sản xuất theo nguyên tắc nào? A. Dùng khí hiđro khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim B. Dùng cacbon khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim C. Dùng khí cacbon monoxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim D. Dùng khí cacbonic khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim Câu 17. Cho 12 gam kim loại X có hóa trị II tác dụng với khí clo dư tạo thành 47,5 gam muối. X là kim loại nào? A. Zn B. Mg C. Ca D. Ba Câu 18. Nhúng thanh sắt có khối lượng 11,2 gam vào 200ml dung dịch CuSO 4 2M đến phản ứng hoàn toàn. Lượng đồng sinh ra sau phản ứng là A. 11,2g B. 22,4g C. 12,8g D. 25,6g Câu 19. Cho 2,7 gam bột Al vào dung dịch AgNO3 dư đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kim loại thu được là? A. 2,7 g B. 1,08g C. 21,6g D. 32,4g Câu 20. Cho 2,7 gam nhôm vào 200ml dung dịch CuSO 4 1M và dung dịch FeSO 4 1M. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Chất rắn X là: A. Fe B. Cu C. Fe và Cu D. Al dư, Fe và Cu PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1. Hãy sắp xếp các chất cho dưới đây thành một dãy biến đổi hoá học và viết PTHH biểu diễn cho mỗi biến đổi đó: a. Al, Al2(SO4)3, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3 b. Fe, Fe(OH)3, FeCl3, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe2(SO4)3 Câu 2. Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết A và B tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng giải phóng khí hidro. C và D không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng ra A, D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C. Hãy biện luận và sắp xếp các kim loại A, B, C, D theo chiều tăng dần về mức độ hoạt động hóa học. Câu 3. Bài tập nhận biết: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 kim loại sau: Al, Fe, Cu, Na Câu 4. Bài toán: Cho 5,4 gam một kim loại X có hóa trị III vào dung dịch axit clohiđric dư. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. 1. Xác định kim loại X. 2. Tính lượng muối thu được. Câu 5. Vận dụng: Ứng dụng của kim loại nhôm, sắt trong đời sống và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Gia Thụy, ngày 22 / 11 / 2018 BGH duyệt: Tổ duyệt: Người ra đề cương: Phạm Thị Hải Vân Nguyễn Thị Phương Thảo Đỗ Thị Hồng Nhung