Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Bình Thủy

doc 7 trang Đăng Bình 08/12/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Bình Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_truong_thcs_binh.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Bình Thủy

  1. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích: “ Dế mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài) HS đọc lại văn bản và nắm vững các nội dung cơ bản sau: 1. Thể loại: Truyện dài 2. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả. 3. Ngôi kể: Truyện được kể bằng lời của nhân vật chính – Dế Mèn; kể theo ngôi thứ nhất - xưng tôi. 4. Kể tóm tắt đoạn trích: Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc để khoe khoang với người bạn hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Dế Mèn vô cùng ân hận, đứng bên mộ Dế Choắt suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình. 5. Hình ảnh Dế Mèn: - Ngoại hình: Cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, cánh dài, đầu to, răng đen, râu dài Tả khái quát đến cụ thể, tả hình dáng, hành động làm nổi bật lên vẻ đẹp hùng dũng. - Hành động, tính cách: co cẳng đạp phanh phách những ngọn cỏ gãy rạp vũ lên nghe tiếng phành phạch, đi đứng oai vệ, dún dẩy các khoeo, chân rung lên rung xuống đưa cả hai chân lên vuốt râu, cà khịa với tất cả mọi người, quát nạt mấy chị Cào Cào, ghẹo anh Gọng Vó, Thể hiện sự kiêu căng, tự phụ, hung hăng, hống hách của một kẻ tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ 6. Hình ảnh Dế Choắt: Tả Dế choắt: Người gầy gò, cánh ngắn củn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, hôi, có lớn mà không có khôn Yếu ớt, xấu xí, đáng khinh. 7. Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên: - Mèn trêu chị Cốc Muốn ra oai với Dế Choắt. Xấc xược, ác ý, ngông cuồng (đáng chê trách). - Khi Dế choắt chết Dế Mèn hối hận và xót thương . Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, xót thương Dế choắt và nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình (đáng yêu). => Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình: Không được kiêu căng tự phụ, không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang vạ vào thân. Bài học về tình thân ái , chắc chắn Mèn sẽ trở thành chú dế tốt. 8. Ý nghĩa: Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. * LUYỆN TẬP: (Học sinh tự viết đoạn văn) Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết đoạn văn (7-8 dòng) diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
  2. PHÓ TỪ HS xem lại bài học và nắm vững nội dung cơ bản sau: I- PHÓ TỪ LÀ GÌ ? 1. Ví dụ - SGK / 12 (Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi) a/ - đã đi đã bổ sung ý nghĩa cho ĐT đi - cũng ra cũng bổ sung ý nghĩa cho ĐT ra - vẫn chưa thấy vẫn chưa bổ sung ý nghĩa cho ĐT thấy - thật lỗi lạc thật bổ sung ý nghĩa cho TT lỗi lạc b/ - rất ưa nhìn rất bổ sung ý nghĩa cho TT ưa nhìn - to ra ra bổ sung ý nghĩa cho TT to - soi (gương) được được bổ sung ý nghĩa cho ĐT soi - rất bướng rất bổ sung ý nghĩa cho TT bướng Các từ: đã, cũng, vẫn, thật, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu. => Phó từ. 2/ Ghi nhớ: SGK/12 II- CÁC LOẠI PHÓ TỪ 1- Ví dụ -SGK/13: a/ Tìm phó từ: lắm, đừng, vào, không, đã, đang b/ phân loại phó từ: 2 loại - Phó từ đứng trước động từ, tính từ: + Chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, mới, + Chỉ mức độ: thật, rất, lắm. + Chỉ sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, cứ, lại, + Chỉ sự phủ định: chẳng, không, chưa, - Phó từ đứng sau động từ, tính từ: + Chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ, + Chỉ kết quả, hướng: vào, ra. + Chỉ khả năng: được, còn, * Ghi nhớ- SGK/tr13 III- LUYỆN TẬP . *Bài 1(Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi) a/ - đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian - không: PT chỉ sự phủ định - còn: PT chỉ sự tiếp diễn - cũng sắp: PT chỉ quan hệ thời gian - lại, đương: PT chỉ sự tiếp diễn tương tự. b/ - đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian - được: PT chỉ kết quả * BT2: (Học sinh tự viết đoạn văn) Viết đoạn văn (từ 5 - 7 câu) thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?
  3. CHỦ ĐỀ 1: “VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI” SGK NGỮ VĂN 6, TẬP 2 SÔNG NƯỚC CÀ MAU (Trích “Đất rừng Phương Nam” - Đoàn Giỏi) HS đọc lại văn bản và nắm vững các nội dung cơ bản sau: 1. Thể loại: Truyện dài 2. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả. 3. Ấn tượng chung về thiên nhiên vùng Cà Mau * Cảm nhận bằng thị giác: - Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện. - Tất cả đều là màu xanh đơn điệu (trời, nước, rừng cây). * Cảm nhận bằng thính giác: tiếng rì rào bất tận của rừng, của sóng Biển Đông. Tả, kể, so sánh, liệt kê, điệp từ, đặc biệt là những tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác, gợi cảnh thiên nhiên rộng lớn, đầy sức sống. 4. Sông ngòi, kênh rạch, rừng đước vùng Cà Mau: - Cách đặt tên những dòng sông, con kênh: rất nôm na, giản dị, cứ theo đặc điểm riêng biệt mà gọi thành tên (Rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía). - Dòng sông Năm Căn: + Mênh mông, rộng hơn ngàn thước. + Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. + Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch - Rừng đước: + Dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. + Mọc dài theo bãi tăm tắp lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông. + Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Hình ảnh so sánh, nhiều động từ, tính từ gợi cảm. => Thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. - Những từ ngữ diễn tả màu xanh của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Các tầng bậc màu sắc của rừng đước, lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau. 5. Hình ảnh chợ Năm Căn - Trù phú, tấp nập, đông vui. - Độc đáo: Họp trên sông như một khu phố nổi. - Đa dạng về màu sắc văn hóa, trang phục, tiếng nói của nhiều dân tộc. => Từ láy, so sánh, liệt kê; tả từ bao quát đến cụ thể gợi cảnh tượng độc đáo, tấp nập, trù phú của chợ Năm Căn. 6. Ý nghĩa: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. 7. Luyện tập - BT1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau qua bài “Sông nước Cà Mau” đã học: Hướng dẫn HS: Qua bài văn này, em cảm nhận về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc là mảnh đất với nhiều ấn tượng nổi bật sau: - Là một vùng đất bởi những sông ngòi, kênh rạch chằn chịt như mạn nhện. - Là một vùng đất hoang sơ, xa xôi ít người biết đến.
  4. - Là một vùng đất hùng vĩ bởi con sông Năm Căn mênh mông cuồn cuộn và những rừng đước bạt ngàn vô tận. - Là một vùng đất với cách họp chợ rất độc đáo dập dềnh trên sóng nước. - Là một vùng đất hội tụ nhiều màu sắc văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau. Nói cách khác, Cà Mau là một nơi độc đáo, hấp dẫn vẫy gọi bước chân con người đến tìm hiểu, khám phá Em tự hào và yêu thêm một vùng đất, em rất muốn được du lịch về Năm Căn trên thuyền để cảm nhận được những điều mình đã học. *Suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường: + Giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp + Trồng cây gây rừng, bảo vệ các khu rừng nguyên sinh, bảo vệ động vật, khai thác rừng, thủy sản có kế hoạch. Không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt( nổ mìn, xung điện) + Trừng trị nghiêm khắc những kẻ cố tình phá hoại môi trường thiên nhiên. + Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên. + Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (Lưu ý: HS phải liên kết các ý trên dể viết thành đoạn văn) HS có thể viết đoạn văn khác theo cảm nhận riêng của cá nhân: Ví dụ: Văn bản “Sông nước Cà Mau” đã đem đến cho em ấn tượng rất đặc biệt, ban đầu em cứ ngỡ đây là mảnh đất còn hoang vu, nào ngờ đây lại là vùng đất rất trù phú, màu mỡ với nhiều cảnh trí hấp dẫn mới lạ. Chợ ở ngay trên mặt sông, đi lại chủ yếu bằng ghe thuyền Những tên gọi các địa danh rất dân dã, mộc mạc, gọi theo đặc điểm riêng chứ không dùng từ hoa mĩ để gọi. Đọng lại mãi trong tâm trí em là những rừng đước bạt ngàn với màu xanh diệu dợi nghìn trùng và dòng sông Năm Căn mênh mông hùng vĩ. Em mong một ngày nào đó được đến Cà Mau, được ngồi trên thuyền ngắm cảnh rừng đước và được ăn món ba khía trộn tỏi ớt Văn bản đưa đến cho em sự yêu thích, sự tò mò hấp dẫn về vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc. Em tự hào và yêu thêm một vùng đất, em rất muốn được du lịch về Năm Căn trên thuyền để cảm nhận được những điều mình đã học. - BT2- Tích hợp môi trường thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên Gợi ý: Những con sông Nam bộ thường có những cọc đáy, có những cù lao và nước chảy rất xiết, nước lớn có từng đám (từng dề) lục bình trôi, bên bờ là bần, những đám ô rô, dừa nước, những con thuyền đuôi tôm, những con thuyền (ghe bầu) chở hàng hóa với tiếng máy nổ đinh tai Hoặc: Tả chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ: thuyền, ghe, cảnh mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông diễn ra như thế nào? CÔ TÔ ( Trích bài kí “ Cô Tô” - Nguyễn Tuân) HS đọc lại văn bản và nắm vững các nội dung cơ bản sau: 1. Thể loại: kí 2. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả. 3. Vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão: - Bầu trời Cô Tô trong sáng. - Cây trên núi đảo thêm xanh mượt. - Nước biển lại lam biếc đậm đà. - Cát vàng giòn hơn. - Lưới nặng mẻ cá giã đôi. Dùng nhiều tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng, hình ảnh chọn lọc. => Bức tranh phong cảnh với vẻ đẹp trong sáng, thoáng đãng, hữu tình.
  5. 4. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô - Cảnh mặt trời sắp mọc: Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết bụi. Vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết. - Cảnh mặt trời mọc: + Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. + Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng hồng hào thăm thẳm đường bệ. + Mâm bạc đường kính rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai hửng hồng. + Như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh. Hình ảnh so sánh đặc sắc. => Cảnh mặt trời lên vô cùng tráng lệ, lộng lẫy rực rỡ. 5. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo Cô Tô: - Địa điểm: Quanh giếng nước ngọt ở ria đảo. - Hình ảnh những người dân chài: + Rất đông người tắm. + Có không biết bao nhiêu là người đến múc và gánh nước; múc nước giếng vào thùng gỗ, cong, ang gốm - Cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi: + Ngoài kia bao nhiêu thuyền của hợp tác xã chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá + Anh hùng Châu Hòa Mãn quẫy mười lăm gánh nước cho thuyền anh - Chị Châu Hòa Mãn địu con Cảnh sinh hoạt bình dị, đầm ấm; cuộc sống diễn ra đông vui, tấp nập. 6. Ý nghĩa văn bản: Văn bản cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. 7. Luyện tập: Viết đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc ở quê mà em quan sát được. Gợi ý: - Em ngắm cảnh mặt trời mọc ở đâu? Vào dịp nào? - Lúc mặt trời sắp lên như thế nào? - Lúc mặt trời lên ? - Mặt trời lúc mọc giống như ? - Màu mây, màu nước lúc ấy ?
  6. SO SÁNH HS xem lại bài học và nắm vững nội dung cơ bản sau: I- SO SÁNH LÀ GÌ ? 1- Ví dụ - SGK tr24 a/ Trẻ em như búp trên cành non nớt, bé nhỏ non tơ, -> được nâng niu, chăm sóc, . =>Tương đồng về tính chất ( Sự tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng ) b/ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận . ->Tương đồng về chiều cao, thẳng đứng, dày đặc, vững chắc, => Giữa các sự vật có những điểm giống nhau . c/ Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ -> Không nhằm mục đích thể hiện sự tương đồng mà thể hiện kích thước (to, nhỏ). 2- Ghi nhớ ( SGK/24 ) II- CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH 1-Xét ví dụ (I): Vế A (sự vật được Phương diện Từ Vế B so sánh) so sánh so sánh (sự vật dùng để so sánh ) -Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. - Trẻ em như búp trên cành - Trường Sơn chí lớn, ông cha - Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào - Con người không như tre mọc thẳng chịu khuất 2- Ghi nhớ ( SGK/24 ) III- LUYỆN TẬP * Bài 1: Tìm ví dụ về phép so sánh * Bài 2: Điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh : - Khoẻ như voi (trâu) - Đen như cột nhà cháy . - Trắng như bông (tuyết) - Cao như núi * Bài 3: Viết đoạn văn ( 4-6 câu) có sử dụng phép so sánh (nội dung tự chọn).
  7. LÀM VĂN MIÊU TẢ Đề 1:Tả cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. Dàn bài gợi ý: a/Mở bài: Giới thiệu chung cây mai vàng và cảm nhận của em về cây mai vào dịp tết đến, xuân về b/Thân bài: Miêu tả * Đặc điểm: - Gốc , rể , thân , cành , lá (có răng cưa hai bên mép. Lá non có màu tím phớt hồng, lá già chuyển sang màu xanh ) - Dáng cây mai được tạo nhiều kiểu bởi sở thích của người chăm sóc - Hoa mai thường nở vào mùa xuân, (hoa mọc thành từng chùm có cuống dài nhỏ ) Sau khi lặt lá một tuần là các búp nõn bắt đầu nhú ra từng chùm. Mai nở rộ và đẹp nhất là vào ba ngày tết - Mai vàng có nhiều loại khác nhau, có loại năm cánh, loại tám cánh, loại mười cánh Ngày nay nhờ công nghệ sinh học, hoa mai có đến mấy chục cánh . - Nụ mai Hoa mai nở Cánh mai vàng tươi thắm, mỏng, mịn màng như nhung * Một số ý về chăm sóc: - Mai được bón phân, tỉa cành Muốn cho mai nở đúng dịp tết, người ta thường có quy trình chăm sóc tỉ mỉ, thận trọng. Khoảng rằm tháng Chạp phải lặt hết lá để mai trổ búp và nở đẹp nhất trong ba ngày tết - Người ta còn tỉa cành, uốn cành để tạo dáng. * Ý nghĩa của hoa mai: - Hoa mai có màu vàng tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái nhưng lại mang vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu, gần gũi với đời thường. Ai cũng có thể trồng mai và thưởng thức . Người xưa quan niệm: “ Mai nở vào ngày Tết sẽ đem lại sự may mắn cho gia đình vào năm tới” . Người ta thường đem cả cây mai vào nhà để đón xuân. - Mai cũng có nhiều loại: mai tứ quý, mai chiếu thuỷ, mai vàng Mỗi loại có vẻ đẹp đặc trưng nhưng hoa mai vàng vẫn được nhiều người mến mộ nhất vì nó được xem như nữ hoàng của hoa mai vàng. c/ Kết bài: Cảm nghĩ của em vể cây mai vảng ngày tết Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả ngôi trường em đang học. a. Mở bài: Giới thiệu chung về trường em (tên gì, ở đâu, xây từ bao giờ, ) b. Thân bài: *Tả bao quát về ngôi trường: - Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, nền, . - Địa điểm: cao ráo, khang trang, *Tả cụ thể: chọn tả những đặc điểm nổi bật về - Cảnh khu lớp học (chạy dài, thẳng tắp, trang trí đẹp, dãy bàn học ngay ngắn, ) - Cảnh dãy văn phòng: Phòng hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng, - Cảnh sân trường: hàng cây, bồn hoa, cột cờ, - Cảnh sinh hoạt của học sinh, c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về ngôi trường: Nơi nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm yêu mến, tự hào,