Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

docx 4 trang thuongdo99 2530
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_2019_tr.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2018 - 2019 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: HS nắm vững kiến thức cơ bản phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, hợp lí - Viết được đoạn văn cảm thụ biện pháp tu từ hoặc có vận dụng kiến thức Tiếng Việt. - Biết làm bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng , văn viết mạch lạc. 3. Thái độ: - Học bài và ôn tập nghiêm túc. - Cảm nhận và yêu mến vẻ đẹp và con người Việt Nam. 4. Hình thành năng lực: - Năng lực quan sát, thực hành tiếng Việt. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực cảm thụ văn học. - Năng lực sáng tạo - II. Phạm vi ôn tập: A. Phần Văn 1. Kiến thức: Các văn bản truyện, kí và thơ hiện đại Việt Nam. - Truyện hiện đại: Vượt thác, Sông nước Cà Mau - Kí: Cô Tô, Cây tre Việt Nam. - Thơ hiện đại: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ. 2. Yêu cầu: Nêu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, học thuộc thơ, cảm nhận đươc môt số hình ảnh đẹp, một số biện pháp tu từ hoặc cách dùng từ, đặt câu của tác giả trong văn bản. B. Tiếng Việt 1. Các biện pháp tu từ: - Kiến thức: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. - Yêu cầu: Hiểu khái niệm, nhận biết và phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn cảnh cụ thể. 2. Ngữ pháp: - Kiến thức: + Các thành phần chính của câu. + Câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là. + Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. - Yêu cầu: + Nhận biết được các kiểu câu. + Phát hiện được lỗi sai trong câu và sửa lại câu cho đúng. 3. Tập làm văn: - Kiến thức: Văn tả cảnh - Yêu cầu: viết bài hoàn chỉnh III. Một số bài tập tham khảo:
  2. Dạng 1: Nêu tên tác giả, tác phẩm; xác định cấu tạo của các câu văn và cảm thụ phép tu từ. * Bài tập 1: Cho đoạn văn sau: (1)Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. (2)Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.(3) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. (4) Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. (5) Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. (SGK Ngữ văn 6, tập II) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì? b. Tìm một câu trần thuật đơn trong đoạn văn trên; xác định CN, VN của câu vừa tìm được và cho biết câu trần thuật đơn ấy dùng để làm gì? c. Xác định một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng. * Bài tập 2: Cho đoạn văn sau: (1) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. (2) Thuyền cố lấn lên. (3) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (4) Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (SGK Ngữ văn 6, tập II) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì? b. Tìm một câu trần thuật đơn trong đoạn văn trên; xác định CN, VN của câu vừa tìm được và cho biết câu trần thuật đơn ấy dùng để làm gì? c. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn số (3) và nêu tác dụng. * Bài tập 3: (1) Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. (2) Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. (3) Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xupa nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. (4) Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. (5) Đã đến Trung Phước. (SGK Ngữ văn 6, tập II) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của tác giả nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? b. Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn văn trên; xác định CN, VN trong câu vừa tìm và cho biết câu trần thuật đơn ấy dùng để làm gì? c. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn số (3) và nêu tác dụng.
  3. Dạng 2: Chép thuộc thơ, nêu hoàn cảnh sáng tác, nêu ý nghĩa của khổ thơ em vừa chép. * Bài tập 1: a. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. b. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa của khổ thơ vừa chép. * Bài tập 2: a. Chép chính xác khổ 2 và 3 bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu b. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Việc lặp lại hai khổ thơ 2 và 3 ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? Dạng 3: Liên hệ thực tiễn * Bài tập 1: Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, người anh có thái độ không tốt với cô em gái. Hãy viết lời khuyên để người anh thay đổi. * Bài tập 2: Từ văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân về việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Dạng 4: Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và sửa lỗi. a. Qua văn bản “Cô Tô” cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão. b. Bằng nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động và ngôn ngữ giàu tính tạo hình đã cho thấy vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. c. Bạn Lan, lớp trưởng lớp tôi. d. Tô Hoài, nhà văn của thiếu nhi. e. Để học tốt môn Ngữ văn, môn học mà em yêu thích nhất. Dạng 5: Viết bài Tập làm văn tả cảnh. Đề 1: Tả dòng sông quê em. Đề 2: Tả cảnh trường em vào một buổi sớm chớm hè. Đề 3: Tả quang cảnh quê hương em vào một buổi sáng chớm hè.