Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 2910
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC: 2019– 2020 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: HS nắm vững kiến thức cơ bản phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng trả lời câu hỏi về tác giả tác phẩm, nội dung phần văn bản. - Nhận diện được các biện pháp tu từ, câu trần thuật đơn, hiểu phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu, viết được đoạn văn cảm thụ biện pháp tu từ hoặc có vận dụng kiến thức Tiếng Việt, phát hiện lỗi và chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ. - Biết làm bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, văn viết mạch lạc. - Biết vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Thái độ: - Học bài và ôn tập nghiêm túc. - Cảm nhận và yêu mến vẻ đẹp và con người đất nước Việt Nam. 4. Định hướng năng lực: Phát huy năng lực của học sinh: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ văn học. II. Phạm vi ôn tập: A. Phần Văn 1. Kiến thức: Các văn bản truyện, kí và thơ hiện đại Việt Nam. - Truyện hiện đại: Vượt thác, Sông nước Cà Mau. - Kí: Cô Tô, Cây tre Việt Nam. - Thơ hiện đại: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ. 2. Yêu cầu: Nêu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, học thuộc thơ, cảm nhận được một số hình ảnh đẹp, một số biện pháp tu từ hoặc cách dùng từ, đặt câu của tác giả trong văn bản. B. Tiếng Việt 1. Từ ngữ: * Các biện pháp tu từ: - Kiến thức: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. - Yêu cầu: Hiểu khái niệm, nhận biết và phân tích tác dụng của phép tu từ trong văn cảnh cụ thể. 2. Ngữ pháp: - Kiến thức: + Câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là + Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. - Yêu cầu: + Nhận biết được các kiểu câu. + Phát hiện được lỗi sai trong câu và sửa lại câu cho đúng. C. Tập làm văn: - Kiến thức: Văn tả cảnh - Yêu cầu: Viết bài hoàn chỉnh. III. Một số dạng bài tập tham khảo: Dạng 1: Tích hợp kiến thức Văn bản và Tiếng Việt. Bài 1: Cho đoạn văn sau:
  2. (1)Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. (2) Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước hàng đàn đàn trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. (3) Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bở, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? b. Xác định CN, VN trong câu văn số 1. Xét về kiểu cấu tạo ngữ pháp câu văn số 1 thuộc kiểu câu gì? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ đã học được sử dụng trong câu số 3. Bài 2: Cho đoạn văn: (1) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. (2) Thuyền cố lấn lên. (3) Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? b. Xác định CN, VN của câu văn số 1. Xét về kiểu cấu tạo ngữ pháp câu văn số 1 thuộc kiểu câu gì? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ đã học được sử dụng trong câu 3. Bài 3: Cho đoạn văn: (1) Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. (2) Tôi dậy từ canh tư. (3) Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. (4) Và ngồi đó rình mặt trời lên. (5) Điều tôi dự đoán, thật là không sai. (6) Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? b. Xác định CN, VN của câu văn số 1. Xét về kiểu cấu tạo ngữ pháp câu văn số 1 thuộc kiểu câu gì? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ đã học được sử dụng trong câu văn số 6. Bài 4: Cho đoạn văn: (1) Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. (2) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. (3) Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. (4) Đã đến Phường Rạnh. (5) Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? b. Xác định CN, VN của câu văn số 1. Xét về kiểu cấu tạo ngữ pháp câu văn số 1 thuộc kiểu câu gì? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ đã học được sử dụng trong câu 2. Bài 5: Cho đoạn văn: (1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. (2) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. (2) Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. (3) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. (4) Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? b. Xác định CN, VN của câu văn số 2. Xét về kiểu cấu tạo ngữ pháp câu văn số 2 thuộc kiểu câu gì? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ đã học được sử dụng trong câu 4. Dạng 2: Chép thuộc thơ, trả lời câu hỏi nhỏ liên quan đến văn bản.
  3. Bài 1: Cho câu thơ “Anh đội viên mơ màng” a. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. b. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung ý nghĩa của hai khổ thơ em vừa chép. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép. Bài 2: Cho câu thơ “ Chú bé loắt choắt” a. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo trong bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu. b. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung ý nghĩa của hai khổ thơ em vừa chép. c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đã học được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép. Dạng 3: Chỉ ra lỗi sai trong những ví dụ sau và sửa lỗi: a. Qua tác phẩm “Lao xao” của Duy Khán thấy bức tranh về thế giới loài chim. b. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. c. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. d. Những bài hát về quê hương rất thích. e. Bạn Hoa lớp trưởng lớp 6A. Dạng 4: Viết bài Tập làm văn hoàn chỉnh. Đề số 1: Em hãy miêu tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em. Đề số 2: Em hãy tả lại một đêm trăng đẹp ở quê em. Đề số 3: Em hãy tả lại một cơn mưa rào mùa hạ. Dạng 5: Liên hệ thực tiễn a. Từ thông điệp về cách ứng xử tốt đẹp của người da đỏ với môi trường trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, em cần có thái độ ứng xử như thế nào đối với cảnh quan môi trường xung quanh em? b. Từ nhân vật Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người học sinh trong thời đại hiện nay đối với quê hương? c. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ viết về hình tượng Bác Hồ kính yêu: luôn yêu thương chiến sĩ, vì dân vì nước hy sinh bản thân mình. Được hưởng cuộc sống hòa bình mà Bác Hồ kính yêu đem lại, em bày tỏ tình cảm như thế nào đối với Bác? Gia Thụy ngày 22/5/2020 BGH duyệt Tổ CM duyệt Người lập đề cương Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Nguyễn Thu Hà