Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

doc 7 trang Đăng Bình 11/12/2023 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

  1. Trường THPT Trần Phú Tổ Giáo dục công dân ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I GDCD 10 NĂM HỌC: 2020-2021 I. PHẦN LÍ THUYẾT Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (2 tiết) Lượng Chất - Đều là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng Giống - Có mối quan hệ mật thiết với nhau - Thuộc tính vốn có, biểu thị trình độ phát - Là thuộc tính cơ bản, tiêu triển nhanh hay chậm biểu cho sự vật hiện tượng, phân biệt nó với sự vật hiện Khác tượng khác - Biến đổi trước - Biến đổi sau - Biến đổi dần dần - Biến đổi nhanh tại điểm nút Cách thức biến đổi của lượng và chất: - Lượng biến đổi trước: sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng - Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất Độ: là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng Bài học: - Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ - Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn; hành động nửa vời, nôn nóng, không triệt để đều không đem lại kết quả như mong muốn - Trong quan hệ tình bạn, tình yêu cần phải biết đảm bảo giới hạn nhất định Bài 6: Khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng(1 tiết) - Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó Phủ định siêu hình Phủ định biện chứng Giống - Đều xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng - Do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài - Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng Khác - Phủ định “sạch trơn”, vứt bỏ hoàn toàn cái cũ - Không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ
  2. + 2 đặc điểm: Khách quan và kế thừa Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng: Phủ định của phủ định Bài học: - Tộn trọng quá khứ nhưng tránh tư tưởng bảo thủ, lạc hậu - Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới - Tin tưởng về sự tất thắng của cái mới vì đây là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức(2 tiết) Nhận thức là sự phản ánh các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng Quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn: - Nhận thức cảm tính: do sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài - Nhận thức lí tính: dựa trên tài liệu nhận thức cảm tính đem lại tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng SỰ KHÁC NHAU Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính - Thông qua cơ quan cảm giác, tiếp xúc trực - Tiếp xúc gián tiếp với SV,HT trên cơ sở tiêp với SV,HT những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp - Thấy được SV,HT một cách cụ thể, sinh động - Thấy được SV,HT khái quát, trừu tượng - Hiểu được đặc điểm bên ngoài của SV,HT - Tìm ra bản chất, quy luật của SV,HT - Là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức - Là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận (giai đoạn đầu tiên) thức (giai đoạn tiếp theo) Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hôi của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội 3 hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất (quan trọng nhất) Hoạt động chính trị - xã hội - Hoạt động thực nghiệm khoa học Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì: suy cho cùng, mọi nhận thức của con người đều trực tiếp bắt nguồn từ thực tiễn - Thực tiễn là động lực của nhận thức vì: thực tiễn luôn luôn vận động, đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển - Thực tiễn là mục đích của nhận thức: các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được áp dụng vào thực tiễn - Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: vì các nhận thức khoa học có thể đúng có thể sai và chỉ có qua thực tiễn kiểm nghiệm mới đánh giá tính đúng sai của nó
  3. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG Câu 1. Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng Câu 2. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng B. Chất C. Độ D. Điểm nút Câu 3. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm A. Lượng B. Hợp chất C. Chất D. Độ Câu 4. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng Câu 5. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là A. Độ và điểm nút B. Điểm nút và bước nhảy C. Chất và lượng D. Bản chất và hiện tượng. Câu 6. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn? A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh D. Chất và lượng biến đổi nhanh chóng. Câu 7. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ B. Lượng C. Bước nhảy D. Điểm nút. Câu 8. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó
  4. A. Các sự vật thay đổi B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất C. Lượng mới ra đời D. Sự vật mới hình thành, phát triển. Câu 9. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì A. Sự vật thay đổi B. Lượng mới hình thành C. Chất mới ra đời D. Sự vật phát triển Câu 10. Điều kiện để chất mới ra đời là gì? A. Tang lượng liên tục B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút D. Lượng biến đổi nhanh chóng Câu 11. Khái niệm dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là A. Bước nhảy B. Chất C. Lượng D. Điểm nút Câu 12. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ B. Lượng C. Chất D. Điểm nút Câu 13. Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm A. Một hình thức mới. B. Một diện mạo mới tương ứng C. Một lượng mới tương ứng D. Một trình độ mới tương ứng. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 B B C C C B D B C C C A C BÀI 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng B. Sự tác động từ bên ngoài C. Sự tác động từ bên trong D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình? A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ. B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển. C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn. Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình? A. Tre già măng mọc B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Có mới nới cũ
  5. Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn B. Gió bão làm cây đổ C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn. D. Con người đốt rừng Câu 5. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình? A. Nước chảy đá mòn. B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh Câu 6. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình? A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài B. cây có cội, nước có nguồn C. kiến tha lâu cũng đầy tổ D. có thực mới vực được đạo Câu 7. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là A. biện chứng B. phủ định C. khách quan D. chủ quan. Câu 8. Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng ? A. Người có lúc vinh lúc nhục B. Giấy rách phải giữ lấy lề C. Một tiền gà, ba tiền thóc D. Ăn cây nào rào cây ấy Câu 9. Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật A. phát triển B. vận động C. nhận thức D. khách quan Câu 10. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. Sự tác động của ngoại cảnh B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng C. Sự tác động của con người D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng Câu 11. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định A. Biện chứng B. Siêu hình C. Khách quan D. Chủ quan Câu 12. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng? A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B C D C A A B B A B A D
  6. BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC Câu 1. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây? A. Nhận thức lí tính B. Nhận thức cảm tính C. Nhận thức biện chứng D. Nhận thức siêu hình Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là A. Nhận thức B. Cảm giác C. Tri thức D. Thấu hiểu Câu 3. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm A. Hai giai đoạn B. Ba giai đoạn C. Bốn giai đoạn D. Năm giai đoạn Câu 4. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng Câu 5. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Đặc điểm bên trong B. Đặc điểm bên ngoài C. Đặc điểm cơ bản D. Đặc điểm chủ yếu Câu 6. Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách? A. Cụ thể và sinh động B. Chủ quan và máy móc C. Khái quát và trừu tượng D. Cụ thể và máy móc Câu 7. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn A. Gắn lí thuyết với thực hành B. Đọc nhiều sách C. Đi thực tế nhiều D. Phát huy kinh nghiệm bản thân Câu 8. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây? A. So sánh và tổng hợp B. Cảm tính và lí tính C. Cảm giác và tri giác D. So sánh và phân tích Câu 9. Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những A. Những tài liệu cụ thể B. Tài liệu cảm tính C. Hình ảnh cụ thể D. Hình ảnh cảm tính Câu 10. Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính A. Muối mặn, chanh chua B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa C. Ăn xổi ở thì D. Lòng vả cũng như lòng sung.
  7. Câu 11. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. Lao động B. Thực tiễn C. Cải tạo D. Nhận thức Câu 12. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B A A A B A A B B B B B